Calci Oxide – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Công dụng Hiện/ẩn mục Công dụng
    • 1.1 Trong vật liệu gốm
  • 2 Xem thêm
  • 3 Tham khảo
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia "CaO" dẫn tới bài này. Có thể bạn đang tìm các đinh nghĩa khác tại Cao
Calci oxide
Danh pháp IUPACCalcium oxide
Tên khácQuicklime, burnt lime, unslaked lime, pebble lime, calcia
Nhận dạng
Số CAS1305-78-8
PubChem14778
ChEBI31344
ChEMBL2104397
Số RTECSEW3100000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES đầy đủ
  • [Ca]=O

InChI đầy đủ
  • 1/Ca.O/rCaO/c1-2
Tham chiếu Gmelin485425
UNIIC7X2M0VVNH
Thuộc tính
Công thức phân tửCaO
Khối lượng mol56.0774 g/mol
Bề ngoàiWhite to pale yellow/brown powder
MùiOdorless
Khối lượng riêng3.34 g/cm³[1]
Điểm nóng chảy 2.613 °C (2.886 K; 4.735 °F)[1]
Điểm sôi 2.850 °C (3.120 K; 5.160 °F) (100 hPa)[2]
Độ hòa tan trong nướcReacts to form calcium hydroxide
Độ hòa tan trong MethanolInsoluble (also in diethyl ether, octanol)
Độ axit (pKa)12.8
MagSus−15.0×10−6 cm³/mol
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểCubic, cF8
Nhiệt hóa học
Enthalpyhình thành ΔfHo298−635 kJ·mol−1[3]
Entropy mol tiêu chuẩn So29840 J·mol−1·K−1[3]
Dược lý học
Các nguy hiểm
NFPA 704

0 3 2  
Điểm bắt lửaNon-flammable
PELTWA 5 mg/m³[4]
RELTWA 2 mg/m³[4]
IDLH25 mg/m³[4]
Các hợp chất liên quan
Anion khácCalcium sulfideCalcium hydroxide
Cation khácBeryllium oxideMagnesium oxideStrontium oxideBarium oxide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). Tham khảo hộp thông tin

Calcium oxide (công thức hóa học: CaO, các tên gọi thông thường khác là vôi sống, vôi nung) là một oxide của calci, được sử dụng rộng rãi. Nó có khối lượng mol bằng 56,1 g/mol, hệ số giãn nở nhiệt 0,148, nhiệt độ nóng chảy 2572 °C.

Nó là chất rắn có dạng tinh thể màu trắng và là một chất ăn da và có tính kiềm. Như là một sản phẩm thương mại thì vôi sống có chứa lẫn cả magie oxide (MgO), silic oxide SiO2 và một lượng nhỏ nhôm oxide Al2O3 và các sắt(II) oxide FeO.

Calcium oxide thông thường được sản xuất bằng cách phân hủy bởi nhiệt (nung nóng) các loại vật liệu tự nhiên như đá vôi là khoáng chất chứa calci carbonat (CaCO3). Nó diễn ra khi vật liệu này bị nung nóng tới nhiệt độ khoảng 900 °C (American Scientist Lưu trữ 2007-12-14 tại Wayback Machine), một quá trình mà người ta còn gọi là nung vôi, để loại bỏ cacbon dioxide theo một phản ứng hóa học không thuận nghịch. Các nhiệt độ thấp hơn có thể tạo ra phản ứng thuận nghịch, nó cho phép vật liệu bị nung thành vôi sống tái hấp thụ cacbon dioxide ở xung quanh để trở thành đá vôi. Đây là một trong số các phản ứng mà con người đã biết tới từ thời tiền sử: (xem thêm lò nung vôi).

CaO cùng với BaO, SrO và MgO tạo thành nhóm oxide kiềm thổ. Vôi sống là calci oxide nguyên chất, nó phản ứng mạnh với nước tạo thành calci hydroxide hay vôi tôi. calci hydroxide trái lại, rất bền vững. Nguồn thu chất này có thể từ vôi bột trắng, wollastonit (CaSiO3), fenspat, colemanit, đôlômit. Vôi bột trắng là calci carbonat. Dolomit (magnesi cacbonat) là một khoáng chất cung cấp magnesi oxide cùng với CaO.

Công dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi cho tác dụng với nước nó trở thành vôi tôi (Ca(OH)2), được sử dụng trong các loại vữa để làm tăng độ liên kết và độ cứng. Phản ứng này diễn ra rất mãnh liệt và tỏa nhiều nhiệt. Vôi sống cũng được sử dụng trong sản xuất thủy tinh và khả năng phản ứng của nó với các muối silicat cũng được sử dụng trong công nghiệp sản xuất kim loại/hợp kim ngày nay (thép, magiê, nhôm và một số kim loại màu khác) để loại bỏ các tạp chất dưới dạng xỉ.

