Cái Này/cái đó/cái Kia.Tiếng Nhật Là Gì?→これ,それ,あれ Ý Nghĩa ...

Tôi là thầy Shige, là giáo viên dạy tiếng Nhật và cũng là người hổ trợ cho du học sinh Nhật Bản. (*´ω`)Tôi có một nhóm trên facebook dành cho các bạn đặt bất kỳ câu hỏi nào với người Nhật, chính vì vậy đừng ngần ngại mà hãy đặt thật nhiều câu hỏi ở đấy nhé! (´▽`)

Nhóm Facebook miễn phí. Thảo luận về du học miễn phí. Minna no NihongoNgữ pháp này là ngữ pháp N5 của JLPT và được giải thích trong “ Minna no Nihongo Bài 12-7【JLPT N5 Bài 1】Giải thích ngữ pháp và hội thoại tiếng Nhật

目次

  • 1 Để nói về 「これ」「それ」「あれ」thì・・・?
  • 2 Giải thích sâu hơn về「これ」「それ」「あれ」
    • 2.1 Cách sử dụng cơ bản của「これ」「それ」「あれ」
    • 2.2 「これ」「それ」「あれ」trong câu hỏi.
  • 3 【Dành cho người học nâng cao】Cách sử dụng「これ」「それ」「あれ」một cách tinh tế = Sử dụng trong ngữ cảnh
  • 4 「これ」trong ngữ cảnh được nói đến là thông tin quen thuộc với người nói
    • 4.1 「それ」trong ngữ cảnh nói đến là thông tin quen thuộc với người nghe
    • 4.2 「あれ」thể hiện những thứ không nằm trong hiểu biết của cả người nghe và người nói. Những trường hợp sử dụng.
  • 5 Nếu đi du học hoặc làm việc tại Nhật thì hãy nhớ cảm giác về những từ chỉ định 

Để nói về 「これ」「それ」「あれ」thì・・・?

「これ」「それ」「あれ」là đại từ chỉ định trong tiếng nhật, cách sử dụng sẽ thay đổi tùy vào khoản cách đối với đối tượng.

「これ」→ Vật gần mình (trong khoảng 10 cm)

「それ」→ Vật có khoản cách vừa vừa (1m3m). Hoặc những vật ở gần nhưng không rõ khoản cách là bao nhiêu.

「あれ」→ vật ở khoản cách xa ( từ 3m trở lên)

Câu ví dụ

1. これはペンです。. (Đây là cây bút)

      2. それはユニフォームです。 (Kia là bộ đồng phục)

   3. あれはがっこうです。 (Đó là trường học)

Tổng kết

1.Chỉ dẫn trực tiếp

これ」→ Vật gần mình (trong khoảng 10 cm)

それ」→ Vật có khoản cách vừa vừa (1m~3m). Hơn nữa là những vật không rõ khoản cách là bao nhiêu.

あれ」→ vật ở khoản cách xa ( từ 3m trở lên)

2.Chỉ dẫn bối cảnh

これ」→Những thứ có trong phạm vi của người nói ( không gian, tâm lý, sự tưởng tượng)

それ」→ Những thứ có trong phạm vi của người nghe ( không gian, tâm lý, sự tưởng tượng)

あれ」→ Những thứ không thuộc phạm vi của người nói và người nghe.

Giải thích sâu hơn về「これ」「それ」「あれ」

Đây là cây bút. Trong tiếng Nhật câu này nói như thế nào ạ?

Học sinh

Giáo viên

これはペンです。 」

Giáo viên

Trong tiếng Nhật 「Đây」「Đó」「Kia」có nghĩa là 「これ」「それ」「あれ」Hôm nay chúng ta cùng học cách sử dụng của ba từ này nào! Phủ định? tiếng Nhật là gì?→~は…です&~は…ではありません Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】

Giống như tôi đã giải thích trong bài viết này, ta sẽ sử dụng câu được thành lập theo cấu trúc A=B. tuy nhiên không chỉ đơn giản như câu、「いぬはどうぶつです。」 với cấu trúc A=B mà còn có các trường hợp khác sử dụng đại từ chỉ định như、「これはいぬです。」Cách sử dụng cũng giống như “This, that” trong tiếng anh hoặc “này, kia” trong tiếng Việt vậy.

