Cảm Biến Nhiệt độ PT100 3 Dây
Có thể bạn quan tâm
Chào các bạn, trong bài viết này mình xin giới thiệu đến các bạn một dòng cảm biến chuyên dùng trong việc đo lường nhiệt độ. Đó là Cảm biến nhiệt độ PT100 3 dây, là một trong những dòng cảm biến nhiệt độ được dùng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Nếu các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu và chọn mua cho mình một dòng sản phẩm như vậy thì có thể tham khảo bài viết này nhé. Trong bài viết chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm của cảm biến pt100 ? Các cấu tạo ? Ứng dụng ? Phân loại cũng như các cách thức sử dụng khác liên quan. Qua đó chúng ta sẽ có thêm các lựa chọn mới trong việc chọn mua và sử dụng thiết bị này.
Nhu cầu đo lường nhiệt độ trong các lĩnh vực sản xuất hay chế tạo ngày càng tăng cao. Và cũng cũng là lý do mà các loại thiết bị hay cảm biến được ra đời để đáp ứng các nhu cầu này. Cảm biến nhiệt độ pt100 dạng 3 dây cũng là một trong số đó vì đặc thù khoảng đo từ -80÷600°C, rất phù hợp cho nhiều ứng dụng khác nhau. Và để hiểu chi tiết hơn về loại thiết bị này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về chúng nhé.
Tóm tắt bài viết
Cảm biến nhiệt độ PT100 3 dây là gì ?
Cảm biến đo lường nhiệt độ dạng 3 dây là một dạng của cảm biến nhiệt độ RTD được sử dụng rộng rãi phổ biến trong công nghiệp với ưu điểm độ chính xác tương đối cao và dãy đo nhiệt độ khá rộng phù hợp cho nhiều ứng dụng khác nhau. Trong một số trường hợp cảm biến nhiệt độ PT100 3 dây có thể được thiết kế đặc biệt để chịu được nhiệt độ -200÷850°C tuy nhiên trong các trường hợp nhiệt độ cao người ta thường chuyển qua sử dụng cảm biến Thermocouple can K để tăng độ bền của cảm biến.
So với cảm biến nhiệt độ 2 dây thì cảm biến pt100 3 dây sẽ có độ chính xác cao hơn. Chúng thường được sản xuất bởi các hãng như Jumo , Wika , Georgin, Rose Mount Emersion,…Tuy nhiên thì ở Việt Nam chúng ta cũng thường sử dụng các loại giá rẻ của Đài Loan và Trung Quốc. Nhưng khi dùng cảm biến xứ xuất từ những nước này sẽ phải chấp nhận cảm biến có độ sai số cao và tuổi thọ thấp hơn do giá thành khá rẻ.
Cấu tạo của cảm biến pt100 là gì ?
- 1. Phần đầu của cảm biến Pt100: Đầu cảm biến là thiết bị đo chính của cảm biến cũng là thành phần quan trọng nhất của cây cảm biến nhiệt độ điện trở. Trong đó độ nhạy của cảm biến là yếu tố quan trong nhất, độ nhạy kém sẽ dẩn đến hoạt động đo chính xác của cảm biến. Lưu ý rằng độ nhạy của cảm biến chính là thời gian đáp ứng của cảm biến nó khác toàn toàn với độ chính xác của cảm biến.
- 2. Dây tín hiệu của pt100: Dây tín hiệu được kết nối với đầu dò cảm biến với ngõ ra dạng 2 dây, 3 dây hoặc 4 dây. Vật liệu của dây tín hiệu được sử dụng tuỳ theo từng loại đầu dò.
- 3. Chất cách điện bằng gốm: Gốm là một vật liệu giúp ngăn chặn ngắn mạch và cách điện các dây nối từ vỏ bọc bảo vệ.
- 4. Chất làm đầy: Chất làm đầy bao gồm bột alumina được làm khô và điền đầy vào bên trong không chừa một khoảng trống nào để bảo vệ cảm biến khi bị rung động.
