Cảm Biến Nhiệt độ Pt100
Có thể bạn quan tâm
Mến chào tất cả các bạn nhé, trong bài viết này mình xin giới thiệu đến các bạn một dòng cảm biến đo nhiệt độ, đó chính là cảm biến pt100. Đây là dòng thiết bị cảm biến được sử dụng khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Nếu các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu cũng như chọn mua dòng sản phẩm này thì có thể tham khảo bài viết nhé. Nội dung bài viết bao gồm Cảm biến nhiệt độ pt100 là gì ? Công dụng chức năng của cảm biến như thế nào ? Ưu và nhược điểm ra sao ? Tất cả sẽ có trong bài viết mà mình muốn chia sẻ dưới đây. Hy vọng sẽ một phần nào đó giúp cho các bạn có cái nhìn tổng quát và cơ bản về loại thiết bị cảm biến này.
Trong các nhà máy, các xí nghiệp lớn vừa và nhỏ cũng như các xưởng, vv… Chắc chắn rằng sẽ có lúc cần một phương pháp nào đó để có thể đo lường được lượng nhiệt độ trong các thùng chứa, các tank, các bể dùng để chứa nhiên liệu đúng không nào ? Bởi vì điều đó có vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề giám sát cũng như bảo quản nhiên liệu một cách tốt nhất.
Chính vì thế, chúng ta cần đến một loại thiết bị có khả năng thay thế con người đảm nhiệm vấn đề này. Đó cũng là lý do cảm biến nhiệt độ pt100 ra đời. Có lẽ, đối với các bạn sinh viên chuyên ngành kỹ thuật vừa ra trường sẽ cảm thấy khá xa lạ đối với loại thiết bị này. Tuy nhiên, đối với các bạn kỹ thuật viên hay kỹ sư trong các nhà máy thì cảm biến đo lường nhiệt độ pt100 là một trợ thủ đắc lực nhất trong công việc hàng ngày. Chính vì thế bài viết này sẽ là một lượng kiến thức bổ ích cho những bạn sinh viên đã và đang mong muốn tìm hiểu về các loại thiết bị công nghiệp nói chung và cảm biến pt100 nói riêng.
Tóm tắt bài viết
Cảm biến nhiệt độ pt100 là gì ?
Cảm biến nhiệt độ PT100 (hay còn được gọi với cái tên khác là nhiệt điện trở Resistance Thermometer) thường viết tắt là “can nhiệt RTD pt100” . Nhìn vào cụm từ pt100 cũng phần nào nói lên được bản chất cũng như đặc điểm của loại cảm biến này. Cụ thể “PT” có nghĩa là Platinum (hay còn gọi là bạch kim) là một chất có khả năng chịu được nhiệt độ cao và cũng là thành phần chính cấu tạo nên đầu dò cảm biến, vì thế nếu ứng dụng trong môi trường có nhiệt độ càng cao thì lớp Platinum này sẽ càng dầy. Còn con số 100 mang ý nghĩa là cảm biến sẽ có giá trị 100Ohm ở nhiệt độ 00C.
Mình xin giới thiệu đến các bạn dòng cảm biến đo nhiệt độ pt100 được nhập khẩu từ hãng Asit – Italy. Đây là dòng sản phẩm được bên mình cung cấp tại thị trường Việt Nam khá lâu và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía người dùng. Sản phẩm sẽ có bảo hành lâu dài, kèm theo hướng dẫn cách thức lắp đặt cụ thể cũng như có đội ngũ tư vấn cho các bạn trong quá trình chọn mua và sử dụng.
Cấu tạo cảm biến đo lường pt100 như thế nào ?
Các bạn có thể xem hình mô tả phía trên và kết hợp với phần giải thích các kí hiệu phía dưới sẽ dễ dàng hình dung được cơ bản về cấu tạo của cảm biến đo lường nhiệt độ pt100 (dạng cũ hành)
- Là bộ phận cảm biến (thường gọi là đầu dò) là nơi tiếp xúc với vật liệu cần đo.
