Cảm Giác Trống Rỗng Sau Khi Xem Phim Là Gì? | Vietcetera

Billboard bannerMột chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu10 Thg 04, 202110 Thg 04Cuộc SốngTâm Lý HọcBổ NãoCảm giác trống rỗng sau khi xem phim là gì?Bạn cố gắng nán lại cho đến khi credit phim chạy hết. Bạn rời màn hình. Ngồi thẫn thờ, trống rỗng. Cảm giác khó chịu này là gì?Đông HàĐông HàCảm giác trống rỗng sau khi xem phim là gì?

Nguồn: @obanhmis cho Vietcetera

Khi vừa cày xong một series dài hơi, bạn tắt màn hình máy tính, ngồi thẫn thờ, trống rỗng, bạn như đánh mất điều gì đó trong mình. Tệ hơn là, bạn chưa sẵn sàng để quay về với thực tại.

Hóa ra bạn chẳng hề đơn độc. Số người từng trải qua cảm giác này nhiều đến nỗi, các nhà tâm lý học đặt hẳn tên riêng cho nó: nỗi buồn hậu phim ảnh (post-series depression) - hiểu đơn giản là cảm giác mất mát khó tả khi đọc chương cuối một câu chuyện hoặc xem đến tập cuối một bộ phim, đó là khi bạn biết chuyến hành trình sắp kết thúc.

Vậy trong suốt thời điểm đó, não bạn đã trải qua những thay đổi gì?

Cánh cửa giúp thoát ly thực tại đã khép lại

Để đối mặt với khó khăn hoặc sự lặp lại nhàm chán của cuộc sống thường nhật, con người thường tìm đến phim ảnh vì chúng mở ra một thế giới mới, trạng thái này được gọi là thoát ly thực tại (escapism). Đặc biệt với những thước phim màu sắc tươi sáng, ta cảm giác như tìm được lối thoát cho nhiều vấn đề trong cuộc sống.

Sau vụ khủng bố 11/09 tại nước Mỹ không lâu, Harry Potter and the Sorcerer’s Stone được trình chiếu và nhận được sự mến mộ trên khắp thế giới. Công chúng từng coi bộ phim là liều thuốc giúp xoa dịu nỗi đau của một nước Mỹ đang chìm trong mất mát, nhắc nhở họ về bài học: luôn có ánh sáng cuối đường hầm tối.

Rất nhiều khaacuten giả đatilde lớn lecircn cugraveng với bộ phim Harry Potter Nguồn
Rất nhiều khán giả đã lớn lên cùng với bộ phim Harry Potter

Nhà tâm lý học lâm sàng Margaret Rutherford cũng đồng tình rằng nhịp sống ở đời thật ít khi tạo nên những câu chuyện đột phá như trong phim. Khi phim kết thúc, cảm giác buồn bã xảy đến vì bạn biết mình sắp phải trở về với guồng quay cũ.

Bạn kết nối mạnh mẽ với nhân vật, tìm thấy mình trong chính họ

Thuật ngữ parasocial relationship dùng để chỉ mối quan hệ một chiều giữa khán giả và người nổi tiếng. Tại đó, khán giả thực sự kết nối với nhân vật trong phim, đôi khi cảm thấy họ quen thuộc như một người bạn thân.

Sự kết nối này còn liên quan đến khả năng thấu cảm (empathy) của khán giả với nhân vật trong phim. Nhà thần kinh học Talma Hendler cho một số khán giả xem những phân cảnh cảm động từ phim Stepmom và Black Swan, sau đó dùng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) để đo hoạt động não bộ của họ.

Ông nhận ra vùng vỏ não trước trán, thùy thái dương, thùy đỉnh có các kết nối liên tục với nhau. Các vùng này đồng thời là thành tố tạo nên ‘mạng lưới thấu cảm tinh thần’ (mental empathy network) – cho phép bạn đặt mình vào vị trí của người khác và cảm nhận những gì họ đang suy nghĩ hoặc đang trải qua.

Nếu phim xacircy dựng tacircm lyacute nhacircn vật quaacute tốt bạn coacute thể rơi vagraveo trạng thaacutei quotthấu cảmquot Nguồn obanhmis cho Vietcetera
Nếu phim xây dựng tâm lý nhân vật quá tốt, bạn có thể rơi vào trạng thái "thấu cảm"

Quả thực, qua lăng kính điện ảnh, chúng ta nhìn thấu được suy nghĩ, nỗi đau, niềm vui và cả điều thầm kín nhất của nhân vật, điều bạn khó quan sát thấy ở những người xung quanh, dẫu là người thân trong gia đình. Nhờ đó ta hình thành mối liên kết bền chặt với nhân vật trong phim.

“Khi phim kết thúc, chúng ta như phải nói tạm biệt với nhân vật mình yêu quý. Cảm giác này giống như đánh mất một người bạn thân.” – Nhà sáng lập của Trung tâm Điều trị Lo âu và OCD California, Kevin Foss nhận định.

Kết thúc phim, trạng thái hạnh phúc đã không còn

Khi xem phim yêu thích, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone hạnh phúc dopamine. Quá trình này hoạt động như cơ chế thưởng, thôi thúc chúng ta lặp lại hành vi sản sinh ra dopamine, cụ thể ở trường hợp này là tiếp tục xem bộ phim đó.

Khi phim đến hồi kết, cảm giác thiếu thốn sẽ ập tới. Thứ “có vẻ thiếu thiếu” ở đây chính là dopamine.

Những biểu hiện khác?

Ngoài cảm xúc trống rỗng hoặc thẫn thờ, những phản ứng khác của post-series depression có thể là:

  • Không muốn xem phim khác ngay, chỉ muốn cày lại bộ cũ;
  • Lên mạng xã hội và thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau về phim
  • Tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá các ngóc ngách khác của phim (nghe đánh giá của giới chuyên môn, xem Easter Egg, lục lọi nhạc phim, đọc fanfic, đọc thuyết âm mưu);
  • Tự sáng tạo ra cái kết hoặc hướng đi tiếp theo cho câu chuyện;
  • Kể với mọi người là đừng bao giờ (hoặc chắc chắn phải) xem phim vì phim sẽ thay đổi cuộc đời họ.

Làm sao để thoát khỏi nỗi buồn hậu phim ảnh?

Nỗi buồn điện ảnh, nhìn nhận một cách tích cực, là một nỗi buồn đẹp. Bạn không nhất thiết phải đuổi nó đi. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn nhanh chóng hồi phục và vượt qua sự trống rỗng này, dưới đây là một số gợi ý:

  • Tìm cảm xúc hạnh phúc khác, không phải bằng việc cày một bộ phim mới, mà bằng cách tham gia hoạt động thể chất lành mạnh;
  • Trao đổi với người khác về câu chuyện, tham dự các câu lạc bộ, hội nhóm fan hâm mộ, tìm kiếm cảm giác được thuộc về;
  • Nghĩ về những bài học, trải nghiệm bạn có nhờ bộ phim, ngẫm xem phim đã giúp bạn trưởng thành về mặt suy nghĩ như thế nào;
  • Chấp nhận tất cả mọi thứ đều sẽ có hồi kết, dù là niềm vui hay nỗi buồn.
>> Chán phát bệnh: Bạn có đang mắc phải Hội chứng ngán việc?>> Tại sao sau khi thành công, chúng ta lại cảm thấy trống rỗng?>> Emotional numbness: Khi cảm xúc bỗng trở nên tê liệt#Tâm lý#Là gì

Từ khóa » Phim Là Gì Vậy Bạn