Cài đặt Windows 10 Thật đơn Giản Và Nhanh Chóng Cho Máy Tính

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về Windows 10 (tôi xin phép gọi ngắn gọn là Win 10 trong suốt bài viết này) và đủ khả tự cài Win 10 mà không cần phải chạy ra các cửa hàng tin học hay nhờ vả các bạn IT khác.

Nhưng trước tiên, chúng ta cần phải có bước chuẩn bị về kiến thức và các công cụ phần mềm phục vụ quá trình tự cài Win 10 này. Hãy theo dõi phần tiếp theo để nắm rõ những gì cần phải làm.

Bỏ túi ngay cách cài Windows 10 siêu đơn giản dành cho máy tính

Hệ điều hành Windows là gì?

Hệ điều hành Windows là một hệ thống phần mềm được phát triển bởi Microsoft, đóng vai trò là giao diện giữa người dùng và phần cứng của máy tính. Nó cung cấp một môi trường đồ họa người dùng (GUI) tiện lợi, cho phép người dùng thực hiện các thao tác như mở ứng dụng, quản lý tệp tin, và truy cập Internet một cách dễ dàng. Từ phiên bản đầu tiên ra mắt vào năm 1985, Windows đã trải qua nhiều bản cập nhật và nâng cấp, mỗi phiên bản mới đều mang lại những cải tiến về tính năng, hiệu suất và bảo mật.

Windows trở thành hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới, được sử dụng rộng rãi trong các môi trường như gia đình, văn phòng, và giáo dục. Nó hỗ trợ một loạt các ứng dụng phần mềm, từ các ứng dụng văn phòng cơ bản đến những phần mềm chuyên nghiệp và trò chơi điện tử, làm cho nó trở thành một lựa chọn linh hoạt cho nhiều loại người dùng.

Windows 10 là gì?

Windows 10 là hệ điều hành thành công nhất của Microsoft dành cho máy tính cá nhân. Chính thức được công bố vào năm 2014, nó đã giới thiệu một hệ thống cập nhật liên tục (rolling updates) cho các tính năng (features) và chức năng (functionality) cho hệ điều hành và phần mềm được cài đặt trên đó. Ý tưởng là liên tục cải thiện hệ thống với các bản cập nhật nhỏ, giảm lượng gián đoạn tạo ra bởi các bản cập nhật lớn hơn.

01-Win10-updates

Không chỉ như vậy, để đẩy mạnh sự thông dụng của Win 10, Microsoft đã cho phép các máy đang chạy Windows 7 (ra mắt năm 2002) được nâng cấp (upgrade) hoàn toàn miễn phí lên thẳng Windows 10 thay vì phải đi qua Windows 8/8.1 (một trong những bản Windows thất bại về mặt marketing và sự trãi nghiệm người dùng). Vậy Windows 10 có điểm gì mạnh gì mà Microsoft tự tin như thế.

01-Win7-free-upgrade-to-Win10

Sau đây là những cải tiến đáng kể và hiệu quả mà Windows 10 đem lại cho người dùng những trãi nghiệm sử dụng thật sự tốt so với các phiên bản trước đây của mình:

  • Thời gian khởi động và vận hành nhanh hơn: đây thật sự là điều mà tất cả các phiên bản Windows trước đó đã khiến người dùng ngán ngẩm và thậm chí xem là mặc nhiên khi sử dụng hệ điều hành này. Nhưng từ phiên bản Windows 10 trở đi, tình trạng này đã bị xóa bỏ, chỉ chưa đến 20 giây là máy tính đã sẵn sàng để làm việc tính từ lúc bật nút công tắc khởi động. Đặc biệt là nếu Windows 10 được cài đặt trên những đĩa cứng SSD, thời gian có khi còn chưa đến 10 giây.

01-Win10-boot-faster

  • Tính bảo mật được nâng cao đáng kể: nói không phải ngoa là hệ điều hành Windows 10 thật sự được Microsoft tập trung cải tiến đáng kể về tính bảo mật và cung cấp hẳn một chương trình chống vi-rút và các phần mềm độc hại rất hiệu quả tên là Windows Security, được cập nhật thường xuyên qua mỗi lần update. Có thể nói, bạn không cần phải cài thêm bất cứ phần mềm diệt vi-rút nào khác.

