Cái Thẩm Mỹ – Phạm Trù Nền Tảng Của Mỹ Học
Có thể bạn quan tâm
Cái thẩm mỹ – phạm trù nền tảng của mỹ học
Quan hệ thẩm mỹ với hiện thực thể hiện trong mọi lĩnh vực cuộc sống và hoạt hoạt động của con người. Hình thái cao nhất của mối quan hệ này là nghệ thuật. Trước khi nghiên cứu hình thái cao nhất đó, cũng như các bộ phận cấu thành quan hệ thẩm mỹ, chúng ta nghiên cứu toàn bộ mối quan hệ thẩm mỹ nói chung.
Các phạm trù mỹ học hình thành và phát triển thông qua thực tiễn của lịch sử phát triển xã hội như: cái thẩm mỹ, quan hệ thẩm mỹ, hoạt động thẩm mỹ, đời sống thẩm mỹ, khách thể, chủ thể, nghệ thuật… đó cũng là quá trình con người đồng hoá thế giới về mặt thẩm mỹ.
Trong hệ thống các phạm trù mỹ học thì phạm trù cái thẩm mỹ là phạm trù nền tảng; là nguyên lý xuất phát hình thành hệ thống lý luận chung của mỹ học.
Sự hình thành và phát triển các phạm trù mỹ học cũng là quá trình con người đồng hóa thế giới về mặt thẩm mỹ.
(Assimiler: Đồng hóa, biến cái chưa phải hoặc không phải của mình là cái thuộc về mình, con người có khả năng nhận thức và cải tạo thế giới)
– Cái thẩm mỹ – phạm trù nền tảng của mỹ học. Nói một cách khác đây là phạm trù phản ánh được thuộc tính chung nhất của các quan hệ thẩm mỹ – đó là tính thẩm mỹ. Ví dụ: Về bản chất của cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả là những thuộc tính cùng loại thể hiện là các hiện tượng thẩm mỹ khách quan. Cái thẩm mỹ (tính thẩm mỹ) là cái chung của cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả, là cái phân định sự khác nhau giữa cái đẹp, cái bi với các thuộc tính khác của hiện thực.
Cần phải xác định thuộc tính chung phổ biến của cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả.
Thuộc tính chung phổ biến nhất của cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả?
Hình tượng thẩm mỹ cụ thể khác nhau.
Thuộc tính thẩm mỹ (hình tượng) có được coi là phân định sự khác nhau giữa cái đẹp, cái bi, cái hài… với các thuộc tính khác của hiện thực là gì?
- Trong lịch sữ triết học, mỹ học có rất nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của cái thẩm mỹ
Mỹ học duy tâm không phủ nhận tính hiện thực trong thẩm mỹ; nhưng coi cái thẩm mỹ và bản chất của nó chỉ là sản phẩm do sự sáng tạo của lực lượng suei6 nhiên và ý muốn chủ quan của con người.
Mỹ học duy vật coi cái thẩm mỹ là thuộc tính thẩm mỹ chung. Phổ biến nhất của các quan hệ thẩm mỹ; đó là hình tượng thẩm mỹ mang tính khách quan độc lập với ý thức của con người.
- Quan điểm của mỹ học hiện đại:
Phạm trù cái thẩm mỹ là phạm trù nền tảng của mỹ học. Bởi vì nó phản ánh toàn bộ các quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực trên cả 3 phương diện: chủ thể, khách thể, nghệ thuật.
- Kết luận:
– Cái thẩm mỹ không đồng nhất với quan hệ thẩm mỹ mà phản ánh bản chất của quan hệ thẩm mỹ.
– Cái thẩm mỹ phản ánh bản chất của quan hệ thẩm mỹ là 1 hệ thống đánh giá, là 1 loại giá trị xã hội.
– Phê phán quan điểm của mỹ học duy tâm về cái thẩm mỹ.
Trong lịch sử triết học, mỹ học có rất nhiều những quan điểm khác nhau về bản chất cái thẩm mỹ.
Để làm sáng tỏ bản chất cái thẩm mỹ cần giải đáp ba câu hỏi sau:
- Cái thẩm mỹ có tính khách quan hay chủ quan?