Ta phân biệt「これ」「それ」「あれ」dựa vào khoản cách. Giống như tôi đã viết ở trên đó là:

「これ」→ Vật gần mình

「それ」→ Vật có khoản cách vừa vừa. Hoặc những vật ở gần nhưng không rõ khoản cách là bao nhiêu.

「あれ」→ vật ở khoản cách xa

Hãy nhìn vào hình bên dưới ta có thể hiểu được ngay thôi.

Chúng ta hãy cùng học thật kỹ nào!

Cách sử dụng cơ bản của「これ」「それ」「あれ」

Câu ví dụ

1.これはペンです。(Đây là cây bút)

Giải thích

Khi muốn nói đến những vật ở ngay bên cạnh thì ta sử dụng 「これ

Cách sử dụng của người bản xứ Khi muốn nói đến những vật ở gần ta thì chúng ta sẽ sử dụng 「これ」Thế nhưng vấn đề ở đây là khoản cách như thế nào thì mới được gọi là gần để sử dụng「これ」Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào cảm giác của người đó, tuy nhiên đối với tôi thì cảm giác gần sẽ là: [đối với những vật cầm trên tay](70%), [những vật nằm trong bán kính khoản 50 cm ](20%) những vật còn lại sẽ là 10%.

2.あれはいぬです。(Đó là Chó)

Giải thích

Ngược lại với「これ」chúng ta sẽ sử dụng「あれ」để chỉ những vật ở xa. Ví dụ như dùng「あれ」để chỉ người đứng phía bên kia đường chẳng hạn.

Đối với những vật cách mình khoản 10cm thì chúng ta sẽ sử dụng「これ」tuy nhiên với khoản cách từ 1m ~ 3m thì ta sẽ sử dụng「それ」、còn những khoản cách xa hơn thì sẽ là「あれ」

3.それはにほんごがっこうです。(Đó là trường tiếng Nhật)

Giải thích

Để nhớ sự khác nhau giữa「これ」và「あれ」thì khá đơn giản, tuy nhiên「それ」thì được sử dụng trong các trường hợp khá đa dạng, với những trường hợp khoản cách gần vừa vừa hoặc những khoản cách mà ta không xác định rõ được thì rất khó đúng không nào. Về cơ bản thì tôi nghĩ là chỉ cần nhớ trong khoản cách từ1m~3m thì ta mặc định dùng「それ」như đã giải thích ở trên là được.

Cách sử dụng của người bản xứ

Trong câu ví dụ「それはにほんごがっこうです。」thì cũng có nhiều điểm gây khó hiểu cho người đọc, chẳng hạn đối với người Nhật thì trong câu này họ không thể phân biệt được 「Người nói đang đi cùng ai đó, và đang chỉ cho đối phương biết về tòa nhà đối diện」hay là「Người nói đang cùng ai đó xem một bức ảnh và chỉ cho đối phương biết về tòa nhà có trong bức ảnh đó」Thực ra thì không chỉ là khoản cách mà nội dung muốn truyền đạt của chính người đó như thế nào cũng rất quan trọng. Liên quan đến vấn đề này tôi sẽ giải thích rõ hơn trong bài viết sau.

「これ」「それ」「あれ」trong câu hỏi.

MEMO Cách sử dụng「これ」「それ」「あれ」trong câu hỏi「~ですか?」cũng giống như cách sử dụng được viết trong bài viết này.

Là gì?Ai vậy? tiếng Nhật là gì?→~ですか?&どなた/誰(だれ)ですか?Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】

Câu ví dụ

1. あれはカラスですか?(Đó là con quạ phải không?)

はい。(あれは)カラスです。(Vâng, đó là con quạ)

     →いいえ。(あれは)カラスではありません。

      (Không, đó không phải con quạ)

     →はい。そうです。(Vâng, đúng vậy)

     →いいえ。います。(Không, không phải vậy)

Giải thích

Câu hỏi với「これ」「それ」「あれ」cũng giống với ngữ pháp「~ですか?」Chính vì thế mà câu trả lời cũng tương tự vậy. Ta cũng có thể lược bỏ bớt chủ ngữ(あれは)trong câu trả lời.

Hơn nữa đối với dạng câu hỏi「AはBですか?」hoặc là「これはBですか?」thì trường hợp nếu câu trả lời là thì ta có thể trả lời là「はい。そうです。」Nếu câu trả lời là không thì cũng có thể trả lời là「いいえ。います。

2.これはなんですか?(Đây là cái gì vậy?)