- Là các cổng kết nối dùng để đấu dây như nguồn hay đấu dây sang bộ chuyển đổi tín hiệu analog 4-20mA, vv…
- Là bộ phận bảo vệ đầu đo cảm biến, nó thường được làm bằng INOX. Có rất nhiều kích thước để chúng ta lựa chọn như 6mm, 8mm, 10mm, 15mm, vv…
- Là nắp bảo vệ các mối đấu dây điện giúp chống các tác nhân gây hại như nước, bụi, vv…
Ngoài ra còn có cảm biến nhiệt độ pt100 dạng dây có cấu tạo tương tự nhưng đơn giản hơn dạng củ hành vừa kể trên, đơn giản là vì nó là loại thu gọn của dạng củ hành vì chỉ bao gồm đầu đo, dây bảo vệ và nguồn.
Công dụng của cảm biến nhiệt độ pt100 là gì ?
Về công dụng thì hầu như ai ai cũng có thể nhận ra là để đo lường nhiệt độ đúng không nào. Không những thế mà thiết bị này có thể đo nhiệt độ một cách chính xác và có khả năng truyền tín hiệu đến các thiết bị khác như bộ hiển thị giá trị đo được hay bộ phận điều khiển như PLC hay biến tần. Có thể được dùng trong các ứng dụng công nghiệp như đo lường nhiệt độ: nước nóng, nông sản, hoa quả, các lò đốt, lò sấy,… Tùy theo mức nhiệt độ cần đo sẽ có loại cảm biến nhiệt độ phù hợp. Còn nói một cách chi tiết thì các cảm biến loại này thường được dùng trong các nơi như:
- Nhà máy xi măng
- Nhà máy chế biến xăng dầu
- Các khu sang chiếc nhiên liệu
- Nhà máy xử lý rác thải
- Nhà máy tái chế kim loại, phế liệu
- Đo nhiệt độ lò hơi; lò rang cafe, lò ấp trứng; lò đốt, lò sấy lúa. Thông thường các khu vực này nhiệt độ dao động tầm 500ºC/650ºC/800ºC/1000ºC,…Đầu dò nhiệt độ loại củ hành được ứng dụng trong môi trường này vì nó chịu nhiệt cao và chịu áp va đập tốt.
- Phạm vi tầm từ 1200ºC trở lên sẽ sử dụng các loại cảm biến nhiệt độ bọc sứ chống nhiệt phù hợp với môi trường đo.
- Đo nhiệt độ nước nóng, hoa quả, thức uống; phòng sạch, cây trồng trong nhà kính với phạm vi thông dụng 50ºC/80ºC/100ºC/150ºC hầu như đều chọn loại đầu dò pt100 dạng dây cáp kéo dài 2m 3m hoặc 5m. Trong đó dòng 2 mét thường phổ biến
- Đo nhiệt độ axit HCL, H2S04 – Muối, nước biển
- Thiết bị giám sát nhiệt độ các dung dịch hay chất rắn có độ bào mòn cao như axit – Hóa chất muối hột hay nước biển….Thì chúng ta nên kèm theo nó là ống thermo well được thích hợp toàn bộ bằng inox 316L để gắn phía ngoài que dò nhiệt giúp tránh bị bào mòn theo thời gian.
Cảm biến nhiệt độ pt100 làm việc như thế nào ?