- 5. Vỏ bảo vệ: Vỏ bảo vệ là thành phần tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt cần đo. Nó bảo vệ đầu dò cảm biến và dây tín hiệu của cảm biến. Vỏ bảo vệ cần được làm bằng đúng vật liệu và kích thướt để có thể bảo vệ được các thành phần bên trong. Pt100 là gì ?
- 6. Đầu nối: Đầu nối cảm biến thường làm bằng các vật liệu cách điện như: nhựa, nhôm hay gốm.
Nguyên lý làm việc của cảm biến pt100 như thế nào ?
Đầu dò nhiệt độ Pt100 hoạt động vô cùng đơn giản. Khi ở nhiệt độ 0ºC thì giá trị ngõ ra của nó là 100Ω. Khi phần đầu của Pt100 đo được nhiệt độ thì giá trị điện trở ngõ ra sẽ thay đổi theo. Giá trị điện trở sẽ tỷ lệ thuận với nhiệt độ mà cảm biến đo được. Việc chúng ta cần làm là cho đầu dò pt100 vào môi trường đang có nhiệt độ mà ta mong muốn và đấu dây về các thiết bị hiển thị hay bộ chuyển đổi là xem như hoàn tất.
Tuy nhiên thì chúng ta không thể sử dụng trực tiếp tín hiệu điện trở từ Pt100 được mà bắt buộc phải đưa nó qua bộ hiển thị nhiệt độ hoặc các transmitter chuyển đổi về dạng dòng 4-20mA, áp 0-10V. Thông thường Pt100 3 dây được sử dụng phổ biến nhất và mỗi dây sẽ phân biệt với nhau qua màu sắc. Như hình trên, chúng ta sẽ đấu 3 dây tín hiệu này về transmitter hoặc bộ hiển thị, điều khiển pt100. Về các thiết bị này thì mình sẽ để cập bên dưới nhé.
Phân biệt cảm biến pt100 2 dây, 3 dây, 4 dây:
Cảm biến nhiệt độ sẽ có các loại đầu ra như 2 dây, 3 dây hoặc bốn dây khác nhau. Cụ thể thì cấu tạo linh kiện bên trong từng đầu dây cảm biến sẽ như sau:
Với cảm biến pt100 2 dây:
Đây là một cấu hình đơn giản nhất là sử dụng hai dây dẫn. Nó chỉ được sử dụng khi độ chính xác cảm biến không cao vì điện trở của các dây kết nối luôn bao gồm với cảm biến sẽ dẫn đến lỗi trong tín hiệu. Điều này áp dụng như nhau cho cầu cân bằng và hệ thống cầu cố định. Các giá trị của điện trở chì chỉ có thể được xác định trong một phép đo riêng biệt mà không có cảm biến nhiệt kế điện trở và do đó không thể điều chỉnh liên tục trong quá trình đo nhiệt độ.
Với loại cảm biến này thì chúng ta sẽ ít bắt gặp hơn trong công nghiệp, vì đây là dòng cảm biến kiểu cũ. Các dòng cảm biến hiện tại thường là dạng 3 dây và chúng dần thay thế các dòng 2 dây trước kia. Hơn nữa thì dòng cảm biến 2 dây này độ chính xác không cao và không thích hợp với các dòng thiết bị nhận như PLC, bộ hiển thị, bộ chuyển đổi tín hiệu ngày này nữa. Các bạn nên sử dụng loại 3 dây là tốt nhất và hiệu quả nhất nhé
Với cảm biến pt100 3 dây:
Loại này thì có độ chính xác cao hơn so với dòng cảm biến 2 dây ngõ ra. Để giảm thiểu tác động của điện trở chì, có thể sử dụng cấu hình ba dây. Sử dụng phương pháp này hai dẫn đến cảm biến là trên cánh tay liền kề, có một sức đề kháng chì trong mỗi cánh tay của cây cầu và do đó sức đề kháng chì bị hủy bỏ. Cáp kết nối chất lượng cao nên được sử dụng cho loại cấu hình này vì giả định được thực hiện là hai điện trở chì là như nhau.
