Cái Này Là Gì? Tiếng Nhật Là Gì?→AのB, これは何の[物]ですか?Ý ...

Tôi là thầy Shige, là giáo viên dạy tiếng Nhật và cũng là người hổ trợ cho du học sinh Nhật Bản. (*´ω`)Tôi có một nhóm trên facebook dành cho các bạn đặt bất kỳ câu hỏi nào với người Nhật, chính vì vậy đừng ngần ngại mà hãy đặt thật nhiều câu hỏi ở đấy nhé! (´▽`)

Nhóm Facebook miễn phí. Thảo luận về du học miễn phí. Minna no NihongoNgữ pháp này là ngữ pháp N5 của JLPT và được giải thích trong “ Minna no Nihongo Bài 2-4【JLPT N5 Bài 2】Giải thích ngữ pháp và hội thoại tiếng Nhật 【JLPT N5 Bài 4】Giải thích ngữ pháp và hội thoại tiếng Nhật 【JLPT N5 Bài 7】Giải thích ngữ pháp và hội thoại tiếng Nhật

目次

  • 1 Khi nói về ngữ pháp AのB・・・?
  • 2 Giải thích sâu hơn về ngữ pháp AのB
    • 2.1 ① Trường hợp A giải thích về loại/loài cho B = AのB
    • 2.2 ②Trường hợp B là người sở hữu A = AのB
    • 2.3 ③ Trường hợp AのB=A sẽ thể hiện vị trí của B
    • 2.4 ④ Trường hợp AのB khi A thể hiện thời gian của B
    • 2.5 ⑤ Trường hợp AのB khi A thể hiện thuộc về B
    • 2.6 ⑥ Trường hợp AのB khi A biểu đạt số đếm của B
  • 3 Trường hợp lược bỏ bớt B trong cấu trúc AのB
  • 4 Giải thích cụ thể về これは何なんの【物もの】ですか?
    • 4.1 Không chỉ riêng với 「何の」 mà cách sử dụng với các nghi vấn từ như 「何の」、「どこの」、「だれの」、「いつの」 cũng tương tự vậy.
    • 4.2 Câu hỏi của trường hợp tĩnh lược AのB

Khi nói về ngữ pháp AのB・・・?

【Danh từ giải thích A】の【Danh từ được giải thích B】tức là 、A sẽ bổ nghĩa choB

Câu ví dụ

  1. わたしのペンはこれです。

     (Cây bút của tôi là cái này)

  2. 学校がっこうのとなりにこうえんがあります。

    (Công viên ở bên cạnh trường học)

  3. あれは日本語にほんごのきょうかしょですか?

     (Đó có phải là sách giáo khoa tiếng Nhật không?)

Cái này là gì? tiếng Nhật là gì?→AのB, これは何の[物]ですか?Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】
Tổng kết

  1. AのB : 【Danh từ giải thích A】の【Danh từ được giải thích B】tức là 、A sẽ bổ nghĩa choB
  2. Trong đó A chỉ được phép là danh từ
  3. Có thể lược bỏ B trong cấu trúc AのB
  4. Câu hỏi của AのB cơ bản sẽ là【Câu khẳng định】+か?
  5. Ta cũng có thể lược bỏ B trong câu hỏi AのB

Giải thích sâu hơn về ngữ pháp AのB

Cấu trúc AのB được dùng khi việc ở vế B được từ ngữ vế A giải thích. Trong ngữ pháp thì A sẽ bổ nghĩa cho B. Hơn nữa có một điểm đặc biệt hơn cả đó chính là A không được là động từ hoặc tính từphải là danh từ (Lý do là sao thì chúng ta sẽ cùng học trong phần cách biến đổi cấu tạo từ.) Hơn nữa liên quan đến【Danh từ giải thích A】và【Danh từ được giải thích B】nếu nắm vững thêm một chút thì sẽ rất có lợi cho việc học sau này. Chính vì thế hãy học thật chắc nhé!

Câu ví dụ

はしるのいぬいかける。❌

(Đuổi con chó chạy)

きれいのはながあります。❌

(Sự đẹp của hoa)

ベトナムのものはおいしいです。

(Đồ ăn của Việt Nam rất ngon.)