01-Win10-more-security

  • Giao diện cải tiến đơn giản nhưng ưa nhìn: Giao diện cũng là một cái tiến không thể bỏ qua trên bản Windows 10 này, toàn bộ các biểu tượng (icon), giao diện cửa sổ làm việc và cả thanh menu Start đều được thiết kế lại, khiến cho màn hình làm việc trở nên gọn gàng và rộng rãi hơn. Bạn sẽ không còn cảm giác rối rắm trong thao tác của Windows 8/8.1, nặng nề về màn hình làm việc như trên Windows 7. Tuy nhiên, hiệu xuất hoạt động lại không hề giảm so với các phiên bản tiền nhiệm, nhiều khi lại nhanh hơn vì ít thao tác và ít màu mè hơn.

01-Win10-simple

  • Hỗ trợ màn hình cảm ứng nhanh và mượt mà hơn: sự thành công của máy tính bảng Surface đã là một minh chứng rõ ràng nhất cho những cải tiến về màn hình cảm ứng của Windows 10, khiến cho nó ngày càng được đón nhận là trãi nghiệm sử dụng tốt không thua kém gì các màn hình cảm ứng của iPad hay các máy tính bảng Android cao cấp trên thị trường.

01-Touch-screen-in-Surface-with-Win10

  • Tính ổn định và quản lý RAM được nâng cao đáng kể: tình trạng máy chậm hoặc treo sau 1 khoảng thời gian sử dụng và buộc người dùng phải khởi động lại máy (restart) thường xuyên là điều bình thường đối với các phiên bản Windows trước đó, cũng như tình trạng thiếu bộ nhớ khiến nhiều ứng dụng phải chạy ì ạch giờ đã hiếm khi xảy ra trên Widnows 10. Hiện tại, nếu không phải restart máy do các bản update yêu cầu thì gần như bạn sẽ quên luôn vấn đề này.

01-Win10-optimize-RAM

Yều cầu về phần cứng

02-System-requirements

Sau đây là những yêu cầu cơ bản để cài Win 10 trên máy tính của bạn. Nếu thiết bị của bạn không đáp ứng các yêu cầu này, bạn có thể không có trải nghiệm tuyệt vời với Windows 10 và nên cân nhắc mua một PC mới.

Bộ vi xử lý (CPU)Tốc độ xử lý 1 GHz hoặc hơn
Bộ nhớ (RAM)1 GB đối với hệ điều hành 32-bit 2GB đối với hệ điều hành 64-bit
Không gian đĩa cứng16 GB đối với hệ điều hành 32-bit 32 GB đối với hệ điều hành 64-bit
Card Đồ họaHỗ trợ DirectX9 hoặc mới hơn với trình điều khiển WDDM 1.0
Màn hìnhĐộ phân giải tối thiểu 800x600

Với những yêu cầu về phần cứng ở trên thì quả thật không là gì đối với các máy tính được sản xuất trong vòng 10 năm trở lại đây.

Một số lưu ý khác

Nếu bạn muốn nâng cấp từ các phiên bản Windows trước đó lên Win 10 thì bạn cần chú ý thêm:

  • Win 10 chỉ cho phép nâng cấp trực tiếp từ phiên bản Windows 7 SP1 trở về sau,
  • Nếu các phiên bản Windows cũ hơn Windows 7 SP1 thì bạn phải hoặc cài đặt mới Win 10 (bài viết này sẽ hướng dẫn bạn theo cách này) hoặc nâng cấp lên Widnows 7 SP1 trước khi nâng cấp lên Win 10.
  • Sử dụng “Trình trợ giúp Cập nhật Windows 10” (Widnows Update Assistant) để giúp bạn kiểm tra độ tương thích của phần cứng và phần mềm cũng như các bản cập nhật tính năng trên máy tính của bạn.

