“Cái Tên Nam - Bắc Từ Liêm Nghe Cứ Thế Nào” - VnEconomy

Trở lại trang chủ

Chứng khoán

Khung pháp lý Sáng 6/12, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm với đa số đại biểu tán thành.Đáng chú ý, ngoài nội dung chính của đề án là thành lập hai quận và 23 phường mới trên cơ sở điều chỉnh lại địa giới hành chính của huyện Từ Liêm hiện tại, các đại biểu cũng thống nhất tên gọi của hai quận mới này là "Nam Từ Liêm" và "Bắc Từ Liêm".Trước đó, trong phần thảo luận tại tổ về đề án này, vẫn có 24 đại biểu dù đồng tình nhưng vẫn bày tỏ băn khoăn về tên gọi của hai quận mới cũng như những vấn đề về quản lý nhân khẩu, hồ sơ, giấy tờ...nảy sinh sau chia tách.Theo Bí thư huyện uỷ Từ Liêm Lê Văn Thư, trong phiên họp ngày 5/12, Hội đồng Nhân dân huyện cũng đã thông qua đề án thành lập hai quận sau khi đã có hàng chục nghìn người dân đã góp ý tại 270 hội nghị, trong đó 99,9% ý kiến đồng tình với đề án thành lập hai quận. Chỉ duy nhất một đại biểu của huyện không đồng ý thành lập hai quận mới.Về tên gọi hai quận mới, Bí thư Từ Liêm nói, có 24 cặp tên được người dân đề xuất gắn với các địa danh, kết quả lấy ý kiến người dân cho con số đồng tình tên hai quận Bắc Từ Liêm - Nam Từ Liêm, Lý Nam Đế - Thăng Long, Từ Liêm - Trúc Khê, Mỹ Đình - Thăng Long, Bắc Thăng Long - Mỹ Đình, Từ Liêm - Thăng Long, Từ Liêm - Mỹ Đình, Từ Liêm - Hoàng Liêm…, song tỷ lệ ủng hộ tên gọi Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm được cho biết lên tới 90,6%.Tuy nhiên, dù đã được Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua, song với một số đại biểu và chuyên gia quy hoạch, xây dựng, tên gọi hai quận mới của Hà Nội là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm dường như chưa được hợp lý lắm.Một số cho rằng, tên Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm hàm ý phương hướng hơn là tên địa danh, trong khi Mỹ Đình là cái tên đáng lưu tâm vì gắn với nhiều công trình lớn trên địa bàn lại không được lựa chọn. Trong khi đó, hầu hết ý kiến mà VnEconomy tham vấn đều bày tỏ “không đồng tình” với tên gọi của hai quận mới này.Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính nói VnEconomy ngay sau khi đề án được thông qua, rằng “cái tên Nam - Bắc Từ Liêm nghe cứ thế nào”.Cùng quan điểm trên, nguyên lãnh đạo Bộ Xây dựng khác là TS. Phạm Sỹ Liêm cũng thẳng thắn: “Dường như các nhà lập quy hoạch “hết chữ” rồi sao mà lại chọn Nam và Bắc”.Cả hai vị chuyên gia này đều thống nhất rằng, nên giữ lại một quận mang tên Từ Liêm, quận còn lại mang tên Mỹ Đình là hợp lý hơn.Tuy nhiên, với việc Hội đồng Nhân dân thành phố đã thông qua đề án, tên gọi Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm gần như đã chắc chắn được chọn. Điều đó cũng đồng nghĩa, một quận mới mang tên “Mỹ Đình” cũng gần như đã không thành hiện như đồn đoán trước đó, và cho dù nó được không ít các chuyên gia và dư luận "bên ngoài Từ Liêm" ủng hộ.Theo đề án điều chỉnh địa giới hành chính vừa hoàn thành, huyện Từ Liêm sẽ tách thành hai quận và 23 phường. Trong đó, quận "Bắc Từ Liêm" bao gồm phần đất ở phía Bắc của huyện với dân số hơn 319.000 người, diện tích hơn 4.335 ha, mật độ dân số 7.377 người/km2.Phía Bắc của quận "Bắc Từ Liêm" giáp huyện Đông Anh, phía Nam giáp quận "Nam Từ Liêm"; phía Đông giáp quận Cầu Giấy, Tây Hồ; phía Tây giáp huyện Hoài Đức, Đan Phương. Trụ sở của quận rộng khoảng 20 ha, ở khu đất nông nghiệp xã Minh Khai.Sau khi lập quận mới, các xã tại "Bắc Từ Liêm"sẽ được tách ra làm 13 phường: Thượng Cát; Tây Tựu; Liên Mạc; Thụy Phương; Đông Ngạc 1; Đông Ngạc 2; Xuân Đỉnh 1; Xuân Đỉnh 2; Phú Diễn 1; Phú Diễn 2; Minh Khai; Cổ Nhuế 1; Cổ Nhuế 2. Còn quận "Nam Từ Liêm" có dân số hơn 233.000 người, diện tích hơn 3.227 ha, mật độ dân số 7.234 người/km2. Phía Bắc giáp quận "Bắc Từ Liêm", phía Nam giáp quận Hà Đông, phía Đông giáp quận Cầu Giấy và Thanh Xuân, phía Tây giáp huyện Hoài Đức. Trụ sở làm việc sẽ sử dụng toàn bộ khu liên cơ quan rộng 4 ha của huyện Từ Liêm đang sử dụng.Dự kiến, "Nam Từ Liêm" sẽ có 10 phường: Mễ Trì; Trung Văn; Tây Mỗ; Đại Mỗ; Phú Đô; Mỹ Đình 1; Mỹ Đình 2; Cầu Diễn; Xuân Phương 1; Xuân Phương 2.Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm sẽ được thành phố Hà Nội trình Chính phủ vào phiên họp cuối tháng 12 này. Nếu được thông qua, 2 quận mới Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm sẽ đi vào hoạt động từ tháng 7/2014.
Giới đầu tư bất động sản “bất động” khi Từ Liêm lên quận

Giới đầu tư bất động sản “bất động” khi Từ Liêm lên quận

06/12/2013
Hà Nội yêu cầu tạm dừng giao đất, cấp dự án mới tại Từ Liêm

Hà Nội yêu cầu tạm dừng giao đất, cấp dự án mới tại Từ Liêm

04/12/2013
Từ Liêm đã chọn được tên cho hai quận mới

Từ Liêm đã chọn được tên cho hai quận mới

02/12/2013
Lo “tranh tối tranh sáng” khi lập quận Từ Liêm

Lo “tranh tối tranh sáng” khi lập quận Từ Liêm

02/12/2013
Hà Nội muốn tách Từ Liêm thành hai quận

Hà Nội muốn tách Từ Liêm thành hai quận

25/09/2013

Từ khóa » Tách Quận Nam Từ Liêm