Cảm Biến Nhiệt độ Pt1000 | Bộ Chuyển đổi Tín Hiệu ...

Cảm biến nhiệt độ Pt1000 là gì? Chúng có cấu tạo như thế nào? Cách chuyển đổi tín hiệu của chúng ra sao? Bài viết này, mình sẽ giải quyết thắc mắc của các bạn. Hãy cùng xem nhé!

  • Cách kiểm tra cảm biến nhiệt độ RTD Pt100 đơn giản
  • Cách Sử Dụng Cảm Biến Nhiệt Độ LM35
  • Chọn Cảm Biến Nhiệt Độ Sao Cho Đúng
  • [ Hướng dẫn ] đấu dây bộ chuyển đổi nhiệt độ 2000.35.015 – Pixsys
  • Mạch Sao Tam Giác – Tại Sao Năm 2024 Vẫn Còn Sử Dụng

Cảm biến nhiệt độ Pt1000

Nói đến cảm biến nhiệt độ, chúng ta đều biết rằng chúng có rất nhiều loại, từ cấu tạo lõi cảm biến cho đến hình dáng kích thước…Nào là cảm biến nhiệt độ thermocouple, cảm biến nhiệt độ bán dẫn, cảm biến quang nhiệt, cảm biến hồng ngoại và tất nhiên là cảm biến nhiệt độ nhiệt điện trở RTD.

Cảm biến nhiệt độ Pt1000
Cảm biến nhiệt độ Pt1000

Với RTD lại được chia ra làm nhiều loại, nào là Pt100, Pt500 và cảm biến nhiệt độ Pt1000. Vậy đặc điểm của Pt1000 là gì? Cấu tạo ra sao? Chúng dùng trong trường hợp nào vậy? Các bạn cùng theo dõi nội dung bên dưới nhé!

Cấu tạo cảm biến nhiệt độ Pt1000

Cảm biến nhiệt độ Pt1000 là dòng cảm biến tương đồng với Pt100 hay Pt500 vì chúng cùng là cấu tạo từ thành phần Platium. Chỉ khác nhau về chỉ số nhiệt điện trở. Với Pt1000 thì chúng có điện trở 1000Ω ở 0°C. Điều này cho thấy độ nhuyễn của cảm biến tốt hơn loại Pt100 hay Pt500.

Cấu tạo cảm biến nhiệt độ RTD
Cấu tạo cảm biến nhiệt độ RTD

Cảm biến nhiệt độ Pt1000 cũng có dạng 2 dây, 3 dây hay 4 dây. Và là loại cảm biến nhiệt độ nhiệt điện trở phổ biến thứ 2 sau Pt100 trong các ngành công nghiệp.

Với chất liệu vỏ, tuỳ theo nhà sản xuất mà chúng ta có nhiều lựa chọn để sử dụng cho nhiều môi trường khác nhau như: inox trong nước, PTFE trong các ngành hoá thực phẩm,…

Ứng dụng cảm biến nhiệt độ Pt1000

Cảm biến nhiệt độ Pt1000 được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp. Hầu như trong nhà máy nào cũng cần sử dụng đến các cảm biến nhiệt độ. Nhưng với dòng Pt1000 thì chúng chuyên dùng cho các trường hợp cần độ nhạy nhiệt cao.

Ứng dụng cảm biến nhiệt độ Pt1000
Ứng dụng cảm biến nhiệt độ Pt1000

Ví dụ như trong các khâu theo dõi nhiệt độ thành phẩm, ủ sản phẩm. Sản xuất thực phẩm, hoá chất, mỹ phẩm… Chúng cần theo dõi nhiệt độ từng 0.1°C để bảo quản sản phẩm, quá trình sản xuất đúng như yêu cầu…

Bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ Pt1000

Khi nói đến bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ, nhất là nhiệt độ Pt thì chắc các bạn sẽ nghĩ ngay đến các dòng như T120, T121, K109 hay Z170, Z109REG2-1…

Bộ chuyển đổi tín hiệu K109PT1000
Bộ chuyển đổi tín hiệu K109PT1000

Nhưng trong thực tế có một dòng chuyên dùng cho cảm biến nhiệt độ Pt1000. Đó chính là K109PT1000.

