Cảm Hứng Từ Những Lá Bài Tây - DonaKein - Tất Vớ Thời Trang

Có thể nói bài Tây (chữ Hán: 遊戲牌 Du hí bài) – (tiếng Anh: Playing cards) là một trong những môn giải trí rất đỗi thân thuộc với cuộc sống hàng ngày, xuất hiện gần như mọi lúc mọi nơi trên khắp thế giới. Nếu không bị lạm dụng quá đà dẫn tới u muội thì với sự biến ảo khôn lường của các tổ hợp quân bài và thiên biến vạn hóa các thể lệ, cách thức chơi khác nhau, cộng với trí tuệ, sức sáng tạo của người chơi, bài Tây đã làm mê mẩn con tim khối óc bao người. Tuy rất gẫn gũi nhưng không phài ai cũng hiểu hết sự bí ẩn và sự quyến rũ của những bộ bài.

Người Việt thường gọi bộ bài này là bộ bài Tây vì được du nhập từ Tây phương nhưng ít người biết rằng xuất xứ của nó là từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ IX thời kỳ nhà Đường (năm 618 – 907). Bài lá được nói đến lần đầu trong lịch sử trong cuốn Collection of Miscellanea at Duyang của tác giả Su E, mô tả công chúa Tongchang, con gái Đường Ý Tông, chơi “bài lá” năm 868 với các thành viên gia đình nhà chồng. Thời nhà Tống, học giả Âu Dương Tu cho rằng bài lá đã có từ thời Trung Đường. Tiếng Trung từ bài- pái (牌) dùng để mô tả cả lá bài bằng giấy và môn chơi bài. Bài Tây đến châu Âu vào khoảng năm 1360, không phải trực tiếp từ Trung Quốc mà từ đế chế Mameluke của Ai Cập, bộ bài Mameluke là tương tác kết hợp giữa các từ, khái niệm và các hình ảnh chiếc cốc, đồng tiền vàng, kiếm và gậy polo. Sang đến châu Âu, bộ bài của Ý và Tây Ban Nha có các biểu tượng truyền thống là kiếm, cốc và tiền xu còn polo được biến thành cây dùi hoặc gậy. Đến thế kỷ XV người Đức đã thử nghiệm làm ra những bộ bài cơ bản dựa trên bộ bài của người Ý, cuối cùng sáng tạo ra các chất: “Hạt dẻ”,”Lá”, ‘Trái tim” và “Chuông” đến nay vẫn còn được sử dụng. Khoảng năm 1480, người Pháp bắt đầu làm các bộ bài bằng khuôn và đơn giản hóa các hình dạng của người Đức thành trefle (cỏ ba lá), pique (mũi giáo), coeur (trái tim) và carreau (gạch lát-vuông). Người Anh đã sử dụng những biểu tượng này nhưng thay đổi tên thành Heart (Coeur)-Diamond (Carreau)- Clover (Trefle)- Spade (Pique). Có lẽ tên gọi các chất bài tiếng Việt Cơ-Rô-Tép (Nhép/Chuồn)-Bích (Pích) là được phiên âm từ tiếng Pháp: Coeur-Carreau-Trefle-Pique.

Hiện nay về cơ bản 1 bộ bài có 52 lá bài được đánh số (và hình ảnh), được chia thành 4 chất (suit) khác nhau, mỗi chất có 13 cây (rank) từ A (Ace) đến K (King), ngoài ra mỗi bộ bài thường có thêm 2 lá Phăng teo (Joker). Cây Phăng teo vừa không có giá trị lại vừa vô giá, không được đánh số cụ thể, không tham gia được vào nhiều cuộc chơi nhưng ở một số vùng, cũng chính vì những đặc điểm đó, Phăng teo có thể thay thế cho giá trị của mọi quân bài, trở thành quân mạnh nhất..Không kể cây Phăng teo thì cây Át ( và cả cây 2) có thể là cây mạnh nhất ở cách chơi này nhưng lại là cây nhỏ nhất ở cách chơi khác! Các mẫu lá bài và cách chơi cũng được thay đổi tùy từng vùng và quốc gia, đôi khi chúng cũng được dùng vào việc bói toán hay ảo thuật, trong đó, từng chất và từng quân bài có ý nghĩa khác nhau: Rô tương ứng “đời”, Cơ tương ứng “tình”, Bích tương ứng “tai”, Tép tương ứng với “tiền”…