03-Cac-phien-ban-Windows-10

Nếu máy tính của bạn đã được sao lưu (backup) các dữ liệu quan trọng qua nơi khác (ngoài máy tính) và máy tính của bạn không cài đặt các phần mềm đặc thù cũng như bạn không thể nhẫn nại ngồi chờ vài tiếng đồng hồ để chờ quá trình nâng cấp (upgrade) lên Win 10, thì lời khuyên của tôi ở đây là bạn hãy cài đặt mới (Clean Installation) Win 10 cho máy tính của bạn và các chương trình phần mềm làm việc khác.

Cài đặt Windows 10

04-Install-methods

Có 3 cách chính để cài Win 10, đó là:

  • Cài đặt từ thiết bị gắn ngoài: có thể là từ đĩa DVD, cũng có thể là từ USB FlashDrive.
  • Cài đặt từ thiết bị gắn trong: chính là từ ổ cứng của máy tính.
  • Sử dụng bản Ghost Win 10 đa cấu hình: đây là cách nhanh nhất nhưng không chính thống và tiềm tàng khá nhiều lỗi khi vận hành cũng như dễ bị dính vi-rút hoặc các phần mềm độc hại (Malware).

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn thực hiện 2 cách đầu tiên này. Nhưng trước tiên, chúng ta cần phải có được tập tin ISO cài Win 10.

Tải xuống tập tin ISO cài đặt Windows 10

Bước 1: Hãy vào trang web chính thức của Windows 10 theo đường dẫn sau:

https://www.microsoft.com/en-us/software-download/windows10 Trang web hiện lên, hãy tìm mục “Create Windows 10 Installation media” và nhấp nút [Download tool now] để tải về trình cài đặt. (Tại thời điểm viết bài hướng dẫn này, bản Win 10 mới nhất là Windows 10 21H1)

01.png

Sau đó chỉ đường dẫn nơi lưu trữ trình cài đặt này (Vd: D:\Softwares)

03.png

Bước 2: Mở trình cài đặt này lên để bắt đầu tiến hành tải và lưu tập tin ISO cài đặt cho Win 10. Trước tiên, trình cài đặt sẽ quét sơ hệ thống để kiểm tra tính tương thích của máy tính.

04.png

Sau đó, cửa sổ trình cài đặt hiện một thông báo về thỏa thuận bản quyền của Microsoft khi sử dụng phần mềm này. Hãy kéo hộp thoại văn bản nội dung thỏa thuận xuống cuối cùng. Lúc này nút [Accept] sẽ sáng lên và hãy nhấp vào đó để chấp nhập đi tiếp.

05.png

Trình cài đặt lúc này sẽ quét kiểm tra hệ thống máy tính thêm 1 lần nữa nhưng sẽ sâu và lâu hơn (Bạn cũng đừng lo, vì lần 1 đã thành công thì lần 2 không là gì cả!)

Bước 3: Sau khi quét kiểm tra lần 2 xong, trình cài đặt sẽ hỏi bạn là muốn nâng cấp hay tạo đĩa cài đặt cho một máy khác. Hãy chọn tùy chọn “Create installation media (USB FlashDrive, DVD, or ISO file) for another PC”, rồi nhấp nút [Next] để tiếp tục.

07.png

Bước 4: Cửa sổ chọn ngôn ngữ, kiến trúc và ấn bản xuất hiện. Các thông số là do quá trình quét kiểm tra trước đó tìm thấy được trên máy tính của bạn.

Hãy bỏ chọn “Use the recommended option for this PC” vì chúng ta sẽ tải tập tin ISO cài Win 10 không chỉ cho máy tính của mình, mà còn có thể cho các máy tính khác nữa. Tiếp theo, bạn hãy chọn lại các mục ở trên, nhưng lưu ý là mục “Architecture” thì chọn là “Both”, có nghĩ là tập tin ISO cài Win 10 này gồm cả bản 32-bit và 64-bit. Sau khi chọn xong, hãy nhấp nút [Next] để tiếp tục.