Về nguyên lý làm việc của cảm biến nhiệt độ pt100 cũng khá đơn giản. Chúng ta quay về kiến thức ở trường một lát nhé, về mặt vật lý đã chứng minh được rằng điện trở sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ đúng không nào. Giá trị thay đổi của điện trở sẽ tỷ lệ thuận với lượng nhiệt độ thay đổi tại cùng một thời điểm. Nghĩa là khi nhiệt độ tăng thì điện trở cũng tăng theo và ngược lại nhiệt độ giảm điện trở sẽ giảm theo một tỷ lệ nào đó. Dựa vào đó mà ta có thể suy ra được chuẩn điện trở của cảm biến pt100 là 100Ohm tại 00C. Để biết thêm về khoảng nhiệt độ thay đổi ứng với mức điện trở như thế nào thì các bạn có thể tham khảo công thức sau:
Rt = Ro (1+ AT + BT2 + C (T-100) T3)
Trong đó A, B, C là các thông số mặc định với: A = 3,9083 × 10-3, B = 5.775×10-7 và C = -4.183×10-12 (khi nhiệt độ dưới 00C ) và C=0 (khi nhiệt độ trên 00C)
Nếu các bạn thấy công thức quá khó hiểu hoặc mất quá nhiều thời gian để tính toán thì mình sẽ cung cấp thêm cho các bạn một bảng khảo sát thống kê số liệu đo được về loại cảm biến này tại từng mức nhiệt độ khác nhau như sau:
Các dãy đo phổ biến của PT100:
Theo lý thuyết thì cảm biến nhiệt độ pt100 có thể do lường được nhiệt độ tối thiểu là -200°C và tối đa là 800°C. Tuy nhiên về thực tế thì có nhiều tác nhân bên ngoài tác động nên khoảng đo này sẽ bị thu hẹp lại một chút để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó thì không phải hãng nào cũng có khả năng và đủ trình độ thiết kế cảm biến theo đúng thang đo lý thuyết như vậy. Và để các bạn có thể hiểu chi tiết hơn thì chúng ta sẽ có các dạng dãy đo của cảm biến như:
- Dãy đo 0 ÷ 100°C
- Dãy đo 0 ÷ 300°C
- Dãy đo 0 ÷ 450°C
- Dãy đo 0 ÷ 500°C
- Dãy đo -50 ÷ 100°C
- Dãy đo -50 ÷ 450°C
- Dãy đo -50 ÷ 500°C
Mức sai số của đầu dò nhiệt độ PT100:
Dòng cảm biến này có hai chuẩn sai số là Class B và Class A. Đối với Class B sai số là 0.3°C, tiêu chuẩn class B thường được dùng nhất. Vì đa phần các nhà máy không cần nhiệt độ có chính xác tuyệt đối vì sai số trong khoảng +/-1°C là được chấp nhận. Cảm biến nhiệt độ class B có dãy đo nhiệt độ lên đến 500°C
Trong khi đó các dòng Class A sai số là 0.15°C và tiêu chuẩn class A ít được dùng vì giá thành sẽ cao hơn class B. Một số nhà máy chuyên về thực phẩm và y tế thường dùng dòng Class A. Sai số thấp là ưu điểm còn nhược điểm của dòng class A là dãy đo thường chỉ đạt 300°C hoặc 400°C. Một số hãng đến từ Châu Âu và cũng như G7 còn có chuẩn sai số Class AA. Cảm Biến Nhiệt Độ Pt100 dùng chuẩn này sai số chỉ 0.1°C. Yếu tố khác ảnh hưởng đến sai số của cảm biến nhiệt độ RTD Pt100 là số dây. Có 3 dòng cảm biến Pt100 là 2 dây, 3 dây và 4 dây. Trong đó dòng 4 dây có độ chính xác cao nhất. Ở Việt Nam dòng cảm biến Pt100 3 dây được dùng phổ thông nhất.
