"Cầm Kỳ Thi Họa", Mối Liên Thông Giữa Trí Huệ Của Con Người Và Trời đất

Người ta thường nói “Cầm kỳ thi họa, tinh thông mọi thứ” để nói lên sự đa tài của một người. Chính là người mà chơi đàn nhạc, chơi cờ, viết chữ làm thơ, và vẽ tranh đều thông thạo. “Tứ nghệ” đó không chỉ là cách để người xưa tu thân dưỡng tính, bồi dưỡng phẩm hạnh, mà còn là một mối liên thông giữa trí huệ của con người và trời đất. Bí ẩn của các vị thần cổ đại chứa đựng trong kho tàng đó, cũng là tinh hoa của văn hóa nghệ thuật xuyên suốt lịch sử. 

Dưới đây là vài mẩu đàm luận về “Tứ nghệ”, giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về vai trò và ảnh hưởng của 4 tài năng này đối với con người và xã hội người  xưa.

Chu Văn Cự – Bình hội kỳ đồ. Ảnh: Wikipedia

Cầm có thể khai thông thần trí

Trong “Cảnh thế thông ngôn” của Phùng Mộng Long có ghi chép lại: “Phục Hy nhìn thấy 5 vì sao sáng trên bầu trời, rơi xuống trên cây ngô đồng; phượng hoàng từ đâu bay tới đậu trên cây. Mà phượng hoàng là vua của trăm loài chim, nó chỉ ăn tre trúc, chỉ đậu trên cây ngô đồng, chỉ uống nước suối tươi mát. Phục Hy thấy rằng trong các loại cây, cây ngô đồng là một loài cây có tính chất rất lương thiện, nó cũng có tâm hồn giống con người, vì thế cô đã làm nó thành một loại nhạc cụ. Phục Hy lấy tiết khí, chu thiên, âm dương, ngũ hành để sáng chế ra cổ cầm, cũng có thể gọi là dao cầm, tức âm nhạc của cung Giao Trì (là nơi ở của Tây Vương Mẫu trong truyện thần thoại)”.

“Lịch đại cầm thức đồ ‧ Mật hi chi chế” – Tranh do người thời Tống vẽ, hiện nằm tại Bảo tàng cố cung Quốc Lập. Ảnh: soundofhope

Quá trình Phục Hy sáng tạo ra cổ cầm là một sự thể hiện lòng kính ngưỡng thần linh của những người dân cổ đại thời đó. Đó là thể hiện điều Lão Tử từng nói “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên” (Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo đạo, đạo thuận theo tự nhiên).

Âm nhạc của cổ cầm tạo một sự yên tĩnh cao thâm, diễn tấu thanh tâm, có thể thông thấu đến trời đất

Trong thời cổ đại có một khúc nhạc nổi tiếng tên là “Hoa tư dẫn”, nguồn gốc của khúc nhạc này là khi một vị hoàng đế trị vì đến năm thứ 15, ông lo lắng thiên hạ không an định mà buồn bã không yên, một đêm trong mộng ông mơ thấy mình đến một nơi gọi là Hoa Tư Quốc, nơi đây nhân dân không chạy theo dục vọng, không có cái chết, không có tội ác, thiện hay ác cũng không có trong tâm. Sau khi hoàng đế tỉnh dậy, liền ngộ được đạo trị quốc, ông lấy phương thức thống trị thiên hạ của Hoa Tư Quốc, từ đó thiên hạ được thay đổi. “Hoa Tư Dẫn” chính là muốn ca tụng thế giới hoa bình và những người dân không ham danh lợi.

“Thính Cầm Đồ” – Tranh thời nhà Nguyên, hiện nằm tại bảo tàng cố cung Quốc Lập. Ảnh: soundofhope

Người dân nước Hoa Tư Quốc không tham lam, cũng không lưu luyến vào sinh mệnh, không sợ chết, nên họ cũng không có những ý niệm hay những dục vọng tranh đấu. Cảnh giới này chính là cảnh giới cao của người tu luyện, nên văn hóa cổ cầm cũng là một loại văn hóa tu luyện. Nho gia yêu thích chơi đàn, cầm được coi là tượng trưng cho quân tự cổ nhân, nho gia cho rằng cổ cầm có thể đem đến đạo, giống như đức, có thể minh sáng trí huệ, tĩnh tâm thiền định. Đạo gia yêu đàn vì đàn là thứ có thể giúp tu họ tâm dưỡng tính.

