Admin Administrator Posts: 4 | Cái Nhum, Vĩnh Long Aug 23, 2014 7:56:11 GMT 7 Quote - Select Post
- Deselect Post
- Link to Post
- Member
- Back to Top
Post by Admin on Aug 23, 2014 7:56:11 GMT 7 Cái Nhum, Vĩnh Long Nam Sơn Trần Văn Chi/Người Việt Cái Nhum, Quận Cái Nhum, là tên một đơn vị hành chánh cấp quận, thuộc tỉnh Vĩnh Long trước năm 1975.Sau năm 1975, tỉnh Vĩnh Long sát nhập với tỉnh Vĩnh Bình ( Tỉnh Trà Vinh ngày nay) thành tỉnh Cửu Long, thì Cái Nhum được sát nhập với huyện Long Hồ (Vĩnh Long) và được đổi thành Huyện Châu Thành.Sau một thời gian, Huyện Châu Thành lại được tách thành hai huyện như như cũ là huyện Mang Thít và huyện Long Hồ cho đến ngày nay.Từ ngày 26/12/1991, huyện Mang Thít thuộc tỉnh Vĩnh Long.Rạch Cái Nhum Cái: từ cổ là con rạch. Nhum là loại cây cọ lùn (palmier nain) tên khoa học Chamoerops cocincin-ensis, thường mọc ở ven rạch, cọng có gai.Cái Nhum là nơi có họ đạo Thiên Chúa sớm nhất trong tỉnh (1731), có một chủng viện, nay thuộc xã Long Thới, huyện Chợ Lách.Nếu em có về thăm quê đất VĩnhGhé Cái Nhum dòng Mang Thít nước còn xanh?(Thơ của HL)“Cái” là từ cổ của người Phù Nam, nghĩa là con rạch.Ở miền Nam có những địa danh bắt đầu bằng chữ Cái, chỉ vùng nằm bên một con sông nhỏ, chảy ra một con sông lớn.Ðịa danh Cái Nhum được đặt từ tên của cây nhum thuộc họ của cây cau, cây dừa.Cái Nhum nằm cách tỉnh lỵ Vĩnh Long 17 km về phía Ðông Nam. Thời Việt Nam Cộng Hòa, Cái Nhum là quận của tỉnh Vĩnh Long.Một góc thủ phủ của thị trấn Cái Nhum. (Hình: Panoramia.com)Lịch sử Cái NhumNgày 25 tháng 1 năm 1908, Pháp lập quận Cái Nhum, gồm có 2 tổng là Bình Thạnh với 3 làng và Bình Chánh với 5 làng.Ngày 18 tháng 12 năm 1916, quận Cái Nhum bị giải thể, nhập tổng Bình Thạnh vào quận Chợ Lách và tổng Bình Chánh vào quận Tam Bình cùng tỉnh.Ngày 18 tháng 5 năm 1955, chính phủ Ngô Ðình Diệm lập quận Cái Nhum, thuộc tỉnh Vĩnh Long, trên cơ sở tách ra từ quận Châu Thành, gồm tổng Bình Long với 9 xã, quận lỵ đặt tại Cái Nhum. Ngày 08 tháng 10 năm 1957, giải thể quận Cái Nhum, nhập địa bàn vào quận Châu Thành và quận Chợ Lách cùng tỉnh.Ngày 10 tháng 3 năm 1961, quận Cái Nhum được tái lập, gồm 2 tổng là Thanh Thiềng với 4 xã và Bình Thiềng với 4 xã.Ngày 31 tháng 05 năm 1961, đổi tên quận Cái Nhum thành quận Minh Ðức.Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Cái Nhum là huyện của tỉnh Cửu Long. Ngày 11 tháng 3 năm 1977, huyện Cái Nhum hợp với huyện Châu Thành Tây (trừ các xã Tân Ngãi, Tân Hòa) và các xã Hòa Hiệp, Hậu Lộc của huyện Tam Bình thành huyện Long Hồ.Ngày 18 tháng 3 năm 1994, thành lập thị trấn Cái Nhum trên cơ sở tách ra từ xã Chánh Hội.Rạch Cây Nhum/Cái NhumThời Pháp rạch Cây Nhum được người dân đọc trại thành rạch Cái Nhum. Theo thời gian, lòng sông rộng ra và sâu hơn nên cư dân gọi là sông Cái Nhum. Bấy giờ đầu vàm có bắc cây cầu tên cầu Số 9 do đó sông Cái Nhum còn gọi là sông Số 9.Sông Cái Nhum dài khoảng 9 km. Vàm sông giáp sông Mang Thít, ngọn sông