Các đặc tính ưu việt của cảm biến nhiệt độ pt100:
Khi chúng ta sử dụng đến cảm biến pt100 chúng ta sẽ có được các ưu điểm như sau:
- Là dòng cảm biến sử dụng tốt nhất trong dãy đo từ 0-500 độ C
- Có nhiều kích thước khác nhau để chúng ta lựa chọn sao cho phù hợp
- Độ chính xác, ổn định và độ nhạy của cảm biến khá cao
- Khả năng chịu các tác động vật lý khá cao
- Có thể dễ dàng chọn mua trên thị trường hiện nay
- Sản phẩm luôn có sẵn hàng bên công ty mình
So sánh cảm biến pt100 2 dây, 3 dây và 4 dây:
Có thể chúng ta đã biết đến khá nhiều về số lượng dây của cảm biến nhiệt độ pt100 đúng không nào. Cảm biến pt100 sẽ có loại 2 dây, 3 dây và 4 dây và thậm chí còn có loại 6 dây nữa đấy. Tuy nhiên về điểm khác nhau giữa các loại này thì không phải ai cũng biết được. Cảm biến nhiệt độ pt100 2 dây sẽ thường được sử dụng cho các ứng dụng có khoảng cách ngắn, pt100 3 dây sẽ dùng cho các ứng dụng đo khoảng cách trung bình và đòi hỏi có độ chính xác cao. Và tương ứng với dòng 4 dây sẽ đo với khoảng cách xa hơn và có độ chính xác cao hơn.
Tuy nhiên thì trên thị trường hiện nay theo như mình biết thì loại 3 dây được sử dụng khá rộng rãi, vì dãy đo của dòng này khá ổn định, mức sai số ổn và có thể đáp ứng hầu hết các ứng dụng trong công nghiệp hiện nay. Nếu chúng ta cần sử dụng một cảm biến độ chính xác cao nằm trong khoảng cho phép, có thể bù trừ nhiệt tốt và có giá thành hợp lý thì nên chọn loại pt100 3 dây là đủ dùng các bạn nhé.
So sánh cảm biến pt100 và cảm biến pt1000:
Bên cạnh dòng cảm biến nhiệt độ pt100 thì ta cũng có loại cảm biến pt1000 nữa đấy. Loại này thường rất ít người sử dụng trên thị trường hiện nay, tuy nhiên thì trong quá trình kinh doanh bên mình cũng có nhận được những bạn có nhu cầu nên mình sẽ chia sẻ một vài thông tin của dòng này.
Với cảm biến pt100 thì ta sẽ có mức nhiệt độ là 0 độ C tại mức điện trở là 100 Ohm đúng không nào, chính vì thế mà ta thường gọi chúng là nhiệt điện trở hay RTD. Và cảm biến RTD pt1000 cũng tương tự, chúng sẽ có mức nhiệt độ là 0 độ C tại mức điện trở là 1000 Ohm. Mức sai số của 2 dòng này cũng khác nhau khá đáng kể, với pt100 thường sẽ sai số + 1 độ trong khi đó pt1000 thì sẽ sai số là +0.1 độ C.
Thông thường cảm biến pt1000 sẽ kén môi trường sử dụng hơn đúng không nào, đó là lý do chúng ta rất ít bắt gặp chúng trong công nghiệp. Tuy nhiên thì ít không có nghĩa là không có. Cụ thể chúng ta có thể sử dụng chúng trong các ứng dụng như sau:
- Các ứng dụng chạy bằng pin, có nguồn điện thấp vì dòng pt1000 sẽ hoạt động tốt mà không cần quá nhiều năng lượng. Sử dụng nguồn thấp sẽ giúp tăng tuổi thọ pin, giảm thời gian chết và chi phí khi chúng ta lắp đặt.
- Thường sẽ được sử dụng cho các ứng dụng làm lạnh, lò sưởi, thông gió, ô tô và các ngành chế tạo máy.
Các loại cảm biến nhiệt độ trong công nghiệp:
Tùy vào mức nhiệt độ cần đo như thế nào mà sẽ có loại cảm biến phù hợp và cảm biến nhiệt độ pt100 là một trong số đó. Chính vì thế phần này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về các loại cảm biến khác nhau thường dùng nhất trong công nghiệp. Và sau đây mình xin giới thiệu một số dòng cảm biến được dùng phổ biến nhất hiện nay.
