Cái Bi đông ấy Cũ Lắm Rồi Nhưng ông Tôi Vẫn Dùng - Toán Học Lớp 5
Có thể bạn quan tâm
I.Đọc thầm bài văn sau:
CÁI BI ĐÔNG CỦA ÔNG TÔI
Cái bi đông ấy cũ lắm rồi nhưng ông tôi vẫn dùng. Mặc dù trong nhà tôi có nhiều đồ đựng nước xịn hơn rất nhiều. Mỗi lần ông tôi đi đâu xa, cái bi đông ấy là hành trang không thể thiếu.
Cái bi đông trông như quả dừa nhưng hơi thuôn dài và hơi dẹt. Vỏ bằng nhôm cứng sơn màu xanh lá cây, đôi chỗ móp mép, trầy trụa lộ ra màu bạc xỉn. Nắp bi đông làm bằng nhựa rất cứng. Khi cần uống nước, cái nắp ấy sẽ trở thành cái cốc nhỏ, rất tiện lợi. Bọc bên ngoài “quả dừa dẹt” ấy là cái giỏ đeo đan bằng những sợi dây dù, có quai đủ dài vắt qua vai. Những sợi dây cũng một màu xanh lá cây, tuy đã sờn nhưng vẫn còn rất bền. Những lúc ông treo cái bi đông trên tường, tôi cứ hình dung ra quả thị nằm trong cái túi lưới xinh xắn của chị Thắm, chỉ khác là quả thị màu vàng.
Có lần tôi hỏi ông:
- Ông ơi, ông thích màu xanh lá cây lắm à?
Ông xoa đầu tôi và âu yếm trả lời:
- Thích cháu ạ. Với lại cái bi đông này phải sơn màu lá cây để nó lẫn với màu quân phục, lẫn với lá rừng, che mắt thằng giặc mà cháu.
Lại có lần được ông đèo đi chơi xa, lúc hai ông cháu trú nắng bên đường, tôi mân mê cái bi đông và chợt phát hiện ra bên hông nó có một lỗ thủng bằng hạt ngô đã được hàn lại rất khéo. Tôi chưa kịp hỏi thì ông đã giải thích:
- Cái bi đông này đã cứu ông khỏi bị thương đấy. Trong một trận chiến đấu, mảnh đạn của bọn giặc văng vào người ông, trúng ngay chỗ đeo bi đông. Ông không việc gì nhưng nó thì “bị thương”.
Ôi, thương quá, bi đông! Thế mà mãi bây giờ ông mới kể. Và từ đấy, tôi hiểu vì sao ông lại nâng niu chiếc bi đông đến thế.
Theo Lê Hữu Tỉnh – Trần Hòa Bình
II. Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu.
Câu 1. Mỗi lần đi đâu xa, đồ vật gì không thể thiếu trong hành trang của ông?
a. Cái ba lô b. Cái bình đựng nước rất tốt
c. Cái bi đông đã rất cũ d. Cái túi lưới
Câu 2. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để được ý đúng:
Cái bi đông trông như………………............…… nhưng hơi thuôn dài và hơi dẹt.
Câu 3. Những chi tiết nào cho thấy chiếc bi đông đã cũ? Viết câu trả lời của em.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 4. Dựa vào bài đọc, xác định các thông tin nêu dưới đây đúng hay sai.
Khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai”
Thông tin
Trả lời
a. Vỏ bi đông bằng sắt sơn màu xanh lá cây.
Đúng / Sai
b. Nắp bi đông làm bằng sắt rất cứng.
Đúng / Sai
c. Bên hông bi đông có hai lỗ thủng bằng hạt ngô đã được hàn lại rất khéo.
Đúng / Sai
d. Trong một trận chiến đấu, ông không việc gì nhưng cái bi đông thì “bị thương”.
Đúng / Sai
Câu 5. Tại sao ông chọn màu xanh lá cây cho vỏ bi đông lẫn cả túi lưới đeo?
Viết câu trả lời của em.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6. Đóng vai chiếc bi đông, hãy viết vào dòng trống những điều chiếc bi đông muốn nói với ông khi được ông nâng niu, giữ gìn.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 7. Hai câu: Trong một trận chiến đấu, mảnh đạn của bọn giặc văng vào người ông, trúng ngay chỗ đeo bi đông. Ông không việc gì nhưng nó thì “bị thương” Đại từ nó thay cho từ nào ở câu trên? Viết câu trả lời của em
....................................................................................................................................
Câu 8. Từ “quả” trong từ nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
A.Quả dừa B. Quả bóng C. Quả tim D. Quả đất
Câu 9. Em hiểu từ nâng niu trong câu “Và từ đấy, tôi hiểu vì sao ông lại nâng niu chiếc bi đông đến thế.” như thế nào? Viết câu trả lời của em.
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Câu 10. Em hãy viết 1 câu có sử dụng cặp quan hệ từ nguyên nhân kết quả để nói về chiếc bi đông.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Từ khóa » Cái Bi đông
-
[Đề 7] Đề Thi Học Kì 2 Môn Tiếng Việt 5: Bạn Nhỏ đã Tả Chiếc Bi đông ...
-
Chiếc Bi đông Của ông Tôi (Bài đọc Hiểu Tiếng Việt Lớp 5 - đề Số 18)
-
Đề ôn Thi Học Kì 2 Môn Tiếng Việt Lớp 5 – Đề 4 - .vn
-
[PDF] TIẾNG VIỆT – LỚP 5 I. ĐỌC HIỂU CHIẾC BI ĐÔNG CỦA ÔNG TÔI ...
-
Tải Đề ôn Thi Học Kì 2 Môn Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 4 - Tài Liệu Text
-
Đề ôn Luyện Tiếng Việt Lớp 5 Số 21840
-
Từ Điển - Từ Bi đông Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
CHIẾC BI ĐÔNG CỦA ÔNG TÔI Muốn Nói Với Em điều Gì Câu Hỏi ...
-
Nghĩa Của Từ Bi đông - Từ điển Việt - Soha Tra Từ
-
Từ điển Tiếng Việt "bi-đông" - Là Gì?
-
`6.` Dấu Hai Chấm Trong Câu: “Ông Bảo Cái Bi đông ấy đã Từng Theo ...
-
Bi-đông - Wiktionary