Cấm Cư Trú Là Gì? Hình Phạt Cấm Cư Trú Theo Quy định Của Bộ Luật ...
Mục lục bài viết
- 1 1. Cấm cư trú là gì?
- 2 2. Quy định về cấm cư trú trong Bộ luật hình sự:
- 3 3. Thủ tục thi hành án cấm cư trú theo Luật thi hành án hình sự:
- 4 4. Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cấm cư trú:
1. Cấm cư trú là gì?
Theo Điều 42 Bộ luật hình sự 2015, quy định:
“Cấm cư trú
Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định.”
Quy định về cấm cư trú là người khi bị kết án phạt tù thì sẽ không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định, điều này trái ngược hoàn toàn với quy định về quản chế, theo đó quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương.
Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật thi hành án hình sự năm 2019 quy định : “thi hành án cấm cư trú là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án không được tạm trú, thường trú ở một số địa phương nhất định theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.”Trong Bộ luật hình sự 2015 chỉ quy định về nội dung của cấm cư trú, còn các thủ tục thi hành án cấm cư trú được quy định cụ thể trong Luật thi hành án hình sự 2019.
Cấm cư trú tên tiếng anh là: ” Prohibit residence“.2. Quy định về cấm cư trú trong Bộ luật hình sự:
“Cấm cư trú
Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định.
Thời hạn cấm cư trú là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.”
– Đối tượng áp dụng:
Đối tượng áp dụng đối với hình phạt cấm cư trú là những người phạm tội đã bị kết phạt tù. Tuy nhiên không phải tất cả những người bị kết án phạt tù đều bị áp dụng hình phạt cấm cư trú mà chỉ có một số đối tượng nhất định như đối với người bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
Bên cạnh đó, hình phạt này còn được áp dụng đối với một số tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng mà điều luật đối với tội đó có quy định hình phạt cấm cư trú như: tội giết người; tội mua bán người ; tội cướp tài sản; tội bắt cóc nhằm chiếm đạt tài sản; tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy…
– Thời hạn áp dụng:
Thời hạn áp dụng đối với đối tượng bị cấm cư trú là từ 01 năm đến 05 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Sau khi chấp hành xong hình phạt tù, nếu đối tượng thuộc trường hợp bị cấm cư trú thì sẽ không được quay trở lại nơi cư trú, sinh sống mà Tòa án đã tuyên. Quy định này là một hình phạt bổ sung nhằm ” cách ly” người bị kết án với mọi người ở nơi cư trú mà người đó đã bị cấm.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra đó là những nơi mà Tòa án không cấm họ cư trú thì họ lại rất khó để có thể xin cư trú ở đó, vô hình chung lại tạo ra khoảng cách, sự phân biệt đối xử đối với những người bị áp dụng hình phạt đó, làm mất đi cơ hội tái hòa nhập cộng đồng, hoàn lương của họ.
Trong thời hạn cấm cư trú, người bị kết án phải tự chọn cho mình một chỗ ở và khi đến cư trú nơi nào phải đăng ký với chính quyền nơi đó ; trong thời hạn bị cấm, nếu được sự đồng ý của chính quyền địa phương nơi đang cư trú. Hết thời hạn này, người bị kết án có quyền về nơi cư trú cũ của họ hoặc có quyền đến cư trú ở bất cứ nơi nào trong lãnh thổ Việt nam.
3. Thủ tục thi hành án cấm cư trú theo Luật thi hành án hình sự:
– Thủ tục thi hành án phạt cấm cư trú
Thủ tục thi hành án phạt cấm cư trú được quy định tại Điều 107 Luật thi hành án hình sự 2019 như sau :
” Thi hành án cấm cư trú
1. Hai tháng trước khi hết thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân có hình phạt bổ sung là cấm cư trú, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về nội dung quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó về cư trú và nơi người đó bị cấm cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú và nơi người đó bị cấm cư trú.