  →(これは)財布さいふです。(Đây là cái túi)

Giải thích

Với câu hỏi「これはなんですか?」 đang hỏi cái gì thì không thể trả lời はいhoặc いいえđược. Ta có thể phân biệt những thứ đang cầm trên tay thì hỏi bằng「これはなんですか?」còn những thứ ở xa hơn thì sẽ là 「あれはなんですか?」. Đương nhiên trong câu trả lời ta có thể lược bỏ chủ ngữ, tuy nhiên khác với câu hỏi có hoặc không nếu như chỉ trả lời「財布さいふです。」thì người nghe sẽ cảm giác giống như người nói đang giận hoặc có vẻ hơi lạnh lùng. Chính vì thế mà tôi nghĩ tốt hơn nên thêm (これは) vào trước sẽ hay hơn.

Cái gì? tiếng Nhật là gì?→何ですか? Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】

3.あなたのくるまはどれですか?(Xe của bạn là cái nào?)

 →(ゆびしながら)あれです。

  (Vừa dùng tay chỉ) là chiếc đó.

Giải thích

Thực tế ta có thể vừa nói vừa sử dụng tay để chỉ ( Ví dụ như trong bãi xe, hoặc khi đang tìm xe)

MEMOChi tiết như thế nào tôi đã viết trong đường link bên dưới

Ở đâu/cái nào? tiếng Nhật là gì?→どこ,どれ,どの Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】

【Dành cho người học nâng cao】Cách sử dụng「これ」「それ」「あれ」một cách tinh tế = Sử dụng trong ngữ cảnh

Phần bài viết sau sẽ không ra thi trong N5 nên bạn không đọc cũng không sao cả. 🙂

Tôi đã có viết rằng cách sử dụng「これ」「それ」「あれ」sẽ khác nhau tùy vào khoản cách, tuy nhiên ngoài khoản cách vật lý thì khoản cách xa hay gần còn phụ thuộc vào không gian, tâm lý, hay cả sự tưởng tượng nữa.

Hơi khó đúng không nào. 🙂

Khó ở đây là 「Nó thuộc vào vị trí nào?」Nói một cách đơn giản là 「Nếu cảm giác vật đó gần thì nó sẽ gần

Và một điểm cần chú ý ở đây đó là 「ngữ cảnh được nói đến」 khi giao tiếp.

Bên cạnh đó cách sử dụng「bán kính 10cmこれ1m~3mそれ、những vật ở xaそれ」 được gọi là「Chỉ thị trực tiếp

Dù sao thì nó cũng không ra trong kỳ thi JLPT nên không cần nhớ cũng không sao cả. Tuy nhiên trong các bài đọc hiểu dài hoặc trong hội thoại dài nó vẫn được sử dụng nên mình cứ lưu lại nhé. Nếu bạn gặp nhầm lẫn khi phân biệt、「これ」「それ」「あれ」thì hãy đọc lại bài viết này thêm lần nữa.

「これ」→ Vật nằm trong phạm vi của người nói (không gian, tâm lý, hay cả tưởng tượng)

「それ」→ Vật nằm trong phạm vi của người nghe (không gian, tâm lý, hay cả tưởng tượng)

「あれ」→ Vật nằm ngoài phạm vi của người nói và người nghe

「これ」trong ngữ cảnh được nói đến là thông tin quen thuộc với người nói

これ」ở đây không mang sắc thái vật lý mà là mang tính tâm lý, sử dụng khi thông tin người nói biết rõ.

1.Thông tin hoặc những vật chính bản thân mình đang nói đến.

Tình huống: Đang thuyết trình

Hội thoại:

わたしはAとBの戦略せんりゃくだとBをびます。理由りゆうとしては、BのほうがAよりもやすく、高性能こうせいのうだからです。ほかにもBのほうが、セキュリティ評価ひょうかたかいです。これがわたしがBをえらんだ根拠こんきょです。

=> Trong cuộc cạnh tranh giữa A và B thì tôi đã chọn B. Lý do là vì B rẻ hơn và có tính năng vượt trội hơn. Hơn nữa B được đánh giá là có tính bảo mật cao. Đây là những cơ sơ để tôi chọn B.

