Cảm Biến Nhiệt độ PT100 - Đầu Dò Nhiệt Pt100 - Can Nhiệt Pt1000

Cảm biến nhiệt độ PT100 là một trong những cảm biến được dùng nhiều nhất hiện nay. Hầu hết các nhà máy đều dùng cảm biến pt100. Như tên gọi thì cảm biến nhiệt độ Pt100 được dùng  để đo nhiệt độ. Cảm biến nhiệt độ PT100 có thể đo được nhiệt độ trong nhiều ứng dụng và điều kiện khác nhau từ nước, không khí, hoá chất, cám gạo, xi măng…. 

Hầu như trong mọi nhà máy sản xuất điều có có thiết bị đo nhiệt độ. Tùy thuộc vào ứng dụng và vị trí lắp sẽ có các dòng cảm biến khác nhau. Nhưng phổ biến nhất đó là dòng cảm biến Pt100. Một trong những sensor đo nhiệt độ được dùng nhiều nhất. Vì sao dòng Pt100 lại được ưa chuộng như vậy, cùng tìm hiểu các thông tin qua bài viết này nhé.

Cảm biến RTD Pt100
Cảm biến RTD Pt100

Danh mục

    • 0.1 Ai phát mình ra dòng cảm biến RTD Pt100 ? 
    • 0.2 Ưu điểm của dòng cảm biến Pt100 là gì ? 
  • 1 Cảm biến nhiệt độ PT100 có những thông số gì ? 
    • 1.1 Cách chọn cảm biến Pt100 như thế nào ?
    • 1.2 1.Kích thước cảm biến Pt100
    • 1.3 2. Dạng Pt100 máy dây 
    • 1.4 3. Dãy đo của cảm biến Pt100
    • 1.5 4. Sai số của cảm biến
    • 1.6 5. Có cần dùng transmitter khi dùng với cảm biến pt100 không ?
    • 1.7 7. Cảm biến nhiệt độ PT100 có chống cháy nổ 
    • 1.8 8. Bảng giá trị điện trở cảm biến Pt100 theo nhiệt độ 
    • 1.9 9. Bộ chuyển tín hiệu nhiệt pt100 sang analog, Modbus RS485
      • 1.9.1 Bộ chuyển nhiệt độ AS1015 – dạng lắp trên tủ điện 
    • 1.10 10.  Bộ đọc tín hiệu cảm biến Pt100
    • 1.11 Các thông số khác của bộ hiển thị nhiệt độ OM402UNI 
      • 1.11.1 So sánh sự khác biệt giữa Pt100 và các dòng Thermocouple 
    • 1.12 Các điểm lưu ý khi chúng ta sử dụng cảm biến Pt100 

Ai phát mình ra dòng cảm biến RTD Pt100 ? 

RTD (Resistance Temperature Detector) được phát minh bởi một nhà vật lý người Đức là Johann Wilhelm P. von Siemens vào năm 1871. Ông là một trong những nhà phát minh và nhà kỹ thuật hàng đầu của thế kỷ 19 và đã có nhiều đóng góp đáng kể cho các lĩnh vực như điện, điện tử và viễn thông.

Ý tưởng của RTD được von Siemens đưa ra dựa trên khả năng của kim loại để thay đổi trở kháng theo nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng, trở kháng của kim loại sẽ tăng lên và ngược lại. Điều này đã được sử dụng để tạo ra các cảm biến nhiệt độ đo lường bằng cách đo sự thay đổi trở kháng của kim loại theo nhiệt độ.

Từ đó, RTD đã được phát triển và cải tiến trong nhiều năm, trở thành một trong những công nghệ đo nhiệt độ được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp và khoa học kỹ thuật hiện nay.

Cảm biếm pt100 hàng Châu Âu
Cảm biếm pt100 hàng Châu Âu

Cảm biến Pt100 là một loại cảm biến nhiệt độ được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp. Nó sử dụng chất liệu Pt100, một hợp kim của platinum, để đo nhiệt độ. Cảm biến Pt100 được kết nối với một thiết bị đo nhiệt độ để đo và ghi lại giá trị nhiệt độ. Nó được ưa chuộng vì chính xác và độ bền cao của nó.

