Cải Thảo, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cải Thảo
Có thể bạn quan tâm
Tên khác
Tên dân gian: Cải thảo hay Cải bắp dài, Cải bao, Cải trắng cuốn lá
Tên Trung Quốc" Sách Trung Quốc ghi là Tùng, Hoàng uỷ thái; người Trung Quốc còn gọi là Cải Thiên tân.
Tên khoa học: -Brasica pekinensis Rupr.
Họ khoa học: thuộc họ Cải - Brassicaceae.
Cây cải thảo
(Mô tả, hình ảnh cây cải thảo, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây cải thảo là một loại rau quen thuộc đồng thời cũng là một cây thuốc quý. Cây thảo hai năm cao 30-40cm, không lông, có khi ở mặt dưới trên gân chính có lông. Lá chụm ở đất, nhiều, hình bầu dục hoặc trứng rộng ngược, dài 30-60cm, rộng bằng 1/2 dài, đầu tròn, mép gợn sóng, có khi có răng không rõ, đầu giữa rộng màu trắng, gân bên thô và nhiều; cuống lá màu trắng, dẹp, rộng 2-8cm, phía mép có khi có cánh. Lá ở phía trên hình trái xoan đến ngọn giáo. Hoa màu trắng, dài 8mm. Quả cải dài 3-6cm, rộng 3mm; hạt hình cầu, hình trụ tròn 1-1,5cm, màu nâu hạt dẻ.
Bộ phận dùng:
Cây, hạt - Herba et Semen Brassicae pekinensis.
Nơi sống và thu hái:
Cải thảo là loại rau chủ yếu của miền Bắc và Đông Bắc Trung Quốc, vào 2 mùa xuân và thu. Ta cũng nhập trồng nhiều ở miền Bắc và ở Đà Lạt vào vụ đông.
Thành phần hóa học
Cải thảo chứa nhiều vitamin A, B, C, E. Hàm lượng nguyên tố vi lượng kẽm cao hơn cả thịt, cá. Cải thảo nấu chín chứa nhiều vitamin A, C, K, B2, B6, calcium, sắt, mangan, folat, cũng như nhiều thành phần hoạt chất có ảnh hưởng tốt đối với sức khỏe.
Tác dụng dược lý
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy họ cải như bông cải xanh, bông cải, bắp cải… có thể giúp ngăn ngừa các chứng ung thư buồng trứng, thận, tụy tạng nhờ vào chất glucosinolat, a xít sinapic, flavonoid, thành phần kháng ô xy hóa phenolic và carotenoid. Tuy nhiên, tính bảo vệ này thay đổi ở từng cá nhân, tùy vào tính cách di truyền. Theo Passeport Santé thì những người thường xuyên ăn cải thảo (khoảng 27 kg/năm) có thể giảm đến 50% nguy cơ ung thư đường tiết niệu, tuyến tiền liệt.
Cải thảo còn có công hiệu hỗ trợ điều trị cho người mắc bệnh nhiễm silic.
Vị thuốc cải thảo
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị, tác dụng:
Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt nhuận thấp, tức là làm mềm cổ họng, bớt rát, đỡ ho; lại bổ ích trường vị, là loại rau ngon chứa nhiều vitamin A, B, C, E.
Quy kinh:
Vị kinh, Đại tràng kinh.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Có thể dùng nấu canh ăn như các loại rau cải khác, làm nước canh cơ bản trong bữa ăn; cũng có thể nấu canh với jambông, gà, vịt, xương lợn. Cũng có thể lấy lõi bắp cuộn lại ở phía trong màu trắng và mềm dùng ăn sống, dầm muối thành nguyên liệu chủ yếu của món nộm dùng ăn cơm, ăn cháo; hoặc trộn dầu giấm như rau xà lách. Cải thảo nấu lẩu hoặc xào ăn đều ngọt cả.
Dưỡng vị khí, lợi nhị tiện. Thích hợp cho người loét dạ dày do vị khí hư nhược, tiêu hóa kém và đại tiện khô cứng, tiểu tiện khó khăn; người mắc bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng lipid huyết, cao huyết áp…; người mắc bệnh ung thư, tiểu đường, chứng béo phì và bệnh nhiễm silic; trẻ nhỏ trong thời kỳ sinh trưởng phát triển.