Thấy chữ giống như thấy người

Cổ cầm có thể khai thông thần minh, còn thư pháp là học vấn tinh hoa đệ nhất. Bất kể một thời đại nào, bất kể một quốc gia nào, tinh hoa nghệ thuật luôn phải nằm trong sự tổng hòa giữa “hình thế và tinh thần” của nó, nếu như hữu hình vô thần thì nghệ thuật sẽ mất đi linh khí cùng tinh thần của nó; có thần vô hình thì nghệ thuật mất đi vật tải thể, mất đi “đồ chứa đựng” của nó.

Thời cổ đại khi Thương Hiệt mới sáng tạo ra chữ viết, ông đã cho mọi người thấy được linh hồn của văn tự, sau đó trải qua bao nhiêu đời, mọi người mới phát minh ra cái gọi là nghệ thuật thư pháp, dành cho văn tự một hình dáng thực thể đẹp đẽ hơn. Một thư pháp tốt chú trọng ở “pháp độ”, nó đòi hỏi một thời gian dài rèn luyện, người viết thư pháp bên trong cần có nội hàm, tinh thần, tu dưỡng. Do đó người xưa mới có câu “thấy chữ giống như thấy người”.

Cái hay, cái đẹp của thư pháp nằm ở chỗ khí vận và cốt lực; trong thư pháp có giảng về:

“Chữ lấy thần để tinh hoa khí phách, thần nếu không hòa hợp, thì chữ cũng sẽ không có thái độ; Chữ lấy tâm làm xương cốt, tâm nếu không kiên định, chữ cũng không thể khỏe mạnh vững chãi”.

Thường xuyên bảo hòa trạng thái tâm thái yên bình, khi gặp phải thất bại cũng giữ được ý chí mạnh mẽ, những người có phẩm chất như vậy, nhất định có thể luyện ra chữ tốt. Tinh thần của thư pháp nằm trong phong cốt (phong thái và gân cốt) của chữ, phong cốt nằm trong tâm lực của người viết. Những người lười biếng buông lỏng bản thân sẽ không truyền được tinh hoa đến người khác, khó mà có thể trở thành người có thư pháp đại khí.

Thư pháp gia nổi tiếng Vương Hy Chi thời thiếu niên tập luyện thư pháp đến mức nước ao ông sử dụng để rửa bút nhuốm một màu đen của mực. Chính là nhờ tinh thần kiên trì như vậy mới khiến ông được mọi người tôn xưng làm “Thánh thư”.

Tác phẩm “Lan Đình Tự” của Thánh thư Vương Hy Chi, được lưu giữ tại bảo tàng cố cung Quốc Lập. Ảnh: Soundofhope

Kỹ thuật thư pháp chú trọng đến việc cầm bút, dùng bút, vẽ điểm, kết cấu, mực, giấy v.v. Nét bút phải hài hòa với mỹ thể như nước chảy mây trôi, thể hiện ở việc bố trí xuyên suốt toàn bài. Cổ nhân từng dụng bút ca tụng của về vẻ đẹp của người phụ nữ. “Phiên nhược kinh hồng, uyển nhược du long, vinh diệu thu cúc, hoa mậu xuân tùng. Bàng phật hề nhược khinh vân chi tế nguyệt, phiêu diêu hề nhược lưu phong chi hồi tuyết.” (Nhẹ nhàng như chim hồng bay, Uyển chuyển như rồng lượn. Rực rỡ như cúc mùa thu, Tươi rạng như tùng mùa xuân. Phảng phất như mặt trăng bị mây nhẹ che lấp, Phiêu diêu như tuyết bị gió thổi cuốn lên. Từ xa ngắm nhìn, trắng như ráng mặt trời lên trong sương sớm. Tới gần nhìn kỹ, rực rỡ như hoa sen lên khỏi dòng nước trong); mới hay uy lực của “thần bút” có thể tới cỡ nào.

Thư pháp gia. Ảnh minh họa: Sohu

Nhiều thư pháp gia của các triều đại không chỉ có thành tựu to lớn trong nghệ thuật, họ còn nhận được sự ngưỡng mộ của hậu nhân. Ví dụ như Nhan Chân Khanh triều Đường, ông là người đã chống lại sự nổi loạn của An Lộc Sơn, có công lao to lớn. Hay Nhạc Phi của Tống triều, trung thành hết sức đền nợ nước, thống soái thiên quân vạn mã, bất khả chiến bại. Nét chữ của họ thể hiện đúng như con người họ, khiến hậu nhân không thể theo kịp. Như vậy có thể thấy, “Thiên nhân hợp nhất”, “Hình thần kiêm bị” là một yếu tố không thể thiếu của văn hóa Trung Quốc, của sự thành ý tu dưỡng, kính thiên tri mệnh (hiểu số mệnh con người và tôn kính trời đất) tương hỗ tương thành (hòa hợp cùng nhau mà thành tựu).

