Cách Xử Trí Khi Bị Phơi Nhiễm Hiv - Medinet
Có thể bạn quan tâm
1. Phơi nhiễm HIV là gì?
Phơi nhiễm HIV là khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.
2. Các trường hợp phơi nhiễm HIV:
* Phơi nhiễm trong cộng đồng :
- Phơi nhiễm tình dục khi quan hệ không sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị vỡ hoặc rách, bị cưỡng dâm.
- Phơi nhiễm qua máu do vết thương đâm phải kim hoặc các vật sắc nhọn vứt ra các khu vực công cộng và có dính máu nhìn thấy được.
* Phơi nhiễm do nghề nghiệp :
- Nhân viên y tế phải tiếp xúc với nhiều loại dịch tiết (dịch ối, dịch não tủy, mủ, dịch màng phổi, dịch màng bụng). Đồng thời họ lại có tần suất tiếp xúc cao hơn qua các thủ thuật như thăm khám, tiêm chích, truyền dịch, chọc hút, phẫu thuật… nên nguy cơ phơi nhiễm cao hơn.
- Những người trong khi làm nhiệm vụ (công an, …) cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm…
3. Cách xử lý khi bị phơi nhiễm HIV:
Quy trình xử lý gồm 7 bước:
- Bước 1: Xử lý vết thương tại chỗ: Rửa ngay vết thương dưới vòi nước; để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương; rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch.
Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút. Dùng vòi rửa mắt khẩn cấp nếu có (thường được trang bị trong các phòng xét nghiệm khẳng định)
Phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi: Rửa mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9 % và xúc miệng bằng NaCl 0,9 % nhiều lần.
- Bước 2: Báo cáo người phụ trách và làm biên bản (chú ý ghi đầy đủ ngày, giờ).
- Bước 3: Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc.
- Bước 4: Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm.
- Bước 5: Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm. Nếu kết quả xét nghiệm HIV dương tính ngay sau khi phơi nhiễm chứng tỏ người bị phơi nhiễm đã nhiễm HIV từ trước, không phải do phơi nhiễm.
Dừng sử dụng thuốc ARV cho dự phòng sau phơi nhiễm. Tư vấn, chuyển người bị phơi nhiễm đến cơ sở điều trị HIV để được điều trị.
- Bước 6: Tư vấn cho người bị phơi nhiễm.
- Bước 7: Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV, càng sớm càng tốt, tối ưu nhất trong vòng 72 giờ.
* Bạn hãy liên lạc đến số điện thoại để được hỗ trợ: - Khoa Tham vấn hỗ trợ cộng đồng Quận 6 ( Địa chỉ : 1039A, Hồng Bàng, Phường 12, Quận 6, TP HCM )
- Điện thoại : 028.3817 0357
* Bảo mật thông tin: Tất cả những thông tin của khách hàng đều được bảo mật tuyệt đối hoàn toàn.
Nguồn tham khảo: https://hellodoctors.vn/hiv-aids/phoi-nhiem-hiv-la-gi-cach-xu-ly-khi-bi-phoi-nhiem-hiv.html
Khoa Tham vấn hỗ trợ cộng đồng, HIV/AIDSTừ khóa » Dính Máu Của Người Nhiễm Hiv
-
Dính Máu Của đối Tượng Nhiễm HIV, 8 Chiến Sĩ Công An Có Nguy Cơ ...
-
Phải Làm Gì Nếu Bị đâm Bởi Vật Sắc Nhọn Dính Máu, Nghi Nhiễm HIV?
-
Bệnh HIV Có Dễ Lây Không? - Vinmec
-
Máu Khô Có Lây Nhiễm HIV Không? - Tiếng Chuông
-
Cứu Bạn Bị Chảy Nhiều Máu Có Lây HIV? - VnExpress Sức Khỏe
-
Không Phải Mọi Trường Hợp Phơi Nhiễm đều Sẽ Nhiễm HIV
-
[PDF] Cách Xử Lý Khi Bị Tiếp Xúc Với Máu Hay Dịch Tiết Ra Từ Cơ Thể
-
Nguy Cơ Nhiễm HIV Sau Phơi Nhiễm Thế Nào? - Báo Tuổi Trẻ
-
Cách Xử Lý Khi Không May Có Nguy Cơ Bị Phơi Nhiễm HIV | Medlatec
-
Cách Chăm Sóc Người Nhiễm HIV Tại Gia đình
-
Làm Gì Khi Bị Thương Do Vật Sắc Nhọn Nghi Dính Máu Nhiễm HIV
-
HIV Có Thể Lây Qua Vết Thương Hở Nhưng Không Chảy Máu?
-
Nhiễm Trùng HIV/AIDS ở Người - Bệnh Truyền Nhiễm - MSD Manuals
-
Làm Gì Sau Khi Giẫm Phải Kim Tiêm Dính Máu Nghi Nhiễm HIV