① Trường hợp A giải thích về loại/loài cho B = AのB

Ta sử dụng cấu trúc AのB cho trường hợp giải thích về chủng loại.

Câu ví dụ

VD1. 日本語にほんご教科書きょうかしょがあります。

(Tôi có sách giáo khoa tiếng Nhật)

Giải thích

Sách giáo khoa là【Danh từ được giải thích B】và Tiếng Nhật là【Danh từ giải thích A】đúng không nào.

Ta có thể viết một câu chỉ với “Tôi có sách giáo khoa” tuy nhiên「Đó là sách giáo khoa như thế nào?」ta phải giải thích đúng không.

~があります&~がいますKhác nhau như thế nào?【Ngữ pháp N5】

②Trường hợp B là người sở hữu A = AのB

Khi muốn nói bằng tiếng Nhật “Iphone của tôi” hay “Cây bút của tôi” thì ta giải thích bằng cấu trúc AのB

Câu ví dụ

VD2. きのう、わたしのiPhoneはこわれました。

(Hôm qua, cái Iphone của tôi đã bị hỏng)

Giải thích

Khi sử dụng cấu trúc AのB thì có thể diễn đạt được ý người sở hữu của B là ai. [私] là【Danh từ giải thích A】và iPhone là【Danh từ được giải thích B

Cách sử dụng của người bản xứTrong giao tiếp, trường hợp có thể phán đoán được đây là thuộc sở hữu của mình hoặc thuộc sở hữu của đối phương thì ta được quyền lược bớt đi [わたし] hoặc [あなたの]

Ví dụ:

VD3. A:きのう、(私わたしの)iPhoneがこわれちゃってさー

(Hôm qua cái Iphone nó hỏng mất tiêu)

B:え、そうなの?たいへんだね~。(あなたの)iPhoneはいつもどってくるの?といった感かんじですね。

(Hả, Vậy à? Xui nhỉ~. Tôi cảm giác như đã hỏi là Khi nào thì cái iphone nó trở lại ? nhỉ.

Chính vì tiếng Nhật là ngôn ngữ hay lược bỏ từ nên trong các cuộc nói chuyện với tốc độ nhanh thì hãy chuẩn bị cho mình rằng sẽ có rất nhiều từ được lược bỏ.

③ Trường hợp AのB=A sẽ thể hiện vị trí của B

Khi sử dụng cấu trúc AのB có thể cho biết được vị trí của B

Câu ví dụ

VD4. つくえのうえにペンがあります。

(Trên bàn có cây bút)

Giải thích

Khi phân tích câu trên ta được [Bàn=A]、[trên=B]、Đây là cách trình bày việc「Ở trên cái gì?」bằng cách sử dụng つくえ=A

VD5. 学校がっこうのとなりのスーパーマーケットの青果せいかでりんごをかいました。

(Tôi đã mua táo tại quầy bán trái cây ở siêu thị cạnh trường.)

Giải thích

Khi nói về địa điểm, tôi nghĩ có thể bạn sẽ gặp những mẫu câu giống như thế này. Đối với các câu dài như vậy thì chắc sẽ có nhiều bạn thắc mắc là “vậy, rốt cuộc là chỗ nào? ” Đúng không. Với những câu như vậy thì hãy nhớ địa điểm nằm sau cùng của câu nhé.

※Hơn nữa trong giao tiếp nếu chỉ cần nghe địa điểm cuối cùng thì cũng có thể hiểu được ý của người nói nhưng trong kỳ thi JLPT thì việc nghe chính xác toàn bộ các địa điểm trong phần thi nghe là rất quan trọng nên các bạn chú ý nhé.

