Cái Ghẻ Là Con Gì? Hình Ảnh Nhận Biết Và Tiêu Diệt
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Cái ghẻ là con gì? Hình ảnh nhận biết và tiêu diệt
Cái ghẻ là con gì? Hình ảnh nhận biết và tiêu diệt
Đặt lịch
Cái ghẻ là một loại ký sinh trùng siêu nhỏ, không thể quan sát được bằng mắt thường. Chúng sống ký sinh trong lớp thượng bì của da người, là nguyên nhân gây bệnh ghẻ. Cái ghẻ có khả năng sinh sôi, phát triển nhanh chóng. Đồng thời, chúng có thể lây lan từ người sang người nếu tiếp xúc gần hoặc qua đồ dùng cá nhân có cái ghẻ hoặc trứng ghẻ bám lên trên.
Cái ghẻ là gì?
Cái ghẻ là ký sinh trùng sống ký sinh ở lớp thượng bì của da người và là nguyên nhân gây nên bệnh ghẻ. Chúng có kích thước siêu nhỏ, không thể quan sát bằng mắt thường. Cái ghẻ có tên khoa học là sarcoptes scabiei (họ sarcoptidae).
Con ghẻ đực sau khi giao phối sẽ chết đi, trong khi đó ghẻ cái sẽ tiếp tục đào hang và đẻ trứng trong lớp thượng bì. Theo ghi nhận, bệnh ghẻ đã xuất hiện từ thời La Mã cổ đại. Tuy nhiên, đến năm 1687 thì cái ghẻ (sarcoptes scabiei) mới được nhà khoa học Giovanni Cosimo Bonomo phát hiện ra.
Có thể nói, bệnh ghẻ là căn bệnh đầu tiên mà loài người nhận diện được nguyên nhân cụ thể. Bên cạnh đó, ghẻ có thể lây lan dễ dàng. Bởi, các cái ghẻ có thể di chuyển từ da người bệnh sang người khỏe mạnh khi được tiếp xúc gần hoặc thông qua đồ dùng cá nhân.
Bệnh ghẻ hiện nay khá phổ biến, thường xuất hiện ở những nơi ẩm thấp, thiếu nước sinh hoạt, môi trường ô nhiễm, dân cư đông đúc. Không chỉ gây bệnh cho cơ thể người, cái ghẻ còn gây nên bệnh ghẻ cho vật nuôi, động vật linh trưởng,…
Hình ảnh và đặc điểm của cái ghẻ
Dưới đây là một số đặc điểm của cái ghẻ, bạn đọc có thể tham khảo:
Hình thể cái ghẻ
Thông qua quan sát dưới kính hiển vi, người ta nhận thấy hình dạng của cái ghẻ khi trưởng thành sẽ có dạng bầu dục, phần mặt bụng phẳng, mặt lưng hơi gồ lên và chúng không có mắt. Cái ghẻ cái có kích thước từ 330 micromet đến 450 micromet, con đực sẽ bé hơn với kích thước khoảng 200 micromet đến 250 micromet.
Cái ghẻ có 8 chân, trong đó 2 chân sau sẽ có lông tơ, 2 chân trước có ống giác. Đầu cái ghẻ có vòi để chúng hút thức ăn. Thân của các cái ghẻ có nhiều lằn song song nhau, nhiều lông, không có lỗ thở nên chúng sẽ thở qua da. Tuy nhiên các sarcoptes scabiei vẫn có miệng, bên trong gồm 1 kiềm có răng, môi dưới – hạ khẩu – hai xúc biện hàm dính liền tạo thành 3 đốt nối.
Ghẻ cái đẻ trứng, trứng có cấu tạo với vỏ mỏng, trong suốt. Hình dạng của trứng cũng ở dạng bầu dục, kích thước siêu nhỏ, khoảng 90 nhân 170 micromet. Có rất nhiều trứng được sinh ra nhưng chỉ có không đến 10% trứng nở thành cái ghẻ trưởng thành.
Tham khảo thêm: Cách phân biệt bệnh ghẻ và bệnh chàm (eczema)
Quá trình phát triển
Sau khi tiếp xúc với da, các sarcoptes scabiei sẽ tiết ra một loại enzyme tên là proteases. Chất này có tác dụng làm suy giảm lớp sừng giúp cái ghẻ đi vào bên trong lớp thượng bì dễ dàng hơn. Chúng lấy thức ăn từ các mô bị phân hủy. Nhiều người cho rằng sarcoptes scabiei sẽ ăn máu của vật chủ ký sinh nhưng thực tế ngược lại, cái ghẻ không ăn máu.