Cảm biện Pt100 còn được ưa chuộng vì khả năng hoạt động trong một phạm vi nhiệt độ rộng, từ -200 đến 850°C. Nó cũng có thể sử dụng trong môi trường có điều kiện khắc nghiệt, vì nó có thể chịu được môi trường hóa học độc hại. Ngoài ra, cảm biện Pt100 còn có thể kết nối với các thiết bị điều khiển và giám sát từ xa, giúp cho quá trình quản lý và điều khiển nhiệt độ trở nên dễ dàng hơn.

Nói đến cảm biến thì có khá nhiều loại điển hình như: cảm biến nhiệt độ; cảm biến độ ẩm; sensor chuyển động; cảm biến mưa; sensor áp suất; cảm biến ánh sáng…… Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ về ? Cấu tạo của Pt100 như thế nào? Ứng dụng thực tế của nó ra sao? Có các loại cảm biến Pt100 nào thông dụng hiện nay.

Một số loại RTD PT100 thông dụng
Một số loại RTD PT100 thông dụng

Pt100 được chia thành nhiều dòng với nhiều dạng kích thước khác nhau. Tùy vào ứng dụng mà chúng ta chọn hình dạng và kích thước cho phù hợp. Sau đây là một vài dạng cảm biến Pt100 mà Công Ty đã nhập về phục vụ cho các nhà máy tại Việt Nam.

Cảm biến Pt100 hãng JSP
Cảm biến Pt100 hãng JSP
Pt100 dạng củ hành chịu nhiệt cao
Pt100 dạng củ hành chịu nhiệt cao

Ưu điểm của dòng cảm biến Pt100 là gì ? 

Dòng Pt100 có nhiều ưu điểm do đó được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp. Một số ưu điểm của dòng này được liệt kê như sau:

  • Cảm biến dễ sử dụng, phù hợp với các ứng dụng đo nhiệt độ khác nhau. 
  • Độ chính xác cao. Sai số chỉ từ 0.5 độ C. 
  • Có nhiều loại kích thước khác nhau, có thể đặt hàng cho phù hợp với thiết kế của hệ thống. 
  • Cảm biến có dãy đo rộng. 
  • Thiết bị dễ dàng mua trên thị trường, có nhiều hãng sản xuất khác nhau. 
  • Thiết bị tương thích với các thiết bị đọc và điều khiển. 
  • Tuổi thọ thiết bị lâu dài.

Dòng Pt100 là một dạng cảm biến nhiệt điện trở có khả năng đo nhiệt độ chính xác cao và được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp, y tế và môi trường. Dưới đây là một số ưu điểm của dòng Pt100:

  1. Độ chính xác cao: Pt100 có độ chính xác đo nhiệt độ rất cao, đến 0,1 độ C. Do đó, nó là lựa chọn hàng đầu trong các ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao trong đo lường nhiệt độ.
  2. Độ tin cậy cao: Pt100 có tuổi thọ lâu và ít bị hỏng hóc trong quá trình sử dụng. Điều này đảm bảo rằng các dữ liệu đo lường được đưa ra là đáng tin cậy và không bị ảnh hưởng bởi các lỗi do thiết bị.
  3. Phù hợp với nhiều môi trường: Pt100 có thể hoạt động trong nhiều môi trường khác nhau, bao gồm cả các môi trường có áp suất cao, nhiệt độ cao và hóa chất mạnh.
  4. Dễ dàng thay thế: Nếu Pt100 bị hỏng hoặc cần thay thế, thì việc thay thế nó rất dễ dàng và nhanh chóng. Điều này giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và tiết kiệm chi phí bảo trì.
  5. Độ ổn định cao: Pt100 có độ ổn định cao, nghĩa là nó giữ được độ chính xác trong một khoảng thời gian dài mà không cần được hiệu chỉnh thường xuyên.

Tóm lại, dòng Pt100 là một lựa chọn tuyệt vời cho các ứng dụng đo lường nhiệt độ với độ chính xác cao, độ tin cậy cao và độ ổn định cao

Cảm biến RTD Pt100
Cảm biến RTD Pt100

Làm sao để chọn cảm biến đo nhiệt độ pt100 cho chính ứng dụng và đem lại hiệu qủa cao nhất. Hôm nay mình gưới thiệu cho các bạn các chọn cảm biến Pt100.

Nguyên lý hoạt động cùa cảm biến Pt100 :  Cảm biến nhiệt độ Pt100 còn được gọi là nhiệt điện trở pt100 tức là cảm biến thay đổi điện trở theo nhiệt độ. Ở nhiệt độ 0 Độ C thì điện trở của cảm biến là 100 ohm. Ngõ ra của cảm biến lạ dang điện trở vì vậy các bộ đọc tín hiệu cảm biến Pt100 sẽ quy đổi điện trở nhận được từ pt100 sang độ C hoặc độ F.

