Cảm âm Là Gì Và Cách Luyện Cảm âm - Học âm Nhạc Young Beat
Có thể bạn quan tâm
Bài viết học thuật này là đức kết những kinh nghiệm học luyện của cá nhân mình (Tín Trần) và việc nghiên cứu riêng về cảm âm. Đây chỉ là sự hiểu biết của cá nhân nên có thể còn thiếu sót, mong mọi người có thể bổ sung.
Bài viết này mình viết chia sẽ và làm rõ những mơ hồ, thắc mắc, hiểu sai về cảm âm. Cảm âm nó là 1 khả năng, món quà của Thượng Đế ban cho con người. Như bao món quà khác, nếu bạn thực sự đam mê nhạc, muốn tiến xa hơn, thì nó là 1 trong những chìa khóa có thể nói quan trọng nhất để tiến xa. Không phải rãnh mà mấy trường nhạc dạy môn ký xướng âm (mình thì ko thích cụm từ này vì thực ra muốn ký, xướng âm tốt thì đằng sau nó thực chất là cảm âm và ear training, bản chất nó là vậy, nghe được tốt thì mới hát hay ký được tốt). Cảm âm không tự sinh ra mà mất đi, mà nó chỉ dừng chân tại chỗ hay tiến lên nếu bạn cố gắng học và tập luyện nó - Tín Trần 2/2019
Trong cộng đồng mấy bạn chơi nhạc hay sản xuất nhạc ở VN dạo quanh các forum mình thường hay nghe các bạn bảo nhau là muốn học nhạc hay sáng tác cần cảm âm tốt này nọ bla bla. Nhưng thực chất cảm âm là gì, nó có những đặc điểm nào, có phải sinh ra là có ko, hay là tập luyện sẽ có và rồi nếu tập thì như thế nào và cũng như những vấn đề liên quan khác của “cảm âm” mà các bạn không biết.
Bài viết học thuật này là đức kết những kinh nghiệm học luyện của cá nhân mình và việc nghiên cứu riêng về cảm âm. Đây chỉ là sự hiểu biết của cá nhân nên có thể còn thiếu xót, mong mọi người có thể bổ sung .
1. Cảm âm là gì?
Cảm âm về mức độ cơ bản nhất là việc cảm nhận được âm thanh và những tính chất của nó. Tính chất của âm thanh có rất nhìu yếu tố bao gồm: cao độ (pitch), màu sắc (timbre), âm lượng (amplitude)… Cảm âm trong âm nhạc cụ thể là cảm nhận được các yếu tố trên tuy nhiên thường dc nhấn mạnh chú trọng vào cao độ (pitch) và trường độ (rhythm). Nói cơ bản là vậy nhưng nó ko chỉ đơn giản ngừng ở đó.
– Cảm âm cá nhân mình chia ra làm 2 loại: cảm âm tự nhiên và cảm âm tập luyện. Cảm âm tự nhiên chia ra làm 2 loại: cảm âm tương đối (relative pitch) và cảm âm tuyệt đối (perfect pitch). Cảm âm tập luyện sẽ được nói thêm ở phần sau.
Đi sâu vào thì cảm âm nó còn có nhìu thể loại, mức độ khác nhau mình sẽ diễn giải thêm. Bài viết này sẽ tập trung về cảm âm cao độ.
II. Cảm âm tự nhiên:
– Mỗi người sinh ra luôn có khả năng cảm âm. Chỉ là yếu hay mạnh ngay từ bẩm sinh và 1 số trường hợp có cảm âm tuyệt đối.