Dòng cảm biến PT100 ra 3 dây được sử dụng gần như là 90% ở Việt Nam hiện nay. Chúng có thể đáp ứng được hầu hết các nhu cầu về độ chính xác, khả năng đấu dây và đáp ứng nhiệt rất tốt. Và hơn nữa thì khi các bạn sư dụng dòng 3 dây sẽ rất dễ để mua hàng thay thế nếu chẳng mai cảm biến bị hỏng.
Với cảm biến pt100 4 dây:
Bốn cấu hình nhiệt kế trở kháng dây thậm chí còn làm tăng độ chính xác và độ tin cậy của điện trở được đo. Sơ đồ dưới cùng là một cấu hình thay thế tốt hơn mà chúng tôi sử dụng trong tất cả các RTD Pt100. Dòng cảm biến này có độ chính xác cao nhất, tuy nhiên thì chúng không được dùng phổ biến do giá thành cao. Hơn nữa thì ở nước ta hầu hết các ứng dụng cũng không cần loại cảm biến có độ chính xác cao đến như vậy.
Phân loại cảm biến nhiệt độ pt100 3 dây:
Thông thường thì cảm biến nhiệt độ pt100 sẽ có hai dạng cấu tạo chủ yếu đó là dạng dây và dạng củ hành. Mỗi loại sẽ khác nhau về vật liệu cấu thành cũng như khoảng nhiệt đo lường. Cụ thể như sau:
Dạng củ hành: thường dụng trong các ứng dụng có nhiệt độ cao từ -50÷500°C. Vì làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao đến vậy nên cảm biến phải được cấu tạo từ các loại vật liệu chịu nhiệt cũng như chống va đập và có phần củ hành bảo vệ mạch đấu dây.
Dạng dây: các loại cảm biến pt100 dạng dây thường có cấu tạo rất đơn giản chỉ bao gồm đầu dò và dây kết nối. Thích hợp đo lường nhiệt độ trong các ứng dụng có khoảng nhiệt -50÷300°C.
Một số dòng cảm biến nhiệt độ Pt100 được dùng rộng rãi hiện nay:
A- Cảm biến Pt100 có ren động
B- Cảm biến Pt100 bọc Teflon chống ăn mòn
C- Dòng cảm biến Pt100 loại cài
D- Cảm biến Pt100 dạng trơn không ren
E- Dòng Pt100 dạng củ tỏi, dãy đo nhiệt cao
F- Pt100 với tiêu chuẩn Ex dùng trong vật liệu dễ cháy
G- Dòng cảm biến Pt100 tiêu chuẩn sai số Class 1/5
H- Dòng Pt100 được dùng nhiều nhất, dạng que có ren
So sánh cảm biến PT100 và các loại cảm biến can nhiệt:
Trên thị trường, ta sẽ bắt gặp loại cảm biến nhiệt độ pt100 được sử dụng nhiều hơn so với cảm biến nhiệt độ can nhiệt K, S, E, B, R, N, J,….Và chúng chiếm đến 90%. Có rất nhiều lý do để giải thích cho việc này như sau:
- Đầu tiên là về dãy đo của cảm biến, với cảm biến nhiệt độ pt100 có một dải đo rất rộng, dao động vào khoảng -200 đến 500 độ C. Với dãy đo này chúng có thể đáp ứng được cho hầu hết các nhu cầu trong nhà máy hay công nghiệp hiện nay
- Bện cạnh đó thì với cảm biến PT100 sẽ có độ chính xác cao hơn là cảm biến nhiệt độ can nhiệt. Mức sai số của PT100 sẽ theo tiêu chuẩn Class A (0.15 độ C), Class B (0.3 độ C) và thấp hơn nữa là các tiêu chuẩn đặc biệt của từng hãng.
- Các dòng cảm biến can nhiệt chỉ có thể được ứng dụng tốt khi dãy đo cao hơn 500°C. Chúng thích hợp trong các ứng dụng cho lò nung, lò đốt rác trong thời gian dài.