2. Ngay sau khi phạm nhân có hình phạt bổ sung là cấm cư trú chấp hành xong án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người đó chấp hành án phải gửi giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, bản sao bản án, bản sao quyết định thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án về cư trú.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các văn bản quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án về cư trú có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành án phạt cấm cư trú và sao gửi các tài liệu cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án về cư trú và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án bị cấm cư trú. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
b) Bản sao quyết định thi hành án phạt tù;
c) Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù;
d) Tài liệu khác có liên quan.
4. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được các tài liệu quy định tại khoản 3 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú có trách nhiệm triệu tập người chấp hành án và yêu cầu cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ giám sát, giáo dục người chấp hành án. Hồ sơ bao gồm:
a) Các tài liệu quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Cam kết của người chấp hành án; nhận xét về quá trình chấp hành án phạt cấm cư trú;
c) Biên bản vi phạm nghĩa vụ của người chấp hành án (nếu có);
d) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người chấp hành án (nếu có);
đ) Quyết định của Tòa án về miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại (nếu có);
e) Tài liệu khác có liên quan.
5. Trước khi hết thời hạn cấm cư trú 03 ngày hoặc trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú bàn giao hồ sơ giám sát, giáo dục người chấp hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cấm cư trú. Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án bị cấm cư trú, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cấm cư trú có trụ sở.
6. Trường hợp người chấp hành án chết, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ thi hành án và gửi cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án bị cấm cư trú, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.”
– Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án về cư trú( Điều 108 Luật thi hành án hình sự 2019)
– Bàn giao hồ sơ giám sát, giáo dục người chấp hành án; tạo điều kiện để họ lao động, học tập bình thường;– Triệu tập người chấp hành án để thông báo thi hành bản án; phổ biến quyền và nghĩa vụ và những quy định có liên quan đến việc chấp hành án;
– Nhận xét bằng văn bản và lưu hồ sơ theo dõi về quá trình chấp hành án phạt cấm cư trú khi người đó chuyển nơi cư trú;
– Yêu cầu người chấp hành án cam kết và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
– Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét việc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại cho người chấp hành án;
– Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả thi hành án. Công an cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, trực tiếp giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật thi hành án hình sự.
4. Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cấm cư trú:
(Điều 109 Luật thi hành án hình sự 2019)
– Về quyền:
+ Khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bị cấm cư trú thì người chấp hành án phạt cấm cư trú được đến địa phương đó; thời gian lưu trú do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến quyết định nhưng mỗi lần không quá 05 ngày;
+ Khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú theo quy định của pháp luật.
– Về nghĩa vụ:
+ Không được cư trú ở những nơi đã bị cấm cư trú, trừ trường hợp quy định của pháp luật
+Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật;
+Có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật hình sự 2015;
– Luật thi hành án hình sự 2019.
Từ khóa » Cú Phạt
-
Đá Phạt Trực Tiếp (bóng đá) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Loạt Sút Luân Lưu (bóng đá) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cơ Chế Trừng Phạt Nhân Quyền Toàn Cầu Của EU - EEAS
-
Cú Phạt đền By Nguyễn Nhật Ánh | Goodreads
-
[PDF] 1. Thi Hành án PhạT Cấm Cư Trú Là Gì ... - Phổ Biến Giáo Dục Pháp Luật
-
Biển Báo Khu Dân Cư Và 2 Lưu ý để Không Bị Phạt - LuatVietnam
-
Đốt Phụ Phẩm Từ Cây Trồng Cạnh Khu Dân Cư, Các Tuyến Giao Thông ...
-
Cú Sút Phạt Kinh điển Của Denilson: 51 Phút, 21 Ngày Và Gần 3 Tỷ ...
-
Video: Cú đá Phạt Thành Bàn đầu Tiên Tại Euro 2020 - Báo Tuổi Trẻ
-
Sút Phạt - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Penalty - Tin Tức Cập Nhật Mới Nhất Tại | Kết Quả Trang 1
-
Vứt đồ Từ Chung Cư Xuống đường Sẽ Bị Xử Phạt Như Thế Nào?
-
Xử Phạt 2 Tàu Cá Tàng Trữ Công Cụ Kích điện để Khai Thác Thủy Sản