Cảm biến nhiệt độ dòng PT:
Xét về dòng PT thì ta có các loại như pt50, pt100, pt500 và pt1000. Tuy nhiên dòng pt100 được dùng đến 98% trong các ứng dụng bảo quản nông sản trong nông nghiệp hay thực phẩm trong công nghiệp. Và chúng là thường có 2 dạng như sau:
Cảm biến Pt100 dạng dây:
Loại cảm biến này thường được dùng để đo nhiệt độ trong khoảng -50÷400°C , thường dùng trong các ứng máy hấp, máy lạnh, vv…
Thông thường chúng ta sẽ thấy các dãy đo phổ biến của loại cảm biến này như sau:
- Dãy đo 0÷300°C.
- Dãy đo -40÷200°C
- Dãy đo -50÷250°C
- Dãy đo -20÷150°C
Sẽ có các loại như:
- Cảm biến nhiệt độ Pt100 2 dây, 3 dây, 4 dây, 6 dây
- Cảm biến nhiệt độ Pt1000 2 dây, 3 dây, 4 dây, 6 dây
- Cảm biến nhiệt độ Ni100 2 dây, 3 dây, 4 dây, 6 dây
- Cảm biến nhiệt độ PTC 1 kOhm tại 25°C
- Cảm biến nhiệt độ NTC10 kOhm tại 25°C
- Cảm biến nhiệt độ Thermocouple type J (Fe-Co)
- Cảm biến nhiệt độ Thermocouple type K (Cr-Al)
- Cảm biến nhiệt độ TCT (Cu – Co)
Cảm biến Pt100 dạng củ hành:
Cảm biến nhiệt độ dạng củ hành hay còn được gọi là cảm biến nhiệt độ loại đầu dò hoặc đầu dò nhiệt. Được thiết kế chắc chắn với vỏ ngoài bằng Inox để bảo vệ phần lõi cảm biến bên trong, giúp cho phần lõi không bị cháy khi đo nhiệt độ cao. Loại này thường chia thành 2 loại là cảm biến nhiệt độ pt100 loại đầu củ hành và cảm biến nhiệt độ can nhiệt. Thông thường đối với ứng dụng đo nhiệt độ <850°C người ta thường dùng loại pt100, cao hơn 850°C người ta sẽ dùng loại cảm biến nhiệt độ can nhiệt vì loại này có thể đo được nhiệt độ tối đa lên đến 1800°C.
Một số dòng cảm biến nhiệt độ Pt100 được dùng rộng rãi hiện nay:
A- Cảm biến Pt100 có ren động
B- Cảm biến Pt100 bọc Teflon chống ăn mòn
C- Dòng cảm biến Pt100 loại cài
D- Cảm biến Pt100 dạng trơn không ren
E- Dòng Pt100 dạng củ tỏi, dãy đo nhiệt cao
F- Pt100 với tiêu chuẩn Ex dùng trong vật liệu dễ cháy
G- Dòng cảm biến Pt100 tiêu chuẩn sai số Class 1/5
H- Dòng Pt100 được dùng nhiều nhất, dạng que có ren
Mình sẽ giải thích thêm vì sau dòng cảm biến nhiệt độ pt100 này được dùng khá nhiều. Có thể lý giải dựa vào khoảng đo, cụ thể là vì chúng có dãy đo từ -200÷650°C và trên thực thế thì dòng này vẫn có thể hoạt động ở mức nhiệt độ tối đa là 850°C. Thế nên hầu hết khoảng nhiệt độ này xuất hiện khá nhiều trong các ứng dụng hiện nay. Thêm vào đó là mức độ chính xác khá cao trong khi giá thành lại khá hợp lý so với các dòng Pt500 hay Pt100 (thường ứng dụng trong công nghiệp dầu khí).
