Cài đặt Máy ảo Android - Có Thể Bạn Chưa Biết

Dẫn nhập

Ở bài viết CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA ANDROID, chúng ta đã tìm hiểu sơ qua về hệ điều hành Android, tầm ảnh hưởng của nó trong thế giới di động. Khả năng của nó và cách cài đặt môi trường lập trình ứng dụng Android với Android Studio, Android SDK Java Development Kit trên Windows.

Ở bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về máy ảo Android, một công cụ gần như lập trình viên Android nào cũng phải sờ đến trong quá trình làm việc.

Tổng quan

Máy ảo Android, đúng như tên gọi, là một chương trình giả lập thiết bị Android thật. Do chủng loại các thiết bị Android khá nhiều, nên việc mua các thiết bị thật khá là tốn kém.

Mặt khác, hệ điều hành Android vốn dựa trên Linux, mã nguồn mở, có thể chạy trên nhiều kiến trúc vi xử lý khác nhau như ARM, x86, nên càng ngày càng có nhiều phần mềm máy ảo Android ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu của lập trình viên và người dùng nói chung.

Cài đặt máy ảo Android bằng Genymotion và AVD

Như đã đề cập ở trên. Số lượng cũng như chủng loại thiết bị chạy Android rất phong phú, nhiều kích cỡ màn hình khác nhau, phiên bản hệ điều hành, ROM, các linh kiện, tính năng cũng 9 người 10 ý.

Mặt khác, người lập trình viên luôn muốn ứng dụng của mình chạy được tốt trên càng nhiều thiết bị càng tốt, nhưng chi phí để mua thiết bị Android nhiều như vậy là không thể. Do đó, các máy ảo Android ra đời.

Về cơ bản, các máy ảo này hoạt động giống (hoặc gần giống) như thiết bị thật, cũng có thể cài đặt app, duyệt web, vào store,… . Nhưng điểm khác biệt là chúng chạy trên máy tính của người dùng.

Do đặc thù của máy ảo rất ngốn tài nguyên, đặc biệt là RAM, cứ đụng đến Java là đụng đến RAM. Khuyến cáo các bạn lập trình nên có một máy tính thật tốt, với dung lượng RAM khoảng 8 GB trở lên.

Hiện nay với phiên bản Android Studio 2.1, các máy ảo Android đã được cải tiến rất nhiều: Nhanh hơn, hỗ trợ GPS, vân tay, cảm biến gia tốc,… . Ngoài ra, hẳn các bạn cũng đã nghe về một loại máy ảo Android rất nổi tiếng bởi tốc độ và khả năng hỗ trợ debug tuyệt vời: Genymotion. Phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách cài đặt cả 2 loại máy ảo nói trên.

Máy ảo loại 1: Genymotion

Genymotion là một thương hiệu của công ty Genymobile (nằm tại Pháp). Sản phẩm là máy ảo Android hỗ trợ debug và test ứng dụng. Tại sao nó lại nổi bật hơn các loại máy ảo khác như BlueStack hay Visual Studio Android Emulator (của Microsoft)? Xin liệt kê một số ưu điểm như sau:

  • Hỗ trợ kiến trúc x86, phổ biến trên các máy tính cá nhân và máy chủ hiện nay. Thay vì kiến trúc ARM của máy ảo Android cũ và một số loại máy ảo khác.
  • Tận dụng được GPU bằng thư viện đồ họa OpenGL, các tác vụ dựng hình sẽ nhanh hơn rất nhiều.
  • Có plugin hỗ trợ debug trên Android Studio và Android Debug Bridge đi kèm.
  • Cung cấp nhiều loại máy ảo, với đa dạng các phiên bản Android từ 2.3 đến 6.0 (tại thời điểm viết bài này). Và tất nhiên là cũng có rất nhiều kích cỡ màn hình.
  • Các máy ảo đều đã được root sẵn. Các bạn tha hồ vọc vạch đến tận sâu trong hệ điều hành.

Hình dưới đây minh họa máy ảo Genymotion chạy trên Windows.

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

(Genymotion chạy trên Windows, đang chạy là máy ảo Android phiên bản 4.1.1, độ phân giải 480x800)

Một ưu điểm cuối cùng nữa là Genymotionkhá nhẹ. File image của máy ảo dung lượng chỉ khoảng 100-250MB và khi chạy chỉ tốn cũng chừng đó RAM:

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

Để cài đặt và sử dụng Genymotion phục vụ cho mục đích debug app với Android Studio, các bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang genymotion.com và chọn Sign in

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

Genymotion yêu cầu tạo tài khoản mới cho phép sử dụng máy ảo. Đăng ký tài khoản hoàn toàn miễn phí (dù bị giới hạn một số tính năng nhưng không đáng kể).

Bước 2: Chọn Create Account:

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

Bước 3:Nhập các thông tin theo yêu cầu, đánh dấu vào ô I accept terms of the privacy statement. Sau đó nhấn nút Create an Account.

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

Sau khi đăng ký xong, hãy vào hộp thư check mail để nhận link kích hoạt, click vào link kích hoạt tài khoản. Và thế là chúng ta đã sẵn sàng để tải Genymotion.

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

Bước 4: Truy cập vào trang www.genymotion.com/download , chọn Download with Virtual Box:

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

Ở thời điểm viết bài, phiên bản 2.7.2 là mới nhất. Do đó chúng ta sẽ có được file genymotion-2.7.2-vbox.exe . Chạy file này và cài đặt.