ăn sâu quanh co vào đất liền về hướng Tây Bắc đến giáp rạch Cây Sộp (xã Hòa Tịnh), từ đầu vàm vào khoảng 4,5km, lòng sông rộng khoảng 70m, còn lại rộng trung bình khoảng 32m và sâu đến 9-10 m. Ðây là sông lớn và dài nhất, thuộc địa bàn huyện Mang Thít.Sông Cái Nhum vừa là sông mang nguồn nước tưới tiêu vừa là đường giao thông thủy huyết mạch của quận. Từ thị trấn Cái Nhum theo tuyến sông Cái Nhum có thể lưu thông hàng hóa, hành khách đến các xã Chánh Hội, Nhơn Phú, Mỹ An, Hòa Tịnh, Bình Phước... Ðặc biệt, theo tuyến sông Cái Nhum đến kinh Thầy Cai đổ ra sông Cổ Chiên là tuyến lưu thông đường thủy chính từ trung tâm quận Mang Thít đến thị xã Vĩnh Long.Ven hai bờ sông nhà cửa san sát với nhiều cây ăn trái. Phía sau bờ Tây Bắc của sông Cái Nhum là hương lộ trải đá thông xe hai bánh vào mùa khô lẫn mùa mưa đến tận tỉnh lộ 31, thông về thị xã Vĩnh Long.Sông Cái Nhum còn gắn liền với chợ Cái Nhum, thị trấn Cái Nhum, huyện lỵ Mang Thít, do đó nó có vị trí rất quan trọng cho việc giao lưu cũng như phát triển kinh tế xã hội của huyện.Cái Nhum có họ đạo lâu đời nhứt miền NamHọ đạo Cái Nhum có lâu đời nhất ở miền Nam Việt Nam, được thiết lập vào năm 1731.Lúc đầu có ít người Công Giáo đến đây tìm đất đai sinh sống. Họ tìm thấy có nhiều nhà bỏ hoang nên vào ở trọ nơi đó. Như thế là giai đoạn đầu của họ đạo được thành hình.Khi được biết có một số người Công Giáo tập họp sinh sống trong xã này, Linh Mục Giuse Garcia dòng Phanxicô (1687-1761) thường thăm viếng, như chủ chăn ưu ái luôn bám sát vào đoàn chiên.Tiếp sau Cha Garcia là Cha Emmanuel De Valdehermoso đang truyền đạo ở vùng sông Cửu Long giữa những năm 1742 đến 1747. Có thể Cha đã lần lượt ở tại Cái Nhum, Cái Mơn.Những tháng cuối năm 1749 cho đến tháng 6, 1750, đúng vào thời kỳ triều đình Huế cấm truyền đạo Kitô bùng lên, và lúc này số tín đồ vào khoảng 600 người, một con số rất to đối với thời ấy. Có thể nói toàn trong làng đều là người Công Giáo (?).Cái Nhum tương tự như Cái Mơn, Bình Nhâm, Nhị Bình là những vùng có tỷ lệ tín đồ Thiên Chúa Giáo cao và là vùng có nhiều vườn cây ăn trái như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm do các giáo sĩ Thiên Chúa Giáo mang giống từ Penang về.Trương Vĩnh Ký xuất thân trường dòng Cái NhumÔng sinh ngày 6 tháng 10 năm 1837, tại chợ Cái Mơn, làng Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, mất ngày 1 tháng 9 năm 1898 tại Sài Gòn, hưởng thọ 62 tuổi.Lúc nhỏ đi học chữ Hán, sau đó được một linh mục người Pháp đưa vào học trường Dòng ở Cái Nhum.... Có thể nói chuyện này đã góp phần định hướng những suy tư và chánh trị Trương Vĩnh Ký sau này...Trong lĩnh vực văn hóa, Trương Vĩnh Ký đã chứng tỏ có kiến thức uyên bác về nhiều mặt, không chỉ trong khoa học xã hội mà cả trong khoa học tự nhiên. Ðặc biệt về hoạt động sưu tầm, biên khảo, phiên âm, phiên dịch, ông đạt những thành tựu đáng kể.Mặt khác, cũng có nhiều ý kiến phê phán, buộc tội họ Trương là đã cộng tác với thực dân, phản lại Tổ quốc, như Lê Thanh trong quyển Trương Vĩnh Ký, Trần Huy Liệu trong Lịch sử 80 năm chống Pháp, Phạm Long Ðiền và Nguyễn Sinh Duy trong quyển Cuốn Sổ Bình Sanh của Trương Vĩnh Ký...Nhiều ý kiến trái ngược nhau tùy thuộc vào chỗ đứng, cách nhìn và đánh giá khác nhau của từng người đối với nhân vật lịch sử này.