1. Cảm âm tương đối (Relative pitch):
– Đây là cảm âm của đại đa số những người bình thường. Relative pitch nghĩa là để xác định 1 note bất kì là gì, bạn phải có nghe 1 note khác làm cột mốc (reference note) để nhận ra note đó hoặc chí ít khoảng cách giữ note đó và reference note. Và bạn luôn phải có 1 nhạc cụ, thiết bị để xác định cao độ 1 note bất kì, trong đầu ko thể xác định chính xác 1 note tự nhiên không được. Cảm âm tự nhiên hoàn toàn có thể tập luyện rèn dũa để cải thiện. Ít có ai nếu có relative không tập luyện mà có thể có cảm âm tốt được. Cái cảm âm này nhìu bạn lầm tưởng là “năng khiếu” nhưng nó chỉ là 1 kỹ năng tự nhiên trong những kỹ năng tự nhiên liên quan âm nhạc của con người.
2. Cảm âm tuyệt đối (Absolute pitch/perfect pitch):
– Đây là 1 hiện tượng đặc biệt, 1 khả năng thiêng bẩm của 1 số người. Khoa học ước tính cứ 10,000 mới có 1 người có khả năng nay. Perfect pitch là khả năng của 1 người ko cần bất cứ nhạc cụ hay note cột mốc nào họ vẫn có thể xác định cao độ 1 note bất kì khi nghe, và họ có thể hát lại 1 note bất kì nào đó đúng cao độ. Perfect pitch có 2 dạng, 1 dạng là bẩm sinh sinh ra là có và tồn tại suốt đời, 1 dạng là sinh ra là có và được học nhạc, nghe nhạc có kế hoạch từ rất sớm để duy trì perfect pitch đó ( trên thế giới nhìu trường hợp đã huấn luyện thành công ước tính từ các bé 2 tuổi đã được training). Khả năng của perfect pitch là xác định chính xác tên 1 note hay nhìu note bất kì trong hợp âm khi chỉ cần nghe đàn mà ko cần bất kì note gốc reference nào. Và thường những người có perfect pitch sẽ ko bao giờ hát lạc giọng khi xướng âm. Trong trí nhớ họ đã in vào cao độ của từng note. Perfect pitch cũng có nhiều mức độ dữ dội khác nhau và hoàn toàn có thể luyện để tăng cường thêm. Mình hiện đang có 1 người bạn học chung nhạc có perfect pitch và đã test có khả năng y như trên và có thể nghe hợp âm bất kì lên đến 5 note.
Trên Youtube có cậu bé Dylan với perfect pitch gần như ko giới hạn có thể nghe unlimited số note. Đây là 1 lợi thế cực kì lớn trong vòng dân học nhạc.
Khuyết điểm của Perfect pitch là sẽ rất khó để transpose, khi họ nhìn vào sheet note rê là note rê, nếu kêu họ nhìn rê mà đánh đô là họ cực kì khó chịu, đồng thời các nhạc cụ bị lạc chưa lên dây cũng gây khó chịu với họ. Một số nhạc sĩ thời kì cổ điển như Bethoveen bị điếc nhưng do có perfect pitch nên họ vẫn có thể sáng tác được và hay vì trong đầu họ dường như đã có luôn 1 cây piano trong đó rồi.
III. Cảm âm thông qua việc luyện tập:
– Vì đại đa số chúng ta đều có relative pitch (cuộc đời mình mới gặp 2 người thực sự là có perfect pitch) nên mình sẽ tập trung viết về relative pitch. Relative pitch có thể hoàn toàn luyện được bằng EAR TRAINING (LUYỆN CẢM ÂM) – EAR TRAINING đa số trong các trường nhạc cổ điển đều có dạy, vì đây là 1 trong những kỹ năng cơ bản của musicians – nước ngoài nôm na gọi là basic musicianship. 4 kỹ năng bao gồm: ear training (luyện cảm âm), sight singing (luyện xướng âm), music theory & harmony (lý thuyết nhạc và lý thuyết hòa âm), rhythm training. Thường thì 3 kỹ năng ear training + sight singing + rhythm training sẽ liên quan chặt chẽ nhau, được học chung dạy chung. – Nói sơ qua việc học và các cấp độ ear training:
- Cơ bản nhất là luyện nghe được phân biệt tất cả các quãng từ 1-8, các quãng trưởng (major), thứ (minor), tăng (aug), giảm(dim). Kết hợp với sight singing để có thể hát được đúng quãng note trên sheet. Đồng thời nghe và hát được chromatic đi lên hay đi xuống.
