Cải Thiện Kỹ Năng Giao Tiếp Bằng Cách Quan Sát Cử Chỉ Của Người ...
Có thể bạn quan tâm
Phần 1: Cử chỉ của cánh tay
Cánh tay của là một trong những bộ phận có khả năng di chuyển nhiều nhất khi bạn trò chuyện. Tất nhiên, bạn có thể có thể giữ yên đôi tay của mình, không một chút lay động nhưng thực tế điều đó rất khó để xảy ra.
Trong khi giao tiếp, các tín hiệu phi ngôn ngữ sẽ được giải phóng, chúng ta có thể di chuyển tay một cách “rất tự nhiên” mà đôi khi có thể chính mình không có chủ đích thực hiện hành động đó.
Các tư thế hoặc vị trí của cánh tay nói lên rất nhiều điều thú vị. Nó giúp củng cố thông điệp của bạn rõ ràng hơn. Nó giúp chứng minh thái độ hoặc cảm xúc với vấn đề mà bạn đang nói tới.
Để thấy rõ hơn cách thức hoạt động của nó, chúng ta hãy đi sâu vào việc phân tích các động tác chuyển động khác nhau của đôi tay và ý nghĩa của chúng là gì nhé. Đôi khi, bạn có thể tận dụng được những kinh nghiệm từ bài viết này để hiểu được người khác muốn gì, nghĩ gì.
1: Tư thế khoanh tay
Tư thế khoanh tay trong các cuộc chuyện trò thường thể hiện cho sự phòng thủ, người khoanh tay đang không thực sự cởi mở khi giao tiếp. Điều này đã được phổ biến rộng rãi nhưng động tác khoanh tay trước ngực có nhiều ý nghĩa hơn thế. Cụ thể là:
1. Phòng thủ – đây là một trong những lời giải thích thường thấy về việc khoanh tay. Đúng như lời giải thích, bạn sẽ tự nhiên khoanh tay khi bạn cảm thấy như thể bạn đang bị tấn công. Đây là một phản ứng tự vệ tự nhiên của cơ thể.
Nếu bạn đang nói chuyện với ai đó rồi nhận thấy họ đang khoanh tay trước ngực thì bạn hãy xem xét những gì bản thân vừa nói. Bất kể giọng điệu của bạn mềm mỏng đến mức nào, nhưng những lời buộc tội hay chỉ trích rất có thể là lý do khiến người đối diện thực hiện hành động như vậy.
2. Tự kiềm chế – khi ai đó đang thực sự buồn bã và sắp hành động trong sự tức giận, anh ta cũng có thể khoanh tay lại. Điều này thường xảy ra với những người có xu hướng chuẩn bị bùng phát cơn giận dữ, hành động khoanh tay của họ như đang cố gắng để làm chủ sự yếu đuối của mình.
Trong nỗ lực ngăn cản bản thân làm điều gì đó sai trái khiến họ có thể hối hận về sau, họ thường sẽ khoanh tay lại. Nếu sự tức giận quá nhiều, bạn có thể nhận thấy đôi bàn tay của họ nắm rất chặt và có sự rung lắc nhẹ. Cứ như thể họ đang khóa tay lại để tránh đấm vào mặt bạn.
3. Lo lắng hoặc sợ hãi – một nguyên nhân khác của hành động khoanh tay là lo lắng và sợ hãi. Nỗi sợ hãi chính là nguyên nhân của nhiều tín hiệu phi ngôn ngữ được thể hiện theo nhiều cách khác nhau và không chỉ qua cách hai cánh tay đan chéo.
Nhưng một trong những cách nó được đưa ra là khi ai đó ở trong một tình huống khiến họ lo lắng. Nỗi sợ hãi về sự kết thúc của tình huống sẽ là điều khiến họ lo lắng.
4. Tư thế quyền lực – điều này được nói đến rất nhiều, vì đây là một trong những lý do phổ biến nhất khiến ai đó khoanh tay lại khi đang nói chuyện. Khi ai đó có ý định thể hiện uy quyền, bạn sẽ thấy họ thích khoanh tay để trước ngực, cử chỉ này rất thường thấy trong các cuộc họp hoặc buổi nói chuyện của chính trị gia.