Ðến cuối đời Trương Vĩnh Ký đã rơi vào hoàn cảnh nghèo nàn, túng bấn khi bị Pháp bỏ rơi cho nên ông cũng đã bộc lộ nhiều băn khoăn, khắc khoải. Hai câu cuối của bài thơ tuyệt mệnh như muốn gửi gắm tâm sự cho người đời sau, khi phẩm bình về sự nghiệp của ông:Cuốn sổ bình sanh công với tộiTìm nơi thẩm phán để thừa saiNgày nay, chúng ta không ai phủ nhận toàn bộ những cống hiến của ông đối với văn hóa của dân tộc.Nhưng co the Trương Vĩnh Ký đã có những sai lầm về chính trị, hoạt động chính trị của ông rất ngắn ngủi so với hoạt động văn hóa khá .Chu ThichVĩnh Long Tỉnh lập năm Minh Mạng thứ 13 (1832), trong Nam Kỳ lục tỉnh, gồm 3 phủ: Định Viễn, Lạc Hóa và Hoằng An (Bến Tre). Ngày 23-3-1862, quân Pháp đánh chiếm thành Vĩnh Long. Ngày 20-6-1867, quân Pháp đánh chiếm tỉnh thành Vĩnh Long (lần 2), Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự tử sau khi thành thất thủ.************************Bên dòng Mang Thít - Lần đầu đến thị trấn Cái Nhum (huyện Mang Thít, Vĩnh Long), ngồi cùng bạn bên dòng sông Mang Thít trong một đêm mà sao sáng hơn trăng, Đan bảo, đến Mang Thít mà chưa câu cá đêm thì chưa coi là đến Mang Thít. Phải thú thực, tôi là người không biết kiên nhẫn nên cái thú câu cá thường không ham. Nhưng phần vì nể Đan, phần vì nụ cười tinh quái của anh khi trao chiếc cần câu bằng kim loại thuôn dài, tôi găm mồi, thả câu. Mấy con châu chấu mua hồi chiều, vặt cánh cẩn thận vẫn còn thoi thóp thở hóa ra lại là món ăn khoái khẩu của những chú cá lóc to sụ kiếm ăn đêm.Đêm. Dòng Mang Thít hiền hòa và rộng thênh thang với những lùm cây lấp lóa dưới ánh trăng hạ tuần hai bên bờ. Cảnh đẹp liêu trai mà huyền ảo quá đỗi. Bất giác, tôi dường quên mất mình đang đi câu mà đắm chìm vào những mênh mang sông nước, vào những dề lục bình dập dềnh nối đuôi nhau, trôi trôi. Thấy tôi nhìn dòng nước mung lung, Đan lại hồ hởi kể. Về tuổi thơ anh gắn liền với những mùa lũ lên và xuống của dòng Mang Thít hiền hòa. Về những sớm chèo thuyền đi học, con nước chưa về kịp nên đến lớp trễ. Về những đêm trăng chống chèo chở mẹ đi hái bông điên điển để mai kịp buổi chợ sớm. Rồi anh cười, dòng Mang Thít quê mình nhỏ, trên Sài Gòn nhiều người không biết. Vậy nhưng, từ đây xuôi thuyền một chút là tới Bến Tre, Gò Công ngược lên chút nữa thì đụng Cần Thơ, Sa Đéc, rẽ vỗ hướng kia lại ra sông Tiền, ngay đoạn Mỹ Thuận… Nói chung, từ Mang Thít có thể đi mọi nơi.Bình minh trên sông Mang Thít.