Khi sống ký sinh trong lớp thượng bì, ghẻ cái sẽ đào hang vào ban đêm, vì thế trên da xuất hiện nhiều luống ghẻ nhỏ khoảng 3 – 5 milimet. Vào ban ngày, chúng sẽ chui vào các hang đã được đào để đẻ trứng. Mỗi ngày, trung bình ghẻ cái sẽ để 1 – 5 trứng, sau 72 – 96 ngày các trứng sẽ nở thành ấu trùng.
Ấu trùng có chu kỳ lột xác 5 – 6 lần, thời gian kéo dài từ 20 – 25 ngày sau đó sẽ phát triển thành cái ghẻ trưởng thành. Khi đó, chúng tiếp tục chui ra khỏi hang, thực hiện quá trình giao phối. Ghẻ đực lại chết đi và ghẻ cái tiếp tục công việc đào hang đẻ trứng theo chu trình phát triển bình thường.
Tốc độ sinh sản của cái ghẻ khá nhanh. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, một con ghẻ cái khỏe mạnh có thể sinh nở được 150 triệu con ghẻ con. Đến khi chúng sinh nở hết số lượng thì mới kết thúc vòng đời của mình, thời gian tồn tại dài hơn nhiều so với con ghẻ đực.
Bởi ghẻ cái đào hang vào ban đêm nên người bệnh thường ngứa ngáy dữ dội vào thời gian này. Cùng lúc đó, cái ghẻ bài tiết độc tố, kích thích dây thần kinh cảm giác. Độc tố sẽ khiến ngứa ngáy kéo dài và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của người bệnh.
Khi người bệnh gãi, cái ghẻ và trứng có thể vương vãi xuống giường, bám vào quần áo, chăn gối tạo nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh. Thời gian cái ghẻ tồn tại bên ngoài lớp thượng bì là khoảng 4 ngày. Còn trên vật chủ, một chu kỳ của cái ghẻ thường 8 – 15 ngày và còn phụ thuộc vào thời tiết, nhiệt độ.
Vai trò gây bệnh
Cái ghẻ thường ký sinh và gây hại ở những vùng da mỏng, nhạy cảm trên cơ thể như nếp gấp cổ tay, ở kẽ các ngón tay, lòng bàn chân, lưng, mông, vùng da xung quanh vú,…Trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, bệnh ghẻ có thể xuất hiện ở xung quanh vùng kín. Nếu không sớm điều trị, cái ghẻ sẽ lây lan sang nhiều bộ phận, thậm chí là toàn bộ cơ thể.
Như đã đề cập, ghẻ cái sẽ đào hang vào ban đêm để đẻ trứng. Trong khi hoạt động, chúng vừa tiết ra độc tố vừa làm cho các dây thần kinh cảm giác bị kích thích. Điều này khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy dữ dội, khó chịu kéo dài gây ra tình trạng mất ngủ, cơ thể suy nhược.
Bên cạnh đó, trường hợp cơ thể nhận định cái ghẻ là dị nguyên sẽ hình thành phản ứng dị ứng. Lúc này, histamin sẽ được phóng thích vào da nhằm kích thế tế bào được gọi là mast, cùng với đó là một số chất trung gian khác để tạo thành phản ứng viêm. Trên da người sẽ nổi nhiều mẩn đỏ, ngứa ngáy.
Nhiều người bệnh dùng tay cào gãi, nhất là trẻ em. Hành động này khiến cho vùng da bị tổn thương thêm trầy xước, gây bội nhiễm nguy hiểm. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể tiến triển nặng hơn thành chốc lở. Người bệnh có thể nhận biết thông quá lớp da sần sùi, nhiều mụn nước, mụn mủ.
Mặc dù tình trạng chốc lở hình thành do cái ghẻ không phổ biến, tuy nhiên cũng không nên chủ quan. Bởi nếu càng diễn biến nghiêm trọng, nguy cơ nhiễm trùng da như áp xe, viêm mô tế bào hoàn toàn có thể xảy ra.
Các sarcoptes scabiei có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần. Hoặc thậm chí khi người khỏe mạnh sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị ghẻ thì nguy cơ bị ký sinh trùng ghẻ tấn công là rất cao. Ngoài ra, quan hệ tình dục cũng được xem là con đường dễ dàng cho cái ghẻ lây lan.