- Mức sai số của cảm biến can nhiệt cũng khá cao. Ví dụ với can nhiệt loại K dãy đo 0-1200°C thì mức sai số sẽ dao động trong khoảng 5-7°C tùy vào điều kiện lắp đặt như thế nào.
- Và quan trọng hơn nữa là về giá thành các bạn nhé. PT100 sẽ có giá thành tốt hơn so với cảm biến can nhiệt do chúng phổ biến, lượng hàng nhập về Việt Nam khá nhiều.
Phân biệt cảm biến PT100 và cảm biến can nhiệt như thế nào ?
Có rất nhiều lý do khác nhau để chúng ta phải biết được cách phân biệt các dòng cảm biến nhiệt độ như sau:
- Thường xuyên mua bán, trao đổi kỹ thuật về các dòng cảm biến
- Cảm biến bị hỏng cần sửa chữa, thay thế, bảo hành
- Phần tem trên cảm biến sử dụng lâu ngày sẽ bị mờ, bị mất nên không xác định được chính xác loại cảm biếm
Phân biệt theo số dây của cảm biến:
- Với cảm biến nhiệt độ PT100 sẽ có các loại ra 2 dây, 3 dây, 4 dây và 6 dây. Phổ biến nhất vẫn là 3 dây mình vừa liệt kê bên trên. Riêng với dòng 4 dây thì có 2 trường hợp xảy ra là cảm biến ra 4 dây hoặc là PT100 dạng 2 dây đôi. còn với dòng cảm biến 6 dây thì 100% là PT100 3 dây đôi.
- Với cảm biến nhiệt độ dạng can nhiệt nói chung thì chúng 100% sẽ phải ra 2 dây.
Phân biệt theo tín hiệu ngõ ra:
Nếu cảm biến của các bạn ra 2 dây thì làm sao để phân biệt vì loại PT100 và can nhiệt đều có khả năng ra 2 dây. Lúc này ta sử dụng VOM nhé, cụ thể như sau:
- Nếu ngõ ra của 2 dây ta đo được điện trở trong khoảng 115Ohm thì chắc chắn chúng ta PT100
- Nếu ta đo được chúng ra dạng tín hiệu mV và tra theo bảng tuyến tính của loại can nhiệt tương ứng ra đúng giá trị mV thì nó là can nhiệt
- Trường hợp cảm biến bị hỏng không đo được ngõ ra thì ra phải xem ở thiết bị nhận như bộ hiển thị hay PLC đang nhận ngõ vào là dạng tín hiệu gì nhé.
Các thông số kỹ thuật của cảm biến nhiệt độ PT100:
Hiện bên mình đang cung cấp hai dòng pt100 của Italy, có các thông số kỹ thuật như sau:
- Model: sản phẩm có mã là ASPTH series và ASPTE series
- Xuất xứ:được bên mình nhập khẩu từ hãng Asit và Noken của Italy
- Đường kính đầu dò: có các kích thước thông dụng như 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm,…tùy theo nơi lắp đặt và nhiệt độ mà chọn kích thước phù hợp.
- Chiều dài đầu dò: chiều dài đầu dò có các loại như 30mm, 40mm, 50mm, 60mm, 70mm, 80mm, 90mm, 100mm, 110mm, 120mm,…2000mm.
- Kiểu kết nối: các ren thông dụng trong cơ khí như G1/4, G1/2, G3/8,…
- Vật liệu dùng cho đầu dò: làm bằng SS304, SS310, SS316.
- Số lượng đầu ra dây: có thể tùy chọn loại 2 dây, 3 dây, 4 dây và 6 dây tùy vào mức nhiệt độ đo lường cũng như độ chính xác trong quá trình đo.
- Đối với loại dây: Ta có thể chọn thêm phần chiều dài dây nối, nhưng tiêu chuẩn là 2000mm. Có thể chọn lại dài hơn hoặc ngắn hơn tùy vào nhu cầu.
- Đối với loại củ hành: có thể chọn head có transmitter hay không, có chống cháy nổ hay không.