Đang mải mê câu chuyện về dòng sông thì cá cắn câu. Một chú cá lóc đi kiếm ăn đêm. Chiếc cần câu trĩu xuống vì sức nặng của con cá và những cái quẫy cong người, tung tóe nước. Bằng động tác khá thuần thục, Đan kéo nhè nhẹ chiếc cần men theo mớn nước và nhấc chú cá lóc kém may mắn lên thuyền. Nghe tiếng cá quẫy và tiếng động của nước, tôi đã mường tượng ra một chú lóc to nhưng vẫn phải bất ngờ khi thấy nó nằm ngay đơ trên mạn thuyền sau một hồi vùng vẫy. Con cá nặng đến 2 ký chứ không ít.Chỉ ai từng ngồi câu, ăn cá nướng ngay trên thuyền, giữa một đêm sông nước miệt vườn mênh mang mà yên bình mới cảm thấy hết cái cảm giác thanh thản sau khi trút bỏ mọi lo toan trên bờ. Giữa dòng nước êm êm, chiếc thuyền tắt máy, thả lái, buông theo dòng nước. Mấy nhánh lục bình đồng hành cùng chúng tôi từ lúc chập tối tới giờ mới chịu tách ra bởi đoạn này, dòng sông tự nhiên vặn mình tạo nên một cái cù lao nho nhỏ bên kia. Những phù sa bồi đắp được con người trồng cây, dựng nhà. Và, điện le lói lóe ra sau những gốc dừa phía xa xa. Chúng tôi đi giữa dòng sông mà như đi giữa bao la đất trời. Bất giác tôi nhớ đến dòng Đáy bên những nương dâu ngút ngát của xứ Đoài quê mình. Có lẽ, ở đâu trên khắp đất nước Việt Nam này, dòng sông và những mái nhà hai bên san sát đều là những hình ảnh đẹp đẽ, thân thương vô cùng.Trăng đã xuống thấp, bầu trời ngả về sáng lúc tinh mơ có thoảng hơi sương khe khẽ lạnh. Một vài thuyền hoa trái đi chợ nổi chạy ngược chiều, đẩy nước dập dềnh. Tiếng chào hỏi í ới trên sông buổi sớm cứ như trong một thế giới chuyện kể mà tôi từng nghe. Anh bạn nổ máy chạy ngược lại hướng chợ Cái Nhum. Bẵng đi một chập, tôi lên khoang mà bỗng giật mình, dưới lòng sông Mang Thít, một chiếc mâm màu lòng đỏ trứng gà đang lừ đừ tỏa ra thứ ánh bình minh nhiệm màu, tươi sáng. Dòng sông lúc này nhộp nhịp hẳn lên với rất nhiều thuyền bè xuôi ngược. Tiếng người, tiếng thuyền máy đuôi tôm, tiếng nước vỗ bờ làm xôn xao buổi đầu ngày vùng sông nước...Bài và ảnh: ĐOÀN XÁRead more: mythuat.proboards.com/thread/591/7845-272-ai-vn-lich?page=3#ixzz3BAjiPQg5 | |
Admin Administrator Posts: 4 | Cái Nhum, Vĩnh Long Aug 23, 2014 7:59:37 GMT 7 Quote - Select Post
- Deselect Post
- Link to Post
- Member
- Back to Top
Post by Admin on Aug 23, 2014 7:59:37 GMT 7 Vĩnh long xưa – một địa chí văn hóa thu nhỏ của đất nam bộTăng Tấn Lộc www.flickr.com/photos/13476480@N07/6793021329/in/photostream/1. Vài nét về địa lý hành chính của Vĩnh Long xưa: Cũng như bao tỉnh miền Tây khác, Vĩnh Long vốn do đất phù sa cấu tạo, phì nhiêu thích hợp để trồng lúa các loại cây ăn trái và cây kỹ nghệ như: bố, bông vải. Đa số người dân sống bằng nghề nông. Vĩnh Long nằm ở vị trí trung tâm của Nam phần Việt Nam, giáp ranh với các tỉnh: Kiến Tường, Định Tường, Phong Dinh, Vĩnh Bình, Kiến Hoà và An Giang. Khảo sát về lịch sử tỉnh Vĩnh Long qua nhiều giai đoạn, chúng tôi nhận thấy: từ 1658 trở về trước, Vĩnh Long thuộc địa phận nước Chân Lạp; từ 1658 -1730 Vĩnh Long được đặt dưới sự bảo trợ của chúa Nguyễn; từ 1730 -1759 là thuộc địa của chúa Nguyễn; từ 1760 trở về sau, vua Chân Lạp nhượng đứt cho Việt Nam; từ 1867 bị đặt dưới chế độ thuộc địa của Pháp. Năm 1867, quân Pháp