Cái Tôi – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Khái niệm
  • 2 Xem thêm
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cái tôi hay bản ngã có thể chỉ tới một trong các khái niệm sau.

Khái niệm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trong triết học, cái tôi nó được hiểu là một ý thức hệ về cá nhân, trong đó những đặc tính để phân biệt tôi với những cá nhân khác.
  • Trong phân tâm học, "cái tôi" (ego) là phần cốt lõi của tính cách liên quan tới thực tại và chịu ảnh hưởng của tác động xã hội. Theo Sigmund Freud, "cái tôi" cùng với "nó" (id) và "cái siêu tôi" (superego) là ba miền của tâm thức. "Cái tôi" được hình thành ngay từ khi con người sinh ra và qua tiếp xúc với thế giới bên ngoài, "cái tôi" học cách cư xử sao cho kiểm soát được những ham muốn vô thức không được xã hội chấp nhận. "Cái tôi" có vai trò trung gian hòa giải giữa những ham muốn vô thức và những tiêu chuẩn nhân cách và xã hội.
  • Trong triết lý Phật giáo, "cái tôi", thường gọi là "ngã", là "cái tôi" được thiết thuyết với một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng của tụ tán, sinh tử. Đạo Phật, đặc biệt là truyền thống nguyên thủy (Nam Tông, Tiểu thừa), không công nhận sự hiện diện "sự có mặt" của một "ngã" như tâm lý học. Cái mà người ta hiểu lầm là cái tôi thì nó được cấu thành từ Sắc (phần thân thể) và Danh (phần tâm thức) biến đổi không ngừng trong từng sát na (đơn vị nhỏ nhất của thời gian). Danh gồm những tiến trình tâm, một tiến trình có tâm vương (là tâm chủ) và các trạng thái tâm thuộc tâm vương, gọi là các tâm sở. Danh gồm 4 phần Thọ (cảm giác), Tưởng (tư tưởng, hồi tưởng), Hành (các hoạt động tâm có tác ý), Thức (đồng sanh và đồng diệt với Thọ Tưởng Hành). Hành có 50 tâm sở (trạng thái liên kết với Tâm Vương, hay Tâm Chủ, hay gọi tắt là Tâm, hoặc là Thức). Theo như Phật Thích Ca thuyết (trong Kinh Vô Ngã Tướng) thì Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là vô thường; cái gì vô thường thì mang bản tính hoại diệt nên khổ; cái gì là khổ, sinh lên tùy nhân duyên thì là vô ngã (không có cái tôi, không có cốt lõi vững bền).

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vô ngã
Biểu tượng định hướng Trang định hướng này liệt kê những bài viết liên quan đến tiêu đề Cái tôi.Nếu bạn đến đây từ một liên kết trong một bài, bạn có thể muốn sửa lại để liên kết trỏ trực tiếp đến bài viết dự định. Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Cái_tôi&oldid=71255897” Thể loại:
  • Trang định hướng
  • Phân tâm học
  • Tâm lý học
  • Nhận thức
  • Triết lý tâm lý
Thể loại ẩn:
  • Tất cả các trang bài viết định hướng
  • Tất cả các trang định hướng

Từ khóa » Cái Tôi Người Là Gì