Về mặt lịch sử, cấu tạo 1 bộ bài được cho là có liên quan tới những truyền thuyết thần bí của triết học Kabbalah và Hermetic. – Một bộ bài có 52 lá, tượng trưng cho 52 tuần trong một năm. – Bốn chất Cơ-Rô-Bích-Tép cũng tượng trưng cho bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, sự tuần hoàn đều đặn của thời gian. – Tổng giá trị các lá bài (khi cộng từ A + 2 +3 +…. + K) là 364, khi thêm cây Phăng teo (Joker) là 365, bằng đúng số ngày trong 1 năm. Bình thường, một bộ bài có 2 quân Joker (1 có màu, 1 đen trắng), như vậy tương ứng với số ngày trong năm nhuận. – Việc chia bộ bài thành 2 màu riêng biệt đều nhau cũng có thể hiểu như đại diện cho ngày và đêm. – Hai cây Joker (hay còn gọi là phăng – teo) tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời Mỗi bộ cây bài (rank) trong 13 bộ cùng chất cũng đại diện cho 1 tháng (tháng trăng kéo dài 28 ngày), mỗi bộ này gồm có 4 cây tức 4 tuần khác nhau. Do đó cả bộ bài gồm 13 tháng (trăng), mỗi tháng có 4 tuần cũng ứng với 52 tuần trong 1 năm.

Bốn chất (suits) khác nhau của bộ bài được quan niệm là đại diện cho:

♠ Bích-Pique/Spade: Đại diện cho thanh kiếm, không khí, sức mạnh của hơi thở và tâm lực, hiện thân cho người đàn ông. Trong bói toán, nó đại diện cho sự cách trở, không thuận lợi. Ví như quân hai bích mang hàm ý bạn gặp tổn thương do bạn đặt niềm tin quá nhiều ở một người rồi không được đền đáp xứng đáng.

 Cơ-Coeur/Heart: Đại diện cho nước, sức mạnh của tiềm thức và sự chữa lành bệnh tật, hiện thân cho người phụ nữ. Ví như quân 9 Cơ trong thuật bói toán có nghĩa về thời vận, bạn có người âm hay thần linh phò tá, che chở.

TépTrefle/Clover: Đại diện cho hình ảnh cây đũa thần, lửa, ý chí và sự biến đổi vạn năng. Ví như quân Át nhép có nghĩa là sự tương quan về nhân quả nợ nần với nhau, sự vay trả trong đời. Trong bói toán người bốc phải quân này có nghĩa là người có nhiều tiền, song không phải tiền của mình mà là tiền của người khác hoặc đi vay mượn.

Carreau/Diamond: Chất Rô mang ý nghĩa của lá chắn, trái đất, sức mạnh, sức chịu đựng và sự phong phú, đa diện. Chúng còn mang biểu tượng của sự giàu có, do hình dáng khiến người xem liên tưởng tới các viên ngói lợp trên mái nhà của giới thương nhân phương Tây.

Với mong muốn mang lại niềm vui và sự tiện lợi cho người sử dụng, đôi ngũ DonaKein đã thiết kế nên hoa văn các chất bài Coeur-Carreau- Pique-Trefle trên nền chất liệu Modal nức tiếng cùng hy vọng sẽ nhận được sự đồng cảm sâu sắc.

DonaKein

Từ khóa » Bài Rô Cơ Bích Tép