từ Định Tường (Mỹ Tho) kéo đến chiếm thành Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên, dân tình sống trong cảnh lầm than, Vĩnh Long đầy tang tóc. Cụ Phan Thanh Giản tử tiết trên mảnh đất này, làm cho mọi người xúc động, cảm phục sự hy sinh cao quý của cụ, thà chết chứ không bao giờ khuất phục trước vũ lực bạo tàn của kẻ xâm lăng. 2. Những di tích lịch sử - văn hoá: 2.1. Đình:Khi nói đến một làng xưa Việt Nam thì tâm điểm trọng yếu đầu tiên mà ai cũng nghĩ đến là đình làng. Ngôi đình là nét đặc trưng hay có thể gọi là bản sắc của làng xã truyền thống Việt Nam. Đình là nơi tôn thờThành hoàng, vị thần bảo hộ cho làng, là trái tim điều khiển chi phối những hoạt động đời sống cộng đồng của đơn vị hành chính cơ sở tạo nên đất nước. Ngôi đình không chỉ là cơ sở tín ngưỡng quyền lực siêu nhiên mà còn là nơi hội họp bàn bạc tất cả những vấn đề to nhỏ liên quan đến làng. Đời sống cộng đồng hưng thịnh hay suy bại, cư dân có an khang phú quý hay không, phong tục thuần hậu tốt đẹp hay không, tất cả đều liên quan đến tâm điểm thiêng liêng – ngôi đình. Đó là nơi biểu hiện chỉnh thể kinh tế, văn hoá, xã hội của một địa phương. Các triều đại hưng rồi vong, đất nước có thể thăng trầm nhưng đình vẫn sừng sững đứng đó và làng không thể mất đi, làng lại kết tụ thành đất nước. Qua hai cuộc chiến tranh kháng Pháp và chống cong, có biết bao đình, chùa của làng quê Việt Nam đã bị cong san huỷ hoại. Sau 1975, do thiếu ý thức bảo vệ, chúng ta đã tự làm mất đi không ít ngôi đình. Ngoài ra, sự tác động hàng trăm năm của văn hoá phương Tây, tinh thần thiêng liêng của ngôi đình cũng không tránh khỏi mờ khuất, dần dần bị mai một và biến dạng. May thay, có một ngôi đình cổ ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn giữ được khá toàn vẹn diện mạo ban sơ – đình Tân Giai (một ngôi đình cổ kính từ thời Gia Long). Bên cạnh đình Khao cổ kính, Vĩnh Long còn có nhiều ngôi đình mang nhiều sắc thái độc đáo và lạ kỳ. Đình Tân Giai là ngôi đình lớn nhất trong tỉnh Vĩnh Long. Được biết, vào đời Gia Long, nhận thấy dân chúng địa phương rất nặng lòng tín ngưỡng, chính quyền tán thành công cuộc xây dựng một ngôi đình thần. Đình toạ lạc trên vuông đất công điền, nằm sát mé sông Cổ Chiên, tại Vàm Cái Cá, mặt tiền hướng về phía bờ sông. Dân chúng đều hoan hỉ, tới nơi sùng phụng, tưởng niệm đất nước, tiền nhân, khói hương chiêm bái không ngớt. Đặc biệt nhất là vào những ngày đáo lệ Kỳ Yên, đủ mọi tầng lớp nhân dân hội họp cung thỉnh sắc thần, cực kỳ long trọng và tôn nghiêm. Trải qua cuộc binh biến, ngôi đình vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, biểu dương tinh thần dân tộc. Chạnh lòng hoài cổ, các ông Phó tổng Ngô Văn Lân, hương cả Tống Hữu Viên là thân phụ ông Tống Hữu Trung có công lập làng Tân Giai, các vị kỳ lão trong làng cùng nhau đứng ra lo việc tu bổ ngôi đình, nối tiếp phụng thờ. Năm 1924, vì bị dòng nước sông Cửu Long đổ xuống sông Cổ Chiên, làm lở mé hữu ngạn sông này, từ trên