Sẽ có nhiều thang đo khác nhau với dòng cảm biến Pt100 dạng củ hành:
- Pt100/Pt1000: đo lường nhiệt độ trong các thang như -80÷600°C , -200÷850°C , -80÷250o°C , -40÷500°C
- Thermocouple loại J/T: thang đo thường là ≤ 600°C
- Thermocouple (TC) loại K stanless steel: thang đ thường là ≤ 1100°C
- TC loại K sứ: thang đo sẽ thường là ≤ 1200°C
- Thermocouple loại S sứ: thang đo là ≤ 1600°C
- TC loại R sứ: thang đo sẽ thường là ≤ 1600°C
- TC loại B sứ: thang đo sẽ thường là ≤ 1700°C
Cảm biến nhiệt độ Output 4-20ma:
Trong thực tế thì hầu hết các dòng cảm biến nhiệt độ pt100 hiện nay sẽ có thể đo lường trong khoảng -200-500°C và sẽ có tín hiệu ngõ ra là dạng điện trở. Nếu chúng ta cần đưa tín hiệu này về PLC điều khiển thì ta cần phải sử dụng đến bộ chuyển đổi tín hiệu, việc này sẽ khiến phát sinh thêm chi phí và sẽ phải đấu dây khá rườm rà. Vậy các bạn sẽ nghĩ sao nếu mình bảo rằng có loại cảm biến pt100 có khả năng xuất ra tín hiệu 4-20ma mà không cần phải dùng đến bộ chuyển đổi tín hiệu.
Mình xin giới thiệu đến các bạn dòng cảm biến nhiệt độ có model là T2415 được sản xuất bởi hãng JSP – Cộng Hòa Séc. Dòng cảm biến này có thể được ứng dụng phổ biến trong các loại môi trường thủy lực, khí nén có áp suất cao, môi chất khí hoặc chất lỏng, ví dụ không khí, khí đốt, nước và dầu,…Và chúng ta có thể tùy chọn lại dãy đo tùy vào nhu cầu sử dụng, các thông số kỹ thuật các bạn tham khảo bên dưới nhé.
Thông số của cảm biến pt100 Output 4-20ma:
- Model: sản phẩm có mã là T2415
- Xuất xứ: được sản xuất bởi hãng JSP – Cộng Hoà Séc
- Môi trường ứng dụng: môi chất khí hoặc chất lỏng, ví dụ không khí, khí đốt, nước và dầu,…
- Đường kính que đo: mặc định là 6mm
- Chiều dài que đo: có thể tùy chọn như 40mm, 60mm, 80mm, 100mm,…400mm,…
- Ngõ ra: tín hiệu dạng analog 4-20ma 2 dây.
- Sai số: chỉ 1% trên toàn dãy đo của cảm biến
- Khả năng chịu áp: đạt tiêu chuẩn PN63 (tương đương mức áp suất 63bar)
- Dãy đo: chúng ta có thể tùy chọn các thang đo như 0-100°C, 0-120°C, 0-150°C, 25-100°C, -40-60°C, -50-150°C
- Kết nối: sử dụng ren G1/4” hay G1/2”
- Tiêu chuẩn vỏ bảo vệ đạt: khả năng chống nước và chống bụi của phần Housing đạt IP65
- Thời gian bảo hành: lên đến 12 tháng 1 đổi 1 nếu phát sinh lỗi từ nhà sản xuất
Cảm biến nhiệt độ can nhiệt K – Can sứ:
Loại cảm biến này có dãy đo nhiệt độ cao hơn 1 mức so với cảm biến pt100. Chính vì thế nếu như mức nhiệt độ cần đo khá cao thì có thể tùy chọn dòng này để dùng cũng như có thể tối ưu hóa chi phí. Dĩ nhiên khoảng nhiệt cần đo cao hơn thì giá thành sẽ cao hơn.
Dòng này cũng sẽ có cấu tạo, chức năng và công dụng tương tự pt100 và cũng có 2 loại là dạng củ hành và dạng dây.