08.png

Bước 5: Cửa sổ tiếp theo đưa ra cho bạn 2 lựa chọn là tạo trực tiếp bộ cài Win 10 lên thiết bị lưu trữ USB flah drive hay là tạo tập tin ISO cài Win 10? Hãy chọn tùy chọn “ISO file” vì với tập tin ISO này, chúng ta cũng có thể sử dụng để ghi ra đĩa DVD hoặc tạo bộ cài đặ Win 10 lên thiết bị lưu trữ USB FlashDrive sau này cũng được. Sau đó, nhấp nút [Next] để tiếp tục.

09.png

Bước 6: Hộp thoại Lưu trữ hiện lên và yêu cầu bạn chỉ nơi lưu tập tin ISO này. (Vd: D:\Softwares). Bạn có thể đặt lại tên để cho dễ nhớ tại ô “File name”, rồi nhấp nút [Save] để tiếp tục.

10.png

Tiếp theo đó, trình cài đặt bắt đầu tiến hành tải tập tin ISO cài Win 10 về trên máy của bạn.

11-1.png

Bước 7: Sau khi tải xong tập tin ISO cài Win 10, cửa sổ chương trình sẽ có thể giúp bạn ghi ra đĩa DVD ngay nếu bạn chọn “Open DVD burner”, nếu chưa muốn hãy nhấp nút [Finish] để hoàn tất quá trình này.

12.png

Vậy là “nhiên liệu” đã chuẩn bị xong. Tiếp theo, chúng ta sẽ “nạp nhiên liệu vào bình xăng” để chuẩn bị “vận hành”. Nhưng do tại thời điểm viết bài này, ổ đĩa và đĩa DVD không còn thịnh hành nữa nên tôi sẽ sử dụng USB FlashDrive để làm bộ cài Win 10 và hướng dẫn cách cài Win 10 bằng USB FlashDrive.

Cài đặt Windows 10 bằng USB FlashDrive

Để có thể ghi từ tập tin ISO ra USB FlashDrive thì bạn cần phải có công cụ chuyên biệt (không thể dùng cách DVD burner để làm được). Có rất nhiều công cụ làm được điều này, nhưng Microsoft đã cung cấp cho chúng ta một công cụ miễn phí có từ hồi Windows 7 nhưng cực kỳ nhỏ gọn, nhanh chóng và hiệu quả, có tên là “Windows 7 USB/DVD Download Tool”. Tuy nhiên, công cụ này không còn đặt trên trang web chính thức của Microsoft (có lẽ là Microsoft muốn người dùng dần quên đi cái tên gọi Windows 7), nhưng giới “mộ đạo” thì đã tải xuống và lưu tại các trang web lưu trữ trên Internet (trong đó có tôi).

05-Windows 7 USB-DVD Download Tool.png

Link tải xuống: https://download1080.mediafire.com/x2v318o5sn6g/b74vth84cio2ja5/Windows7-USB-DVD-tool.exe

Sau khi tải vể, bạn hãy chạy cài đặt phần mềm này và thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Cài đặt chương trình “Windows 7 USB/DVD Download Tool

Cửa sổ welcome hiện ra, nhấp nút [Next] để tiếp tục.

14.png

Bước 2: Cửa số tiếp theo, nhấp nút [Install] để tiếp tục.

15.png

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, nhấp nút [Finish] để hoàn tất quá trình cài đặt.

16.png

Lúc này trên màn hình máy tính của bạn xuất hiện biểu tượng (icon) của chương trình “Windows 7 USB/DVD Download tool”. Hãy mở chạy chương trình này để bắt đầu ghi bộ cài đặt Win 10 từ tập tin ISO đã tải xuống trước đó lên USB FlashDrive.

7.png

Bước 4: Cửa sổ chương trình xuất hiện, nhấp nút [Browse] để chỉ đến nơi lưu trữ tập tin ISO cài Win 10 đã thực hiện ở trên.

18.png

Bước 5: Hộp thoại “Open” xuất hiện, hãy chỉ đường dẫn và chọn tập tin ISO cài Win 10, rồi nhấp nút [Open] để tiếp tục. (vd: D:\Softwares)

19.png

Bước 6: Quay trở lại cửa sổ chương trình, nhấp nút [Next] để tiếp tục.