Vàm Tuần Bắc Mỹ Thuận chạy xuống Vàm Cái Cá và sông Long Hồ, làm ảnh hưởng đến ngôi đình. Quý vị hương chức hội tề bèn lo việc dời ngôi đình vào trong giữa đất liền của làng Tân Giai, gần mé rạch Cái Cá, cầu Kinh Cụt. Hiện nay, nhằm đáp ứng niềm sùng kính của nhân dân địa phương, các vị trong ban hội hương đã đứng ra trông nom và tái thiết lại ngôi đình. Trước hết là để bảo tồn cổ tích, sau nữa là nơi tôn nghiêm thờ phụng trong làng, gợi tinh thần yêu nước thương nòi, nhen nhúm lửa thiêng nơi lòng đồng bào không quên đất nước, tiền nhân. 2.2. Miếu: Miếu Văn Thánh là dấu tích cổ xưa nhất ở Vĩnh Long (theo Địa phương chí tỉnh Vĩnh Long). Với lòng nhiệt thành của mình, Đề học Nguyễn Thông đã đứng ra vận động và xây cất Văn Thánh Miếu để thờ Đức Khổng Tử và các bậc hiền triết là môn đệ của đức Khổng. Công trình được khởi công năm Giáp Tý 1864 và hoàn thành vào cuối năm Bính Dần 1866 với kiểu kiến trúc truyền thống Việt Nam: 1) Chánh điện: Thờ Đức Khổng Tử. Hai bên Tả ban, Hữu ban thờ Tứ phối, Thập triết. 2) Hai miếu nhỏ hai bên: Tả vu, Hữu vu thờ Thất thập nhị hiền. 3) Văn Xương Các: Phía trước và bên tả Văn Thánh Miếu có xây dựng toà Văn Xương Các. Tầng trên lầu thờ 3 vị Văn Xương Đế Quân. Tầng dưới lầu, căn giữa để một cái khánh sơn son thiếp vàng, để bài vị thờ cụ Võ Trường Toản và hình cụ Phan Thanh Giản, phía ngoài cái khánh có khắc một đôi liễn với nội dung: "Hoàng phong xử sĩ thanh cao lão. Tự hiệu thư sinh tiết liệt thần" (Câu trên nói về cụ Võ Trường Toản, là một ông già thanh cao, ở ẩn dạy học, không chịu ra làm quan, được vua Gia Long cho là "Sùng đức xử sĩ". Câu dưới nói về cụ Phan Thanh Giản, vốn là bề tôi tiết liệt, khi sắp chết, dặn ghi trong tấm triện là "lão thư sinh" mà thôi) 2.3. Danh nhân:Theo Địa phương chí tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Long xưa vốn là một dinh, một trấn lớn, bao trùm một góc miền Tây. Biết bao nhân vật ưu tú đã làm rạng danh đất Vĩnh. Ngày nay, nhiều di tích vẫn còn lưu lại trên đất Sa Đéc (Đồng Tháp), Bến Tre, là những vùng thuộc Long Hồ dinh ngày trước. Chẳng hạn như: Nguyễn Cư Trinh và Trương Phúc Du – hai nhân tài đã dày công khai phá Long Hồ dinh; quốc công Tống Phước Hiệp – quan lưu phủ Long Hồ dinh đầy đủ ân oai được dân chúng xưng phục; Lâm thao quận công Châu Văn Tiếp; Kinh môn quận công Nguyễn Văn Nhơn; Nguyễn Khoa Thuyên – cai bộ Long Hồ dinh, từng sát cánh với Tống Phước Hiệp xông pha chiến trận, Nam Kỳ kinh lược đại thần Phan Thanh Giản; Trương Vĩnh Ký – nhà bác học, nhân tài của nước Việt Nam; Đốc binh Lê Cẩn và Nguyễn Giao – hai vị hào kiệt chống thực dân Pháp; Lê Long An - vị tiền hiền có công khai mở ba thôn: Mỹ Thạnh, Mỹ Hưng và Mỹ Hội; Tri huyện Tống Hữu Trung - một viên quan gương mẫu được nhiều người cảm đức; Bà Trần Thị Thọ - nhà từ thiện nổi tiếng khắp ba kỳ, được vua Khải Định tặng Kim Bảng "Háo Nghĩa Khả Gia",.v.v…2.4. Văn hoá - Nghệ thuật:2.4.1. Văn học:Nếu xưa kia Hà tiên từng nổi tiếng là nơi