Một số loại Pt100 thông dụng
Một số loại Pt100 thông dụng

Cấu tạo của dòng Sensor nhiệt độ Pt100 và Pt1000 như sau: 

Cấu tạo của cảm biến Pt100
Cấu tạo của cảm biến Pt100
Các dòng cảm biến Pt100 hãng JSP
Các dòng cảm biến Pt100 hãng JSP

(1) Cảm biến Pt100:  đây là vị trí đặt sensor, sensor được cấu tạo từ plantium. 

(2) Phần dây kết nối với sensor. Có các chuẩn là 2 dây, 3 dây và 4 dây. 

(3) Phần sứ cách điện và giúp ổn định vị trí sensor. 

(4) Chất làm đầy, có thể là cát hoặc keo, giúp giữ chặt cảm biến trong ống Inox. 

(5) Lớp vỏ bảo vệ của cảm biến, phần tiếp xúc với nhiệt độ đo. Vỏ bảo vệ được làm bằng INOX, Sứ, Inconel 600, Teflon, PTFE…

(6) Phần đấu dây, vật liệu được làm bằng nhôm, Inox. Bên trong là đế làm bằng sứ để đấu dây và cách nhiệt.

Cấu tạo và cách lắp thông thường của Pt100
Cấu tạo và cách lắp thông thường của Pt100
Cảm biến nhiệt độ với ống thermowell
Cảm biến nhiệt độ với ống thermowell

Thông số đầu dò cảm biến Pt100 thông dụng thường có như sau: 

  • Cảm biến Pt100 – 3 dây
  • Chiều dài 100mm, 200mm, 300mm, 400mm, 500mm…
  • Đường kính hay phi đầu dò : 5mm, 6mm, 8mm, 10mm….
  • Nhiệt độ đo được : -50…450 C, 0…100 C, 0…300C, …
  • Vật liệu : Inox 304 hoặc Inox 316
  • Xuất xứ : Hàn Quốc, Đức hoặc Italy 
Các dạng pt100
Các dạng pt100

Cảm biến nhiệt độ PT100 có những thông số gì ? 

Chọn cảm biến Pt100 chúng ta cần chú ý đến những thông số chính như sau:

Cảm biến đo nhiệt độ Pt100 chia làm 2 dòng chính là cảm biến dạng dâycảm biến dạng củ hành. 

Trong hai loại này thì mỗi loại được sử dụng trong các ứng dụng riêng, tuỳ thuộc vào nơi lắp đặt mà chọn loại cho phù hợp.

PT100 có bọc teflon chống ăn mòn
PT100 có bọc teflon chống ăn mòn

Cách chọn cảm biến Pt100 như thế nào ?

  • Đường kính của cảm biến Pt100 là bao nhiêu ? 

Đường kính cảm biến có nhiều kích thước trong đó nhỏ nhất là 3mm, lớn nhất lên đến 15mm. Phổ biến hay dùng là 6mm, 8mm và 10mm. Tuỳ vào kích thước khoét lỗ mà chọn đường kính thích hợp. Tuy nhiên đường kính nhỏ sẽ nhạy nhiệt độ hơn đường kính lớn.

Pt100 với thermowell
Pt100 với thermowell
  • Dãy đo cần dùng là bao nhiêu ? 

Nhiệt độ đo của cảm biến Pt100 Theo lý thuyết là -100.. 600C, một số dòng -200…800 C. Tuy nhiên trên thị trường rất ít dòng đat dãy đo cao vậy. Vì vậy, chúng cần chú ý nhiêt độ cần đo là bao nhiêu để chọn cảm biến để có độ bền cao nhất.

  • Sai số của cảm biến Pt100

Pt100 có 2 chuẩn sai số, là class A có sai số 0.15 C, còn Class B có sai số 0.3 C. Ngoài ra còn có chuẩn Class AA sai số 0.1 C. Chuẩn sai số dùng nhiều nhất ở Việt Nam là Class B.