20.png

Bước 7: Chương trình yêu cầu chúng ta hãy chọn ghi tập tin ISO ra thiết bị nào: USB FlashDrive hay DVD? Ở đây tôi chọn USB FlashDrive bằng cách nhấp nút [USB device] để tiếp tục.

21.png

Bước 8: Tiếp theo, chương trình sẽ tự động tìm thiết bị lư trữ USB trên máy tính của bạn. Lúc này bạn hãy cắm USB FlashDrive vào cổng USB và bấm nút [Refresh] để chương trình tìm lại lần nữa.

Lời khuyên: USB FlashDrive của bạn phải có dung lượng lớn hơn dung lượng của tập tin ISO cài Win 10 và phải được định dạng (format) trước khi sử dụng.

22.png

Sau khi thực hiện xong, nhấp nút [Begin copying] để bắt đầu ghi tập tin ISO cài Win 10 vào USB FlashDrive của bạn.

23.png

24.png

Bước 9: Sau khi thực hiện xong quá trình tạo bộ cài đặt Win 10 lên USB FlashDrive, nếu muốn tạo thêm 1 thiết bị dự phòng thì hãy nhấp nút [Start over] để thực hiện lại từ Bước 4 đến Bước 7, ngược lại thí đóng chương trình lại.

25.png

Sau đó, nhớ đặt lại tên cho USB FlashDrive để dễ nhận biết sau này.

Hướng dẫn cài đặt Windows 10

Lưu ý: Trước khi khi thực hiện việc cài Win 10, tôi xin lưu ý với bạn một số vấn đề sau:
  • Sao lưu toàn bộ dữ liệu đang có trên máy tính của bạn qua một nơi khác để không bị mất nếu vô tình quá trình cài Win 10 xóa mất dữ liệu của bạn.
  • Copy toàn bộ thư mục trình điều khiển thiết bị (Driver) trên máy ra ngoài để có thể tận dụng lại sau khi cài đặt xong Win 10 (thường thì thư mục này sẽ nằm ở ngoài cùng ổ đĩa C:\ với tên là “Setup” hoặc “Driver”).
  • Nếu máy tính có gắn cáp mạng thì hãy rút nó ra cho đến khi Win 10 cài đặt xong.

Khởi động lại (restart) máy tính của bạn, khi màn hình tắt và mới bắt đầu hiện lên, bạn sẽ thấy một màn hình đen có các biểu tượng logo của hãng máy tính bạn đang dùng xuất hiện trong khoảng 1-3 giây. Hãy để ý xem trên màn hình có nội dung nào liên quan đến phím chức năng (phím từ F1 – F12) để chọn lựa khởi động (boot) từ các thiết bị. Hãy bấm ngay nút đó (thường sẽ là nút F10 hoặc F12), nếu không kịp thì bạn lại Restart máy tính của mình cho đến khi xuất hiện màn hình lựa chọn boot từ USB FlashDrive hay từ đĩa cứng (Hard drive) trong máy. Hãy chọn boot từ USB FlashDrive và thực hiện theo các bước sau.

Bước 1: Tại Trình quản lý khởi động Windows (Windows Boot Manager), hãy chọn kiến trúc là 32-bit hay 64-bit để cài đặt cho máy tính của bạn. Ở đây tôi chọn “Windows 10 Setup (64-bit)”.

Lưu ý: Nếu RAM máy tính của bạn nhỏ hơn 4GB thì nên chọn kiến trúc 32-bit để cài đặt nhằm tối ưu hóa RAM và tốc độ cho các máy tính có cấu hình thấp.

01-1.png

Bước 2: Màn hình cửa sổ cài đặt xuất hiện, hãy chọn:
  • Định dạng thời gian và tiền tệ của hệ thống là “Vietnamese (Vietnam)” tại mục “Time and curency format
  • Kiểu bàn phím và các nhập là “US” tại mục “Keyboard or input method
Rất tiếc là Windows 10 không có bản ngôn ngữ Tiếng Việt nên mục “Language to instal” thì bạn để mặc định là “Englisht (United States)” hoặc nếu bạn rành ngôn ngữ khác thì có thể chọn lại trong danh sách (nếu có hỗ trợ). Sau khi chọn lựa xong, nhấp nút [Next] để tiếp tục.