Vậy thiết bị này có đặc điểm gì khác biệt hay vượt trội so với những dòng khác?

Đây là bộ chuyển đổi tín hiệu chuyên dùng cho Pt1000. Khác với K109PT, chỉ dùng được cho Pt100.

Trước tiên chúng ta sẽ cùng điểm qua các thông số cơ bản của K109PT1000 nhé

Thông số kỹ thuật bộ chuyển đổi tín hiệu K109PT1000

Chúng có nguồn cấp từ 19.2 đến 30 Vdc. Với công suất tiêu thụ khoảng 0.5W.

Và được cách ly với điện áp lên đến 1500Vac ở cả 3 cổng nguồn cấp, ngõ vào và ngõ ra.

Thiết bị nhỏ gọn với kích thước 6.2×93.1×102.5mm với khối lượng khoảng 45g và được lắp đặt trên din rail 35 mm trong tủ điện.

Độ chính xác tính trên dải đo rất cao, với sai số chỉ vào khoảng 0.1% dải đo. Và độ phân giải lên tới 14 bit.

Là thiết bị chuyên dùng cho Pt1000 với dải đo từ -200 cho đến 210°C cho cả 3 dạng kết nối dây là 2 dây, 3 dây hoặc 4 dây với điện trở dây tối đa là 50Ω.

Tín hiệu output ngõ ra có 2 dạng là dòng điện hoặc điện áp

  • Với điện áp có 4 thang tín hiệu: 0-10V, 10-0V, 0-5V, 1-5V với trở kháng tải tối thiểu 2kΩ
  • Với tín hiệu dòng cũng có 4 thang tín hiệu: 4-20mA, 20-4mA, 0-20mA, 20-0mA với trở kháng tải tối đa là 500Ω. Mức bảo vệ ở ngưỡng 25mA.

Thời gian đáp ứng rơi vào khoảng 50 ms nếu không có lọc. Và khoảng <200ms với lọc 50Hz

Tiêu chuẩn bảo vệ IP20 với nhiệt độ làm việc từ -20 đến 65°C, độ ẩm 30-90% ở nhiệt độ 40°C.

Tín hiệu led báo cài đặt lỗi, nguồn cấp, tín hiệu truyền, tín hiệu nhận, trạng thái đầu vào.

Cài đặt thông số dựa trên dip switch trên thân thiết bị.

Cách tháo lắp bộ chuyển đổi tín hiệu K109PT1000

Các bạn chú ý vào hình ảnh bên dưới. Nhà sản xuất đã hướng dẫn chúng ta cách thao tác tháo lắp bộ K109PT1000 sao cho đúng.

Trường hợp lắp vào din rail:

Lắp K109PT1000 lên din rail
Lắp K109PT1000 lên din rail

Bước 1: Chúng ta gài rãnh trên của thiết bị vào đầu trên của din rail trước.

Bước 2: Sau đó chúng ta dùng lực tay ấn modul vào din rail cho phần rãnh phía dưới.

Trường hợp tháo khỏi din rail:

Tháo K109PT1000 khỏi din rail
Tháo K109PT1000 khỏi din rail

Bước 1: Chúng ta dùng vít dẹp đầu kê vào vị trí bên dưới của modul như hình vẽ. Sau đó đẩy cây vít từ dưới lên theo chiều mũi tên như hình.

Bước 2: Xoay module lên trên. Và lấy thiết bị ra khỏi din rail.

Cài đặt thông số cho bộ K109PT1000

Các bạn lưu ý, ban đầu các cấu hình đều được đưa về mặc định của nhà sản xuất. Tức là tất cả các switch đều nằm ở vị trí OFF.