VD6. 鈴木すずきさんのとなりに山下やましたさんがいます。

(Có anh Yamashita bên cạnh ông Suzuki)

Giải thích

Đây là câu mà Ông Suzuki đang bổ nghĩa cho trạng từ bên cạnh “Bên cạnh“ là【phần được giải thích B

Tuy nhiên trong trường hợp nếu muốn đổi ngược câu lại, đem :

となり lên trước thì Ông Suzuki sẽ thành【Danh từ được giải thích B】 và となりsẽ là【Danh từ giải thích A】

Tuy nhiên nếu như thay đổi như vậy thì toàn bộ cấu trúc của câu sẽ bị thay đổi chính vì thế mà ý nghĩa của câu cũng không thể giống nhau được.

④ Trường hợp AのB khi A thể hiện thời gian của B

Khi muốn biết「B thuộc khoản thời gian nào?」thì ta chỉ cần thêm thời gian vào A thì có thể giải thích được B.

Câu ví dụ

VD7. きのうのしゅくだいがおわりました。

(Tôi đã làm xong bài tập hôm qua.)

Giải thích

Trong câu này thì [きのう=A] và đang giải thích cho câu hỏi「bài tập khi nào?」Đương nhiên trong trường hợp này thì ta có thể sử dụng các từ chỉ về thời gian như 「あした」」 (ngày mai)、「1週間後しゅうかんご」 (1 tuần sau)、「みらい」 (tương lai)、「おととい」 (hôm trước)、「1週間前しゅうかんまえ」 (1 tuần trước)、「むかし」 (ngày xưa)

Ngày,Tuần,Tháng,Năm Tiếng Nhật là gì? →日,週,月,年 Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này! [Ngữ pháp N5] Tổng hợp về cách sử dụng và phương pháp phán đoán thể Vた (Quá khứ của động từ).

⑤ Trường hợp AのB khi A thể hiện thuộc về B

Chẳng hạn như khi giới thiệu bản thân, ta cũng có thể sử dụng cấu trúc AのB khi muốn giới thiệu mình thuộc đơn vị nào hoặc trường nào….

Câu ví dụ

VD8. はじめまして!わたし明治めいじ大学だいがく広瀬ひろせです。

(xin chào, tôi là Hirose thuộc trường đại học Meiji)

Giải thích

Khi giới thiệu 「 tôi là Hirose thuộc trường đại học Meiji 」 thì có nghĩa là、「Hirose đến từ trường đại học Meiji 」 Tuy nhiên đây là cách nói tương đối thông thường nên nếu như trường hợp đối phương là người mới gặp lần đầu hoặc trong môi trường làm việc thì tôi nghĩ nên sử dụng các cách nói khác như 「明治大学出身広瀬ひろせです。」 hoặc là 明治大学めいじだいがくから広瀬ひろせです。」 sẽ lịch sự hơn.

⑥ Trường hợp AのB khi A biểu đạt số đếm của B

Ta có thể dùng A để giải thích trong trường hợp biểu đạt số đếm của B

Câu ví dụ

VD9. そこには5つのみかんがあります。

(Ở đằng kia có 5 quả quýt)

Giải thích

Điểm chú ý ở đây là chúng ta không lược bỏ đi trợ từ mà phải viết là 5つみかん Đối với những bạn mới bắt đầu học tiếng Nhật thì sẽ rất hay quên trợ từ <> nên các bạn đang học nhớ chú ý nhé.

Ở đây/ở đó/ở kia. Tiếng Nhật là gì?→ここ,そこ,あそこÝ nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】

Trường hợp lược bỏ bớt B trong cấu trúc AのB

Khi học về cấu trúc AのB ta sẽ gặp những trường hợp người ta lược bỏ đi B đó là những trường hợp mà người nói đã biết rõ về B. Trong tiếng Nhật, đối với những từ lặp lại thì người ta có xu hướng tĩnh lược đi.

Câu ví dụ

VD10.

    A:あれはだれのいえですか?

     (Đó là nhà của ai vậy?)