02-1.png

Bước 3: Chỉ cần nhấp nút [Install now] trong cửa số tiếp theo.

03-1.png

Bước 4: Tại cửa sổ này, trình cài đặt sẽ yêu cầu bạn nhập dãy product key (mã bản quyền Windows). Hãy nhấp chọn “I don’t have a product key” để tiếp tục (không nên nhập mã bản quyền Windows tại bước này vì nó sẽ rất mất thời gian, chúng ta có thể nhập nó sau khi cài đặt xong Win 10).

04-1.png

Bước 5: Hãy chọn một ấn bản (edition) của Win 10, rối bấm nút [Next] để tiến hành cài đặt.

Lưu ý: Win 10 có rất nhiều ấn bản dành cho các mục đích khác nhau như dùng cho cá nhân (Home), giáo dục (Education), hoặc cho chuyên gia và doanh nghiệp (Pro). Các ấn bản có gắn chữ “N” ở cuối đó là các ấn bản dành cho thị trường Châu Âu (do luật chống độc quyền ở Châu Âu nên những ấn bản của Win 10 tại đây sẽ không được tích hợp trình duyệt web Internet Explorer hoặc Edge)

05-1.png

Bước 6: Hộp thoại thông báo thỏa thuận bản quyền Win 10 xuất hiện. Hãy check ở nội dung “I accept the license terms” và nhấp nút [Next] để tiếp tục.

06.png

Bước 7: Hộp thoại yêu cầu chúng ta chọn cách cài Win 10: nâng cấp (Upgrade) hay tùy chỉnh (Custom) chỉ cài Win 10?

Như đã đề cập ở trên, nếu bạn đang sử dụng phiên bản Windows 7 SP1 trở đi và để bảo toàn product key, dữ liệu cũng như các phần mềm đặc thù thì nên chọn giải pháp 'Upgrade', ngược lại hãy chọn giải pháp 'Custom'. Ở đây, tôi chọn 'Custom' để cài mới Win 10 (clean installation).

07-1.png

Bước 8: Hộp thoại liệt kê các ổ đĩa cứng và phân vùng (partition) đang có trên các ổ đĩa cứng này của máy tính xuất hiện. Lời khuyên chân thành là bạn nên xóa tất cả các partition đang có trên ổ đĩa cứng tên là “Drive 0”, bằng cách chọn từ dưới lên từng partition của “Drive 0”rồi nhấp nút [Delete] cho đến khi chỉ còn một “Drive 0” trống tên là “Drive 0 Unallocate Space”. Hãy chọn “Drive 0” rồi nhấp nút [Next] để tiếp tục.

Lưu ý:
  • Trước khi bắt đầu tôi đã có 1 lưu ý với bạn phải sao lưu tất cả dữ liệu có trong máy qua 1 nơi khác để tránh ở bước này bạn lúng túng không biết xóa các partition và ổ đĩa cứng nào mới là “Drive 0
  • Drive 0” là ổ đĩa cứng được máy tính nhận biết là ổ đĩa cứng đầu tiên trong danh sách đĩa cứng có trong máy.
  • Tại sao bước này phải xóa tất cả các partition có trên “Drive 0” để làm gì? Điều này liên quan đến các thiết lập có trong Trình quản lý phần cứng (hay thường được gọi là BIOS) về chế độ hoạt động của ổ cứng trong máy tính là Không quan trọng bảo mật (gọi là Legacy Mode) và Xem trọng bảo mật (gọi là UEFI Mode, chế độ này xuất hiện nhiều trong các máy tính sản xuất khoảng 5 năm trở lại đây). Nếu là UEFI Mode thì không cho phép bạn cài đặt đè lên bất kỳ partition nào của Hệ điều hành cũ trên ổ đĩa cứng đó, nhưng nếu bạn xóa toàn toàn bộ partition thì bạn có thể cài Win 10 lên ổ đĩa cứng này.

Bước 9: Màn hình tiếp theo là bắt đầu tiến trình cài đặt (tự động) của Win 10, bạn sẽ phải chờ khoảng 30 phút để quá trình này thực hiện xong. Sau khi xong, máy tính sẽ tự động restart.