Và cấu hình như sau:

  • PT1000 dạng 3 dây
  • Ngõ vào filter ở trạng thái present
  • Tín hiệu output là 4-20mA
  • Thang đo bắt đầu là 0°C
  • Thang đo full là 100°C
  • Quá thang đo cho phép ở mức 2.5%

Một lưu ý trước khi các bạn xem tiếp nội dung bên dưới:

Theo quy ước của nhà sản xuất thì tín hiệu ở mức ON thì được kí hiệu là chấm tròn đen, ngược lại mức OFF thì không có ký hiệu.

Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu về cách sử dụng các SW1 và SW2 để cài đặt thông số:

  • Trước tiên chúng ta chọn dạng kết nối dây cho cảm biến nhiệt độ Pt1000. Theo hình minh hoạ, SW1/1 ở mức ON tức là kết nối có dạng 2 dây hoặc 4 dây. Còn ở vị trí OFF thì kết nối có dạng 3 dây.
Chọn dạng kết nối dây Pt1000
Chọn dạng kết nối dây Pt1000
  • Với SW1/2 chúng ta chọn có hoặc không có lọc
  • Tiếp theo là chọn tín hiệu output: Sẽ thiết lập bằng SW1/3-4-5. Lấy ví dụ: Nếu bạn chọn tín hiệu output là 4-20mA thì các bạn để OFF ở switch 3-4-5 như hình. Tương tự cho những tín hiệu còn lại
Chọn tín hiệu output
Chọn tín hiệu output
  • Chọn mức tối thiểu thang đo: Các bạn dùng SW1/6-7-8 và SW2/1. Ví dụ: Bắt đầu ở 0°C thì các switch đều OFF.
Chọn điểm đầu thang đo
Chọn điểm đầu thang đo
  • Tương tự với mức tối đa của thang đo. Chúng ta xem hình bên dưới
Chọn điểm cuối thang đo
Chọn điểm cuối thang đo
  • Tiếp theo chọn quá ngưỡng đo cho phép hoặc không
Chọn chế độ vượt ngưỡng
Chọn chế độ vượt ngưỡng
Các giá trị vượt ngưỡng tham khảo
Các giá trị vượt ngưỡng tham khảo

Cách đấu dây cảm biến nhiệt độ Pt1000 trên K109PT1000

Chúng ta sẽ tuân thủ theo nguyên tắc của nhà sản xuất quy định. Cách đấu dây mình xin chia sẻ với các bạn các bước thực hiện như sau.

  • Dùng tuavit tròn 0.8mm để nhấn vào terminal và nhét các dây cáp từ cảm biến nhiệt độ Pt1000 vào bộ chuyển đổi tín hiệu này.
Dùng tuavit để thao tác đấu dây
Dùng tuavit để thao tác đấu dây
  • Chúng ta sẽ đấu nguồn cấp Vdc vào 2 chân 7 (+) và 8 (-). Nguồn cấp trong khoảng từ 19.2 đến 30Vdc.
Đấu nguồn cho thiết bị
Đấu nguồn cho thiết bị
  • Tín hiệu input sẽ có tuỳ chọn 2 dây, 3 dây hoặc 4 dây. Mỗi cách đấu dây như hình mô tả như sau. Ví dụ: Với PT1000 loại 3 dây, chúng ta sẽ đấu vào chân 2 dây khác màu, 3 và 4 dây cùng màu trên Pt1000. Trong đó chúng ta nối jum chân 1 và 2 với nhau
Sơ đồ đấu dây ngõ vào
Sơ đồ đấu dây ngõ vào
  • Tín hiệu ngõ ra: Chúng ta sẽ sử dụng 2 chân 5 và 6 để lấy tín hiệu output. Với tuỳ chọn ở DIP SWITCH như phần trên.
Lấy tín hiệu ngõ ra
Lấy tín hiệu ngõ ra

Qua nội dung bài viết này, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về cảm biến nhiệt độ Pt1000 cũng như bộ chuyển đổi tín hiệu K109PT1000 rồi. Các bạn có thắc mắc hay cần hướng dẫn thêm, hãy liên hệ với Huphaco nhé! Cảm ơn.

Từ khóa » đầu Dò Nhiệt độ Pt1000