- Thời gian bảo hành: lên đến 12 tháng 1 đổi 1
Cảm biến nhiệt độ ngõ ra 4-20ma:
Nếu các bạn đang cần chọn và sử dụng cảm biến loại có ngõ ra analog 4-20ma mà không cần phải sử dụng qua bộ chuyển đổi tín hiệu có dãy đo vừa phải trong khoảng -50-150°C và sử dụng cho các loại môi trường thủy lực, khí nén có áp suất cao, môi chất khí hoặc chất lỏng, ví dụ không khí, khí đốt, nước và dầu,… thì ta có thể dùng Model T2415 của JSP – Cộng Hòa Séc nhé. Dòng này được thiết kế riêng cho các loại ứng dụng chịu áp lên đến 63bar, chúng ta có thể dễ dàng tùy chọn dãy đo của cảm biến sao cho phù hợp với ứng dụng của mình nhất. Một vài thông số kỹ thuật của cảm biến các bạn có thể tham khảo dưới đây.
Thông số kỹ thuật:
- Model: sản phẩm có mã là T2415
- Xuất xứ: được sản xuất bởi hãng JSP – Cộng Hoà Séc
- Môi trường ứng dụng: môi chất khí hoặc chất lỏng, ví dụ không khí, khí đốt, nước và dầu,…
- Ngõ ra: tín hiệu dạng analog 4-20ma 2 dây.
- Sai số: chỉ 1% trên toàn dãy đo của cảm biến
- Khả năng chịu áp: đạt tiêu chuẩn PN63 (tương đương mức áp suất 63bar)
- Kết nối: sử dụng ren G1/4” hay G1/2”
- Tiêu chuẩn vỏ bảo vệ đạt: khả năng chống nước và chống bụi của phần Housing đạt IP65
- Dãy đo: chúng ta có thể tùy chọn các thang đo như 0-100°C, 0-120°C, 0-150°C, 25-100°C, -40-60°C, -50-150°C
- Đường kính que đo: mặc định là 6mm
- Chiều dài que đo: có thể tùy chọn như 40mm, 60mm, 80mm, 100mm,…400mm,…
- Thời gian bảo hành: lên đến 12 tháng 1 đổi 1 nếu phát sinh lỗi từ nhà sản xuất.
Cách thức chọn mua cảm biến nhiệt độ pt100 như thế nào ?
Cảm biến nhiệt độ pt100 là thiết bị được sử dụng khá phổ biến hiện nay, nên ít nhiều các bạn đã từng sử dụng chắc cũng không cần tham khảo thêm phần này đúng không nào ? Tuy nhiên thì sẽ có một số bạn chưa biết thông tin về cách thức đo lường như thế nào nên mình sẽ hướng dẫn các bạn nhé. Cụ thể thì để co thể chọn mua cho mình một cảm biến phù hợp, ta cần quan tâm đến các thông số như sau:
- Loại đầu dò: sẽ có 2 loại củ hành và dạng dây, tùy vào nhu cầu của các bạn
- Mức nhiệt cần đo là vào nhiêu: với dạng dây thì có thể đo lường trong khoảng 0-300°C còn với củ hành thì là 0-500°C nhé.
- Chiều dài que đo: chúng ta sẽ có các kích thước chiều dài que đo khác nhau để có thể lựa chọn như 50mm, 100mm, 200mm, 300mm,…
- Đường kính que đo là bao nhiêu: thông thường thì bên mình sẽ có các loại đường kính như ø3mm, ø5mm, ø6mm, ø8mm và ø10mm.
Cách thức sử dụng cảm biến nhiệt độ PT100 3 dây:
Thông thường thì ứng dụng chung của cảm biến pt100 là đo lường nhiệt độ rồi đúng không nào ? Tuy nhiên trong phần này ta không đề cập để chúng nữa mà sẽ quan tâm đến kết nối đầu ra của cảm biến nhé. Với dạng 3 dây đầu ra thì chúng ta có thể kết nối tới nhiều loại thiết bị khác đấy. Cụ thể sẽ có một số loại như sau:
Kết nối với PLC điều khiển:
Đây là một ứng dụng khá phổ biến trong quá trình đo lường nhiệt độ. Việc cần dùng đến PLC để điều khiển các loại thiết bị điện tử trong đó có cảm biến pt100 là điều dễ hiểu. Cảm biến không chỉ đo lường mà dựa vào nó chúng ta có thể dùng như là một loại thiết bị cảm nhận nhằm điều khiển một loại thiết bị khác dưới sự điều khiển của PLC.
