Cái Tôi Là Gì? Cái Tôi Lớn Là Tốt Hay Xấu Trong Thời đại Này? - GiaiNgo

Trong hành trình khám phá bản thân thì việc khó nhất chính là hiểu rõ về bản thân mình. Cho nên, hiểu được cái tôi trong bạn là điều quan trọng mà bạn cần biết. Vậy bạn đã biết cái tôi là gì? Và có một cái tôi lớn là tốt hay xấu? Cùng GiaiNgo tìm hiểu vấn đề này nhé!

Cái tôi là gì? Ví dụ về cái tôi

Cái tôi là gì theo Triết học?

Trong triết học định nghĩa “cái tôi” được hiểu là cái tôi ý thức hay đơn giản là tôi. Nó bao hàm trong đó những đặc tính đặc trưng riêng để phân biệt tôi với những cá nhân khác.

cai toi theo triet hoc

Cái tôi là gì theo Phân tâm học?

Trong phân tâm học, “cái tôi” có tên tiếng Anh là (ego). Nó là phần cốt lõi của tính cách liên quan tới thực tại và chịu ảnh hưởng hay tác động của xã hội, môi trường xung quanh bạn hình thành nên.

Theo Sigmund Freud, “cái tôi” cùng với “nó” (id) và “cái siêu tôi” (superego) là ba miền của tâm thức trong tâm trí bạn. Từ khi con người sinh ra và qua quá trình tiếp xúc với thế giới bên ngoài mà hình thành nên cái tôi trong bạn.

Phần cái tôi sẽ tự học cách cư xử sao cho kiểm soát được những thứ ham muốn vô thức không được xã hội chấp nhận.

Cái tôi là gì theo Phật giáo?

Theo triết lý Phật giáo thì cái tôi thường được gọi là ngã. Cái tôi được được xem là trường tồn và không bị ảnh hưởng của tụ tán hay sinh tử.

Theo Đạo Phật, đặc biệt là truyền thống nguyên thủy họ không công nhận sự có mặt của một ngã như tâm lý học. Cái mà người ta hiểu lầm đó là cái tôi thì là nó được cấu thành từ Sắc (phần thân thể) và từ phần Danh (phần tâm thức), bị biến đổi không ngừng trong từng sát na (là đơn vị nhỏ nhất của thời gian).

cai toi la gi trong phat giao

Xem thêm: So sánh 22 sự khác nhau giữa phương Đông và phương Tây

Biểu hiện của cái tôi quá lớn

Bạn thường nghe nhiều người nhắc đến cái tôi nhưng vẫn không rõ cái tôi là gì, dưới đây GiaiNgo sẽ dẫn chứng những biểu hiện của cái tôi quá lớn:

Hay phàn nàn

Người có cái tôi quá lớn luôn tìm đủ mọi thứ để có thể phàn nàn; trong khi đáng lẽ ra họ nên dành năng lượng đó cho công việc cần thiết.

Những người này thường đổ lỗi cho người khác vì những hạn chế của cả nhóm thay vì nhìn lại xem họ có thể làm gì để tốt hơn hoặc làm gì để giúp mọi người cùng hoàn thành tốt công việc.

Hay tranh cãi

Người có cái tôi lớn thường hay đổ lỗi lên người khác, họ hay gây ra tranh cãi.

Điều này dẫn đến rạn nứt tình cảm đồng nghiệp, tình cảm gia đình và bạn bè. Nếu không giảm cái tôi xuống họ không thể có mối quan hệ lâu dài nào.

Hay bao biện

Những người có cái tôi cao hay đổ lỗi cho người khác, nhưng lại luôn có lý do biện minh cho bản thân nếu họ làm việc nào đó không tốt.

Họ Là người không chịu lắng nghe những lời phê bình mang tính xây dựng và cho rằng người ta chỉ đang soi mói mình. Rõ ràng thái độ này sẽ khiến họ không thể tiến bộ đi xa hơn trong công việc.

Tự phê phán và phàn xét bản thân

Điều đáng ngạc nhiên là khi chỉ còn một mình, họ lại là những người hay phê phán bản thân. Họ ngại liều lĩnh hay lo lắng phải bước ra khỏi vùng an toàn vì họ sợ bị người khác chê cười.

Điều này xuất phát từ suy nghĩ của mình rằng người khác luôn để ý, phán xét hay đánh giá họ. Suy nghĩ này một phần cũng vì họ chính là những người đối xử với người khác theo cách đó.

Không bao giờ xin lỗi

Trong quan điểm những người này, họ không bao giờ làm gì sai. Nhưng nếu người khác làm gì sai thì nhất định phải xin lỗi, còn khi họ làm sai thì những người này tin rằng mọi người khác sẽ dễ dàng cho qua chuyện.

bieu hien cua cai toi qua lon

Không kiên nhẫn

Người có cái tôi lớn thường không thể kiên nhẫn nếu mất nhiều thời gian hơn một chút để làm gì hay hoàn thành nhiệm vụ gì. Họ cho rằng bản thân mình thông minh hơn người và làm việc hiệu quả hơn tất cả mọi người. Vì thế họ sẽ giận dữ nếu ai đó làm việc hiệu quả và tốt hơn họ.

Thay vì giúp đỡ người khác, những gì bạn nhận được chỉ là lời phàn nàn kể lể mình phải mất bao thời gian để hoàn thành công việc.

Phán xét người khác

Những người có cái tôi quá lớn rất giỏi trong việc phán xét người khác. Họ không cần quan tâm hoàn cảnh, đời sống riêng tư hay những yếu tố môi trường xung quanh của mọi người.