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

Bước 5:Để máy ảo Genymotion có thể hoạt động và kết nối mạng thì bạn cần chắc chắn NDIS của hệ điều hành đã được mở. Đây là bước rất quan trọng và cũng vì nó mà nhiều bạn bị lỗi không tìm ra nguyên nhân do VirtualBox cung cấp thông tin quá mù mờ.

  • Vào Start > Run (hoặc tổ hợp phím Windows + R) > Gõ ncpa.cpl > Enter

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

  • hoặc vào Control Panel > Network and Internet > Network and Sharing Center. Chọn phần Change Adapter Settings ở cột bên trái:

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

Ở đây có 2 adapter chúng ta cần sửa như nhau nên mình sẽ thực hiện 1 cái, các bạn làm y hệt với cái còn lại. Chuột phải vàoVirtualBox Host-Only Network #2> Properties. Tick vào ô VirtualBox NDIS6 Bridged Networking Driver:

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

Sau đó nhấn OK và thoát ra ngoài.

Bước 6: Ở ngoài Desktop, các bạn mở bằng cách click vào biểu tượng Genymotion. Các bạn click vào nútSettingsvà chọn Sign in.

  • Đăng nhập bằng tài khoản đã đăng ký ở Bước 3 Bước 4.

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

Bước 7:Cũng ở cửa sổ Settings, chuyển sang tab ADB, các bạn chọn Use Custom Android SDK tools và chỉ định đường dẫn đến bộ Android SDK đã download và cài đặt ở bài GIỚI THIỆU LẬP TRÌNH ANDROID. Nếu hợp lệ, dòng chữ Android SDK tools found successfullysẽ được tick như hình:

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

Bước 8: Đóng cửa sổ Settingslại (các thiết lập sẽ được lưu). Sau đó chọn Add. Lúc này các bạn chỉ việc chọn loại máy ảo với phiên bản Android và độ phân giải mong muốn, sau đó nhấn NextFinish:

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

Bước 9: Đợi Genymotion tải về máy ảo và cài đặt thì danh sách máy ảo đã cài đặt sẽ hiển thị ở cửa sổ chính, chỉ việc click đôi vào là chạy. Dưới đây là minh họa Google Nexus S chạy Android 4.1.1:

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

Bước 10: Quay trở lại Android Studio, các bạn vàoFile> Settings:

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

Chọn Plugins ở cột bên trái và nhấn nút Browse Repositories…

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

ô tìm kiếm, tìm với từ khóa “genymotion” và nhấn Install để cài đặt Plugin, sau đó khởi động lại Android Studio:

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

Bước 11: Sau khi khởi động lại Android Studio, chúng ta có thêm một icon Kteam ở trên thanh công cụ. Và từ giờ trở đi, các bạn chạy máy ảo Genymotion trước, sau đó ở cửa sổ Select deployment target, máy ảo Genymotion sẽ hiện ra và sẵn sàng để cài app lên:

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

Máy ảo loại 2: Android AVD

Bước 1: Các bạn click vào nút Kteam AVD Manager nằm ở vị trí này:

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

Bước 2: ChọnCreate Virtual device…

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

Bước 3:Thư viện AVD của Android phong phú hơn Genymotion rất nhiều, và vì thế chúng ta có nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên vẫn nên chọn loại máy ảo có phiên bản Android mới nhất, và kiến trúc là x86 (không phải ARM nhé). Ta sẽ chọn kích cỡ màn hình vừa đủ nhìn:

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

Bước 4:Chọn phiên bản Android trong tab x86 Images

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

Bước 5: Đặt tên cho máy ảo và chỉnh một số thông số khác nếu bạn muốn, sau đó nhấn Finish:

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

Bước 6: Máy ảo AVD đã được tạo, sau này khi chọn Debug hoặc Run , các bạn sẽ thấy máy ảo các bạn đã tạo hiển thị ở mục Available Virtual Devices:

Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết

Kết luận

Qua bài này chúng ta đã nắm được cách cài đặt Genymotion và tạo + chạy máy ảo Genymotion và AVD.

Bài sau chúng ta sẽ tìm hiểu về CÁCH DEBUG (GỠ LỖI) MỘT CHƯƠNG TRÌNH ANDROID CƠ BẢN. Bằng cách… tạo ra lỗi và gỡ chính nó.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hãy để lại bình luận hoặc góp ý của mình để phát triển bài viết tốt hơn. Đừng quên “Luyện tập – Thử thách – Không ngại khó”.

Tải xuống

Tài liệu

Nhằm phục vụ mục đích học tập Offline của cộng đồng, Kteam hỗ trợ tính năng lưu trữ nội dung bài học Cài đặt máy ảo Android - Có thể bạn chưa biết dưới dạng file PDF trong link bên dưới.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy các tài liệu được đóng góp từ cộng đồng ở mục TÀI LIỆU trên thư viện Howkteam.com

Đừng quên likeshare để ủng hộ Kteam và tác giả nhé!

Thảo luận

Nếu bạn có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì về khóa học, đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong phần BÌNH LUẬN bên dưới hoặc trong mục HỎI & ĐÁP trên thư viện Howkteam.com để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng.

CỘNG ĐỒNG HỎI ĐÁP HOWKTEAM.COM GROUP THẢO LUẬN FACEBOOK

Từ khóa » Phần Mềm Tạo Máy ảo Android