Cảm Giác Nóng Bụng Nên Ăn Gì Cho Mát? TOP 16 Thực Phẩm Tốt
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Đặt lịch
Cảm giác nóng bụng khiến người bệnh khó chịu, chán ăn và làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Cảm giác này phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là tình trạng viêm/ đau dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh có thể thêm vào khẩu phần ăn uống những loại thực phẩm có lợi, giàu dinh dưỡng, có tính mát để làm dịu niêm mạc dạ dày và cải thiện tình trạng nóng bụng. Vậy cảm giác nóng bụng nên ăn gì cho mát? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn rõ hơn về thắc mắc này.
Cảm giác nóng bụng nên ăn gì cho mát?
Cảm giác nóng bụng, khó chịu kèm theo tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng thường phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình nhất là tình trạng đau dạ dày, viêm dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.
Để tránh cảm giác nóng bụng gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt, người bệnh có thể thêm vào khẩu phần ăn uống những loại thực phẩm có lợi, tốt cho dạ dày, giúp cải thiện cảm giác nóng bụng và nhiều vấn đề liên quan. Cụ thể:
1. Thực phẩm mang tính mát, làm dịu niêm mạc, giảm cảm giác nóng bụng, trị viêm loét dạ dày – Nha đam
Nha đam là một loại thảo dược mang tính mát, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng không chỉ tốt cho dạ dày mà còn tốt cho làn da và sức khỏe tổng thể. Cụ thể, đặc tính mát của nha đam có khả năng làm dịu niêm mạc dạ dày, xoa dịu cảm giác nóng bụng, điều trị viêm loét dạ dày. Đồng thời giúp nhuận tràng, thanh lọc và giải nhiệt cơ thể.
Đặc biệt nhờ chứa nhiều glucoprotein, nha đam có khả năng giảm dị ứng, chống viêm, giúp những tổn thương mau chóng lành. Ngoài ra chất này còn có tác dụng ổn định lượng axit trong dạ dày, phòng ngừa tình trạng dư thừa axit dẫn đến trào ngược dạ dày.
Ngoài ra nha đam đứng đầu danh sách những loại thực phẩm nên ăn khi có cảm giác nóng bụng, dạ dày viêm đau, trào ngược hay sức khỏe suy yếu là do phần thịt của nha đam chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi. Cụ thể:
- 23 loại axit amin
- Vitamin gồm vitamin A, vitamin E, vitamin C, vitamin nhóm B (vitamin B1, vitamin B2, vitamin B5, vitamin B6, B12), axit folic
- Khoáng tố vi lượng gồm natri, kali, canxi, phốt pho, đồng, kẽm, sắt, mangan, crom
- Hợp chất chống viêm enzyme bradykinase, axit salixylic, chromone C-glucosyl…
Ngoài việc giảm cảm giác nóng bụng và chữa các bệnh về dạ dày, nha đam còn có tác dụng:
- Cung cấp nước và trung hòa nồng độ pH trong cơ thể
- Giải độc cơ thể và tăng cường chức năng gan, phòng ngừa bệnh xơ gan cổ trướng, sỏi niệu
- Phòng ngừa và điều trị các bệnh ngoài da
- Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của dạ dày, nhuận tràng và chữa chứng táo bón
- Kháng khuẩn
- Phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp
- Làm đẹp, cải thiện làn da cháy nắng…
Tham khảo thêm: Nha Đam Chữa Đau Dạ Dày Có Hiệu Quả Không?
2. Trà thảo dược – Thực phẩm giúp phòng ngừa và cải thiện cảm giác nóng rát bụng
Sử dụng trà thảo dược cũng là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa và cải thiện cảm giác nóng rát bụng. Nguyên nhân là do loại trà này được chiết xuất từ những loại thảo dược có thành phần tốt cho dạ dày và tốt cho sức khỏe tổng thể. Điển hình như hoa atiso, hoa cúc, bạc hà, cỏ ngọt…
Việc thêm các loại trà thảo dược vào quá trình điều trị nóng rát dạ dày, nóng bụng và những vấn đề liên quan sẽ giúp bạn làm mát cơ thể, giảm nhiệt, khắc phục cảm giác nóng bụng, cơn nóng dạ dày và những biểu hiện khó chịu khác.