Khi bạn đang cố gắng thuyết phục ai đó về điều gì đó và họ khoanh tay, tín hiệu này có thể nói với bạn rằng họ sẽ quyết định sau. Hoặc có thể họ cảm thấy không thuyết phục với lời giải thích của bạn. Chắc chắn họ có thể khoanh tay lại và “ném” cho bạn một vài câu khó nhằn.
5. Lắng nghe, phân tích – tư thế khoanh tay cũng có thể là hành động chứng tỏ một người đang lắng nghe và phân tích điều người khác đang nói. Tất nhiên, lý do này là hiếm thấy hơn cả, có thể bạn sẽ ít khi nhìn thấy ai đó chăm chú lắng nghe và khoanh tay lại. Hành động của họ không phải thể hiện sự dè chừng, sợ hãi hay phô diễn quyền lực mà rất có thể họ đang thích thú với những câu chuyện nghe được. Nếu bạn thấy những tín hiệu tích cực đồng thời hiện hữu trên gương mặt của anh ta như là anh ta trông có vẻ rất tò mò, rất phấn khích với vấn đề đang xảy ra thì có vẻ tư thế khoanh tay đó không có gì đáng lo ngại.
6. Tránh cảm lạnh – nghe có vẻ hài hước nhưng điều này thực sự đúng. Nếu trời rất lạnh thì cơ thể sẽ run rẩy và hành động đầu tiên để bảo vệ bản thân trước cái lạnh chính là xoa đôi bàn tay hoặc khoanh tay lại ôm lấy cơ thể.
Hành động khoanh tay đôi khi chỉ đơn giản là để giữ ấm. Và nó chắc chắn có thể xảy ra trong các cuộc trò chuyện bên ngoài trời lạnh.
Với tất cả những lý do trên, nếu đang thấy một người khoanh tay khi trò chuyện với mình đừng nhanh chóng kết luận rằng người đó không quan tâm đến cuộc trò chuyện mà rất có thể hành động ấy có nhiều ý nghĩa hơn vậy. Sẽ tốt hơn nếu bạn kiểm tra các dấu hiệu khác trên nét mặt hoặc điệu bộ cử chỉ hoặc xem xét toàn bộ môi trường trước khi đưa ra kết luận.
2: Tư thế nắm chặt tay
Đây là một hành động khác của đôi tay giúp các bạn theo dõi các tín hiệu để định hướng giao tiếp của người khác một cách thích hợp.
Lời giải thích phổ biến cho tư thế nắm chặt đôi bàn tay đó là sự tức giận.
Vâng, mọi người nắm chặt tay khi tức giận. Đó chính xác là sự thật nhưng vẫn còn chưa đủ.
Hành động nắm chặt tay khi đặt trên các vị trí khác nhau của cơ thể sẽ thể hiện những ý nghĩa khác nhau.
1. Nắm chặt bàn tay, ở phía trước cơ thể – điều này có thể xảy ra nếu đôi bàn tay đang nắm lại ở phía trước cơ thể hoặc để trên mặt bàn. Lý do thường là lo lắng mặc dù sự thất vọng cũng có thể gây ra hành động này. Bạn thường sẽ thấy điều này trên một người nào đó đang cố gắng thuyết phục người khác về điều gì đó nhưng không thành công, nhất là trong những buổi phỏng vấn.
Đôi bàn tay nắm lại hiển thị sự thất vọng, đây là một dấu hiệu chứng tỏ một người đang cố gắng kiềm chế bản thân khi để tránh xảy ra điều không mong muốn.
Bạn cũng có thể thấy tư thế nắm tay ở phía trước cơ thể khi người nói đang lo lắng về việc không giao tiếp hiệu quả. Nếu bạn nhận thấy điều này từ người bạn đang nói chuyện, đã đến lúc phải lạc đề một chút. Hãy chuyển sang một câu chuyện hài hước hoặc bất kì một vấn đề nào khác không liên quan tới cuộc trò chuyện hiện tại của bạn để cả hai thư giãn hơn, bớt đi phần nào không khí căng thẳng.
2. Nắm chặt 2 tay vào nhau và đặt dưới bụng – nếu ai đó đặt bàn tay nắm chặt và đặt dưới bụng thì họ đang cố gắng tỏ ra tự tin, nhất là khi họ đứng trước nhiều người, trong đám đông.
