Cải Cách Hành Chính Là Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Lực, Hiệu Quả Công ...

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
  • Đăng nhập
  • English
Bộ tư pháp
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sơ đồ cổng
  • Thư điện tử
  • Thông tin điều hành
  • Thủ tục hành chính
  • Văn bản điều hành
  • Hướng dẫn nghiệp vụ
  • Hỏi đáp pháp luật
  • Thông cáo báo chí
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
  • Biểu mẫu điện tử
  • Đấu thầu mua sắm công
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Số liệu thống kê
  • Phản ánh kiến nghị
  • Chuyên Mục
    • Chỉ đạo điều hành
    • Văn bản chính sách mới
    • Hoạt động của lãnh đạo bộ
    • Hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ
    • Hoạt động của tư pháp địa phương
    • Hoạt động của đảng - đoàn thể
    • Nghiên cứu trao đổi
    • Thông tin khác
  • Chỉ đạo điều hành
  • Văn bản chính sách mới
  • Hoạt động của lãnh đạo Bộ
  • Hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ
  • Hoạt động của tư pháp địa phương
  • Hoạt động của Đảng - đoàn thể
  • Nghiên cứu trao đổi
  • Thông tin khác
  • Hình ảnh
  • Video
Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về quy hoạch, đầu tư, đấu thầu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật Kiểm tra công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL tại tỉnh Sóc Trăng Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản với tỷ lệ 93,11% Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp lý lịch tư pháp Tổ chức Lớp bồi dưỡng cho Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và tương đương Nâng cao năng lực người có thẩm quyền XPVPHC–yếu tố quan trọng thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm prev2 next2 Xem tất cả
  • Tổng kết Dự án “Thí điểm thiết lập Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch”
  • Đoàn công tác Bộ Tư pháp thăm hỏi, động viên và tặng quà cho bà con nhân dân vùng lũ huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
  • Nỗ lực rút ngắn thời gian soạn thảo và ban hành các văn bản hướng dẫn luật
  • Quy định của Bộ luật Hình sự về vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng
  • Hòa giải viên giỏi
  • Bản tin Tư pháp tháng 8/2023: Thủ tướng nhấn mạnh 08 nội dung cần lưu ý để bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng thể chế
  • 75 năm phát triển thi hành án dân sự tỉnh
  • 70 năm Ngành Tư pháp: vinh quang một chặng đường
  • Lễ Công bố Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Bộ trưởng Hà Hùng Cường trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội
  • Hội thi tìm hiểu chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020
  • Thứ trưởng Lê Hồng Sơn trả lời phỏng vấn về Cải cách thủ tục hành chính năm 2012
  • Bộ trưởng Bộ Tư pháp đối thoại trực tuyến với nhân dân
Xem tất cả Liên kết website Hoạt động của lãnh đạo bộ Cải cách hành chính là giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác của Bộ, ngànhSáng nay – 20/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì Tọa đàm về Chương trình tổng thể Cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 và đánh giá kết quả xếp hạng chỉ số CCHC năm 2020.Bộ Tư pháp trong nhóm ba bộ dẫn đầu về Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 Báo cáo tại Tọa đàm, đồng chí Nguyễn Quốc Hoàn, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp cho biết, tổng số điểm Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Tư pháp năm 2020 là 94.02/100 điểm. So sánh tổng quan có thể thấy rằng, năm 2020 là năm thứ năm liên tiếp Bộ Tư pháp tăng giá trị điểm và là năm thứ ba liên tiếp giữ vị trí xếp hạng trong nhóm ba bộ dẫn đầu về Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ. Trong đó, công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính tiếp tục duy trì là lĩnh vực được đánh giá cao nhất của Bộ Tư pháp như các năm trước.> Đặc biệt, trong đánh giá Chỉ số CCHC năm 2020, Bộ Tư pháp cũng đạt tỷ lệ điểm cao hơn cũng như thăng hạng vượt bậc ở nội dung đánh giá thông qua điều tra xã hội học (từ vị trí thứ 10/17 bộ năm 2019 lên vị trí thứ 02/17 bộ năm 2020). Kết quả đó đã phản ánh sự nhìn nhận cũng như ủng hộ tốt hơn của lãnh đạo, công chức các đơn vị thuộc Bộ, lãnh đạo Sở Tư pháp cũng như sự ủng hộ của các hội, hiệp hội thuộc lĩnh vực quản lý đối với việc thực hiện cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp. Đứng thứ 2 về Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức Về chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2020 tiến hành với 06 Sở: Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải; Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tư pháp, mỗi sở 02 dịch vụ công. Trong đó, tại Sở Tư pháp thực hiện