Cách Xử Trí Khi Nam Giới Bị Vỡ Tinh Hoàn - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Vỡ tinh hoàn là gì?
- Nguyên nhân vỡ tinh hoàn
- Làm gì khi bị vỡ tinh hoàn?
- Điều trị vỡ tinh hoàn
Chấn thương tinh hoàn hay còn gọi là vỡ (dập) tinh hoàn là một trong những tình trạng chấn thương vùng bộ phận sinh dục phổ biến thường gặp ở cánh mày râu. Đây là những tình trạng khiến cho nam giới phải chịu rất nhiều đau đớn, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tình dục và sinh sản. Thế nên, chúng ta, đặc biệt là phái mạnh không nên chủ quan mà bỏ qua những chấn thương này. Sau đây, mời bạn cùng ThS.BS Trần Quốc Phong tìm hiểu về tình trạng vỡ tinh hoàn ở nam giới. Bên cạnh đó là một số biện pháp xử trí nếu gặp phải tình trạng trên.
Vỡ tinh hoàn là gì?
Định nghĩa
Vỡ tinh hoàn là hiện tượng một hoặc cả hai bên tinh hoàn ở nam giới bị tổn thương. Cụ thể là các trường hợp như: bị vỡ mào tinh, xoắn tinh hoàn, đứt ống dẫn tinh, tổn thương dương vật (gãy dương vật), tổn thương niệu đạo…
Các trường hợp dập tinh hoàn nêu trên thuộc đều dạng tổn thương rất nặng. Đòi hỏi bệnh nhân cần phải được chẩn đoán, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời của các y bác sĩ chuyên về Nam khoa.
Khả năng là có thể hạn chế được tối đa các biến chứng không mong muốn do chấn thương gây ra. Còn nếu may mắn hơn thì bệnh nhân có thể bảo tồn khả năng sinh sản và khả năng tình dục của bản thân.
Ngoài ra, theo thống kê của Bộ Y tế cho thấy, có đến tận hơn 50% trường hợp chấn thương dẫn đến dập tinh hoàn khiến cho bệnh nhân đau đớn toàn vùng kín, sốc, bầm tím (chiếm phân nửa trong tổng số các trường hợp đã xảy ra).
Dấu hiệu
Các dấu hiệu của hiện tượng vỡ tinh hoàn bao gồm:
- Chảy máu ở bộ phận sinh dục.
- Cảm giác đau nhói dữ dội ở vùng bìu tinh hoàn.
- Bệnh nhân thường hay ngất đi.
- Bắt đầu trên da bìu có xuất hiện những đám chấm xuất huyết. Tiếp đến là da bìu bầm tím và tụ máu thấy rõ. Rồi mỗi ngày một sưng to dần.
- Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn đi tiểu được bình thường.
- Trong trường hợp bệnh nhân không may gặp phải biến chứng xoắn tinh hoàn; hoặc các tổn thương khác đi kèm thì cơn đau mỗi ngày một đau hơn. Hơn nữa còn có thêm cả bìu đau co thắt và sờ nắn khiến người bệnh than đau nhói.
Nguyên nhân vỡ tinh hoàn
Các nguyên nhân gây ra hiện tượng tinh hoàn bị vỡ đã được thống kê thành các số liệu như sau:
- Chiếm 54% trong nhiều nguyên nhân trong vận động thể thao là võ thuật, kickboxing, Muay Thái, bóng đá… Cụ thể là do lực va chạm mạnh của dụng cụ hoặc đối thủ tấn công trực tiếp vào bìu (chơi xấu trong thể thao).
- Chiếm khoảng 12% do tai nạn giao thông hoặc té ngã.
- Tỷ lệ 16% là do bất cẩn (nghịch ngợm leo trèo cây hoặc chọc cho súc vật rượt cắn trúng bìu).
- Còn 7% là do bị nắn bóp hoặc bị đả thương.
- Hiếm gặp hơn là tự tay bóp hoặc cắt trong lúc trạng thái tâm lý bất ổn (thường là ở các bệnh nhân tâm thần).
- Một số ít nguyên nhân khác như người chuyển giới không may gặp tai nạn trong lúc phẫu thuật bộ phận sinh dục. Hoặc chất gây cháy nổ (hoả khí).
- Trường hợp hiếm gặp là chấn thương tinh hoàn ở trẻ sơ sinh trong lúc được sinh ra.
Làm gì khi bị vỡ tinh hoàn?