Ngoài ra các kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng, chất cynarin trong những loại thảo dược có khả năng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm triệu chứng ợ hơi, buồn nôn, chướng bụng và nôn ói.
Chính vì những lợi ích nêu trên, để cải thiện cảm giác nóng bụng và những vấn đề liên quan đến dạ dày, bạn có thể uống trà thảo dược từ 1 đến 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
3. Thực phẩm giúp loại bỏ cảm giác nóng rát, tốt cho dạ dày và sức khỏe tổng thể – Salad tươi
Salad tươi được chế biến từ nhiều loại rau, củ, quả nên rất giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất và nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Đây đều là những chất không chỉ có tác dụng loại bỏ cảm giác nóng rát mà còn tốt cho dạ dày và sức khỏe tổng thể.
Trong đó chất xơ có tác dụng cải thiện hoạt động tiêu hóa của dạ dày, giúp nhuận tràng, phòng ngừa và điều trị táo bón, trào ngược dạ dày. Đồng thời giúp kiềm hóa axit dạ dày, làm giảm cảm giác nóng bụng.
Vitamin, chất chống oxy hóa và nhiều khoáng chất trong rau củ quả, salad tươi có tác dụng phòng ngừa và điều trị những vấn đề liên quan đến dạ dày, kháng viêm, nâng cao sức khỏe tổng thể, sức đề kháng, và làm giảm cảm giác nóng rát hiệu quả.
Ngoài ra ưu điểm của món salad tươi là có thể bổ sung nhiều thành phần dinh dưỡng trong một lần ăn, có thể lựa chọn nguyên liệu yêu thích, thơm ngon, dễ ăn và phù hợp với mọi đối tượng. Dưa leo, cà rốt, rau diếp, ớt chuông, cà chua, bơ, hành củ… là những loại nguyên liệu có thể thơm vào món salad tươi để nâng cao hương vị và tăng độ thơm ngon.
3. Nước và thức ăn lỏng – Thực phẩm giúp loại bỏ độc tố, thanh nhiệt cơ thể, làm mát gan, mát dạ dày
Ngay khi có cảm giác nóng bụng, bạn có thể uống nhiều nước và ăn các loại thức ăn lỏng như cháo, súp, canh… để cải thiện triệu chứng. Nguyên nhân là do việc uống nhiều nước và ăn nhiều thức ăn lỏng sẽ giúp bạn bổ sung một lượng nước cần thiết cho cơ thể. Từ đó giúp loại bỏ độc tố, thanh nhiệt cơ thể, làm mát gan, mát dạ dày và cải thiện cảm giác nóng bụng.
Các chuyên gia khuyên rằng, tốt nhất bạn nên uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, kết hợp với việc sử dụng thức ăn lỏng để thanh nhiệt, phòng ngừa và cải thiện cảm giác khó chịu ở bụng.
Mách bạn: 10 Loại Nước Uống Tốt Cho Người Đau Dạ Dày Dễ Làm,
5. Dầu ô liu – Thực phẩm hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của dạ dày, phòng ngừa viêm và nóng rát dạ dày
Về vấn đề “Cảm giác nóng bụng nên ăn gì cho mát?” các chuyên gia khuyên rằng bạn nên thêm dầu ô liu vào thực đơn ăn uống mỗi ngày hoặc sử dụng dầu ô liu để thay thế cho dầu mỡ động vật. Nguyên nhân là do loại dầu này không chứa nhiều axit béo, có tác dụng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của dạ dày, phòng ngừa viêm dạ dày, đau dạ dày và làm giảm cảm giác nóng bụng hiệu quả.
Bên cạnh đó hàm lượng polyphenol trong dầu ô liu tương đối cao. Chất này có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn HP, phòng ngừa và điều trị các vết loét trong dạ dày.
Ngoài ra axit béo omega-3 và omega-9 trong loại dầu này còn có tác dụng hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ phát sinh tình trạng tiết axit dư thừa ở dạ dày và khắc phục tốt phục tốt cảm giác nóng rát, khó chịu ở bụng.
Chính vì những lợi ích nêu trên, bạn có thể thêm dầu ô liu vào các bữa ăn hàng ngày, có thể thêm vào món salad tươi để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, nhuận tràng và loại trừ cảm giác nóng bụng.