Đây cũng có thể là một dấu hiệu của sự tôn trọng. Khi nói chuyện với sếp của bạn chẳng hạn, bạn có thể cảm thấy không thoải mái khi đặt tay ở vị trí này.
3. Nắm chặt tay và để đằng sau lưng – có bao giờ bạn thấy thấy cảnh sát giữ tay sau lưng trong khi họ đang tuần tra hay không? Đây là một dấu hiệu của sự tự tin. Về cơ bản hành động này cho thấy rằng cảnh sát đang cố gắng kiểm soát tình hình.
Tất cả đều giống nhau, đây không phải là cách giải thích duy nhất bạn có thể lượm lặt được khi quan sát điều này. Giữ tay phía sau lưng cũng có thể biểu thị sự tổn thương. Điều này có thể dễ dàng nhìn thấy khi một nhân viên đang nói chuyện với cấp trên của mình.
3: Những tư thế khác của ngón tay
Trỏ từng ngón tay: Nếu trong một cuộc họp bạn thấy ai đó vừa thuyết trình vừa giơ lần lượt từng ngón tay thì hành động này đơn giản chỉ là nhằm mục đích liệt kê các ý mà họ đang nói tới. Người ta sẽ thường nâng ngón trỏ hoặc ngón cái để nói về điểm đầu tiên trong list các vấn đề họ sẽ nêu ra, lần lượt tiếp theo sẽ là nâng 2 ngón tay, 3 ngón tay và nhiều hơn thế.
Bao hàm tất cả mọi thứ: Nếu ai đó di chuyển một tay của họ từ bên này sang bên kia hoặc dùng cả hai tay vẽ một vòng tròn lớn trong không khí thì họ đang nói về những gì mang ý tổng quát, bao trùm hay tất cả mọi thứ.
Bạn – đây là một cử chỉ thay thế tuyệt vời cho việc chỉ trỏ thường được thực hiện bằng ngón trỏ. Vì ngón tay trỏ có thể cảm thấy như một cuộc tấn công, bạn làm điều này bằng cách sử dụng một bàn tay mở. Lòng bàn tay của bạn phải hướng lên khi bạn hơi đưa tay về phía người bạn đang nói chuyện. Danh sách này đại diện cho một mẫu nhỏ của cử chỉ được mọi người sử dụng trong khi nói.
Hơn nữa, bạn sẽ tránh được nhàm chán. Nói trong khi đôi tay của bạn được đặt hoàn toàn ở hai bên khiến bạn trông cứng nhắc và nhàm chán.
TÓM TẮT
Có rất nhiều cử chỉ khác nhau của đôi tay trong mỗi cuộc giao tiếp. Điều quan trọng là bạn phải nắm bắt được chính xác ý nghĩa của những cử chỉ. Chắc chắn nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc thấu hiểu người khác và truyền đạt thông điệp của mình tốt hơn.
Hãy tìm hiểu để học cách sử dụng một cách có ý thức những cử chỉ tương tự để thành công trong giao tiếp.
Nguồn: Siêu trí não
Từ khóa » Khoanh Tay Là Gì
-
Khoanh Tay - Wiktionary Tiếng Việt
-
Hành động Khoanh Tay Nói Lên điều Gì?
-
Ý Nghĩa Của Hành động Khoanh Tay Trước Ngực - Siêu Trí Não
-
Cách Khoanh Tay Không Chỉ Tiết Lộ Về Tính Cách, Thói Quen Mà Còn Cho ...
-
Làm Gì Khi Thấy Nhân Viên Khoanh Tay? - Le & Associates
-
Từ điển Tiếng Việt "khoanh Tay" - Là Gì?
-
Khoanh Tay Nghĩa Là Gì?
-
Kết Quả Tìm Kiếm Của 'khoanh Tay' : NAVER Từ điển Hàn-Việt
-
Từ điển Tiếng Việt - Từ Khoanh Tay Là Gì
-
Trắc Nghiệm: Cách Khoanh Tay Nói Lên điều Gì Về Tính Cách Của Bạn?
-
Khoanh Tay Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
'khoanh Tay' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Cách Khoanh Tay Tiết Lộ điều Gì Về Bạn
-
Khoanh 2 Tay Lại Xem Bạn Là Kiểu Người Thế Nào, Sinh Ra đã Là Nhà ...