Đầu tiên, việc phát hiện sớm hiện tượng dập tinh hoàn là vô cùng quan trọng. Bệnh nhân cần gặp bác sĩ ngay lập tức khi nghi ngờ bản thân bị vỡ tinh hoàn dựa vào các dấu hiệu đã được kể trên.
Đừng mong chờ cơn đau sẽ thuyên giảm vì ngược lại, tình trạng có thể sẽ diễn biến tồi tệ, nghiêm trọng đi. Lời khuyên tốt nhất và duy nhất là bệnh nhân hãy tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được chữa trị kịp thời.
Không nên tự đi mà hãy nhờ người thân, gia đình, bạn bè hoặc những người xung quanh giúp đưa đến cơ sở y tế để kịp thời chữa trị. Bệnh nhân nên được mổ thám sát sớm khi có sự nghi ngờ bị tổn thương tinh hoàn.
Vỡ một phần tinh hoàn
Đối với trường hợp bệnh nhân chỉ bị chấn thương một bên tinh hoàn. Cũng giống như các cơ quan có cặp khác trong cơ thể con người. Tuy chức năng chung của tinh hoàn sẽ bị suy giảm; nhưng may mắn là sẽ không bị mất hoàn toàn.
Bởi vì tinh hoàn ở bên còn lại vẫn có thể hoạt động độc lập để bù trừ cho bên bị teo hoặc mất chức năng. Nếu cắt bỏ 1 phần tinh hoàn bị vỡ thì bệnh nhân hầu như không có nguy cơ vô sinh. Còn nếu không cắt bỏ tinh hoàn bị vỡ thì tinh hoàn bị vỡ đó tự teo đi, gây ảnh hưởng đến bên còn lại. Vì tinh hoàn tự teo đi đã trở thành vật thể lạ (kháng nguyên). Sau đó, chính cơ thể con người sẽ tự sinh ra kháng thể để chống lại cả tinh hoàn teo lẫn tinh hoàn lành.
Ngoài ra, đối với một số trường hợp tinh hoàn bị vỡ nhưng không bị làm dập nhu mô tinh hoàn thì các bác sĩ có thể khâu bảo tồn. Nhưng nếu tinh hoàn bị vỡ mà còn bị làm dập mô tinh hoàn thì các bác sĩ bắt buộc phải cắt bỏ tinh hoàn bị vỡ đó; để bảo tồn chức năng sinh sản cho phía tinh hoàn bên kia.
Xem thêm: “Teo tinh hoàn có quan hệ được không?” và lời khuyên từ bác sĩ
Vỡ toàn bộ tinh hoàn
Với sự cố dập toàn bộ tinh hoàn, bệnh nhân hãy đến những cơ sở y tế chuyên khoa và tốt nhất để được đơn vị hỗ trợ sinh sản. Bởi vì nếu cả hai bên tinh hoàn đều bị vỡ thì khả năng sinh tinh có thể sẽ bị mất đi. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc mất đi khả năng sinh sản ở nam giới. Nếu dập toàn bộ cả hai bên tinh hoàn, bác sĩ có thể hỗ trợ bệnh nhân lấy tinh trùng, mang đi trữ đông để giúp bệnh nhân có con sau này.
Điều trị vỡ tinh hoàn
Vỡ tinh hoàn là một chấn thương nguy cấp. Do đó, việc xác định và đánh giá nên chữa trị ngoại khoa hay nội khoa cực kì cần thiết đối với bác sĩ chuyên về Nam khoa.
Các nguyên tắc chính điều trị tổn thương tinh hoàn
Nếu có thể, hãy xác định rõ được nguyên nhân gây ra chấn thương của bệnh nhân.
Siêu âm cho bệnh nhân để nhận xét được tình trạng tinh hoàn lẫn bao trắng của tinh hoàn.
Lâm sàng luôn là yếu tố quyết định. Không nên tin tưởng quá nhiều vào kết quả siêu âm.
Trường hợp nghi ngờ tổn thương nặng hơn tình trạng đụng dập, nên phẫu thuật sớm thay vì điều trị bảo tồn. Bởi vì phẫu thuật lúc nào cũng giữ lại được chức năng của tinh hoàn nhiều hơn là điều trị bảo tồn.
Phẫu thuật bảo tồn
Bác sĩ nên mở rộng chỉ định mổ thám sát. Tuy nhiên, khi xử lí các thương tổn ở tinh hoàn thì hãy cố gắng bảo tồn.