09-1.png

Bước 10: Sau khi máy tính khởi động lại, Win 10 sẽ yêu cầu bạn xác định quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà bạn đang sống. Hãy chọn là “Vietnam” (mặc định đã được chọn từ Bước 2 rồi), sau đó nhấp nút [Yes] để tiếp tục.

Bước 11: Win 10 tiếp tục yêu cầu bạn chọn lại kiểu thiết kế (layout) bàn phím mà bạn đang sử dụng. Cũng rất tiếc là Việt Nam chúng ta không có kiểu thiết kế bàn phím riêng như ở một số quốc gia (như Pháp, Tây Ban Nha, Nhật hay Hàn quốc, …) nên bạn cứ để mặc định là “US” (như ở Bước 2 đã chọn) rồi nhấp nút [Yes] để tiếp tục.

11-2.png

Bước 12: Win 10 lại tiếp tục hỏi bạn có muốn thêm kiểu thiết kế bàn phím khác hay không? Hãy chọn [Skip] để tiếp tục.

12-1.png

Bước 13: Như tôi đã có nhắc lúc ban đầu là phải rút dây cáp mạng ra khỏi máy tính (nếu có) và ở đây nếu máy tính của bạn có mạng wifi và thấy các wifi quen thuộc thì cũng KHÔNG được kết nối ngay vào wifi lúc này mà chọn “I don’t have Internet” để tiếp tục.

Lưu ý: Tại sao không kết nối mạng Internet ở bước này? Đó là nếu Win 10 thấy máy tính kết nối vào được Internet thì lập tức bước tiếp theo sẽ tạo tài khoản online và buộc bạn đăng nhập bằng tài khoản này do Microsoft cấp để quản lý tất cả các thông tin liên quan đến bạn (kể cả vấn đề bản quyền). Nếu máy tính bạn sử dụng tài khoản online này thì sẽ gặp rất nhiều vấn đề phát sinh nếu máy tính đến những nơi không có mạng Internet thì máy sẽ chạy rất chậm khi đăng nhập và hoạt động không ổn định khi làm việc.

13.png

Bước 14: Win 10 sẽ đề nghị bạn cài đặt các phần mềm bổ sung tại màn hình này. Hãy nhấp chọn “Continue with limited setup” để qua nhanh bước này, thay vì phải tốn thời gian để Win 10 cài đặt một đống phần mềm bổ sung của Microsoft mà bạn thậm chí không biết nó là gì.

Bước 15: Tại đây, Win 10 sẽ yêu cầu bạn tạo tài khoản đăng nhập (tài khoản này nằm trên máy, gọi là local account, không phải là tài khoản online) nên bạn có thể đăng nhập và sử dụng máy tính bình thường dù có Internet hay không. Hãy nhập Tên và Mật khẩu tài khoản (có thể để trống nếu bạn ko cần mật khẩu), rồi nhấp nút [Next] để tiếp tục.

16-1.png

Bước 16: Tại màn hình tiếp theo, Win 10 lại đề nghị bạn bật rất nhiều tính năng (feature) để theo dõi các hoạt động, hành vị của bạn trên máy tính của mình, như: Vị trí (Location), dữ liệu (Data), trải nghiệm (Experience), tìm thiết bị nếu mất (track), các thao tác gõ phím (Typing), và quảng cáo (Ads).

Hãy tắt (Off) tất cả ngay đi nếu bạn không đồng ý cho Microsoft biết những thông tin này cũng như làm tăng tốc độ máy tính lên một chút). Nhấp nút [Accetpt] để tiếp tục.

17-1.png

Bước 17: Tiếp theo đó, Win 10 có thể sẽ restart lại máy 1 lần nữa và yêu cầu bạn chờ khoảng 5-10 phút để Win 10 thiết lập các thông số và tài khoản trên máy cho đầy đủ.

Lưu ý: trong bước này nếu máy vô tình bị tắt thì cũng không sao cả, khi máy khởi động lại, thì sẽ tiến hành lại các bước thiết lập ở trên.

Từ khóa » Cách Cài Win 10 Lậu