- Cái thẩm mỹ có phải là một giá trị xã hội?
- Vai trò của thực tiễn đối với cái thẩm mỹ?
Cái thẩm mỹ có tính khách quan, không mang tính chủ quan. Tính khách quan của cái thẩm mỹ là thuộc tính thẩm mỹ tồn tại trong hiện thực, chúng tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con người. Nhưng không có nghĩa phải thừa nhận những thuộc tính thẩm mỹ là những thuộc tính mang tính tự nhiên, vốn sẵn có trong các sự vật, hiện tượng của hiện thực, tồn tại bên ngoài xã hội, có trước xã hội loài người.
Những giá trị được hình thành và phát minh trên cơ sở qui luật của cái đẹp, tức là những giá trị thẩm mỹ. Nói đến giá trị là nói đến cách nhìn, cách đánh giá, từ cách đánh giá của con người đối với thế giới về nhiều mối quan hệ khác nhau như kinh tế, chính trị, đạo đức, triết học, pháp quyền, khoa học. Trong đó, cái thẩm mỹ không hẳn phải đối lập với các quan hệ xã hội đó, nhưng nhất thiết phải khác về bản chất với các quan hệ đó. Bởi, cái thẩm mỹ không đặt nền tảng trên sự thoả mãn những động cơ về kinh tế, sự mưu cầu những lợi ích vật chất trực tiếp của con người.
Thực tiễn lao động đã biến con người không chỉ là chủ thể xã hội, mà còn là chủ thể thẩm mỹ, biến giới tự nhiên thành khách thể thẩm mỹ.
Lao động và thông qua quá trình lao động, các giác quan của con người mới có tính thẩm mỹ, đó cũng là quá trình thành năng lực thẩm mỹ của con người, cái tai mới biết thưởng thức âm nhạc, con mắt mới biết nhận định được cái đẹp của hình thức. Các giác quan thẩm mỹ chỉ phát sinh khi có đối tượng tương ứng, “do đó con người cũng nhào nặn vật chất theo qui luật của cái đẹp”. Về vấn đề này Ph. Ăngghen cũng thường nói rằng: “Chỗ khác nhau chủ yếu và cuối cùng giữa con người và các loài động vật khác” là: “động vật chỉ lợi dụng tự nhiên bên ngoài và chỉ gây ra những sự biến đổi trong tự nhiên đơn thuần bằng sự có mặt của chúng, còn con người lại do đã tạo ra những biến đổi trong tự nhiên mà bắt tự nhiên phải phục vụ cho những mục đích của mình và thống trị tự nhiên”.
Từ những sự phân tích ở trên, chúng ta có thể xác định bản chất của cái thẩm mỹ: Cái thẩm mỹ là quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ và đối tượng thẩm mỹ và là giá trị xã hội.
Mỹ học đại cương
Từ khóa » Cái Thẩm Mỹ Là Gì
-
Các Phạm Trù Thẩm Mỹ Về Cái Đẹp Là Gì?
-
Cái Thẩm Mỹ Là Gì - Thả Rông
-
Quan Hệ Thẩm Mỹ Là Gì? Nguồn Gốc, Bản Chất, Tính Chất
-
Khoái Cảm Thẩm Mỹ - CAND
-
Mỹ Học – Wikipedia Tiếng Việt
-
đó Là Gì? Các Khoa Học Về Cái đẹp. Đạo đức Và Thẩm Mỹ
-
Thẩm Mỹ :: Suy Ngẫm & Tự Vấn :: Chú
-
Vị Trí Của Cái Đẹp Trong Quan Hệ Thẩm Mỹ Là Gì? Nguồn Gốc ...
-
NHÃN THỨC THẨM MỸ TRONG CA DAO VIỆT NAM
-
Khách Thể Thẩm Mỹ - Tài Liệu Text - 123doc
-
MỸ HỌC đại CƯƠNG - Tài Liệu Text - 123doc
-
TRẢ LỜI CÂU HỎI MÔN TẬP MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG LỚP C210 DH 01
-
Khách Thể Thẩm Mỹ - Facebook