Một số tác dụng hữu hiệu khác của dầu ô liu:
- Giảm đau, bao gồm cả cơn đau dạ dày
- Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ
- Chống lại bệnh Alzheimer – bệnh lý liên quan đến tình trạng thoái hóa thần kinh
- Giảm cân
- Kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
- Thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương tại niêm mạc dạ dày, giảm nguy cơ oxy hóa và suy giảm chức năng của dạ dày
- Kháng khuẩn, chống ung thư, điều trị viêm khớp dạng thấp.
6. Thực phẩm phòng ngừa viêm, chống trào ngược dạ dày và loại bỏ cảm giác nóng bụng – Dấm táo
Dấm táo chứa nhiều axit. Tuy nhiên axit trong loại thực phẩm này là axit tự nhiên, rất tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe của dạ dày nói riêng. Bên cạnh đó, hàm lượng enzyme được tìm thấy trong thành phần của dấm táo tương đối cao. Chất này có khả năng cân bằng nồng độ axit trong dạ dày, phòng ngừa viêm hoặc đau dạ dày, chống trào ngược dạ dày và loại bỏ cảm giác nóng bụng hiệu quả.
Để sử dụng dấm táo một cách hợp lý, bạn có thể kết hợp giấm táo cùng một số loại thực phẩm dinh dưỡng và món ăn trong ngày. Tốt nhất bạn nên sử dụng dấm táo vào mỗi buổi sáng. Vì khi sử dụng cùng bữa ăn sáng, dấm táo sẽ phát huy hiệu quả cao hơn so với thông thường. Lúc này, máu huyết lưu thông tốt hơn trong cơ thể, dạ dày làm việc hiệu quả hơn. Từ đó giúp tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, sản sinh và làm mới các tế bào. Đồng thời giảm cảm giác nóng bụng và khó chịu hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm: Trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì mới tốt?
7. Hạnh nhân – Thực phẩm giúp ổn định axit dạ dày, xoa dịu tổn thương và cảm giác khó chịu tại niêm mạc
Để giảm cảm giác khó chịu ở bụng hoặc nóng bụng, bạn có thể thêm hạnh nhân vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày. Theo kết quả nghiên cứu, đây là một loại “thực phẩm vàng” có khả năng ổn định axit dạ dày, xoa dịu tổn thương và cảm giác khó chịu tại niêm mạc dạ dày. Vì thế hạnh nhân rất tốt cho cho những người đang mắc các vấn đề về dạ dày.
Bên cạnh đó trong hạnh nhân chứa nhiều vitamin B, axit béo omega-3, protein và canxi. Các thành phần dinh dưỡng này có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, cải thiện tốt tình trạng nóng rát dạ dày cũng như cảm giác nóng bụng và những vấn đề liên quan.
Ngoài ra nhờ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng (chất chống oxy hóa, vitamin, axit béo có lợi…) việc bổ sung hạnh nhân vào thực đơn ăn uống mỗi ngày sẽ giúp bạn chống lão hóa, làm giảm nguy cơ ung thư, ngăn ngừa táo bón, điều hòa và làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa.
8. Thực phẩm dễ tiêu hóa, làm dịu niêm mạc và cảm giác khó chịu ở bụng – Cháo thịt bằm và rau củ
Những người có cảm giác nóng ở bụng hoặc mắc phải những vấn đề khác liên quan đến hoạt động của dạ dày nên thêm cháo thịt bằm và rau củ vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày. Bởi trong loại cháo này chứa một lượng tinh bột vừa đủ, được nấu nhuyễn nên rất dễ tiêu hóa và làm giảm tốt cảm giác nóng bụng.
Bên cạnh đó thành phần dinh dưỡng trong thịt bằm và rau củ còn giúp bạn làm giảm và khắc phục tổn thương tại niêm mạc dạ dày, hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp cân bằng nồng độ axit trong dạ dày và đảm bảo sức khỏe của cơ thể.
Ngoài ra đối với những người bị đau dạ dày, việc thêm cháo thịt bằm và rau củ vào thực đơn ăn uống sẽ giúp bạn đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, các chất được chuyển hóa dưới dạng lỏng nên dễ dung nạp và hấp thu hơn. Việc ăn cháo sẽ không tạo áp lực, giúp dạ dày không phải làm việc quá nhiều, hạn chế việc tiết axit và giảm thiểu việc phát sinh những cơn co thắt.
