Cái Giá Của Các Lệnh Trừng Phạt Nga đối Với Mỹ
Có thể bạn quan tâm
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Mỹ, EU và các đồng minh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính mạnh mẽ đối với Nga. Họ đã đóng băng 300 tỷ USD dự trữ ngoại tệ của Nga, loại bỏ các tổ chức của Nga khỏi SWIFT và cấm đầu tư nước ngoài vào nước này.
Tác động của các lệnh trừng phạt này - vốn đã cắt Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu - là rất nghiêm trọng. Lạm phát ở Nga đã tăng lên hơn 17% và có khả năng xu hướng này còn tiếp tục. Thực phẩm, thuốc, thiết bị y tế và thiết bị công nghệ thông tin đang bị thiếu hụt nghiêm trọng.
Hơn 750 công ty đã công bố kế hoạch đình chỉ hoặc chấm dứt các khoản đầu tư và hoạt động tại Nga. Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu dự đoán rằng xung đột sẽ khiến nền kinh tế Nga suy giảm 10% trong năm nay, một sự sụt giảm đáng kinh ngạc trong hoạt động kinh tế.
Các biện pháp trừng phạt trên có sức tàn phá như vậy vì sự thống trị hiện tại của Mỹ đối với hệ thống tài chính toàn cầu. USD là đồng tiền chính được sử dụng cho thương mại quốc tế và các giao dịch tài chính toàn cầu, cũng là dự trữ ngoại hối mà hầu hết ngân hàng trung ương nắm giữ. Vì phần lớn các khoản thanh toán quốc tế được thực hiện bởi các ngân hàng đại lý tại Mỹ, chúng tuân theo các quy tắc của Washington. Mỹ cũng có ảnh hưởng đáng kể đối với SWIFT, một hệ thống thanh toán xử lý hàng nghìn tỷ USD mỗi ngày.
Những lợi ích mà Mỹ được hưởng từ hệ thống hiện tại là rất lớn, từ dòng vốn dồi dào đến khả năng vay nước ngoài với giá rẻ, và từ việc không có chi phí ngoại hối hoặc rủi ro đối với hầu hết các giao dịch thương mại đến việc có thể sử dụng các biện pháp trừng phạt tài chính như một loại "vũ khí" mạnh chống lại các đối thủ.
Mỹ coi các biện pháp trừng phạt là công cụ hiệu quả và ít rủi ro, với khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế của một quốc gia khác mà không cần can thiệp quân sự. Đến nay, các lệnh trừng phạt của Mỹ đã nhằm vào nhiều mục tiêu khác nhau, từ các chế độ ở nước ngoài đến các ngân hàng Thụy Sĩ, và từ các công ty công nghệ Trung Quốc đến nhân viên của Tòa án Hình sự Quốc tế có nhiệm vụ điều tra xem các lực lượng Mỹ có phạm tội ác chiến tranh ở Afghanistan hay không.
Các biện pháp trừng phạt này có thể gây ra hai hậu quả đáng kể.
Việc áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có này có thể khiến một số nước tìm kiếm các giải pháp thay thế cho hệ thống tài chính toàn cầu do Mỹ thống trị hiện nay. Nga và Trung Quốc đã phát triển các hệ thống tài chính riêng mà họ tuyên bố là những lựa chọn thay thế cho SWIFT, mặc dù việc tiếp nhận cho đến nay vẫn còn hạn chế .
Từ khóa » Các Lệnh Trừng Phạt Nga
-
EU Kêu Gọi Người Dân 'kiên Nhẫn Chiến Lược', Nói Rõ Mục Tiêu Của ...
-
EU Thừa Nhận Mục Tiêu Thực Sự Của Các Lệnh Trừng Phạt Nga
-
Tác động Của Các Lệnh Trừng Phạt đối Với Nga Sau 4 Tháng
-
Hệ Quả Của Các Biện Pháp Trừng Phạt đối Với Nga
-
Putin: Các Lệnh Trừng Phạt Của Phương Tây 'điên Rồ Và Thiếu Suy Nghĩ'
-
Cuộc Chiến Ukraine: Nga đang Bị Các Lệnh Trừng Phạt Gì Và Có ... - BBC
-
Phương Tây Nếm Vị đắng Từ Lệnh Trừng Phạt Nga - VnExpress
-
Nga Trước Lệnh Trừng Phạt Kinh Tế | Vietnam+ (VietnamPlus)
-
EU Nêu Mục đích Của Các Biện Pháp Trừng Phạt Nga | Báo Dân Trí
-
Các Lệnh Trừng Phạt Nga Vẫn Chưa Phát Huy Hiệu Quả - Báo Hậu Giang
-
Nga Hóa Giải Các Lệnh Trừng Phạt, Thắng Lớn Trong Cuộc Chiến Tài ...
-
Mỹ Và đồng Minh "được ít, Mất Nhiều" Vì Lệnh Trừng Phạt Nga - CAND
-
Châu Âu Có 'mệt Mỏi' Sau Các Lệnh Trừng Phạt Nga? - Thế Giới - Zing
-
Mỹ Thay 'người Thiết Kế' Các Lệnh Trừng Phạt Nga - Báo Tuổi Trẻ