Cái đẹp Trong Văn Học Nghệ Thuật
Có thể bạn quan tâm
Cái đẹp trong văn học nghệ thuật.
Trước hết, cái đẹp là phạm trù trung tâm của mĩ học. Trong lịch sử tư tưởng mĩ học, phạm trù cái đẹp xuất hiện từ rất sớm. Từ xa xưa, các nhà mĩ học duy tâm khách quan (tiêu biểu như Platon, Hegel) lí giải nguồn gốc của cái đẹp từ trong thế giới ý niệm, xem cái đẹp là hồi quang của ý niệm siêu nhiên, thần thánh. Ngược lại, các nhà mĩ học duy tâm chủ quan lại tuyệt đối hóa cái đẹp theo quan niệm chủ quan, tìm nguồn gốc của cái đẹp trong ý thức của chủ thể, trong cảm xúc cá nhân.
Nhà mĩ học Hume quả quyết rằng: “Cái đẹp không phải là phẩm chất tồn tại trong bản thân sự vật, nó tồn tại chủ yếu trong tâm linh người quan sát nó” . Còn nhà triết học học người Đức Kant thì cho rằng: “Cái đẹp không ở trên đôi má hồng của người thiếu nữ mà ở trong con mắt của kẻ si tình” . Đến thế kỷ XX, các nhà mĩ học dân chủ cách mạng Nga đã kéo cái đẹp trở về với mảnh đất trần thế, họ cho rằng ở đâu có cuộc sống là ở đó có cái đẹp. Thừa nhận sự tồn tại khách quan của cái đẹp, nhà nghiên cứu Tsernushevski đưa ra định nghĩa: “Cái đẹp là cuộc sống”. Kế thừa thành tự của mĩ học trước đó, mĩ học Marx – Lenin lí giải rằng: “Bản chất của cái đẹp là sự thống nhất biện chứng giữa hai yếu tố khách quan và chủ quan”.
Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử mĩ học từ cổ đại đến hiện đại, các tác giả của cuốn sách Mĩ học đại cương đưa ra khái niệm: “Cái đẹp là một phạm trù thẩm mĩ dùng để chỉ một phẩm chất thẩm mĩ của sự vật khi nó phù hợp với quan niệm của con người về sự hoàn thiện và tính lí tưởng, có khả năng gợi lên ở con người một thái độ thẩm mĩ tích cực do sự tác động qua lại giữa đối tượng và chủ thể”.
Như vậy, nhìn vào lịch sử tư tưởng mĩ học chúng ta thấy rằng quan niệm cụ thể về cái đẹp có thể khác nhau, thậm chí là đối lập nhau giữa các trường phái mĩ học, nhưng cái đẹp luôn được coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất, phổ biến nhất, và là điểm tựa trung tâm để con người đánh giá đời sống về mặt thẩm mĩ; cái đẹp bao giờ cũng đứng ở vị trí trung tâm trong mối quan hệ thẩm mĩ giữa con người với hiện thực.
Trong tác phẩm nghệ thuật, cái đẹp là yếu tố giữ vai trò then chốt. Bàn về phương diện này, nhà nghiên cứu Bielinski từng khẳng định: “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật. Đó là một định lí”. Cũng cần phải nói thêm rằng, nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng không phải là nơi độc quyền sản xuất ra cái đẹp, nhưng đó lại là nơi tập trung nhất, lãnh trách nhiệm nặng nề nhất trong việc tìm kiếm, sáng tạo và thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp cho xã hội.
Cái đẹp trong tác phẩm văn học được thể hiện hết sức phong phú, đa dạng. Có thể là cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người, cái đẹp của tư tưởng tình cảm, cái đẹp của hình thức nghệ thuật. Xét riêng về nội dung phản ánh, văn học không chỉ phản ánh cái đẹp một chiều. Trong tác phẩm văn học, nhà văn có thể miêu tả cả cái xấu, cái ác, nhưng ngay cả khi các nhà văn miêu tả cái ác cái xấu thì mục đích của họ cũng là hướng về cái đẹp. Miêu tả cái ác cái xấu vì thế trở thành một phương thức để tác động, cải tạo con người và xã hội. Đúng như nhà văn Thạch Lam từng viết: “… văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là tìm kiếm, nâng đỡ và sáng tạo cái đẹp, thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp cho con người. Bởi vậy mỗi nhà văn là một vị sứ giả của cái đẹp. Hành trình sáng tác của họ là hành trình tìm kiếm và sáng tạo cái đẹp, hướng con người và xã hội đến với cái đẹp. Nhưng mỗi nhà văn lại có một hướng đi riêng, một cách thể hiện riêng. Cái đẹp mà văn học mang lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật
Suy nghĩ về ý kiến: Cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống nhưng quan trọng và trực tiếp hơn cả là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ.
Từ khóa » Cái đẹp Trong Tác Phẩm Văn Học Phải Là Cái đẹp độc đáo Khác Thường
-
Bàn Về Cái đẹp Trong Các Tác Phẩm Văn Học, Có Người Cho Rằng
-
Cái đẹp Trong Văn Học Phải Là Cái đẹp độc đáo, Khác Thường...
-
PHẢI CHĂNG CÁI ĐẸP CHÍNH LÀ CUỘC SỐNG?
-
Cái đẹp Trong Tác Phẩm Văn Học Phải Là Cái đẹp độc đáo, Khác Thường
-
MS176 - Bình Luận Về Hai ý Kiến: “Đã Là Văn Chương Thì Phải đẹp” Và ...
-
Đề Thi HSG :Cái đẹp Mà Văn Học đem Lại Không Phải Là Cái Gì Khác ...
-
[LỜI GIẢI] Cái đẹp Mà Văn Học đem Lại Không Phải Cái Gì Khác Hơn Là ...
-
Đi Tìm Nét đẹp Trong Văn Chương
-
ĐỀ THI HSG - CHUYÊN De Copy 7 Docx - Nslide
-
Nhận định Về Cái đẹp Của Văn Học
-
Sáng Tạo Những Tác Phẩm Có Giá Trị Vì Con Người ... - Thành ủy TPHCM
-
Tài Liệu Văn Mẫu Hay
-
Văn Học Luôn Gắn Liền Với Cái đẹp Và Cái Thiện Tuy Nhiên, Nhiều Tác ...
-
Đề Thi Chọn HSG Môn Ngữ Văn Lớp 9 (có đáp án)