Giải thích

Đoạn hội thoại này đã thể hiện được những nội dung mà tôi đã giải thích về 「これ」cho đến bây giờ. Giống như tôi đã nói thì 「これ」ở đây mang sắc thái tâm lý nhiều hơn đúng không nào.

[A nhiều hơn B (hơn hẳn)] tiếng Nhật là gì? →AはBより(ずっと) 【Tính từ】です。. Ý nghĩa và cách sử dụng. [Ngữ pháp N5]

2.Trường hợp thể hiện hành động của bản thân hiện tại.

Tình huống: Vừa viết báo cáo bằng máy tính vừa nói chuyện với tiền bối.

Hội thoại:

A: これからひるはんべにいくけれど、Bはべにいく?

=> Vây giờ anh sẽ đi ăn trưa, B đi ăn luôn chứ?

Bさん:すみません。いままだレポートをいているので、おくれるかもしれません。

=> Thành thật xin lỗi, vì hiện tại em vẫn chưa viết xong báo cáo, nên có lẽ là em sẽ đến hơi trễ.

Aさん:さきにレストランにっているね。

=> Anh đang đi đến nhà hàng hôm trước đó.

Bさん:わかりました。これわったら、すぐに行きます!

=> Em biết rồi. Làm xong cái này em sẽ đến ngay!

Giải thích

Bạn có biết「これ」mà bạn B đã nói là gì không?

Vâng, đúng như vậy, đó là hành động đang viết báo cáo. Đối với những bạn đang luyện đọc hiểu thì có lẽ sẽ nghĩ rằng nên thêm hành động có đại từ chỉ định đứng trước vào, tuy nhiên trong giao tiếp thì sẽ có những trường hợp người ta không giải thích gì về hành động giống như trên vậy.

[Đang, đang làm gì đó?] tiếng Nhật là gì? →Vています,Vていますか? Cách sử dụng và ý nghĩa của thì hiện tại tiếp diễn. [Ngữ pháp N5] Câu ví dụ

(電話でんわをかけながら、まえにいるべつ友達ともだちたいして)これわったら、はなしそうよ!

(Vừa nói chuyện điện thoại và nói với một người bạn khác đang ở trước mặt)

Chúng ta hãy nói chuyện sau khi tôi kết thúc việc này!

3.Khi muốn giải thích những điều không thấy được như thể nó đang ở trước mặt「これ/それ」

Tình huống: Cấp trên đang đứng nói chuyện với 2 người đồng nghiệp

Hội thoại:

あたらしい部下ぶかが入ったんだけど、これわり者でね・・・

=> Tuy là nhân viên mới vào nhưng đây là người khác biệt nhỉ…

Giải thích

Khi cấp trên đang nói chuyện thì đó là câu chuyện về một nhân viên cấp dưới mới vào công ty. Nhân viên này hiện không có ở đó nhưng họ nói chuyện như thể anh ấy đang có mặt ở đó vậy.

Tuy nhiên cho dù có thay thế それわりものでね」cho cách sử dụng mập mờ củaこれ trong câuこれわり者でね」thì cảm giác câu văn vẫn tự nhiên. Chính vì thế mà hãy nhớ rằng đối với người Nhật thì sẽ có rất nhiều trường hợp không phân biệt rõ ràng giữa「これ」「それ」

4.Trường hợp nói chuyện sẽ kể ngay bây giờ.

Tình huống: Đang nói chuyện với bạn

Hội thoại:

Aさん:CさんってDさんと付きっているらしいよ。

=>Hình như C đang quen anh D thì phải.

Bさん:えー!そうなんだ!それじゃ、これってる?Dさんはむかし俳優はいゆうってたらしいよ。

=>Hả! Vậy cậu biết điều này chưa? Hồi xưa anh D hình như nó hẹn hò với diễn viên luôn á.

Aさん:それはじめていた!

=>Mình mới nghe lần đầu đó!