đo lường đối với 02 dịch vụ công là: Lý lịch tư pháp và Trợ giúp pháp lý nhà nước. Kết quả chung chỉ số hài lòng chung đối với 02 dịch vụ công lý lịch tư pháp và trợ giúp pháp lý là 89.58% - xếp thứ 2 trong 06 Sở thuộc diện đo lường (chỉ số hài lòng chung cả nước là 85.48%, năm 2019 chỉ số hài lòng đối với 02 dịch vụ công lý lịch tư pháp và trợ giúp pháp lý là 83.99%, xếp thứ 05 trong 06 Sở thuộc diện đo lường Phân tích kết quả chỉ số hài lòng về các dịch vụ công lĩnh vực tư pháp thuộc diện đo lường năm 2020 có thể thấy rằng, Chỉ số hài lòng chung đã đạt yêu cầu theo Nghị quyết số 30C/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 là: “bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 80% vào năm 2020”, trong đó, các chỉ số về tiếp cận dịch vụ công, thủ tục hành chính, công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính, kết quả dịch vụ công đều đạt mức trên 80% theo yêu cầu của Chính phủ. Kết quả nói trên đã thể hiện nỗ lực của cơ quan tư pháp tại các địa phương trên phạm vi cả nước để hướng đến đảm bảo sự hài lòng của người dân, tổ chức khi thực hiện các dịch vụ công. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cải cách hành chính của Bộ, Văn phòng Bộ đề nghị Lãnh đạo Bộ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ một số nội dung như: Các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch cải cách hành chính năm 2021 của Bộ; Trên cơ sở kết quả Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Tư pháp năm 2020, đề nghị Lãnh đạo Bộ chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ nghiên cứu, rà soát, rút kinh nghiệm để qua đó, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những nội dung CCHC còn bị trừ điểm; Thường xuyên nắm bắt, tháo gỡ các vướng mắc trong công tác tư pháp địa phương; Kịp thời tổng hợp, xử lý các kiến nghị, khó khăn và vướng mắc của người dân, doanh nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao quản lý; Về kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, các Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Cục Trợ giúp pháp lý, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực… trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, nghiên cứu sâu hơn về kết quả đo lường để có tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ trong từng lĩnh vực. 04 mục tiêu cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 Về Kế hoạch CCHC của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021-2030, Bộ Tư pháp đã xác định 04 mục tiêu cải cách hành chính. Cụ thể: Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân; Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 và hoàn thành các nhiệm vụ của Bộ Tư pháp theo Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030; Tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của Bộ Tư pháp trong việc giúp Chính phủ, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ triển khai thực hiện công tác cải cách thể chế, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp; Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính; gắn việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính với công tác chuyên môn và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài. Để thiện thực hóa các mục tiêu nêu trên, Bộ Tư pháp đã đề ra 40 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 132 nhiệm vụ cụ thể trên 07 lĩnh vực cải cách hành chính là: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công; Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số và Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính. Coi công tác CCHC là nhiệm vụ thường xuyên Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh khẳng định, Bộ Tư pháp luôn coi CCHC là nhiệm vụ quan trọng và là một trong những giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ. Bộ đã có những chỉ đạo cụ thể, quyết liệt để tổ chức công tác CCHC thực chất và hiệu quả. Nhắc lại kết quả về xếp hạng chỉ số CCHC mà Bộ Tư pháp đã được trong những năm qua, Thứ trưởng cho rằng đây là sự nỗ lực, cố gắng của toàn Bộ, ngành. Thứ trưởng hoan nghênh và biểu dương sự nỗ lực, cố gắng và cầu thị của các đơn vị thuộc Bộ, sự phối hợp hiệu quả của các Bộ, ngành. Để thực hiện tốt chương trình tổng thể về CCHC, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị thực hiện tốt Kế hoạch CCHC của Bộ, cụ thể hóa thành Kế hoạch của đơn vị mình và coi đây là nhiệm vụ quan trọng của đơn vị; chủ động tham mưu, đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm; Tăng cường công tác truyền thông phổ biến chính sách pháp luật, chủ động thông tin tuyên truyền ngay từ khâu soạn thảo văn bản, đổi mới công tác xây dựng pháp luật; Các đơn vị xác định CCHC là nhiệm vụ thường xuyên, hàng năm đánh giá tổng kết việc thực hiện theo phương châm đổi mới và hiệu quả; đổi mới cung cách làm việc và phục vụ; Thực hiện dịch vụ công cấp độ 3, 4; Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin thông qua việc luân chuyển văn bản điện tử và chữ ký số; Gắn công tác đánh giá, xếp hạng thi đua khen thưởng, coi là nhiệm vụ kép để thực hiện hiệu quả công tác CCHC; Với những tiền đề kết quả đạt được trong những năm gần đây, cùng sự nỗ lực của cán bộ, công chức, sự quyết tâm khắc phục triệt để các hạn chế, Thứ trưởng hy vọng và tin tưởng rằng công tác CCHC sẽ đạt được kết quả, cũng như mục tiêu thăng hạng hoặc trụ hạng.