Ví dụ nhé, ta có thể dùng PLC điều khiển cảm biến pt100 khi đến mức nhiệt độ nào đó mà ta cài đặt trước thì PLC sẽ ngừng kích hoạt máy giá nhiệt để nhiệt độ có thể ổn định hơn. Và lưu ý là với ứng dụng này chúng ta cần dùng đến bộ chuyển tín hiệu pt100 sang 4-20ma nhé, vì PLC hiện nay chỉ nhận các tín hiệu dạng 4-20ma mà thôi.
Thông số của bộ chuyển đổi tín hiệu pt100 sang 4-20ma:
- Xuất xứ: được nhập khẩu trực tiếp từ hãng Muesen – Đức.
- Ngõ vào (Input): các dạng tín hiệu của cảm biến Pt100 2 dây, Pt100 3 dây và Pt100 4 dây.
- Ngõ ra (Output): tín hiệu analog 4-20mA
- Nguồn cấp: 7,5÷45VDC, thường sử dụng nguồn 24VDC là chủ yếu
- Kích thước bộ chuyển đổi: 44 x18mm
- Nhiệt độ làm việc : -40÷85°C, mức chịu nhiệt thường thấy của các loại thiết bị công nghiệp
- Thời gian phản hồi : <1s
- Sai số: chỉ 0.1%
- Có thể cài đặt dãy đo tuỳ ý: -10÷50°C, 0÷100°C, -30÷200°C, -50÷400°C.
- Bảo hành: 18 tháng.
- Đạt các chứng chỉ về thiết bị điện như: IEC 60529, IEC 61010, IEC 61326, Namur..
Một dòng chuyển đổi tín hiệu dạng gắn đầu củ hành khác cũng có chức năng tương đương đến từ thương hiệu JSP – Cộng Hòa Séc. Các bạn tham khảo thêm các thông số dưới đây nhé.
- Model: thiết bị có mã là P5310
- Xuất xứ: được nhập khẩu trực tiếp từ hãng JSP – Cộng Hòa Séc.
- Ngõ vào (Input): các dạng tín hiệu của cảm biến Pt100 2 dây, Pt100 3 dây và Pt100 4 dây.
- Ngõ ra (Output): tín hiệu analog 4-20mA
- Nguồn cấp: sử dụng nguồn trong khoảng 9÷35VDC, nhưng thường là 24VDC
- Kích thước bộ chuyển đổi: có kích thước tổng thể là 44 x 24 mm
- Vật liệu cấu thành: nhựa Polycarbonate
- Có thể cài đặt dãy đo tuỳ ý: -10÷50°C, 0÷100°C, -30÷200°C, -50÷400°C,…
- Nhiệt độ làm việc: có khả năng chịu nhiệt trong khoảng -40÷85°C
- Thời gian phản hồi: khả năng phản hồi tín hiệu chỉ trong <1s
- Sai số: chỉ 0.1% trong suốt quá trình kết nối và chuyển đổi
- Tiêu chuẩn bảo vệ: chống bụi chống nước đạt IP40
- Thời gian bảo hành: 12 tháng 1 đổi 1 nếu có lỗi từ nhà sản xuất
- Đạt các chứng chỉ về thiết bị điện như: IEC 60751
Kết nối với màn hình hiển thị:
Chúng ta có thêm một tùy chọn thiết bị hỗ trợ cảm biến đó là màn hình hiển thị nhiệt độ. Nếu chúng ta không trang bị PLC và muốn quan sát mức nhiệt bằng số liệu thì sao nào, ta sẽ phải cần dùng đến màn hình. Nó cho phép cảm biến kết nối với một màn hình và xuất ra giá trị đo đạc được. Việc này rất thuận tiện cho trường hợp chúng ta muốn điều chỉnh bằng tay và quan sát số liệu thông qua màn hình. Các bạn có thể tham khảo qua dòng màn hình hiển thị nhiệt độ theo bài viết màn hình hiển thị nhiệt độ
Thông số của bộ hiển thị nhiệt độ:
- Model: sản phẩm có mã là OM402UNI.