Cảm biến nhiệt độ PT100 - dạng dây
Cảm biến nhiệt độ PT100 – dạng dây
  • Thang đo nhiệt bao nhiêu : cần xác định rõ khoảng đo mong muốn là bao nhiêu. Vì nếu chọn khoảng đo không đúng sẽ dẫn đến chênh lệch. Mà việc chênh lệch khoảng đo trong đo lường sẽ dẫn đến sai số và hao tốn chi phí đầu tư.
  • Vật liệu của cảm biến nhiệt : Tùy vào môi trường đo của các bạn mà chúng ta chọn loại vật liệu cảm biến khác nhau. Nếu dùng trong môi trường bình thường thì chọn loại thường. Còn nếu trong các môi trường có độ ăn mòn, chất hóa học thì cần chọn loại có vật liệu chống mòn.
  • Nhà cung cấp uy tín : đối với các loại mặt khác nói chung và cảm biến nhiệt độ nói riêng thì giá thành sẽ quyết định chất lượng. Chúng ta nên chọn mua những nơi uy tín, có bảo hành, có nguồn gốc xuất xứ. Cảm biến chính hãng sẽ có giá dao động không cao giữa các nơi bán. Tránh mua các loại cảm biến từ China có giá rẻ sẽ không đảm bảo bền.
  • Tiêu chuẩn cảm biến: Môi trường sử dụng có cần tiêu chuẩn Atex hay tiêu chuẩn sai số thấp không, khả năng kháng nước..

Cần thêm thông tin, các bạn hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm về giá cảm biến cũng như thông tin kỹ thuật của cảm biến. 

Cảm biến nhiệt Pt100 hàng Châu âu
Cảm biến nhiệt Pt100 hàng Châu âu

1.Kích thước cảm biến Pt100

  • Chiều dài Cảm biến nhiệt độ Pt100 có nhiều kích thước khác nhau. Chiều dài cảm biến dao động từ 10mm cho đến 1000mm. Thông thường các chiều dài hay được ưa chuộng là 50mm, 100mm, 200mm, 300mm….
  • Tiếp Theo là đường kính cảm biến đầu dò Pt100. Đường nhỏ nhất là 1mm và lớn nhất là 27mm đối với Pt100.

Tuỳ Theo dãy nhiệt độ sử dụng và ứng dụng cần dùng đường kính đầu dò thích hợp. Đường kính đầu dò càng nhỏ thì độ nhạy của cảm biến càng lớn. Đường kính đầu dò lớn thì độ nhạy thấp nhưng dãy đo nhiệt độ sẽ cao.

Pt100 với kết nối flange
Pt100 với kết nối flange

2. Dạng Pt100 máy dây 

Trên thị trường có ba dạng cảm biến Pt100 là 2 dây, 3 dây và dạng 4 dây. Trong đó cảm biến Pt100 dạng 4 dây có độ chính xác cao nhất. Ở Việt Nam đa phần chúng ta thấy Pt100 dạng 3 dây.  Pt100 dạng 3 dây thì có 2 dây cùng màu và một dây khác màu.

3. Dãy đo của cảm biến Pt100

Theo nguyên lý đầu dò Pt100 có dãy đo lên đến 800C. Khoảng từ -200…800 C, dãy này chỉ có các cảm biến của Châu Âu mới đo được. Đa phần thông dụng các hãng sản xuất chỉ nằm trong khoảng từ -50…450 C. Nếu dãy đo cao hơn phải dùng cảm biến can nhiệt như can K hay Can S….

Chọn dãy đo cảm biến cần chú ý quan trọng là dãy đo. Ví dụ chúng ta dùng dãy đo 0..100 C có thể chọn các cảm biến dãy đo khoảng 150 đến 200 C. Nếu dùng ứng dụng nhiệt độ max 300 C thì cần chọn dãy đo cảm biến khoảng 350-400C.

Pt100 dạng có ren và không ren
Pt100 dạng có ren và không ren

Một số loại Pt100 thông dụng khác:

Pt100 củ hành của Italy
Pt100 củ hành của Italy
Pt100 với ống thermowell
Pt100 với ống thermowell
Cảm biến dạng sứ đo nhiệt cao
Cảm biến dạng sứ đo nhiệt cao
Pt100 6 dây của Séc
Pt100 6 dây của Séc
Pt100 loại ren giữa
Pt100 loại ren giữa
Pt100 và ống thermowell
Pt100 và ống thermowell

4. Sai số của cảm biến

Dòng cảm biến Pt100 chia làm 3 cấp độ sai số. Ba cấp sai số là class Class B, Class A và Class AA, trong đó Class B sai số là 0.3C, Class A sai số là 0.15 C và Class AA sai số là 0.1 C. Trong các ứng dụng không cần độ chính xác quá cao đa phần nhà máy chọn Class B vì giá tốt và dãy đo cao. 