Các bạn có thể xem chi tiết hơn về cảm biến can nhiệt K cảm biến can nhiệt K
Cảm biến can nhiệt S – Can sứ:
Trong các ứng dụng đo nhiệt độ trong khoảng 100°C÷1700°C thì sẽ bắt đầu chuyển sang dùng đến cảm biến can nhiệt S. Vì dòng này được tích hợp lượng Platinum khá dày và đồng thời ở nhiệt độ này sẽ phải bọc thêm sứ cách nhiệt để bảo vệ thiết bị đo. Và vì thể giá thành của loại này cũng sẽ cao hơn 2 loại vừa kể trên. Về đặc điểm cấu tạo thì cảm biến nhiệt độ can S sẽ tương tự như loại can nhiệt sứ K, tuy nhiên điểm nhận dạng dễ nhất thường sẽ là sứ trắng và có giá thành cao hơn rất nhiều so với can K.
Để biết thêm chi tiết về cảm biến can nhiệt S các bạn có thể tham khảo cảm biến can nhiệt S
Ưu nhược của cảm biến đo nhiệt độ pt100 là gì ?
Với hiểu biết mà mình có được cũng như các kiến thức tích lũy được trong thực tế thì mình sẽ có những nhận xét khách quan về ưu và nhược điểm của dòng cảm biến này như sau.
Ưu điểm:
- Có thang đo khá rộng trong khoảng -200÷600ºC.
- Đầu dò được làm bằng Platinum nên rất bền, chịu được nhiệt độ cao và có thời gian phản hồi nhanh. Ngoài ra còn có nhiều vật liệu để lựa chọn như inox304, Inox 316L, Inox 310,vv…
- Chiều dài khá đa dạng và có nhiều kích thước từ 20÷3000 mm.
- Có nhiều kiểu kết nối như ren, không ren, mặt bích, vv…
- Có khá nhiều dạng để lựa chọn như: dây hay củ hành tùy vào ứng dụng cần đo.
Nhược điểm:
- Cảm biến chỉ hoạt động tốt trong dãy đo -200÷600°C, nếu cao hơn chúng ta cần phải dùng đến cam biến can nhiệt loại K , S , R … (về phần này mình sẽ nói rõ trong một bài viết khác chuyên về các loại can nhiệt S, K, R, vv…).
- Để đảm bảo tính chính xác, chúng ta cần lắp kèm với bộ hiển thị nhiệt độ để dễ dàng quan sát giá trị đo đạc, vì hấu hết các cảm biến hiện nay chưa được tích hợp sẵn bộ hiển thị.
- Tín hiệu đầu ra của cảm biến không thể truyền đi xa, chính vì thế cần lắp kèm theo bộ chuyển đổi tín hiệu từ pt100 sang tín hiệu analog 4-20mA để tín hiệu được truyền ổn định và chính xác. Còn vì sau tín hiệu 4-20mA được dùng để truyền đi xa thì mình cũng đã có bài viết làm rõ vấn đề này.
Các bạn tham khảo thêm dòng chuyển đổi tín hiệu PT100 sang 4-20ma để kéo đi xa ở dưới đây nhé. Đây là dòng transmitter chuyển đổi nhập khẩu từ hãng JSP – Cộng Hòa Séc. Các thông số như sau:
- Model: thiết bị có mã là P5310
- Xuất xứ: được nhập khẩu trực tiếp từ hãng JSP – Cộng Hòa Séc.
- Ngõ vào (Input): các dạng tín hiệu của cảm biến Pt100 2 dây, Pt100 3 dây và Pt100 4 dây.
- Ngõ ra (Output): tín hiệu analog 4-20mA
- Nguồn cấp: sử dụng nguồn trong khoảng 9÷35VDC, nhưng thường là 24VDC
- Sai số: chỉ 0.1% trong suốt quá trình kết nối và chuyển đổi
- Tiêu chuẩn bảo vệ: chống bụi chống nước đạt IP40
- Vật liệu cấu thành: nhựa Polycarbonate
- Kích thước bộ chuyển đổi: có kích thước tổng thể là 44 x 24 mm
- Nhiệt độ làm việc: có khả năng chịu nhiệt trong khoảng -40÷85°C
- Thời gian phản hồi: khả năng phản hồi tín hiệu chỉ trong <1s
- Có thể cài đặt dãy đo tuỳ ý: -10÷50°C, 0÷100°C, -30÷200°C, -50÷400°C,…
- Thời gian bảo hành: 12 tháng 1 đổi 1 nếu có lỗi từ nhà sản xuất
- Đạt các chứng chỉ về thiết bị điện như: IEC 60751
Khi mua cảm biến nhiệt độ cần lưu ý gì ?