- Level thứ 2 thường là nghe phân biệt được những màu hợp âm cơ bản: major, minor, aug, dim, dominant 7th, major 7… Kết hợp để nghe hợp xướng cơ bản 3-4 giọng. Phân biệt lỗi sai trong hợp xướng. Nghe các scales cơ bản: pentatonic, major, harmonic minor, natural minor, melodic minor.
- Level thứ 3 thường là nghe phân biệt chord progression và kết hợ nhận biết đúng sai của chord progression đó.
- Level thứ 4 thường là kết hợp với khả năng sight singing để nhìn sheet của 1 hợp xướng 4-8 giọng để vừa nghe người khác đánh và nhận ra những chỗ nào sai của cao độ của 1 giọng bè nào đó.
Đây chỉ là khái quát những mức độ ear training mà trường nhạc nước ngoài họ đào tạo và mình có dịp học qua, có thễ mỗi trường, mỗi nước sẽ hơi khác, them bớt bài tập này nọ kia ko hẳn là giống và cũng tùy theo định hướng học nhạc của mỗi ng, vd học jazz thì phải có jazz ear training và jazz music theory, nhưng mục tiêu chung là để tăng cường khả năng cảm âm của musician. Đôi tai người nghệ sĩ là cực kì quan trọng ngang ngửa bàn tay và khối óc. Level 4 thì bên trường mình chỉ dạy cho các bạn chuyên ngành sáng tác hoặc chỉ huy.
Bên cạnh đó ear training luôn dc dạy song song kết hợp với sight singing và rhythm training như hát luyện cảm nhịp từ dễ đến khó, đảo phách, các nhịp đặc biệt, 5/4, 7/8 11/8…
Về nguyên tắc chung, như việc học đàn, thì ear training nếu càng được luyện càng sớm càng tốt và sẽ càng nhạy bén, giỏi. Lỗ tai con nít khi sanh ra là khả năng gần như perfect pitch, nhưng ko dc tập luyện lớn lên sẽ lụi tàn dần. Cho nên đó là lý do vì sao đa số các bạn học đàn từ nhỏ khi hát hay phân biệt cao độ sẽ ít nhìu tốt hơn người ko học đàn. Lời khuyên là nên cho con bạn học ear training từ sớm. Ở VN đa số chỉ dạy nhào vô đàn chứ thực sự ko có dạy ear training ngoài các trường nhạc chính quy, đây là 1 thiếu sót cần điều chỉnh.
Relative pitch nếu luyện đúng và lâu dài thì có thể lên mức độ gần như absolute pitch. Bên trường mình học, cac thầy cô giáo sư tiến sĩ âm nhạc bởi vì họ đã học cao, luyện rất lâu (trên 40 năm trong nghề nhạc) nên hầu như relative pitch của họ gần như perfect pitch. Thầy dạy chỉ huy mình có thể nghe bất kì note nhạc nào sai trong dàn nhạc orchestra hay ca đoàn 100ng, bên cạnh đó chỉ cần đưa ông note gốc (tonic note) của hòa âm chỗ nào đó, là ông nhìn sheet và có thể hát từ giọng bass lên tới soprano (4-8 bè) đúng chính xác từng note của từng giọng. Giáo sư dạy sáng tác của mình thì bà có thể nghe 1 chord progression của mình đánh và gọi chính xác tên từng hợp âm, và từng note trong các hợp âm đó. Rất là kinh khủng.