9. Dưa chuột – Thực phẩm cải thiện chứng nóng bụng, giải nhiệt và thanh lọc cơ thể hiệu quả
Dưa chuột hay còn gọi là dưa leo, đây là một loại thực phẩm có khả năng giải nhiệt và thanh lọc cơ thể hiệu quả. Trong thành phần của loại rau quả này có 96% là nước. Chính vì thế không chỉ mang đến hiệu quả cao trong việc chăm sóc làn da, dưa chuột còn mang đến nhiều lợi ích cho dạ dày, đặc biệt là những người đang bị đau dạ dày và có cảm giác nóng bụng.
Việc thêm dưa chuột vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày sẽ giúp dạ dày và bụng của bạn làm mát một cách tự nhiên. Từ đó cải thiện tình trạng nóng rát thượng vị, nóng bụng, giúp giảm triệu chứng ợ nóng, giúp kiểm soát lượng axit được tiết ra trong dạ dày. Bên cạnh đó dưa chuột chứa nhiều vitamin và là một loại thực phẩm tương đối dễ ăn.
Người bệnh có thể ăn dưa chuột tươi hoặc kết hợp loại thực phẩm này cũng với thịt, cá hoặc những nguyên liệu tự nhiên khác để tạo ra một món ăn vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng.
10. Thực phẩm giúp giảm cảm giác nóng rát bụng và tổn thương niêm mạc dạ dày – Sữa và những chế phẩm từ sữa
Sữa và những chế phẩm từ sữa thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ niêm mạc, rất tốt cho những người có cảm giác nóng rát bụng, viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc dạ dày và những vấn đề liên quan. Nhờ chứa nhiều vitamin, protein, canxi và các khoáng chất quan trọng khác, sữa tươi có khả năng làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm cảm giác nóng rát, đau bụng và hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa.
Ngoài ra nhờ chứa chất khoáng kiềm cao, vitamin và protein, việc uống sữa còn giúp bạn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình nâng cao sức khỏe của niêm mạc, giúp niêm mạc dạ dày khỏe mạnh, đồng thời giúp kiềm hóa số lượng axit dư thừa.
Vì thế bạn có thể uống một ly sữa mỗi ngày để giảm cảm giác nóng bụng và bảo vệ niêm mạc khỏi những tổn thương. Ngoài ra bạn cũng có thể ăn sữa chua, phô mai để thay thế sữa loại bỏ nhanh cảm giác nóng bụng.
11. Bánh ngọt – Thực phẩm giúp giảm cảm giác khó chịu, nóng rát và bảo vệ niêm mạc dạ dày
Để giải quyết nhanh cảm giác nóng bụng, giảm cảm giác khó chịu và bảo vệ niêm mạc dạ dày, bạn có thể ăn một vài miếng bánh ngọt. Trong hệ tiêu hóa, dạ dày chính là một bộ phận quan trọng, bên ngoài có 4 lớp màng bao bọc, bên trong có niêm mạc (màng nhờn), màng trơn và lớp cơ.
Trong đó niêm mạc chính là bộ phận giúp bảo vệ dạ dày khỏi tổn thương và sự xâm nhập của vi khuẩn HP. Bên cạnh đó bộ phận này còn tiết ra chất nhờn với mục đích bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của lượng axit dư thừa.
Trong khi đó bánh ngọt là sản phẩm chứa đường tự nhiên và nhiều chất béo, có khả năng bao bọc và bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây hại đến dạ dày. Bên cạnh đó loại thực phẩm này được làm từ bột mì, có khả năng hút axit dư thừa và hút ẩm dịch vị trong dạ dày. Từ đó giúp làm giảm triệu chứng nóng bụng hay nóng rát dạ dày.