Việc chọn mua cảm biến cũng không phải đơn giản, vì chúng chỉ có thể thực thực hiện một cách tốt nhất với các bạn am hiểu. Tuy nhiên một số bạn chưa có kinh nghiệm thì cần tham khảo thêm phần này nhé. Cụ thể thì để có thể chọn lưa cho mình một đầu dò pt100 phù hợp chúng ta sẽ cần quan tâm đến các thông số sau:
- Loại đầu dò: sẽ có 2 loại củ hành và dạng dây, tùy vào nhu cầu của các bạn
- Mức nhiệt cần đo là vào nhiêu: với dạng dây thì có thể đo lường trong khoảng 0-250°C còn với củ hành thì là 0-400°C nhé.
- Chiều dài que đo: chúng ta sẽ có các kích thước chiều dài que đo khác nhau để có thể lựa chọn như 50mm, 100mm, 200mm, 300mm,…
- Đường kính que đo là bao nhiêu: thông thường thì bên mình sẽ có các loại đường kính như ø3mm, ø5mm, ø6mm, ø8mm và ø10mm.
Lời kết:
Trên đây là một số thông tin cơ bản về cảm biến nhiệt độ pt100. Hy vọng nó sẽ cần thiết cho những bạn đang cần tìm hiểu. Vì là kiến thức cá nhân nên không thể tránh khỏi sai sót, rất mong được sự đóng góp của các bạn qua comment để khiến cho bài viết được hoàn hảo hơn. Ngoài ra bên mình còn cung cấp các loại cảm biến nhiệt độ pt100 dạng dây, dạng củ hành có 2 dây, 3 dây, 4 dây, 6 dây đến từ Châu Âu với giá cạnh tranh thị trường. Các bạn có thể tham khảo nếu có nhu cầu nhé, mọi thắc mắc cần tư vấn các bạn có thể liên hệ mình qua các thông tin sau:
Phone – Zalo: 0779 81 81 84 (An Nguyễn)
Email: An.nguyen@bff-tech.com
Click to rate this post! [Total: 1 Average: 5]Từ khóa » Các Loại Pt100
-
Cảm Biến Nhiệt Độ Pt100 Và Phân Loại Pt100 - 3 Dây 4 Dây
-
Cảm Biến Nhiệt độ PT100, PT1000 (2,3,4 Dây) - Eco
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của [Cảm Biến Nhiệt độ Pt100]
-
Các Loại Cảm Biến đo Nhiệt độ PT100 Loại Dây
-
Các Loại Cảm Biến Nhiệt độ - PT100 - Can Nhiệt S, K, J, T, E, R, B, N
-
Cảm Biến Nhiệt độ Loại Pt100, K - Kỹ Thuật Điện Việt
-
Cảm Biến Pt100 Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động?
-
Phân Biệt Cảm Biến Nhiệt độ Pt100 Và Can Nhiệt K, S, R, E - TKTech
-
Các Loại Cảm Biến Nhiệt Độ | Pt100 - Can Nhiệt Loại K - R - S- B
-
Cảm Biến Nhiệt độ Pt100 Là Gì? - Thiết Bị đo Lường
-
[CHÍNH XÁC CAO] Cảm Biến Nhiệt độ Pt100 - Thiết Bị đo Lường
-
Cảm Biến Nhiệt độ PT100
-
Cảm Biến đo Nhiệt độ Pt100 | Hướng Dẫn Mẹo Mua đúng Cho Dân Kỹ ...