Chính vì thế, bệnh ghẻ cũng được xếp vào các bệnh lý lây qua đường tình dục. Bên cạnh đó, cũng như bệnh lang ben, nấm da, bệnh ghẻ có thể bùng lên thành dịch nếu không được phòng tránh và điều trị. Đặc biệt phổ biến ở những khu vực đông dân cư, ở trại giam,…
Do đó, nếu nghi ngờ cơ thể mắc phải bệnh ghẻ, người bệnh nên thông báo với những người xung quanh. Đồng thời nhanh chóng thăm khám để nhận định mức độ và được bác sĩ hướng dẫn điều trị, phòng ngừa những biến chứng không mong muốn xảy ra.
Tham khảo thêm: Bệnh tổ đỉa và ghẻ nước: Cách phân biệt, chữa trị
Cách nhận biết bệnh ghẻ
Trung bình, sau khoảng 10 – 15 ngày bị cái ghẻ xâm nhập, người bệnh sẽ có những biểu hiện của bệnh như:
- Trên da xuất hiện những nốt mụn nước khá nhỏ, kích thước như hạt tấm, trong suốt, mọc rải rác trên da. Chúng không xuất hiện thành chùm, thành đám như một số bệnh da liễu khác. Bạn có thể phân biệt bệnh ghẻ và zona thần kinh thông qua dấu hiệu này. Các nốt mụn chủ yếu xuất hiện rải rác ở vùng da non, mỏng.
- Các rãnh ghẻ được ghẻ cái đào tạo thành nhiều đường cong dài khoảng 2 – 3 cm, ngoằn ngoèo. Rãnh ghẻ có màu trắng xám, đôi khi trắng đục, chúng nổi cộm lên bề mặt da. Thông thường, ở đầu các rãnh hang của cái ghẻ sẽ có mụn nước 1 – 2 mm, đây được cho là nơi trú ngụ của sarcoptes scabiei.
- Bệnh ghẻ khiến người bệnh ngứa ngáy dữ dội vào ban đêm. Trường hợp xảy ra bội nhiễm, bệnh nhân kèm theo tình trạng sốt cao.
- Nếu người bệnh cào gãi, da xuất hiện thêm các vết thương như trợt loét, nổi mụn nước, có mủ, bong vảy tiết,…Khi chúng lành lại sẽ gây thâm sẹo mất thẩm mỹ.
- Thông thường, những tổn thương sẽ xuất hiện tập trung tại khu vực da mỏng, da non như ở mu bàn tay, nách, quanh rốn, kẽ ngón tay,…Nam giới bị ghẻ có thể gây tổn thương tại vị trí giữ thân dương vật hoặc ở bao quy đầu. Đối với nữ giới, cái ghẻ có thể đào hang ở vùng da xung quanh vú. Trừ trường hợp trẻ sơ sinh, bệnh ghẻ hầu như ít gây hại đối với khu vực da đầu và mặt.
- Quá trình chẩn đoán có thể gặp khó khăn hơn khi người bệnh cào gãi khiến vùng da bị ghẻ chàm hóa làm các triệu chứng điển hình bị che lấp.
Khi bị cái ghẻ xâm nhập, trong khoảng 2 tuần đầu người bệnh sẽ không nhận thấy biểu hiện ngứa ngáy. Mặc dù thế, đối với trường hợp tái phát bệnh ghẻ, tình trạng ngứa ngáy có xu hướng dữ dội ngay khi sarcoptes scabiei tấn công vào lớp thượng bì trên da.
Chẩn đoán bệnh ghẻ bằng cách nào?
Các phương pháp chẩn đoán bệnh giúp bác sĩ nhận diện, phân biệt bệnh ghẻ với những căn bệnh da liễu khác. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu da bị ngứa bỏ vào nước muối sinh lý, sau đó đem mẫu quan sát dưới kính hiển vi.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được thực hiện đối với trường hợp thật sự cần thiết. Các trường hợp thông thường, bệnh nhân sẽ được thăm khám thông qua các biểu hiện lâm sàng, sau đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng người bệnh:
- Thu thập thông tin về triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải. Ví dụ như tình trạng ngứa ngáy có dữ dội về đêm hay không, mụn nước xuất hiện ở vùng da nào (mụn nước do cái ghẻ gây ra thường tập trung ở vùng da non, mỏng, không mọc thành chùm, đám).
- Thu thập thông tin về tiểu sử bệnh lý trong gia đình, người xung quanh tiếp xúc gần,…
- Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành soi tươi để xác định có tồn tại của ký sinh trùng trên da hay không. Đồng thời, xét nghiệm máu để xác định chỉ số IgE, nếu chỉ số này tăng có nghĩa bạn đang mắc bệnh ghẻ.