Tiến hành
Tùy từng trường hợp vỡ tinh hoàn của bệnh nhân, mà bác sĩ sẽ có cách tiến hành phẫu thuật bảo tồn như sau:
- Rạch rộng da bìu rồi cẩn thận cầm máu từng lớp, từng lớp một.
- Tiếp đến là tống khứ hết máu cục rồi xem xét, kiểm tra kĩ tinh hoàn.
- Trường hợp tinh hoàn vỡ gọn, khâu cầm máu vỏ bao của tinh hoàn.
- Còn nếu tinh hoàn dập một phần thì chỉ nên cắt bỏ phần bị dập. Tiếp đến, hãy khâu cẩn thận vỏ bao tinh hoàn.
- Sau đó, cần phải loại bỏ hết máu cục.
- Tình huống tinh hoàn bị dập nát hoàn toàn thì tiến hành phẫu thuật cắt tinh hoàn.
- Đối với các vết thương vùng bìu, bác sĩ mở kiểm tra và chữa lành tùy theo mức độ tổn thương.
- Đối với những vết thương muộn, dẫn lưu và dùng kháng sinh có chỉ định của bác sĩ.
- Trường hợp có xoắn tinh hoàn, cố gắng tháo xoắn và bảo tồn tinh hoàn. Tuy nhiên, nếu đã có dấu hiệu hoại tử thì phải cắt bỏ.
- Tinh hoàn bị chuyển vị, nên nhanh chóng cố định tinh hoàn về vị trí bình thường ở bìu. Bởi nguy cơ chấn thương chủ mô tinh hoàn do nhiệt độ ở nơi tinh hoàn bị chuyển vị đến không phù hợp với tinh hoàn.
Lưu ý
Cần phải cắt bỏ phần mô bị dập nát một cách thật tiết kiệm. Lưu ý tránh tình trạng cố giữ lại mô tinh hoàn mà nhét quá nhiều chủ mô trong bao trắng. Điều đó làm tăng áp lực và chèn ép chủ mô tinh hoàn.
Điều trị nội khoa
Phương pháp này được áp dụng cho trường hợp nhẹ như tụ máu chỉ ở riêng một nơi nông và không lan rộng. Cách điều trị như sau:
- Bệnh nhân cần phải nằm nghỉ ngơi tại giường bệnh.
- Băng bó và cố định bìu lên cao.
- Cho bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau, chống phù nề như thuốc alaxan, efferalgan kèm alpha chymotrypsin,…
- Hãy chườm đá lạnh lên bìu. Đồng thời kết hợp sử dụng kháng sinh nếu có tổn thương rách da.
Xem thêm: Suy chức năng sinh dục nam: Làm thế nào để lấy lại sinh lực?
Tóm lại, hiện tượng vỡ tinh hoàn thực sự rất nguy hiểm cho bệnh nhân. Nó khiến cho người bệnh đau đớn, khó chịu. Hoặc thậm chí để lại biến chứng và hậu quả khôn lường. Vì vậy, bệnh nhân cần sớm phát hiện tình trạng và đưa đến bác sĩ để kịp thời chữa lành. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm một số cách xử trí khi gặp phải tình trạng dập tinh hoàn. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!
Từ khóa » Bầm Tím Tinh Hoàn
-
Tinh Hoàn Bị Bầm Tím: Nguyên Nhân Gây Ra Và Cách điều Trị Thế Nào?
-
Chấn Thương Tinh Hoàn - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Trị
-
Những điều Cần Biết Về Vỡ Tinh Hoàn | Vinmec
-
Va đập Có Khiến Cho Tinh Hoàn Bị Xoắn Không? | Vinmec
-
Làm Gì Khi Bị Chấn Thương Tinh Hoàn?
-
Chấn Thương Tinh Hoàn Và Cách Xử Trí
-
Suýt Phải Cắt Bỏ Tinh Hoàn Vì Va Chạm Khi đá Bóng
-
Bệnh Tụ Máu Bìu: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách điều Trị
-
Chấn Thương Và Vết Thương Cơ Quan Sinh Dục Ngoài
-
Bầm Tím Tinh Hoàn Vì Tập Võ, Có ảnh Hưởng đến Sau Này Không?
-
Nam Thanh Niên Bị Chấn Thương Tinh Hoàn Khi đá Bóng | VOV2.VN
-
Cảnh Báo Chấn Thương Tinh Hoàn Khi đá Bóng - Công An Nhân Dân
-
Nam Thanh Niên Bị đối Phương đá Vào Vùng Kín Khi Chơi Bóng đá ...