>An Như – Trung tâm thông tin Cải cách hành chính là giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác của Bộ, ngành 20/10/2021 Cải cách hành chính là giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác của Bộ, ngành Sáng nay – 20/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì Tọa đàm về Chương trình tổng thể Cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 và đánh giá kết quả xếp hạng chỉ số CCHC năm 2020. Bộ Tư pháp trong nhóm ba bộ dẫn đầu về Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 Báo cáo tại Tọa đàm, đồng chí Nguyễn Quốc Hoàn, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp cho biết, tổng số điểm Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Tư pháp năm 2020 là 94.02/100 điểm. So sánh tổng quan có thể thấy rằng, năm 2020 là năm thứ năm liên tiếp Bộ Tư pháp tăng giá trị điểm và là năm thứ ba liên tiếp giữ vị trí xếp hạng trong nhóm ba bộ dẫn đầu về Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ. Trong đó, công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính tiếp tục duy trì là lĩnh vực được đánh giá cao nhất của Bộ Tư pháp như các năm trước. Đặc biệt, trong đánh giá Chỉ số CCHC năm 2020, Bộ Tư pháp cũng đạt tỷ lệ điểm cao hơn cũng như thăng hạng vượt bậc ở nội dung đánh giá thông qua điều tra xã hội học (từ vị trí thứ 10/17 bộ năm 2019 lên vị trí thứ 02/17 bộ năm 2020). Kết quả đó đã phản ánh sự nhìn nhận cũng như ủng hộ tốt hơn của lãnh đạo, công chức các đơn vị thuộc Bộ, lãnh đạo Sở Tư pháp cũng như sự ủng hộ của các hội, hiệp hội thuộc lĩnh vực quản lý đối với việc thực hiện cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp. Đứng thứ 2 về Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức Về chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2020 tiến hành với 06 Sở: Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải; Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tư pháp, mỗi sở 02 dịch vụ công. Trong đó, tại Sở Tư pháp thực hiện đo lường đối với 02 dịch vụ công là: Lý lịch tư phápTrợ giúp pháp lý nhà nước. Kết quả chung chỉ số hài lòng chung đối với 02 dịch vụ công lý lịch tư pháp và trợ giúp pháp lý là 89.58% - xếp thứ 2 trong 06 Sở thuộc diện đo lường (chỉ số hài lòng chung cả nước là 85.48%, năm 2019 chỉ số hài lòng đối với 02 dịch vụ công lý lịch tư pháp và trợ giúp pháp lý là 83.99%, xếp thứ 05 trong 06 Sở thuộc diện đo lường).   Phân tích kết quả chỉ số hài lòng về các dịch vụ công lĩnh vực tư pháp thuộc diện đo lường năm 2020 có thể thấy rằng, Chỉ số hài lòng chung đã đạt yêu cầu theo Nghị quyết số 30C/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 là: “bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 80% vào năm 2020”, trong đó, các chỉ số về tiếp cận dịch vụ công, thủ tục hành chính, công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính, kết quả dịch vụ công đều đạt mức trên 80% theo yêu cầu của Chính phủ. Kết quả nói trên đã thể hiện nỗ lực của cơ quan tư pháp tại các địa phương trên phạm vi cả nước để hướng đến đảm bảo sự hài lòng của người dân, tổ chức khi thực hiện các dịch vụ công. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cải cách hành chính của Bộ, Văn phòng Bộ đề nghị Lãnh đạo Bộ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ một số nội dung như: Các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch cải cách hành chính năm 2021 của Bộ; Trên cơ sở kết quả Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Tư pháp năm 2020, đề nghị Lãnh đạo Bộ chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ nghiên cứu, rà soát, rút kinh nghiệm để qua đó, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những nội dung CCHC còn bị trừ điểm; Thường xuyên nắm bắt, tháo gỡ các vướng mắc trong công tác tư pháp địa phương; Kịp thời tổng hợp, xử lý các kiến nghị, khó khăn và vướng mắc của người dân, doanh nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao quản lý; Về kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, các Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Cục Trợ giúp pháp lý, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực… trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, nghiên