IV. Cảm âm và liên quan đến việc chơi nhạc, sản xuất âm nhạc:
Bài viết này mình hướng tới 2 đối tượng chính là chơi nhạc và sản xuất nhạc vì đó là 2 lĩnh vực mình đã và đang làm trước giờ. Thì mình quả quyết rằng, cảm âm chỉ có thể tiến bộ khi có 1 sự luyện tập nào đó. Có thể việc luyện tập đó ko bài bản phân loại rõ rang như trên, nhưng miễn là có 1 sự giúp cho lỗ tai nghe và phân biệt thường xuyên. Vd các bạn chơi nhạc từ nhỏ, đánh band, hay đàn trong nhà thờ v.v. thì các bạn đang luyện lỗ tai mình 1 cách gián tiếp (passive ear training) bằng cách đàn và phân biệt đúng sai, những quãng các bạn đàn nó sẽ đi vào tai dần và trong đầu sẽ quen dần. Cách này hiệu quả lâu dài nhưng sẽ ngấm khá lâu. Còn lại thì các cách ear training như mình đã nếu ra.
Tại sao việc này quan trọng, vì cảm âm tốt có sự tập luyện sẽ giúp các bạn rất rất nhiều trong việc đàn, hát. Rất nhiều người xướng âm, hát sai lệch, vì họ ko được luyện nhìn vô 1 quãng nhảy họ không hình dung hay nhớ được cao độ nó thế nào, các bạn thanh nhạc ko có cảm âm tốt sẽ ko vỡ bài nhanh, hát sẽ ko chuẩn cao độ ko chắc v.v. . Người đàn thì ko có cảm âm tốt sẽ không thể xác định tông (dĩ nhiên kết hợp với kiến thức lý thuyết nhạc và lý thuyết hòa âm nữa), không thể vỡ bài mới nhanh. Các bạn sáng tác sẽ không thể hòa âm tốt, khó dựng bè hay, bị lối mòn. Một người đàn hay hòa âm phối khí khi ngồi mò giai điệu là đang sử dụng cảm âm đấy, tuy nhiên cái đó chỉ là ở mức độ sơ cấp thôi. Ở mức độ cao hơn thì ko cần đàn nếu có luyện ear training thì vẫn sẽ nhận ra đúng toàn bộ giai điệu + hòa âm tương đối cho cả bài.
Mình phải nói là khá mắc cười vì 1 số bạn trẻ làm nhạc thời nay xác định tông bài phải nhờ software đo tông giùm, đây là những kiến thức kỹ năng hết sức cơ bản. Ear training kết hợp với lý thuyết nhạc cơ bản là bạn có thể xác địn hoàn toàn hòa âm của bài rồi. Tại sao các bạn sx nhạc nhưng các bạn lại ko đầu tư cho nhân vật chính đó là âm nhạc, không học thì đường dài các bạn sẽ bị bão hòa mà thôi. Các bạn ko có ear training hoặc tệ hơn ko có music theory thì ngồi mất cả tiếng đồng hồ xác định hợp âm cho bài, hay muốn hòa âm phối khí j đó sẽ mất nhìu thời gian hơn, trong khi 1 người có cảm âm dc tập luyện tốt với kiến thức nền tảng nhạc vững thì họ chỉ mất 5p và thường thì họ sẽ còn hòa âm phối khí tốt hơn.
Âm nhạc không như các môn văn hóa, nó là 1 môn rèn luyện các kỹ năng nên nó càn thời gian khổ luyện. Software máy móc không bao g có thể thay thế được kỹ năng giỏi của 1 musicians. Những câu nói như là muốn sáng tác, hay học đàn cần cảm âm tốt thì nó khá nửa vời. Cảm âm là 1 khả năng cần rèn dũa, ngoại trừ bạn có perfect pitch thì ko nói. Ko ai sinh ra là có thể có cảm âm tốt liền được
V. Kết luận
Bài viết này mình viết chia sẽ và làm rõ những mơ hồ, thắc mắc, hiểu sai về cảm âm. Cảm âm nó là 1 khả năng, món quà của Thượng Đế ban cho con người. Như bao món quà khác, nếu bạn thực sự đam mê nhạc, muốn tiến xa hơn, thì nó là 1 trong những chìa khóa có thể nói quan trọng nhất để tiến xa. Không phải rãnh mà mấy trường nhạc dạy môn ký xướng âm (mình thì ko thích cụm từ này vì thực ra muốn ký, xướng âm tốt thì đằng sau nó thực chất là cảm âm và ear training, bản chất nó là vậy, nghe được tốt thì mới hát hay ký được tốt). Cảm âm không tự sinh ra mà mất đi, mà nó chỉ dừng chân tại chỗ hay tiến lên nếu bạn cố gắng học và tập luyện nó.