- Hãng sản xuất: Orbit Merret – Cộng Hòa Séc. Đây là hãng mà bên mình đang làm đại điện phân phối chính hãng và độc quyền sản phẩm tại thị trường Việt Nam hiện nay.
- Ngõ vào (Input): các loại tín hiệu can nhiệt K, S, E, R,…, các dạng analog 4-20mA, 0-10vdc, 0-20mA, 0-5vdc. Ngoài ra còn đọc được tín hiệu điện trở và biến trở.
- Ngõ ra (Output): có thể xuất ra tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10vdc và tín hiệu này sẽ không bị nhiễu khi truyền đi xa, chúng ta có thể dễ dàng đấu dây đến PLC điều khiển.Ngoài ra còn có thể xuất tín hiệu Relay (ON/OFF) chúng ta có thể chọn lên đến 4 relay. Có thể đấu dây để điều chỉnh đóng/ngắt motor bơm hay máy nạp liệu khi đến một nhiệt độ nào đó. Bên cạnh đó ngõ ra còn có modbus RS485, rất thích hợp cho truyền dữ liệu modbus trong giao thức Modbus RTU.
- Sử dụng nguồn: sử dụng nguồn 220VAC.
- Màn hình hiển thị: trên 4 LED, 6 LED, 9 LED và 11 LED.
- Hệ số cách ly, chống nhiễu: 4000VAC.
- Sai số: 0,1% khi hiển thị
Xem chi tiết sản phẩm này tại bài viết: bộ hiển thị nhiệt độ
Trên đây là những thông tin cũng như các kiến thức cần thiết về Cảm biến nhiệt độ PT100 3 dây, hy vọng sẽ giúp ích cho những bạn có như sử dụng. Ngoài ra bên mình còn cung cấp các loại cảm biến nhiệt độ, màn hình hiển thị, bộ chuyển tín hiệu các bạn có thể tham khảo nếu có nhu cầu. Mọi thắc mắc cần tư vấn các bạn có thể liên hệ mình qua các thông tin sau:
Phone – Zalo: 0779 81 81 84 (An Nguyễn)
Email: An.nguyen@bff-tech.com
Click to rate this post! [Total: 1 Average: 5]Từ khóa » đầu Dò Nhiệt độ Pt100 3 Dây
-
CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ PT100 3 DÂY ET211 - SENSORS VIỆT NAM
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của [Cảm Biến Nhiệt độ Pt100]
-
Cảm Biến Pt100 3 Dây | Tùy Chọn Chiều Dài,đường Kính
-
[Chia Sẻ] Cảm Biến Nhiệt độ Pt100 3 Dây - Loadcell | MV
-
Cảm Biến Nhiệt độ PT100 3 Dây, 2 Dây, 4 Dây, 6 Dây. Dầu Dò Nhiệt ...
-
Đầu Dò Nhiệt độ 3 Dây, Cảm Biến Nhiệt độ 3 Dây PT100
-
Đầu Dò Nhiệt Độ Pt100 3 Dây | Có Sẵn - Giá Rẻ
-
Đầu Dò Nhiệt độ Pt100 3 Dây | Củ Hành - Thiết Bị đo Lường
-
Cách Đấu Dây Cảm Biến Nhiệt Độ - Thietbikythuat
-
[ Tìm Hiểu ]Cảm Biến Nhiệt độ Pt100 3 Dây
-
Cảm Biến Nhiệt Độ PT100 3 Dây - Thietbikythuat
-
Đầu Dò Nhiệt độ Pt100 3 Dây - Đồng Hồ đo áp Suất
-
[Có Sẵn] Cảm Biến đo Nhiệt độ Pt100 3 Dây Chính Hãng Termotech