12. Thực phẩm kháng viêm, chống khuẩn, làm dịu niêm mạc dạ dày – Mật ong nguyên chất
Các thành phần được tìm thấy trong mật ong nguyên chất có tính kháng viêm và chống khuẩn cao. Điển hình như vitamin A, vitamin nhóm B (vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6), vitamin E… Chính vì thế mật ong được đánh giá là một liều thuốc kháng sinh tự nhiên, có tác dụng loại bỏ vi khuẩn HP và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, 75% hydrat cacbon được tìm thấy trong thành phần của mật ong nguyên chất có tác dụng ngăn chặn sự lan rộng của các vết loét, giúp niêm mạc dày không bị tổn thương và không bị bào mỏng. Bên cạnh đó vị ngọt tự nhiên và vitamin trong mật ong còn có tác dụng xoa dịu cảm giác đau và nóng rát dạ dày, kích thích các hoạt động của hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương và tăng khẩu vị khi kết hợp với những món ăn khác.
Đáng chú ý: Mật Ong Chữa Đau Dạ Dày – Thần Dược Từ Thiên Nhiên
13. Thực phẩm bảo vệ niêm mạc, hỗ trợ phục hồi vết loét và giảm nóng bụng – Tôm
Tôm được xác định là một loại thực phẩm có khả năng làm lành vết loét dạ dày, làm dịu cảm giác đau dạ dày và nóng rát vùng bụng. Theo kết quả nghiên cứu, tôm chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, trong đó, nổi bật nhất là protein, canxi, vitamin và axit béo omega-3.
Axit béo omega-3 có tác dụng bảo vệ niêm mạc, hỗ trợ phục hồi những vết loét và giảm cảm giác nóng rát bụng. Chất đạm có khả năng kích thích quá trình tái tạo tế bào, làm lành niêm mạc, giúp vết loét mau lành. Tuy nhiên chất này có thể làm phát sinh triệu chứng khó tiêu nếu ăn nhiều.
Để làm lành vết loét dạ dày, làm dịu cảm giác đau dạ dày và nóng rát vùng bụng, bạn có thể ăn tôm với liều lượng vừa đủ hoặc luộc tôm và tiến hành xoay nhỏ chúng để hệ tiêu hóa có thể dễ dàng hấp thu các thành phần dinh dưỡng từ tôm.
14. Cá – Thực phẩm tốt cho người có cảm giác nóng bụng do loét dạ dày
Tương tự như tôm, cá cũng là một loại thực phẩm rất tốt cho những người có dấu hiệu nóng bụng do tình trạng loét và một vài vấn đề khác liên quan đến dạ dày. Theo kết quả nghiên cứu, trong thành phần của các loại cá (đặc biệt là cá điêu hồng) rất giàu vitamin A, vitamin B, vitamin D, protein cùng nhiều khoáng chất có lợi như i-ốt và phốt pho.
Những dưỡng chất nêu trên giúp tăng khả năng tái tạo tế bào và làm lành vết loét tại niêm mạc dạ dày. Đồng thời giúp giảm cảm giác nóng rát bụng và bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra hàm lượng chất béo trong cá ít hơn thịt nên quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày diễn ra dễ dàng hơn, dạ dày không chịu nhiều áp lực và không phải làm việc nhiều nên có khả năng tự phục hồi và điều chỉnh các hoạt động.
15. Bắp cải – Thực phẩm chữa lành vết loét dạ dày, làm dịu cảm giác nóng bụng, giảm đau dạ dày
Để giải quyết vấn đề “Cảm giác nóng bụng nên ăn gì cho mát?”, bạn có thể lựa chọn bắp cải và thêm chúng vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày.
Theo kết quả báo cáo từ các nhà khoa học thuộc Thư viện Y học Quốc gia Mỹ và Viện sức khỏe Quốc gia, những người thường xuyên ăn bắp cải hoặc uống nước ép bắp cải hàng ngày sẽ có thời gian chữa lành vết loét dạ dày ngắn hơn so với những người không thường xuyên ăn hoặc uống nước ép bắp cải.
Bên cạnh đó, bắp cải mang đặc tính mát, chứa nhiều thành phần quan trọng gồm vitamin và khoáng chất có tác dụng làm dịu nhanh cảm giác nóng bụng, giảm đau dạ dày và giúp những tổn thương tại niêm mạc nhanh chóng được chữa lành.
Ngoài ra các thành phần dinh dưỡng trong bắp cải còn có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn tương tự như mật ong. Vì thế bạn nên thêm bắp cải vào thực đơn ăn uống mỗi ngày nếu muốn giảm cảm giác nóng, khó chịu ở bụng và làm lành vết loét ở dạ dày.