Ngược lại đối với Class được dùng nhiều trong thực phẩm và y tế. Cần độ sai số thấp và dãy đo nhiệt độ cũng không quá cao  trung bình thường dưới 200 C. 

Vài loại pt100 dạng dây
Vài loại pt100 dạng dây

5. Có cần dùng transmitter khi dùng với cảm biến pt100 không ?

Khi đo nhiệt độ, độ phản hay độ nhạy của cảm biến cũng là một yếu tố quan trong. Khi truyền đi xa với khoảng cách lớn, sẽ có sai số và độ nhạy của cảm biến sẽ giảm. Điều này gây khó khăn cho quá trình điều khiển cũng như nhiệt độ tại vị trí đo và hiển thị lệch nhau. Để giải quyết vấn đề này, Quốc giới thiệu cho các bạn giải pháp đó là  dùng bộ chuyển đổi tín hiệu Pt100 sang 4-20mA.

Bộ chuyển nhiệt độ pt100 sang 4-20mA
Bộ chuyển nhiệt độ pt100 sang 4-20mA

Khi dùng bộ chuyển đổi tín hiệu Pt100, tín hiệu được chuyển sang dạng 4-20mA. Khi dùng tín hiệu 4-20mA khoảng cách truyền là khoảng từ 500m- 800m do đó không lo về sai số và cũng như nhiễu. Có hai dạng bộ chuyển đổi thường dùng trong công nghiệp là dạng tròn dùng gắn trên đầu dò cảm biến Pt100. Loại thứ hai là gắn trên tủ điên dạng Din rail.

7. Cảm biến nhiệt độ PT100 có chống cháy nổ 

Trong các ứng dụng đặc biệt có khả năng gây cháy nổ, trong môi trường dễ cháy. Lúc này chúng ta cần dùng cảm biến nhiệt độ có các tiêu chuẩn chống cháy nổ.  Cảm biến chống cháy nổ có các chứng chỉ của ATEX hay IECex phù hợp với các điều kiện phòng nổ. Hãng cảm biến nhiệt độ ASIT của Italy có các sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn phòng nổ.

Cảm biến nhiệt độ Pt100 phòng nổ
Cảm biến nhiệt độ Pt100 phòng nổ

Các chứng chỉ phòng nổ của hãng đạt được là :

II 2G  Ex d  IIC  TX Gb X

II 2D  Ex tb IIIC  IP6X  (XXX)°C Db  X

The number of the EU Type Examination Certificate is:

XEF 18 ATEX 0015 X

The certificate number related to the ATEX production quality guarantee is:

XEF 19 ATEX 0001 Q

Các ứng dụng thường cần đến tiêu chuẩn phòng nổ:

  • Dùng trong gas, các loại khí dễ cháy
  • Dùng cho các hầm mỏ, lò than.
  • Dùng cho nhiên liệu lỏng như xăng, dầu..
  • Và các hóa chất và hợp chất khác dễ cháy 
Cảm biến Pt100 hãng JSP ( Cộng Hòa Séc)
Cảm biến Pt100 hãng JSP ( Cộng Hòa Séc)

8. Bảng giá trị điện trở cảm biến Pt100 theo nhiệt độ 

Chúng ta biết rằng cảm biến pt100 là nhiệt điện trở nên điện trở của cảm biến sẽ thay đổi theo nhiệt độ. Chúng ta có bảng thông số điện trở tuyến tính theo nhiệt độ. Đây là tiêu chuẩn chung của EU. Dựa vào đây chúng ta dễ dàng biết được cảm biến của chúng ta có hoạt động chính xác hay không ? Hoặc cảm biến có bị hỏng hay không.

Cảm biến pt100 theo lý thuyết sẽ có dãy đo từ -200 đến 850 độ C. Vì vậy bảng giá trị điện trở rất lớn, trong bài viết này mình chia sẽ một vài gía trị thông dụng. Các bạn có thể xem như sau:

Nhiệt độ Điện trở Nhiệt độ  Điện trở Nhiệt độ  Điện trở Nhiệt độ  Điện trở
-50 79,96 -24 90,42 0 100,00 26 110,30
-49 80,36 -23 90,82 1 100,40 27 110,69
-48 80,77 -22 91,22 2 100,80 28 111,09
-47 81,17 -21 91,62 3 101,19 29 111,48
-46 81,58 -20 92,02 4 101,59 30 111,88
-45 81,98 -19 92,42 5 101,99 31 112,27
-44 82,38 -18 92,82 6 102,38 32 112,66
-43 82,79 -17 93,22 7 102,78 33 113,06
-42 83,19 -16 93,62 8 103,18 34 113,45
-41 83,59 -15 94,02 9 103,57 35 113,84
-40 83,99 -14 94,42 10 103,97 36 114,24
-39 84,40 -13 94,82 11 104,37 37 114,63
-38 84,80 -12 95,22 12 104,76 38 115,02
-37 85,20 -11 95,62 13 105,16 39 115,42
-36 85,60 -10 96,02 14 105,56 40 115,81
-35 86,01 -9 96,42 15 105,95 41 116,20
-34 86,41 -8 96,81 16 106,35 42 116,59
-33 86,81 -7 97,21 17 106,74 43 116,99
-32 87,21 -6 97,61 18 107,14 44 117,38
-31 87,61 -5 98,01 19 107,53 45 117,77
-30 88,01 -4 98,41 20 107,93 46 118,16
-29 88,42 -3 98,81 21 108,32 47 118,56
-28 88,82 -2 99,20 22 108,72 48 118,95
-27 89,22 -1 99,60 23 109,11 49 119,34
-26 89,62 0 100,00 24 109,51 50 119,73
Các dạng đầu dò nhiệt thông dụng
Các dạng đầu dò nhiệt thông dụng

9. Bộ chuyển tín hiệu nhiệt pt100 sang analog, Modbus RS485

Khi sử dụng cảm biến Pt100 đa phần chúng ta sẽ kết nối thiết bị đến các bộ đọc tín hiệu và bộ điều khiển. Tuy nhiên trong một số trường hợp ta còn kết hợp với các bộ chuyển tín hiệu Pt100 để lấy ngõ ra 4-20mA hay modbus. Ưu điểm của các tín hiệu 4-20mA là truyền đi xa không gây sai số, chống nhiễu tốt. Tín hiệu 4-20mA dễ dàng kết nối với các thiết bị ngoại vi như PLC, biến tần, các bộ điều khiển. Công Ty Công Nghệ Đo Lường BFF hiện đang phân phối các dòng chuyển tín hiệu khác nhau. Nổi bật trong đó là bộ chuyển tín hiệu QA-OMNI của hãng QEED. Một trong những bộ chuyển đa năng của hãng.

  • Model: QA-OMNI
  • Ngõ vào nhận được : tất cả các dạng cảm biến pt100, can nhiệt K, B, J, S, R.. 
  • Ngõ ra: 4-20mA, 0-10V, 0-5V, 0-20mA…
  • Ngõ ra tín hiệu Modbus RS485
  • Có có ra Relay để điều khiển ON-OFF
  • Sử dụng nguồn : 24VDC
  • Có cách ly chống nhiễu 1500VAC. 
  • Cấu hình dễ dàng bằng  cáp Micro USB. 
  • Kiểu lắp trên Din rail của tủ điện.
  • Sai số chỉ 0.1% F.S
  • Xuất xứ : QEED – Italy 
Bộ chuyển tín hiệu Pt100 sang analog, Modbus
Bộ chuyển tín hiệu Pt100 sang analog, Modbus

Bộ chuyển nhiệt độ AS1015 – dạng lắp trên tủ điện 

Như trên là bộ chuyển tín hiệu dạng lắp trong các tủ điện. Trong trường hợp cần sử dụng lắp trong các đầu dò cảm biến pt100 thì chúng ta có mã AS1015. Đây là dòng chuyển tín hiệu của hãng G.Sensor – Italy. Với thiết kế nhỏ gọn giúp chúng ta tối ưu khi lắp đặt. Một ưu điểm của dòng này là chi phí thấp hơn các dòng lắp tủ điện. Thiết bị có thể nhận được nhiều dòng cảm biến khác nhau. Đó là một trong những ưu điểm cùa dòng chuyển tín hiệu AS1015. Đặc tính kỹ thuật của AS1015 được mô tả như sau:

Bộ chuyển tín hiệu AS1015 hãng G.sensor
Bộ chuyển tín hiệu AS1015 hãng G.sensor
  • Model : AS1015
  • Ngõ vào nhận được các dạng cảm biến RTD như: Cảm biến Pt100, Pt1000, Ni100, Ni1000
  • Ngõ vào nhận được các dòng Thermocouple như : Loại J, K, B, E, R, S, T, N..
  • Đọc được tín hiệu mV: -100mV đến 700mV
  • Đọc tín hiệu Potentionmeter: 0-200 ohm, 0-500 Ohm, 0-50 Kohm
  • Đọc tín hiệu điện trở, biến trở : 0-300 ohm, 0-2000 ohm.
  • Ngõ ra tín hiệu : 4-20mA dạng LOOP
  • Nguồn cấp cho tín hiệu LOOP: 10-32 VDC.
  • Thời gian đáp ứng dưới 1s.
  • Đường kính của thiết bị 43mm, cao 24mm
  • Nhiệt độ làm việc: -40..85 độ C
  • Saii số của thiết bị là: 0.1%
  • Cấu hình nhiệt độ theo yêu cầu, có thể cài bất kỳ thang đo.
  • Thương hiệu : G.Sensor 
  • Nước sản xuất : Italy

Trong trường hợp dùng cảm biến trong môi trường có nhiều nhiễu gây sai số cho cảm biến. Trong trường hợp này ta nên dùng bộ chuyển lắp tủ điện để chống nhiễu. Tín hiệu ngõ ra từ bộ chuyển là 4-20mA nên giúp tín hiêu ổn định và truyền đi xa hơn.

10.  Bộ đọc tín hiệu cảm biến Pt100

Điều này khá quan trong, nếu cần muốn hiển thị nhiệt độ để quan sát thì yêu cầu phải có bộ hiển thị. Bộ hiển thị nhiệt độ tìm được khá nhiều trên thị trường nhưng để đọc chính xác và hiển thị được đơn vị thì chỉ có dòng OM 402UNI của hãng Orbit. 

Bộ hiển thị nhiệt độ Pt100
Bộ hiển thị nhiệt độ Pt100

Thông số kỹ thuật của màn hình hiển thị nhiệt độ :

  • Model: OM 402UNI 
  • Ngõ vào của bộ hiển thị nhiệt độ có thể đọc được tất cả các loại cảm biến Pt100 từ 2 dây, 3 dây và 4 dây.
  • Nhận được cả tín hiệu cảm biến can nhiệt ( Thermocouple ) Loại K, S, R, J, B, E
  • Bộ hiển thị đọc được tín hiệu cảm biến Ni loại NI1000,  NI10000, Cu50, Cu100…
  • Bộ hiển thị đọc tín hiệu cảm biến hiển thị lên 4 led giá trị và 2 led đơn vị. Trong trường hợp cần hiển thị có thể hiển thị gia trị từ -99999…999999. 
  • Nguồn cấp cho bộ hiển thị có hai tuỳ chọn là nguồn 80..250VAC và nguồn 10…30VDC
  • Hệ số cách ly chống nhiễu cho thiết bị đạt 4000 VAC, có thể cách ly đến 1 phút Trong khi có sự cố
  • Sai số hiển thị và output của Bộ hiển thị nhiệt độ cảm biến Pt100  là 0.1% trên toàn dãy đo
    Bộ hiển thị nhiệt độ OM402UNI
    Bộ hiển thị nhiệt độ OM402UNI

    Các thông số khác của bộ hiển thị nhiệt độ OM402UNI 

    Ngoài đọc đươc các loại cảm biến trên bộ hiển thi còn đọc được các tín hiệu đặc biệt khác trong công nghiệp. Điển hình là

    • Tín hiệu analog ; 4-20mA,  0-20mA,  +/-2,  +/-5v,  +/-10v, +/-40v
    • Đọc được tín hiệu DC : +/-60mV, +/-150mV, +/-300mV, +/-1200mV.
    • Đọc được các loại biến trở và điện trở như : 0..100 ohm,  0..1kohm,  0…10kohm, 0..100kohm.

    Đó là các tín hiệu ngõ vào mà Bộ hiển thị nhiệt độ cảm biến Pt100  – OM 402UNI có thể nhận. Còn ngõ ra của bộ hiển thị có thể ouput các tín hiệu gì ? 