văn học do Mạc Thiên Tích chấn hưng nền văn hoá thì vĩnh Long cũng chẳng kém chi phong khí nho văn. Mặt khác, khi họ Mạc bị suy sụp, nhóm Chiêu Anh Các phân tán, nền văn học Hà Tiên cũng dần sút kém, trong khi đó ở Vĩnh Long lại rất hưng khởi dẫn đầu 3 tỉnh miền Tây lúc bấy giờ. Từ lúc Vĩnh Long bắt đầu thiết lập "Nền văn" và miếu Văn Thánh, hằng năm sĩ phu miền Tây tề tựu về đây để nhóm họp đàm luận vă chương, giảng binh kinh sách tạo nên học phong sĩ khí đáng ca ngợi. Trong lĩnh vực văn học không ai lại chẳng nghe tên, biết tiếng những tao nhân mặc khách đất Vĩnh như: Đỗ Minh Giám (Nhiêu Tâm), Đỗ Văn Sỏi (Bồng Dinh), Nguyễn Hữu Đức, nữ sĩ Trần Ngọc Lầu, Tống Hữu Định… Ông Phan Quốc Sang – tác giả 10 bài "Khuê phụ thán" nổi tiếng, ông Nguyễn Văn Dần – tác giả hai quyển sưu khảo "Vĩnh Long nhân vật chí" và "Sa Đéc nhân vật chí" . Ngoài ra, còn có các ông Nguyễn Phú Toàn (Nhập Vương Thị), Lê Ngũ Bá, Bùi Văn Khánh, Bùi Văn Triều, Lương Tử Mạnh, Nguyễn Phan Tần đều là những trang văn học tiếng tăm. 2.4.2. Sân khấu cải lương:Ở bộ môn sân khấu, Vĩnh Long cũng có nhhiều nhân tài đặc sắc. Trong đó, ông Tống Hữu Định được biết đến như người có công đầu trong việc sáng tác tuồng và cũng là ngưồi đầu tiên đưa vở tuồng cải lương lên sân khấu trình diễn. Ông Tống Hữu Định xuất thân là một Phó tổng, tổng Bình Long, thường gọi là ông Phó Mười Hai, đặc biệt có năng khiếu văn chương, luôn yêu mến và quý trọng nghệ thuật. Ông họp bạn đồng điệu lại để cùng trao đổi ý kiến rồi sáng chế ra điệu ca ra bộ, đặt để bài ca cho hoà rập với dàn đờn thêm vui tai, làm thích ý những người mộ điệu ca cầm. Bên cạnh đó, còn có ông Trần Quan Quờn, thường gọi là ông Kinh Lịch Quờn, nổi tiếng là bậc ưu tú về cổ nhạc, sáng tác rất nhiều bài vọng cổ nổi tiếng. Có thể nói, Vĩnh Long là "cái nôi" của nhệ thuật ca kịch, cùng với các nghệ sĩ ở Sa Đéc, Mỹ Tho đã đẩy mạnh sân khấu cải lương phát triển.Ngoài ra, có thể kể đến nữ sĩ Bảy Ngọc – ca sĩ hữu danh nổi tiếng nhất ở Vĩnh Long xưa nay. Soạn giả nổi tiếng có ông Năm Mãn với vở "Phật Tổ Thích Ca đắc đạo". Lớp hậu bối có kịch sĩ Duy Lân, nhạc sĩ Bửu, danh ca Út Trà Ôn lừng danh với bài vọng cổ "Tình anh bán chiếu" của soạn giả Viễn Châu. Nữ ca sĩ Thanh Tùng với làn hơi thiên phú và độc đáo làm say lòng khách mộ điệu cầm ca. Cô đã từng vô dĩa phô trương tài nghệ góp công tô điểm nền ca kịch nước nhà nói chung, Vĩnh Long nói riêng. Nhắc đến Vĩnh Long, chúng ta không thể không hoài niệm về các nhân vật: Nguyễn Văn Nhơn, Tống Phước Hiệp, Châu Văn Tiếp, Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông,v,v… lại thêm đình Khao, Nền Văn, Văn Thánh Miếu… Tất cả những nét cổ kính và khả ái ấy ngày nay hãy còn di tích. Điều đó đã chứng tỏ đất Long Hồ là nơi văn hiến, đầy vượng khí. Có thể nói, nhân dân Vĩnh Long nói riêng, người Nam bộ nói chung đã trải qua mấy trăm năm văn hiến rạng rỡ và xứng đáng để thế hệ sau tưởng niệm với tấc lòng cảm khái, miên man niềm hoài cổ, xứng đáng là địa chí văn hoá của vùng đất phương Nam. NGUYỄN BÌNH ĐÔNG TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Vĩnh Long xưa, Huỳnh Minh, Nhà xuất bản Thanh Niên, 2002.