    B:わたしのです。

     (Là của tôi)

Giải thích

Nếu mà trả lời theo đúng ngữ pháp thì phải là 「わたしの家いえです。」 (Là nhà của tôi) đúng không. Tuy nhiên vì tránh lặp lại từ nên trong ví dụ trên người trả lời đã lược bớt đi. Cách nói này cũng hay được sử dụng cho trường hợp A thể hiện người sở hữu trong AのB (Ví dụ như、「わたしの」、「あなたの」、「かれの」)

Của ai? tiếng Nhật là gì?→だれのですか? Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】 Cách sử dụng của người bản xứ Về cơ bản người ta sẽ sử dụng nhiều trong trường hợp A là người sở hữu, tuy nhiên cho dù A là thời gian hay địa điểm thì vẫn sử dụng được cách này.

Ví dụ:

VD11.

A: いつのしんぶんですか?

(Bào này hồi nào vậy?)

B:一昨日おとといのです。

(hôm kia)

VD12.

A: どこのふくですか?

(Đồ này ở đâu vậy?)

B: ユニクロのです。

(Của UNIQlO)

Đương nhiên trong hai trường hợp trên thì câu trả lời của B cũng đã mang ý nghĩa là [Báo ngày hôm kia] và [Đồ của UNIQlO ]

Giải thích cụ thể về これは何なんの【物もの】ですか?

Trong trường hợp câu hỏi ta sẽ sử dụng cấu trúc「【câu khẳng định】+?」Tuy nhiên trong trường hợp muốn biết A thì ta sẽ thêm なん vào【danh từ giải thích A】ví dụ như là これはなんの【もの】ですか?

Câu khẳng định:

これは日本語にほんごほんです。(Đây là sách tiếng Nhật)

Câu hỏi lựa chọn :

これは日本語にほんごほんですか?(Đây là sách tiếng Nhật phải không?)

→はい。そうです。(Vâng, đúng vậy)

Câu hỏi lựa chọn(AのB) :

これはなんほんですか?(Đây là sách gì vậy?)

これは日本語にほんごの本ほんです。(Đây là sách tiếng nhật)

Không chỉ riêng với 「何の」 mà cách sử dụng với các nghi vấn từ như 「何の」、「どこの」、「だれの」、「いつの」 cũng tương tự vậy.

Trường hợp muốn biết địa điểm どこの

Trường hợp muốn biết người sở hữuだれの

Trường hợp muốn biết thời gianいつの

Và đây khi thay đổi なん của câu これはなんほんですか? ta sẽ có những kết quả như sau:

[Trường hợp muốn biết địa điểm]

これは<どこの>ほんですか? (Đây là sách ở đâu?)

図書館としょかんの(ほん)です。(Ở thư viện)

[Trường hợp muốn biết người sở hữu]

これは<だれの>本ですか?(Đây là sách của ai?)

田村たむらさんの(ほん)です。(Sách của Tamura)

[Trường hợp muốn biết thời gian]

これは<いつの>ほんですか?(Đây là sách khi nào?)

5年前ねんまえの(ほん)です。(Sách 5 năm trước)

Câu hỏi của trường hợp tĩnh lược AのB

Tôi đã có giải thích rằng sẽ có những trường hợp ta bỏ đi vế B và biến câu thành ở dạng「 Aの」 nếu như có việc lặp lại từ trong cấu trúc AのB .Thực tế, không chỉ ở câu khẳng định mà nếu như đối tượng trong cuộc nói chuyện đã rõ thì trong câu nghi vấn ta vẫn có thể lược bỏ.

Câu ví dụ

VD13.

 A: ケーキをってきました!

  (Tôi đã mua bánh ngọt về rồi!)

 B: わたしのはどこにありますか?

  (Của tôi là cái nào đâu?)

 A:これです。

  (Cái này)

Giải thích

Và đương nhiên (Của tôi) trong câu nói của B bao hàm ý nghĩa là (bánh ngọt) của tôi

Tổng kết

  1. AのB : Danh từ giải thích A】の【Danh từ được giải thích B】tức là 、A sẽ bổ nghĩa choB
  2. Trong đó A chỉ được phép là danh từ
  3. Có thể lược bỏ B trong cấu trúc AのB
  4. Câu hỏi của AのB cơ bản sẽ là【Câu khẳng định】+か?
  5. Ta cũng có thể lược bỏ B trong câu hỏi AのB

Từ khóa » Có Cái Này để Làm Gì