Họ sẵn sàng đưa ra lời nhận xét làm tổn thương những người xung quanh đó. Khi người khác thất bại, họ sẽ không nhìn vào cả quá trình làm việc hay sự cố gắng của người đó mà chỉ nhìn vào sự thất bại để đánh giá.

So sánh về cái tôi và bản ngã

Bản ngã là gì?

Bản ngã là tất cả lý tưởng, kết luận, ký ức, kinh nghiệm, niềm tin và từ mọi thứ bạn trải qua, rằng bản thân là một cá thể có những đặc tính riêng biệt, tách biệt với phần còn lại của thế giới. Có thể tự chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình.

ban nga la gi

Cái tôi và bản ngã

Thực chất bạn muốn sống với bản ngã là sống với cái tôi của mình. Bạn sẽ muốn phát triển cái tôi đó lớn lên nhằm tạo ra sự khẳng định bản thân và được sự công nhận từ mọi người xung quanh.

Triết lý trong nhà Phật cho rằng, một khi cái tôi càng lớn, con người chỉ càng gây ra nhiều nghiệp chướng và sai lầm.

Cái tôi quá lớn có tốt hay không?

Cái tôi sẽ không mang đến lợi ích cho bạn, mà ngược lại những người càng có cái tôi quá lớn càng không có được hạnh phúc thật sự như người khác. Vậy ảnh hưởng của cái tôi là gì đối với bản thân mình?

Một người có cái tôi quá cao sẽ bị sự tự ái quá mức và những tưởng tượng, suy diễn của tự mình tạo nên môi trường xung quanh bạn. Chính nó là yếu tố làm cho bạn tự cho chính mình là trung tâm của vũ trụ và mãi bị chìm đắm trong sự mặc cảm, tự ti về bản thân.

Nếu không thoát ra được cả đời bạn sẽ bị giày vò, sống trong đau khổ.

Nói cách khác thì khi bạn bị cái tôi cản trở, chúng ta sẽ không thể nhìn nhận sự vật, sự việc và hiện tượng đúng theo bản chất vốn có của nó. Cái tôi bị đè nén lâu ngày sẽ trở nên biến dạng, móp méo làm cho người sở hữu nó không thể tự chủ được cảm xúc của mình.

Ngược lại bạn sẽ ngày càng trở nên giả tạo và có các hành vi không đúng như lừa dối, chèn ép thậm chí tâng bốc nhau một cách thái quá.

Làm sao để giảm bớt cái tôi trong bạn?

Như bạn thấy nếu một người có cái tôi quá lớn sẽ không thể nào sống bình yên và hạnh phúc được. Sau đây, là một số cách để bạn giảm bớt cái tôi để cuộc sống tốt đẹp hơn:

Hãy giúp đỡ người khác thay vì hạ thấp họ

Bạn đừng lãng phí thời gian và năng lượng để chê bai người khác trong bất kỳ việc gì. Nếu bạn thật sự giỏi hơn họ, hãy giúp họ và cùng nhau tiến bộ.

Hãy cởi mở và chia sẻ những bài học mà bạn đã học được trong công việc. Đồng nghiệp sẽ trân trọng những điều ấy, và cả nhóm sẽ cùng tiến tới thành công.

Phê bình ai đó một cách tinh tế

Muốn giúp đỡ người khác thì không chỉ nói ra những điều họ làm tốt mà còn nói ra những điều học chưa làm tốt. Những bạn hãy khéo léo và dùng lời lẽ hợp lý để nói với họ những điểm đó.

Chẳng ai thích bị phê bình cả, vậy nên nếu bạn định phê bình ai đó thì hãy chắc chắn đó là vì bạn muốn tốt cho họ.

Đừng so sánh hay phán xét bản thân mình

Bạn không nên phán xét bất kỳ ai khác chỉ với sự hiểu biết ít ỏi của mình về người đó. Và cũng đừng so sánh người khác với mình vì bạn không biết rõ tất cả về đời sống cá nhân, môi trường và cũng không ở trong hoàn cảnh của họ.

Hãy chỉ so sánh bạn với bạn của ngày hôm qua để bạn xem xét lại bản thân mình điều gì chưa tốt. Hãy cố gắng nổ lực để bản thân mình ngày càng phát triển hơn.

lam sao de giam bot cai toi trong ban

Những câu triết lý về cái tôi

GiaiNgo mời bạn đọc một số câu triết lý hay về cái tôi để bạn có thể nhìn nhận rõ hơn cái tôi là gì và có cách sống phù hợp cho mình:

  • Cái tôi và sự hiểu biết tỷ lệ nghịch với nhau. Hiểu biết càng nhiều, cái tôi càng bé. Hiểu biết càng ít, cái tôi càng to.
  • Đôi khi, bạn cần phải im lặng nuốt cái tôi vào trong và chấp nhận rằng bạn sai. Đó không phải là bỏ cuộc, đó là trưởng thành.
  • Con người nếu thiếu đi cái tôi cũng chỉ như là cổ máy. Nhưng đừng để cái tôi quá lớn khiến mọi người chỉ thấy bạn là một kẻ ích kỷ.

nhung triet ly ve cai toi

Vậy qua bài viết bạn đã biết được cái tôi là gì trong bạn. Đừng để chúng điều khiển bạn biến chất thành một con người ích kỷ. Càng hiểu biết nhiều sẽ càng giúp bạn chế ngự được cái tôi trong bạn. Vậy nên, tiếp tục đồng hành cùng GiaiNgo để hiểu thêm nhiều kiến thức hay ho khác nhé!

Từ khóa » Cái Tôi Quá Lớn Nghĩa La Gì