- Địa phương chí tỉnh Vĩnh Long.- Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long, Khoa Ngữ Văn Đại học Cần Thơ, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997. Read more: mythuat.proboards.com/thread/591/7845-272-ai-vn-lich#ixzz3BAkl4Neg | Last Edit: Aug 23, 2014 10:05:24 GMT 7 by Admin | |
Ellhisy Guest | Cái Nhum, Vĩnh Long Oct 10, 2019 17:57:21 GMT 7 Quote - Select Post
- Deselect Post
- Link to Post
- Back to Top
Post by Ellhisy on Oct 10, 2019 17:57:21 GMT 7 Propecia 120 Day <a href=http://kamagpills.com></a> Comprar Cialis Sin Receta En Farmacia Progesterone Germany Price Overseas | |
Ellhisy Guest | Cái Nhum, Vĩnh Long Oct 15, 2019 12:48:08 GMT 7 Quote - Select Post
- Deselect Post
- Link to Post
- Back to Top
Post by Ellhisy on Oct 15, 2019 12:48:08 GMT 7 Walmart Cialis Prices Without Insurance Venta Cialis En Tenerife <a href=http://rxasian.com>viagra online pharmacy</a> Sildenafil For Men | |
Isacsam Guest | Cái Nhum, Vĩnh Long Jan 25, 2022 4:46:19 GMT 7 Quote - Select Post
- Deselect Post
- Link to Post
- Back to Top
Post by Isacsam on Jan 25, 2022 4:46:19 GMT 7 ingerebibl12gooxs222 2346.downloadfirstyou.com/2327.downloadfirstyou.com/592.allorgdownload.org/1827.allorgdownload.org/1374.allorgdownload.org/ 1016.downloadfirstyou.com/ | |
Isacsam Guest | Cái Nhum, Vĩnh Long Jan 25, 2022 4:47:23 GMT 7 Quote - Select Post
- Deselect Post
- Link to Post
- Back to Top
Post by Isacsam on Jan 25, 2022 4:47:23 GMT 7 ingerebibl12gooxs222 2346.downloadfirstyou.com/2327.downloadfirstyou.com/592.allorgdownload.org/1827.allorgdownload.org/1374.allorgdownload.org/ 1016.downloadfirstyou.com/ | |
Isacsam Guest | Cái Nhum, Vĩnh Long Jan 25, 2022 4:48:27 GMT 7 Quote - Select Post
- Deselect Post
- Link to Post
- Back to Top
Post by Isacsam on Jan 25, 2022 4:48:27 GMT 7 ingerebibl12gooxs222 2346.downloadfirstyou.com/2327.downloadfirstyou.com/592.allorgdownload.org/1827.allorgdownload.org/1374.allorgdownload.org/ 1016.downloadfirstyou.com/ | |
Isacsam Guest | Cái Nhum, Vĩnh Long Feb 25, 2022 20:13:49 GMT 7 Quote - Select Post
- Deselect Post
- Link to Post
- Back to Top
Post by Isacsam on Feb 25, 2022 20:13:49 GMT 7 Yes, really. And I have faced it. dfgdlfg2131.32 howytooutoknowb.fun/map.php | |
Isacsam Guest | Cái Nhum, Vĩnh Long Feb 25, 2022 20:14:58 GMT 7 Quote - Select Post
- Deselect Post
- Link to Post
- Back to Top
Post by Isacsam on Feb 25, 2022 20:14:58 GMT 7 Yes, really. And I have faced it. dfgdlfg2131.32 howytooutoknowb.fun/map.php | |
Isacsam Guest | Cái Nhum, Vĩnh Long Feb 25, 2022 20:16:13 GMT 7 Quote - Select Post
- Deselect Post
- Link to Post
- Back to Top
Post by Isacsam on Feb 25, 2022 20:16:13 GMT 7 Yes, really. And I have faced it. dfgdlfg2131.32 howytooutoknowb.fun/map.php | |