Giải thích

Đây là câu chuyện về tình yêu đúng không nào. Đối với những chuyện sắp kể thì ta có thể sử dụng「これ」Vì là chuyện sắp nói nằm trong phạm vi biết đến của người kể nên khi truyền đạt lại cho người nghe thì ta sử dụng 「これはってる?」chứ không thể nói là「それはってる?」Mặt khác, trường hợp tập trung vào chủ đề đó nhưng không phải là chuyện của chính mình biết thì cách nói「あれはってる?」cũng tự nhiên. Còn lại những việc sắp nói đến thì có lẽ tốt nhất ta nên sử dụng「これ」hoặc「あれ

Ngược lại việc A nói rằng「それははじめていた!」là bởi vì đó là câu chuyện mà đối phương kể nên không thể nói là「これははじめていた!」được. Cũng sẽ có trường hợp dùng「あれ」tuy nhiên đây là việc lần đầu tiên nghe đến「(Chuyện C đang quen D) = chuyện nằm trong phạm vi của người nói) nên không thể sử dụng「あれ」được.

Ta sẽ sử dụng nó cho trường hợp khi tập trung nói đến chủ đề đó.

Ví dụ:

Bさん:えー!そうなんだ!それじゃ、これってる?Dさんはむかし俳優はいゆうってたらしいよ。

=>Hả!Vậy à!thế mày biết điều này chưa? Hồi xưa thằng D hình như nó có hẹn hò với diễn viên luôn á.

Aさん:あれ中々なかなか大変たいへんだったらしいよ。

=>Việc đó hình như khá khó khăn đó.

Chính vì câu trả lời này là tập trung cho chủ đề「hẹn hò và diễn viên」(=Không liên quan đến người nói) nên ta có thể sử dụng「あれ

5.Việc đã nói trước đó直前に話していたこと

Tình huống: Đang nói chuyện với bạn

Hội thoại:

Aさん:最近さいきん趣味しゅみのカラオケはってるの?

=>Gần đây bạn có đi hát Karaoke không?

Bさん:全然ぜんぜんけてない。おさんがテスト勉強べんきょうしなさいとうるさいんだよね。だけど、これっておかしくない?わたしはいつもテストの順位じゅんいが1位なんだよ?

=> Hoàn toàn không luôn. Mẹ mình cứ nhắc phải học cho kỳ thi hoài á. Thế nhưng mà chuyện này cậu có thấy lạ không? Không hiểu sao lúc nào điểm thi của mình cũng phải đứng số 1?

Giải thích

これ」là nội dung mà người nói đã đề cập trước đó. Là việc vì mẹ bắt học nên không thể đi hát Karaoke được. Tuy nhiên điều thú vị ở đây là tương tự như ở phần ④、không chỉ 「これ」mà ta cũng có thể sử dụng「それ」cho trường hợp này. Ta dùng「これ」đối với việc đã nói trước đó và「それ」là tập trung vào chủ đề đang nói đó là việc mẹ bắt học cho kỳ thi

「それ」trong ngữ cảnh nói đến là thông tin quen thuộc với người nghe

1.Vật hay thông tin mà đối phương đang nói đến

Tình huống: Trong một buổi thuyết trình

Hội thoại:

Aさん:わたしはAとBの戦略せんりゃくだとBをびます。理由りゆうとしては、BのほうがAよりもやすく、高性能こうせいのうだからです。ほかにもBのほうが、セキュリティ評価ひょうかたかいです。

=> Trong cuộc cạnh tranh giữa A và B thì tôi đã chọn B. Lý do là vì B rẻ hơn và có tính năng vượt trội hơn. Hơn nữa B được đánh giá là có tính bảo mật cao.

Bさん:それただしい情報じょうほうなの?情報源じょうほうげんはどこ?

=>Thông tin đó có chính xác không? Nguồn thông tin ở đâu?

Giải thích

Đoạn văn ví dụ này giống với phần ví dụ ở「これ」nhưng vì để dễ so sánh với「これ」nên tôi đã sử dụng lại.

「それ」trong câu「それはただしい情報じょうほうなの?」(Thông tin đó có chính xác không?) là đang tập trung nói đến câu chuyện mà người A đã nói nên có thể sử dụng như vậy được.

2.Trường hợp thể hiện hành động của đối phương đang làm.

Tình huống: Vừa viết báo cáo vừa nói chuyện với tiền bối

Hội thoại:

Aさん:これからひるはんべにいくけれど、Bはべにいく?

=>Bây giờ anh sẽ đi ăn trưa, B đi ăn luôn chứ?

Bさん:すみません。いままだレポートをいているので、おくれるかもしれません。

=>Thành thật xin lỗi, vì hiện tại em vẫn chưa viết xong báo cáo, nên có lẽ là em sẽ đến hơi trễ.

