Cách Xưng Hô Trong Họ Hàng Của 3 Miền - Bạn Nên Biết
Có thể bạn quan tâm
Mỗi vùng miền thì cách gọi vai vế của từng người trong họ hàng lại khác nhau, nhiều người chỉ cần nghe cách gọi là biết là họ ở miền nào, vai vế họ như thế nào. Nói chung cái vụ này nếu không biết sẽ khá rắc rối, để cho dễ mình chia sẻ về sơ đồ cách xưng hô trong họ hàng, những cách xưng hô chung và riêng của 3 miền.
1. Điểm chung của 3 miền: – Anh của cha: Cả 3 miền gọi là Bác. – Vợ của anh cha: Cả 3 miền gọi là Bác. – Em trai của cha: Cả 3 miền gọi là Chú. – Vợ em trai của cha: Cả 3 miền gọi là Thím. – Em gái của mẹ: Cả 3 miền gọi là Dì.
– Em trai của mẹ: Cả 3 miền gọi là Cậu – người Trung còn gọi là Cụ. – Vợ em trai của mẹ: Cả 3 miền gọi là Mợ – người Trung còn gọi là Mự
2. Điểm riêng: – Chị của cha: + Bắc gọi là Bác + Trung, Nam gọi Cô (hoặc O)
– Chồng chị của cha: + Bắc gọi là Bác + Trung, Nam: Dượng (hoặc Trượng)
– Em gái của cha: + Bắc, Nam gọi Cô + Trung gọi O.
– Chồng em gái của cha: + Bắc gọi Chú; + Nam, Trung gọi Dượng (hay Trượng)
– Anh trai của mẹ: + Bắc gọi Bác; + Nam, Trung gọi Cậu – người Trung còn gọi Cụ
– Vợ anh trai của mẹ: + Bắc gọi Bác; + Trung, Nam gọi Mợ – người Trung còn gọi là Mự
– Chị của mẹ: + Bắc gọi Bác; + Trung, Nam gọi Dì.
– Chồng chị của mẹ: + Bắc gọi Bác; + Trung, Nam gọi Dượng (Trượng).
– Chồng em gái của mẹ: + Bắc gọi Chú; + Trung, Nam gọi Dượng (Trượng)
– Anh chị em họ: Cả 3 miền vẫn gọi là Anh, Chị, Em như anh chị em ruột. Nhưng cấp bậc anh chị họ có nơi dựa trên tuổi tác cá nhân, có nơi, đặc biệt ở miền Trung, thì tùy vị thế trên dưới của các bậc cha mẹ. Chẳng hạn người con của chú mình dầu lớn hơn mình cả 20 tuổi nhưng vẫn gọi mình bằng Anh và mình gọi lại bằng Chú (tức là Chú em).
– Bác, chú cô dì… gọi các con anh em mình bằng Cháu. Trong cách xưng hô với anh chị em của cha mẹ, người Bắc ưu tiên tuổi tác khi gọi anh, chị cha và mẹ là Bác, và cấp nhỏ là Chú Cậu Cô Mợ và chứ không dùng chữ “Dượng.”
Nên biết thêm:
Người Nam và Trung ưu tiên về nội ngoại, thân sơ.
Dì thì luôn bên ngoại dù tuổi cao hay thấp, Cô (hoặc O) thì luôn bên nội dù là chị hay em của cha.
Chú thì chỉ dùng cho em cha, thuộc bên nội thôi.
Người không thuộc dòng máu cha mẹ thi gọi là Dượng (hay Trượng), Mợ, Thím để phân biệt với Bác Trai, Chú, Cô, Cậu là anh em ruột thịt.
Chỉ có cách gọi Bác Gái (vợ anh trai của cha) là một ngoại lệ.
Để dễ nhớ bạn chỉ cần nhớ những từ xưng hô luôn đi cặp nhau: ” bác bác “, ” cô dượng “, ” dì dượng “, ” cậu mợ “, ” chú thím “.
4.6/5 - (99 bình chọn)Từ khóa » Cách Xưng Hô Vai Vế Trong Dòng Họ
-
Cẩm Nang Vai Vế Các Thành Viên Trong Gia đình Việt Nam
-
Cách Xưng Hô Họ Hàng (st) - Htr3n's
-
Cách Xưng Hô Vai Vế Trong Miền Nam Việt Nam - Thân
-
Cách Xưng Hô Trong Họ Hàng
-
Cách Xưng Hô Trong Gia đình Việt Nam - Chân Đất
-
Cách Xưng Hô Trong Gia đình Việt Nam – Phần 1 - Gia Phả Dòng Tộc
-
Sơ đồ Cách Xưng Hô Trong Họ Hàng - Học Tốt
-
Cung Cách Xưng Hô Của Người Nam Bộ - Báo Cần Thơ Online
-
Cách Xưng Hô Trong Gia Đình Người Hoa - SHZ
-
Xưng Hô Cho Phải Lễ - NTO
-
Cách Xưng Hô Trong Gia đình Việt Nam - Chân Đất - Sen Tây Hồ
-
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CÁCH XƯNG HÔ TRONG GIA ĐÌNH - APlus
-
Xưng Hô Và ứng Xử Thế Nào đối Với Người Thân đã Xuất Gia?