Liều dùng
Liều dùng không cố định
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc cải thảo
Cải thảo dùng chữa sốt:
Người bị bệnh trường nhiệt, bệnh sốt rét và các bệnh có sốt lâu, thường thường khi sốt không muốn ăn uống, dùng Cải thảo nấu canh cho người bệnh ăn. Có thể tuỳ ý thêm giá đậu xanh hoặc giá đậu nành, cà, rau dừa, rau cần, nấu chung, canh ăn bổ lại hạ sốt.
Cải thảo lợi tiểu tiện:
Người bị bệnh viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, tiểu tiện không bình thường, đau buốt; có thể dùng rau Cải thảo hoặc Rau cần hai vị nấu canh hoặc nấu chín lấy nước uống liền vài ngày.
Tham khảo
Ghi chú:
Cải thảo có thể xắt khúc nhỏ đem tẩm xì dầu để phơi khô cất ăn dần, dùng để nấu canh thịt, hấp cá, ăn hủ tiếu, ăn thịt bò viên. Cuống Cải thảo có thể xắt miếng, lẫn với cà rốt, đem muối (thêm hành, tỏi, bột ớt, nước gừng), có vị chua chua, ngon ngọt, cay cay, nồng nồng...
Nếu bảo quản không đúng cách, cải thảo rất dễ hư thối, ăn phải loại cải này, sau 15 phút sẽ dẫn đến ngộ độc, xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt nhức đầu, buồn nôn ói mửa, hồi hộp, thậm chí là hôn mê. Nguyên nhân vì sau khi cải thảo hư thối, do tác dụng của vi khuẩn, nitrat trong nó biến thành nitrit có độc. Nó có thể oxy hóa hemoglobin bình thường trong máu thành hemoglobin sắt cao, từ đó mất đi khả năng vận chuyển oxy, làm cơ thể xuất hiện triệu chứng thiếu oxy.
Kiêng kị:
Những người có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải, nên thận trọng với cải thảo. Cũng nên biết thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của vài loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.
Cải thảo là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi bữa ăn hàng ngày cũng như trong dân gian để chữa bệnh. Cải thảo có thể dùng tươi có bán ở các chợ, siêu thị. Khách hàng nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng để mua được hàng tốt.
Tag: cay ten2, vi thuoc ten2, cong dung ten2, Hinh anh cay ten2, Tac dung ten2, Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Từ khóa » Trong Cải Thảo Có Chất Gì
-
Cải Thảo, Thực Phẩm Cực Tốt Cho Sức Khỏe Mùa Thu
-
7 Công Dụng Tuyệt Vời Của Cải Thảo ít Người Biết - NTO
-
Bắp Cải Thảo Và 8 Công Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe
-
Thành Phần Dinh Dưỡng Và Công Dụng Của Cải Thảo
-
Cải Bắc Thảo - Cải Thảo Là Gì? Cải Thảo Bao Nhiêu Tiền 1kg Và Mua ở ...
-
Cải Thảo Tốt Cho Sức Khỏe Nhưng Có 3 Lưu ý Khi ăn Nó Nếu Không ...
-
Cải Thảo Và Những Công Dụng Chữa Bệnh ít Ai Ngờ Tới
-
Cải Thảo: Loại Thực Vật đa Năng Quen Thuộc - YouMed
-
9 Tác Dụng Tuyệt Vời Của Cải Thảo Mà Bạn Nên Biết
-
Công Dụng Của Cải Thảo - AFamily
-
25 Tác Dụng Của Cây Cải Thảo – Làm đẹp, Trị Bệnh Và Lưu ý - WikiOhana
-
10 Tác Dụng Của Cải Thảo - Xếp Vào 'top đầu' Rau Xanh Bổ Dưỡng - VOH
-
CẢI THẢO - RAU SẠCH
-
10 Lợi ích Bất Ngờ Từ Cải Bắc Thảo - Báo Thanh Niên