cứu sâu hơn về kết quả đo lường để có tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ trong từng lĩnh vực.   04 mục tiêu cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 Về Kế hoạch CCHC của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021-2030, Bộ Tư pháp đã xác định 04 mục tiêu cải cách hành chính. Cụ thể: Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân; Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 và hoàn thành các nhiệm vụ của Bộ Tư pháp theo Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030; Tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của Bộ Tư pháp trong việc giúp Chính phủ, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ triển khai thực hiện công tác cải cách thể chế, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp; Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính; gắn việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính với công tác chuyên môn và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài. Để thiện thực hóa các mục tiêu nêu trên, Bộ Tư pháp đã đề ra 40 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 132 nhiệm vụ cụ thể trên 07 lĩnh vực cải cách hành chính là: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công; Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số và Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính.     Coi công tác CCHC là nhiệm vụ thường xuyên Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh khẳng định, Bộ Tư pháp luôn coi CCHC là nhiệm vụ quan trọng và là một trong những giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ. Bộ đã có những chỉ đạo cụ thể, quyết liệt để tổ chức công tác CCHC thực chất và hiệu quả. Nhắc lại kết quả về xếp hạng chỉ số CCHC mà Bộ Tư pháp đã được trong những năm qua, Thứ trưởng cho rằng đây là sự nỗ lực, cố gắng của toàn Bộ, ngành. Thứ trưởng hoan nghênh và biểu dương sự nỗ lực, cố gắng và cầu thị của các đơn vị thuộc Bộ, sự phối hợp hiệu quả của các Bộ, ngành.     Để thực hiện tốt chương trình tổng thể về CCHC, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị thực hiện tốt Kế hoạch CCHC của Bộ, cụ thể hóa thành Kế hoạch của đơn vị mình và coi đây là nhiệm vụ quan trọng của đơn vị; chủ động tham mưu, đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm; Tăng cường công tác truyền thông phổ biến chính sách pháp luật, chủ động thông tin tuyên truyền ngay từ khâu soạn thảo văn bản, đổi mới công tác xây dựng pháp luật; Các đơn vị xác định CCHC là nhiệm vụ thường xuyên, hàng năm đánh giá tổng kết việc thực hiện theo phương châm đổi mới và hiệu quả; đổi mới cung cách làm việc và phục vụ; Thực hiện dịch vụ công cấp độ 3, 4; Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin thông qua việc luân chuyển văn bản điện tử và chữ ký số; Gắn công tác đánh giá, xếp hạng thi đua khen thưởng, coi là nhiệm vụ kép để thực hiện hiệu quả công tác CCHC; Với những tiền đề kết quả đạt được trong những năm gần đây, cùng sự nỗ lực của cán bộ, công chức, sự quyết tâm khắc phục triệt để các hạn chế, Thứ trưởng hy vọng và tin tưởng rằng công tác CCHC sẽ đạt được kết quả, cũng như mục tiêu thăng hạng hoặc trụ hạng. An Như – Trung tâm thông tin In bài viết Gửi phản hồi Gửi Email Các tin khác
  • Đa dạng hóa các phương thức phổ biến, giáo dục pháp luật (20/10/2021)
  • Tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 (19/10/2021)
  • Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp (18/10/2021)
  • Đẩy nhanh tiến độ thiết lập Cổng Thông tin điện tử quốc gia về Phổ biến, giáo dục pháp luật (15/10/2021)
  • Khẩn trương chuẩn bị tổ chức các sự kiện hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (14/10/2021)
  • Xây dựng, hoàn thiện pháp luật điều chỉnh mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam hiện nay (13/10/2021)
  • Nghiêm túc, khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư, kinh doanh (11/10/2021)
  • Thủ tục hành chính
  • Văn bản pháp luật chuyên ngành
  • Văn bản điều hành
  • Hướng dẫn nghiệp vụ
  • Hỏi đáp pháp luật
  • Thông cáo báo chí
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
  • Biểu mẫu điện tử
  • Đấu thầu mua sắm công
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Thông tin thống kê
  • Phản ánh kiến nghị
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP

Địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 024.62739718 - Fax: 024.62739359. Email: banbientap@moj.gov.vn; cntt@moj.gov.vn.

Giấy phép cung cấp thông tin trên internet số 28/GP-BC ngày 25/03/2005.

Trưởng Ban biên tập: Tạ Thành Trung - Phó Cục trưởng Cục CNTT.

Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Từ khóa » Các Giải Pháp Cải Cách Hành Chính Nhà Nước