Aさん:それわったら、連絡れんらくして!どこかで合流ごうりゅうしよう!

=>Vậy nếu việc đó xong thì hãy liên lạc với anh! Chúng ta sẽ gặp nhau ở chỗ nào đó!

Giải thích

それ」ở đây là việc viết báo cáo của đối phương đang làm.

Tuy nhiên trong tình huống này thì cũng có trường hợp chúng ta sử dụng「これ」đó là trường hợp mà cả hai đang ở khoản cách cực kỳ gần.

Câu ví dụ

Aさん:(すぐとなりっているBさんのパソコンをさしながら)これわったら、一緒いっしょべにいこう!

A:( vừa chỉ vào máy tính của B đang ngồi ở kế bên vừa nói) Xong cái này thì hãy cùng đi ăn nhé!

Ta cũng sẽ gặp những trường hợp ở khoản cách gần như thế này thì sẽ sử dụng「これ」Giống như trường hợp này ta nên chú ý đến vật đối tượng của hành động đối phương hơn là hành động của đối phương (= lần này là máy tính) hầu như người nhật sẽ không để ý thế nhưng mà tôi lại không nghĩ thế. 🙂

[Nếu, đã A…,thì B] tiếng Nhật là gì? →Aたら、B Giải thích ý nghĩa và cách sử dụng. [Ngũ pháp N5] [Vì, chính vì] Tiếng Nhật là gì? →から,ので diễn tả cho lý do/nguyên nhân. Giải thích về ý nghĩa và cách sử dụng. [Ngữ pháp N4/N5]

3.Trong các trường hợp sử dụng được「これ」「あれ」thì hầu như「それ」cũng có thể sử dụng được.

Các trường hợp sử dụng「これ」「それ」「あれ」đa số chúng ta sẽ sử dụng khoản cách vật lý để phân biệt. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cần phải suy nghĩ dựa trên cảm giác trực quan. Những trường hợp như vậy thường sẽ không rõ ràng nên「それ」thường sẽ là sự lựa chọn cho những ngữ cảnh như vậy. Tóm lại nếu như không biết là nên sử dụng 「これ」hay là「あれ」 thì mình nên dùng「それ」thì đại khái là vẫn được hết cả. 🙂

Giống như tôi đã nói cũng sẽ có trường hợp không thể sử dụng「それ」Đó là trường hợp như ở ví dụ ④「これ」 (Trường hợp những chuyện sẽ nói ngay bây giờ). Ngoài ra「それ」không được sử dụng trong những trường hợp nói về tương lai mà nó chỉ mang ý nghĩa cho hiện và quá khứ thôi. Vì sẽ khó trong cách dùng nên cho dù có thể sử dụng「それ」trong bất kỳ hoàn cảnh nào nhưng hãy nhớ còn có những trường hợp ngoại lệ nhé~

「あれ」thể hiện những thứ không nằm trong hiểu biết của cả người nghe và người nói. Những trường hợp sử dụng.

「あれ」là trong những trường hợp dành cho 「それ」hoặc「これkhông thuộc trong phạm vi của người nghe lẫn người nói (hoặc trường hợp không rõ ràng)

1.Những thứ đã biết cho dù không nói tên đi nữa

Tình huống: Đang nói chuyện với cấp trên và cấp dưới

Hội thoại:

Aさん:そういえば、昨日きのうあれはどうした?

A: Nói như vậy, việc đó hôm qua như thế nào rồi?

Bさん:Cさんへの請求書せいきゅうしょのことですか?

B: Việc gửi đơn đăng ký đến ông C đó hả?

Aさん:そうそう。あれはもうったの?

A: Đúng vậy, bạn đã gửi nó rồi đúng không?

Bさん:おくりました。

B: Tôi đã gửi rồi.

Giải thích

Qua mẫu ví dụ trên thì ta có thể thấy được cả A và B đều là người quen biết nhau「あれ」(Việc đó) tuy A không nói rõ là việc gì khi nhắc đến nhưng vì A nghĩ là B biết mình đang nói đến vấn đề gì nên đã hỏi luôn là「Việc đó như thế nào rồi

Cách sử dụng của người bản xứ

Hay dùng trong trường hợp quên từ khi giao tiếp giống như sau.

Ví dụ:

Aさん:そういえば、あれってなんだっけ?

A: Vậy thì nói đó thì đó là cái gì?