Kết hợp với biện pháp thăm khám lâm sàng cùng với một vài xét nghiệm, kiểm tra cần thiết, bác sĩ sẽ nhận dạng tình trạng bệnh lý. Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ định áp dụng các hướng điều trị phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cách tiêu diệt cái ghẻ phổ biến
Để điều trị bệnh ghẻ, điều tiên quyết cần làm là phải loại bỏ tuyệt đối cái ghẻ và trứng ghẻ. Do mức độ sinh sản và phát triển của chúng khá nhanh, đồng thời khả năng lây lan dễ dàng nên việc một thành viên trong tập thể điều trị khỏi nhưng những người còn lại vẫn còn ký sinh trùng thì bệnh cũng không được xem là dứt điểm.
Do đó, điều trị bệnh phải tiến hành cho tập thể mắc bệnh, phòng tránh tình trạng tái lây nhiễm. Thông thường, thời gian để bệnh tái phát sau điều trị sẽ rơi vào khoảng 3 tuần. Đây là thời gian trung bình để trứng ghẻ sót lại trên da nở thành ấu trùng và phát triển thành ghẻ trưởng thành, hoặc lây lan cái ghẻ từ người xung quanh.
Chính vì thế, bạn và mọi người cần cùng nhau loại bỏ cái ghẻ để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. Có rất nhiều biện pháp để điều trị bệnh ghẻ, tiêu diệt cái ghẻ. Người bệnh chỉ mất 2 – 7 ngày điều trị liên tục đã nhận thấy những biến chuyển tích cực của bệnh. Các nguyên tắc để loại bỏ loại ký sinh trùng này là:
- Sớm nhận biết triệu chứng, sau đó điều trị ngăn ngừa ngay tình trạng sinh sôi, phát triển của sarcoptes scabiei.
- Điều trị theo tập thể nếu trường hợp bệnh nhân sống trong môi trường có đông thành viên.
- Sử dụng thuốc bôi ngoài da, dạng xịt, uống theo chỉ định điều trị của bác sĩ.
- Thuốc bôi có thể sử dụng liên tục nhiều lần, nên vệ sinh da thật sạch trước khi bôi thuốc trực tiếp lên vùng da cần điều trị.
- Thuốc bôi có thể phải sử dụng liên tục 2 tuần, dù cơn ngứa đã qua đi nhưng người bệnh được khuyến cáo tiếp tục bôi thuốc. Bởi, đây là biện pháp nhằm phòng tránh tình trạng sót lại trứng cái ghẻ khiến bệnh tái nhiễm.
- Người bệnh hạn chế việc kỳ, chà xát vùng da đang bị ghẻ, ngăn nguy cơ da bị nhiễm trùng, bội nhiễm nguy hiểm.
Ngoài điều trị trên cơ thể, người bệnh nên chú ý vệ sinh sạch sẽ không gian sống, dụng cụ cá nhân, quần áo, khăn màn,…để loại bỏ tuyệt đối ký sinh trùng gây bệnh ghẻ. Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng chung đồ dùng với người khác, cách ly bản thân khi mắc bệnh để tránh lây lan cho người xung quanh.
Tham khảo thêm: Ghẻ ruồi là bệnh gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị
Thuốc bôi trị cái ghẻ phổ biến
Sử dụng thuốc bôi là biện pháp loại bỏ cái ghẻ nhanh chóng và hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng dạng bôi trực tiếp, dạng xịt chứa thành phần kháng sinh để tiêu diệt loại ký sinh trùng “cứng đầu” này. Tuy nhiên, bạn nên tránh sử dụng loại có chứa thành phần axit mạnh như DDT, 666, lá cơi,…Một số dạng được sử dụng phổ biến như:
- Dung dịch DEP: Loại này có tác dụng hiệu quả đối với nhiều loại ký sinh trùng khác nhau, trong đó có sarcoptes scabiei. Dung dịch này không khuyến cáo sử dụng đối với trẻ em và thai phụ. Người trưởng thành sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Liều dùng thông thường là 2 – 3 lần/ ngày, không bôi lên bộ phận sinh dục.
- Thuốc benzyl benzoat: Đây là một loại thuốc trị ghẻ được nhiều người lựa chọn. Bác sĩ tùy tình trạng chỉ định cho người bệnh sử dụng dạng bôi hoặc dạng xịt.
- Thuốc trị ghẻ lindane: Thông thường được sử dụng ở dạng xịt, mỗi ngày 2 lần. Thuốc có thành phần kháng sinh mạnh, không phù hợp cho trẻ em.