Nó cũng được sử dụng trong xử lý nước và nước thải để làm giảm độ chua, để làm mềm như là chất kết bông và để loại bỏ các tạp chất phốtphat và các tạp chất khác; trong sản xuất giấy để hòa tan linhin, như là chất làm đông trong tẩy rửa; trong nông nghiệp để cải thiện độ chua của đất; và trong kiểm soát ô nhiễm - trong các máy lọc hơi để khử các khí thải gốc lưu huỳnh và xử lý nhiều chất lỏng. Nó là chất khử nước và được sử dụng để làm tinh khiết acid citric, glucoza, các thuốc nhuộm và làm chất hấp thụ CO2. Nó cũng được sử dụng trong công nghiệp sản xuất đồ gốm, xi măng, sơn và công nghiệp thực phẩm, trong đó nó đôi khi được sử dụng (kết hợp với nước) để làm nóng các mặt hàng như đồ ăn nhanh và cà phê.

Trong vật liệu gốm

[sửa | sửa mã nguồn]

CaO được dùng trong vật liệu gốm nhóm trợ chảy. calci oxide là loại trợ chảy cơ bản cho các loại men nung vừa và nung cao, nó bắt đầu hoạt động ở khoảng 1100°C.

calci oxide thường làm cho men sau nung cứng hơn, có độ chống trầy xước và ăn mòn acid tốt hơn. Độ giãn nở nhiệt của nó thuộc vào loại trung bình. Nếu chỉ trộn calci oxide và silica thì men vẫn khó nung chảy, tuy nhiên khi có sô đa và bồ tạt, calci oxide sẽ trở nên rất hoạt động. Độ cứng, tính ổn định và giãn nở nhiệt của các silicat natri và kali hầu như luôn được cải thiện khi có CaO.

CaO là một chất trợ chảy có mức độ hoạt động trung bình ở mức 5-6 của que thăm nhiệt, nhưng rất hoạt động ở mức 10. Dưới mức 4, CaO không phải là một chất trợ chảy hiệu quả cho men nhưng nếu sử dụng với một lượng ít hơn 10% (trọng lượng?) thì nó có thể giúp tăng độ cứng và giảm thẩm thấu cho men. Trong các hệ men không chì, CaO giúp giảm hiện tượng vân rạn.

CaO có thể dùng làm giảm độ nhớt của men có hàm lượng silica cao, tuy nhiên nếu men chảy lỏng quá thì có thể dẫn đến hiện tượng hóa mờ (hiện tượng do kết tinh khi làm nguội), hiện tượng này là một điều mong muốn khi cần tạo một số hiệu quả đặc biệt trên men (như độ xỉn) và là không mong muốn nếu yêu cầu men trong, bóng.

Men có hàm lượng calci oxide cao thường "nhạy màu". Ví dụ, khi thêm oxide sắt ba, calci oxide có thể kết hợp với Fe2O3 tạo ra các tinh thể cho màu vàng, men trở thành xỉn. Nếu trong men không có calci oxide, men sẽ có màu nâu và bóng.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Calci hydroxide
  • Đá vôi

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Haynes, William M. biên tập (2011). CRC Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản thứ 92). Boca Raton, FL: CRC Press. tr. 4.55. ISBN 1439855110.
  2. ^ Calciumoxid Lưu trữ 2013-12-30 tại Wayback Machine. GESTIS database
  3. ^ a b Zumdahl, Steven S. (2009). Chemical Principles 6th Ed. Houghton Mifflin Company. tr. A21. ISBN 0-618-94690-X.
  4. ^ a b c “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0093”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
  • x
  • t
  • s
Hợp chất calci
Ca(I)
  • CaH
  • CaCl
Ca(II)
  • CaH2
  • Ca(N3)2
  • CaAl2O4
  • CaB6
  • CaBr2
  • Ca(BrO3)2
  • CaC2
  • CaCN2
  • Ca(CN)2
  • CaCO3
  • CaC2O4
  • C12H14O12Ca
  • CaCl2
  • Ca(ClO)2
  • Ca(ClO3)2
  • CaCrO4
  • CaF2
  • Ca(HCO3)2
  • Ca(HSO3)2
  • CaI2
  • Ca(IO3)2
  • Ca(MnO4)2
  • Ca(NO3)2
  • CaO
  • CaO2
  • Ca(OH)2
  • CaP
  • CaS
  • CaSO3
  • CaSO4
  • CaSi2
  • CaTiO3
  • Ca2P2O7
  • Ca2SiO4
  • Ca3Al2O6
  • Ca3(AsO4)2
  • Ca3(BO3)2
  • Ca3(C6H5O7)2
  • Ca(C2H3O2)2
  • Ca3N2
  • Ca3P2
  • Ca3(PO4)2
  • Ca(H2PO4)2
  • CaHPO4
  • C36H70CaO4
Cổng thông tin:
  • Hóa học
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Calci_oxide&oldid=71988197” Thể loại:
  • Oxide
  • Hợp chất calci
  • Vật liệu xây dựng
  • Vật liệu gốm
  • Base
  • Xi măng
  • Đá vôi
  • Oxide base
Thể loại ẩn:
  • Bản mẫu webarchive dùng liên kết wayback

Từ khóa » Cao Là Hợp Chất Thuộc Loại