Tín Trần 2/2019
Bài test vừa qua mình thi ở trường cho ae tham khảo: 1. Xướng âm (sight singing): Xướng âm giai điệu của 1 giọng bè dc chỉ định trong 1 bài hợp xướng (4 bè) bất kì chỉ với note bậc I hoặc note đầu tiên của bài đưa trước. 2. Cảm âm (ear training): a. Nhận ra và sửa lại lỗi hát sai của 1 ca đoàn acapella (4 bè – 4 người) b. Nhận ra lỗi hợp âm dc chơi từ lead sheet c. Đọc tên hợp âm khi được nghe đánh tối đa 5 note (major, minor, augmented, dim, 7th…) d. Nhận biết nhịp của bài sau 2 ô nhạc được chơi. 3. Hòa âm (harmony): a. Ký âm lại và transpose 1 bài hợp xướng 4 bè để phù hợp với nhóm lứa tuổi, có 10p để làm. b. Hòa âm cho 1 bài hát có giai điệu cho sẵn dành cho hát hội chúng. 4. Nhịp (rhythm): Dùng 1 từ đơn âm (da, ta…) để hát nhịp của bài hát mà không dừng. 5. Chỉ huy:
Chỉ huy và xướng âm cùng lúc 1 bài hợp xướng 4 bè đúng nhịp và sắc thái (dynamics). Thời gian chuẩn bị 20 phút.
Cảm ơn các bạn. Luyện tập nhiều vào, nước mắt, mồ hôi vun đắp trồng cây sẽ được đền đáp bằng hoa trái ngọt ngào!
SHARE ON
Từ khóa » Cảm âm La Gi
-
Cảm Âm Là Gì? 5 Cách Luyện Cảm Âm Hiệu Quả Nhất - Pianofingers
-
Cảm âm Là Gì? Cách Tăng Khả Năng Cảm âm Hiệu Quả - Kênh ITV
-
Cảm Âm Là Gì? Cách Cảm Âm Một Bài Hát Nhanh Nhất
-
Bí Quyết Luyện Tập Khả Năng Cảm âm Dễ Dàng
-
Cảm âm Là Gì? Cách Cảm âm Một Bài Hát - Bnd Products
-
Cảm Âm Là Gì? Làm Cách Nào Để Tăng Khả Năng Cảm Âm Guitar?
-
Cảm Âm Là Gì? 5 Cách Luyện Cảm Âm Hiệu Quả Nhất
-
Học Cảm Âm LEVEL 1: Nghe 7 Nốt Nhạc Cơ Bản - GuitarShare
-
[PDF] Cảm âm Là Gì? Cách Luyện Tập Tăng Khả Năng Cảm âm?
-
[PDF] Cảm âm Sáo Trúc Là Gì? Hướng Dẫn Cảm âm Sáo Trúc?
-
Cảm âm Sáo Trúc Là Gì?
-
Perfect Pitch - Cảm Âm Là Gì? Vì Sao Cần Trong Thanh Nhạc - SEAMI
-
Cảm âm Là Gì - Để đạt được Cảm âm - Bạn Cần Xem Ngay - YouTube
-
Cách Cảm âm Bài Hát - Hướng Dẫn Cách đọc Nốt Nhạc Của Các Bài Hát