- Thuốc eurax 10%: Loại này có thành phần an toàn đối với trẻ sơ sinh. Không chỉ loại bỏ cái ghẻ, thuốc còn giúp tiêu diệt nấm và các dạng ký sinh trùng khác.
- Thuốc permethrin cream 5%: Dùng được cho phụ nữ mang thai và trẻ em, mỗi ngày 2 – 3 lần sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị.
- Thuốc ivermectin: Trị ghẻ vảy, mang lại hiệu quả nhanh, được dùng ở dạng uống hoặc dạng bôi. Thành phần dược tính của thuốc cao, do đó không nên sử dụng cho trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con trực tiếp bằng sữa mẹ.
Nếu người bệnh có hiện tượng bội nhiễm, chàm hóa, viêm da, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm thuốc kháng sinh, steroid, thuốc kháng histamin,…Để đảm bảo an toàn, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc, thay vào đó cần tuân thủ theo hướng dẫn của người có chuyên môn để tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.
Cách phòng ngừa cái ghẻ ký sinh hiệu quả
Cái ghẻ khi ký sinh trên da có khả năng lây nhiễm cao. Bệnh ghẻ do chúng gây ra có thể bùng lên thành dịch nếu không có biện pháp ngăn chặn đúng và kịp thời. Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân đã điều trị khỏi vẫn có nguy cơ cao tái phát. Do đó, chủ động phòng ngừa là việc mà nhiều chuyên gia khuyến khích thực hiện:
- Bạn nên chú ý giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đặc biệt vệ sinh sạch sẽ khu vực vùng kín, vùng da mỏng, nhạy cảm như vùng rốn, nách, ngực,…
- Giặt quần áo, khăn, mềm,…thường xuyên. Phơi quần áo nơi có ánh sáng mặt trời để loại bỏ nấm, ký sinh trùng bám trên vải. Hạn chế sử dụng quần áo, vật dụng ẩm ướt, chỉ nên dùng khi đồ đã khô hoàn toàn.
- Trường hợp trong gia đình có người mắc bệnh ghẻ, bạn nên hạn chế tiếp xúc gần, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Bên cạnh đó, nên giặt giũ vật dụng với nước ấm, phơi nắng, sấy khô để tránh lây nhiễm ký sinh trùng gây bệnh ghẻ.
- Đối với các đồ dùng không thể vệ sinh, bạn có thể buộc kín chúng bằng túi nilon trong 1 tuần đến 10 ngày. Cách này sẽ khiến cho cái ghẻ chết đi sau khi rời khỏi da người bệnh.
- Tránh quan hệ tình dục với người mắc bệnh ghẻ hoặc các bệnh có thể lây nhiễm khác để phòng tránh các nguy cơ không mong muốn.
Cái ghẻ (sarcoptes scabiei) là ký sinh trùng gây nên bệnh ghẻ, có thể lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc, sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm thông tin và có cách phòng tiêu diệt và phòng tránh cái ghẻ hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
- 10 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh
- 10+ thuốc trị ghẻ nước nhanh khỏi, hết ngứa (bôi + uống)
Từ khóa » Hình ảnh Người Bị Ghẻ
-
Các Dấu Hiệu điển Hình Của Bệnh Ghẻ | Vinmec
-
Bệnh Ghẻ (Ghẻ Nước): Hình Ảnh, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
-
Bệnh Ghẻ - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Hình ảnh Bệnh Ghẻ Lở: Nguyên Nhân Và Biểu Hiện Thường Gặp
-
Tổng Hợp Hình ảnh Bệnh Ghẻ ở Nam Và Nữ
-
Hình ảnh Bệnh Ghẻ ở Người Lớn Và Trẻ Em
-
BỆNH GHẺ - Bệnh Viện Nhi Trung Ương
-
Ghẻ Là Gì? Dấu Hiệu, Hình Ảnh Các Loại Và Điều Trị
-
Bệnh Ghẻ ở Trẻ Em
-
Phân Biệt Bệnh Tổ đỉa Và Ghẻ Nước để điều Trị Kịp Thời
-
Bạn đã Biết Gì Về Bệnh Ghẻ ở Cơ Quan Sinh Dục Nam?
-
Dấu Hiệu Khi Mắc Bệnh Ghẻ - Bôi Thuốc Gì Khi Bị Ghẻ Và Cách Phòng ...
-
Bệnh Ghẻ
-
CÁC DẤU HIỆU CỦA GHẺ NGỨA