16. Thực phẩm tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp giảm cảm giác nóng rát, khó chịu ở bụng – Thực phẩm giàu vitamin và chất xơ
Chất xơ và vitamin tự nhiên mang đến nhiều lợi ích đối với dạ dày, tốt các hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp giảm cảm giác nóng rát, khó chịu ở bụng. Do đó những thực phẩm giàu vitamin và chất xơ được xác định là một vị thuốc tự nhiên có khả năng cải thiện các vấn đề về dạ dày, đặc biệt là cảm giác nóng rát ở bụng.
- Ngũ cốc: Ngũ cốc là một loại thực phẩm làm từ lúa mì, lúa mạch và các loại đậu. Trong thành phần của loại thực phẩm này có đến 95% khoáng chất, trong đó chiếm nhiều nhất là gốc photphat và sulfat của magie, canxi và kali. Những chất này không chỉ làm dịu cảm giác khó chịu ở bụng mà còn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả hơn.
- Các loại hoa quả: Các loại hoa quả được xác định là một loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa nhờ chứa nhiều vitamin và chất xơ. Việc ăn nhiều hoa quả sẽ giúp bạn tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe của hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe và chống phát sinh những vấn đề, bệnh lý không mong muốn liên quan đến tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra việc thêm hoa quả vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày còn giúp bạn phòng ngừa và điều trị nóng rát dạ dày, giảm cảm giác nóng ruột, giải nhiệt và thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên, những người bị nóng rát bụng cần lưu ý hạn chế ăn những loại hoa quả có vị chua. Bởi những loại hoa quả này có thể làm tăng nồng độ axit dư thừa và khiến bụng của bạn trở nên khó chịu hơn.
- Nước ép rau củ màu xanh đậm: Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và kết luận rằng, các loại nước ép rau củ màu xanh đậm chứa nhiều nước và chất dinh dưỡng có tác dụng nâng cao sức đề kháng và sức khỏe tổng, bổ sung lượng nước cần thiết để làm dịu niêm mạc và phòng ngừa phát sinh cảm giác nóng bụng. Đồng thời thúc đẩy các hoạt động của hệ tiêu hóa, tốt cho dạ dày và hạn chế viêm nhiễm hay nhiễm khuẩn trong cơ thể.
Bài viết là thông tin chi tiết giúp người bệnh hiểu hơn về vấn đề “Cảm giác nóng bụng nên ăn gì cho mát?”. Từ đó giúp xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, loại bỏ cảm giác khó chịu ở bụng và phòng ngừa các vấn đề về dạ dày phát sinh. Nhìn chung, những người có bệnh ở dạ dày, thường xuyên có cảm giác nóng bụng nên uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, bổ sung thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất vào thực đơn dinh dưỡng.
Bài viết liên quan:
- Bụng nóng cồn cào khi mang thai phải làm sao?
- Đau bao tử buồn nôn mệt mỏi nên làm gì?
Từ khóa » Bụng Nong
-
Hiện Tượng Nóng Bụng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Nóng Rát Bụng Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? | Vinmec
-
Nóng Rát Dạ Dày: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục | Vinmec
-
Ợ Hơi Nóng Bụng Là Bệnh Gì? Những Lưu ý Quan Trọng Cần Biết
-
Nóng Bụng, Sôi Bụng, đầy Hơi Là Bị Bệnh Gì? - Tràng Phục Linh
-
TẠI SAO BẠN CẢM THẤY NÓNG RUỘT
-
Nóng Vùng Bụng Dưới, Chỉ điểm Bệnh Gì?
-
Nóng Bụng: Nguyên Nhân Và Các Biện Pháp Khắc Phục
-
Em ăn No Xong Bị đau Bụng, Nóng Trong Bụng Là Bị Làm Sao ạ? Chân ...
-
Bụng Nóng Cồn Cào Là Bị Gì? Làm Sao Hết?
-
Nóng Rát Dạ Dày Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Dứt điểm Tại ...
-
Xử Lý Khi Bị Nóng Bụng Dưới - Báo Nam Định điện Tử
-
Bụng Nóng Cồn Cào Khi Mang Thai Phải Làm Sao? - Thuốc Dân Tộc