Bさん:あれってなに

B:đó là cái gì? (Cười)

Aさん:あの黄色きいろくまのキャラクターの名前なまえだよ・・・

A: Đó là tên của nhân vật gấu vàng là gì đó…

Bさん:あー、あれね。かたちはわかるけれど、名前なまえおもせない・・・

B: À, đó hả. Hình dáng thì tôi nhớ, còn tên thì không nhớ nổi…

Cさん:くまのプーさんじゃない?

C: Không phải là Winnie Pooh sao?

AさんとBさん:それだ!

A và Bさん:Đúng rồi!

2.Trường hợp muốn nói về những ấn tượng có trong ký ức

Tình huống: đang nói về chuyện ngày xưa của bạn mình

Hội thoại:

日本人にほんじんのAさん: 10年前ねんまえ、ベトナムのホーチミンでバインセオをべたんだけど、あれ美味びみしかったな~

Anh A – người Nhật: 10 năm trước tôi đã ăn bánh xèo ở Hồ Chí Minh Việt Nam rồi, món đó thiệt sự là ngon~

Giải thích

Người nói đã sử dụng 「あれ」( món đó) để nói về việc minh đã từng ăn món bánh xèo trong quá khứ.

「Tôi nghĩ là sẽ có những bạn thắc mắc về sự khác nhau giữa「これ/それ」trong mục ③ của câu ví dụ về 「これ」(đó là khi muốn thể hiện những thứ không có ở trước mặt như thể chúng đang ở trước mặt vậy) Tuy nhiên

「10 năm trước tôi đã ăn bánh xèo ở Hồ Chí Minh Việt Nam rồi, món đó thiệt sự là ngon~」

「10 năm trước tôi đã ăn bánh xèo ở Hồ Chí Minh Việt Nam rồi, món này thiệt sự là ngon~」

Bạn có thể hiểu được sự khác nhau giữa hai trường hợp này đúng không?

Cũng sẽ có nhiều người không hiểu được nếu như tốc độ nói quá nhanh hoặc không theo kịp nội dung của cuộc nói chuyện nhỉ.

Tuy nhiên việc sử dụng 「あれ」sẽ có cảm giác xa hơn khi sử dụng「これ」cũng như「それ」

Chẳng hạn như trong ví dụ này 10 năm trước là khoản thời gian rất lâu trong quá khứ, và món ăn nói đến là ở một nơi xa cụ thể ở đây là Việt nam nên nếu sử dụng「これ」hay「それ」thì có vẻ hơi không hợp lý. Tuy nhiên thì đối với người Nhật thì mức độ khác nhau như thế nào họ cũng không biết nên không cần để ý đến vấn đề này cũng không sao cả. 🙂

Giải thích sự khác nhau của んです và ます [Ngữ pháp N5] Tổng hợp về cách sử dụng và phương pháp phán đoán thể Vた (Quá khứ của động từ).

Nếu đi du học hoặc làm việc tại Nhật thì hãy nhớ cảm giác về những từ chỉ định 

Trong kỳ thi tiếng Nhật N5 thì sẽ không có các câu hỏi khó đến như vậy, tuy nhiên thực tế khi du học tại nhật thì người nhật sẽ rất ngạc nhiên về cách sử dụng những từ chỉ định như 「これ」「それ」「あれ」Và bạn cũng sẽ rối tung lên khi không biết mình đang chỉ cái nào. Chính vì thế mà bạn hãy làm quen trong cách nói chuyện của nhiều người trong những trường hợp khác nhau nhé.

Tổng kết

1.Từ chỉ định trực tiếp

これ」→ Vật gần mình (trong khoảng 10 cm)

それ」→ Vật có khoản cách vừa vừa (1m~3m). Hoặc những vật ở gần nhưng không rõ khoản cách là bao nhiêu.

あれ」→ vật ở khoản cách xa ( từ 3m trở lên)

2.Từ chỉ định ngữ cảnh

これ」→ Vật nằm trong phạm vi của người nói (không gian, tâm lý, hay cả tưởng tượng)

それ」→ Vật nằm trong phạm vi của người nghe (không gian, tâm lý, hay cả tưởng tượng)

あれ」→ Vật nằm ngoài phạm vi của người nói và người nghe

Từ khóa » Cái Bàn Tiếng Nhật Là Gì