    • Ngõ ra bộ hiển thị có các tín hiệu như. : 4-20mA, 0-5ma, 0-20mA, 0..2v, 0-5v, 0-10v,
    • Ngõ ra Relay, có thể tuỳ chọn Relay từ 1 đến 4 Relay
    • Còn có ngõ ra tín hiệu modbus, ngõ Profibus, Rs232 và Rs485.
    • Xuất xứ của bô hiển thị : Orbit Merret – Cộng Hoà Séc
Bộ đọc OM402UNI
Bộ đọc OM402UNI

Bộ hiển thị độ chính xác cao + đơn vị nhiêt độ. Dễ dàng cài đặt, thích hợp với nhiều loại đầu dò khác nhau. Các bạn có thể xem hình đính kèm. Nếu có yêu cầu về báo giá và tài liệu kỹ thuật các bạn hãy liên hệ cho Quốc.

So sánh sự khác biệt giữa Pt100 và các dòng Thermocouple 

PT100 và thermocouple là hai loại cảm biến nhiệt độ phổ biến được sử dụng trong các hệ thống điều khiển nhiệt độ. Tuy nhiên, có một số sự khác biệt chính giữa hai loại cảm biến này.

  1. RTD (Resistance Temperature Detector) và thermocouple là hai loại cảm biến nhiệt độ được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng công nghiệp. Dưới đây là một số khác biệt giữa chúng:
    1. Nguyên lý hoạt động: RTD dựa trên nguyên lý thay đổi trở kháng của kim loại khi nhiệt độ thay đổi, trong khi đó thermocouple dựa trên hiệu điện thế tạo ra bởi sự khác biệt nhiệt độ giữa hai đầu dây làm từ hai kim loại khác nhau.
    2. Độ chính xác: RTD có độ chính xác cao hơn so với thermocouple. RTD thường có sai số chính xác thấp hơn ±0,1 độ C trong khi thermocouple thường có sai số ±1 độ C.
    3. Phạm vi nhiệt độ: Thermocouple có phạm vi nhiệt độ rộng hơn so với RTD. Thermocouple có thể hoạt động tốt trong môi trường có nhiệt độ từ -200 đến 2300 độ C, trong khi RTD thường hoạt động tốt trong phạm vi nhiệt độ từ -200 đến 600 độ C.
    4. Độ ổn định: RTD có độ ổn định tốt hơn so với thermocouple. RTD không bị ảnh hưởng bởi nhiễu và dao động điện áp và có thể được sử dụng để đo nhiệt độ ổn định trong thời gian dài. Trong khi đó, thermocouple thường dễ bị ảnh hưởng bởi nhiễu và dao động điện áp và cần được hiệu chỉnh thường xuyên để duy trì độ chính xác.
    5. Giá cả: Thermocouple thường rẻ hơn so với RTD. Tuy nhiên, giá cả phụ thuộc vào loại cảm biến, phạm vi nhiệt độ và độ chính xác mong muốn.

    Tóm lại, RTD và thermocouple đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Lựa chọn giữa hai loại cảm biến này phụ thuộc vào yêu cầu ứng dụng cụ thể.

So sánh Pt100 và Thermocouple
So sánh Pt100 và Thermocouple

Các điểm lưu ý khi chúng ta sử dụng cảm biến Pt100 

  • Cảm biến pt100 thông thường được bảo vệ bằng INOX 304 hoặc INOX 316. Dùng INOX 304 và INO316 có thể đáp ứng sử dụng trong hầu hết các ứng dụng.
  • Nếu dùng trong ứng dụng có sự ăn mòn kim loại thì ta cần phải bọc TEFLON cho cảm biến để chống lại sự ăn mòn.
  • Cảm biến có nhiều đường kính khác nhau vì vậy cần chọn đường kính thích hợp với vị trí lắp.
  • Tương tự như vậy đối với chiều dài cảm biến chúng ta có nhiều thông số khác nhau. 
  • Kiểu nối ren cũng khá quan trọng để dễ dàng kết nối vào vị trí lắp.

Ngoài cung cấp cảm biến Pt100 chúng tôi còn cung cấp các cảm biến nhiệt độ khác như cảm biến can nhiệt dạng K, cảm biến can nhiệt S, … các bộ chuyển đổi tín hiệu trong công nghiệp như bộ chuyển tín hiệu Pt100 sang 4-20mA, bộ chuyển loadell sang 4-20mA… để được tư vấn dùng thiết bị theo yêu cầu. Các bạn hãy liên hệ Quốc Theo Thông tin sau:

Home phones/Zalo : 0989 825 950   Mr Quốc 

Email : Christian.Nguyen@Bff-tech.com  

Công Ty TNHH Công Nghệ Đo Lường BFF 

Từ khóa » đầu Dò Nhiệt độ Pt100