Nói đơn giản, một cá nhân có phẩm cách cao thượng, cũng sẽ sáng tạo ra nghệ thuật cao thượng. Đây chính là tinh túy của nghệ thuật, cũng là trí huệ và báu vật tinh thần của người Trung Hoa xưa.

Nhân sinh bách tính giống như bàn cờ

Văn hóa chơi cờ thực ra cũng là văn hóa thần truyền. Tương truyền từ thời Nghiêu Thuấn, Trương Hoa có nói trong “Bác Vật Chí”: “Vua Thuấn thấy con cái mình ngu dại, cố làm cờ vây để dạy bảo”. Trong “Đường Sử Hậu Ký” ghi lại, vua Nghiêu lấy vợ là Phú Nghi, sinh hạ con trai đầu lòng là Đan Chu. Đan Chu tính tình ngang ngược, cực kỳ nghịch ngợm. Vua Nghiêu liền đi tới gần bờ sông Phần, thấy hai vị tiên ngồi trên hai viên cuội xanh biếc và họ ngồi đối diện nhau,  họ vẽ những con đường trên cát, lấy các viên đá trắng đen làm thành trận đồ. Vua Nghiên liền tới thỉnh giáo phương pháp để thay đổi tính tình người con trai của mình, một vị tiên lên tiếng nói: “Đan Chu thích tranh đấu mà tính tình ngu dốt, phải sử dụng những thứ nó yêu thích thì mới dẹp yên được lòng nó”. Vì vậy, tiên nhân đã chỉ vào con đường vẽ trên cát và những viên đá nói rằng: “Đây là một trò chơi, được gọi là cờ vây, bàn cờ hình vuông và phẳng, cờ tròn mà động, lấy pháp thiên địa, tự thành trò chơi, thế nhân không ai giải được.” Vua Nghiêu sau khi trở về nhà dùng cờ vây dạy Đan Chu, sử dụng trí huệ kết hợp độc đáo giữa động tĩnh của cờ vây mà thay đổi tính cách thích giành chiến thắng trong trận đấu của Đan Chu.

“Thế thuyết tân ngữ” có ghi lại một câu chuyện nhỏ, thời kỳ Đông Tấn và Tiền Tần đang xảy ra chiến tranh, người thống lĩnh chiến đấu là tể tướng Tạ An cùng bằng hữu đánh cờ, lúc này người hầu đem đến một lá thư, Tạ An xem xong thư liền đặt sang một bên, tiếp tục chuyên tâm đánh cờ. Người bằng hữu hỏi ông về nội dung bức thư, Tạ An trả lời nói: “Lũ trẻ của tôi đã đánh bại quân địch”. Trận chiến này có ý nghĩa to lớn đến sự tồn vong của đất nước, nhưng Tạ An vẫn có thể bình tĩnh kìm chế được niềm vui mừng trong lòng; như vậy gặp biến mà không sợ cũng là một hàm dưỡng trí huệ mà cờ vây mang đến. Trí tuệ của cờ vây còn bao hàm thiên tượng dịch lý, binh sách lược cùng trị quốc an định. Cổ nhân thích coi bàn cờ nho nhỏ là một chiến trường. Mã Dung thời Hán có bài phú: “Lược quan vi kỳ hề, pháp vu dụng binh, tam xích chi cục hề, vi chiến đấu tràng” (Hãy nhìn vào cờ vây, pháp sử dụng binh, bàn cờ ba thước, đó là nơi chiến trường).

Tranh phụ nữ thời Đường chơi cờ vây. Ảnh: soundofhope

Quy tắc chơi cờ vây mặc dù đơn giản nhưng biến hóa vô cùng, bàn cờ tượng trưng cho vũ trụ, điểm ở trung gian biểu hiện cho trung tâm vụ trụ, ba trăm sáu mươi điểm tượng trưng cho ba trăm sáu mươi ngày lịch cũ, quân cờ trắng đen đại diện cho sự thay đổi của đêm và ngày, bốn góc biểu thị bốn mùa trong năm. Như vậy, bàn cờ nhỏ nhỏ tượng trưng cho một thiên thể vũ trụ, 19 đường văn cờ giăng khắp nơi, phân biệt rõ ràng, bao la vạn tượng. Từ trong bàn cờ có thể tiến vào không gian vô hạn. Có nhiều vị thánh hiền trong lịch sử có thể nhìn thấy những biến hóa của thiên tượng, thế gian vạn vật từ trong ván cờ.

Ví như Gia Cát Lượng thời Tam Quốc viết trong “Vây Cờ Ca”: “Bầu trời giống như một cái vòng tròn, lục địa tựa như một ván cờ”. Gia Cát Lượng là người có trí tuệ siêu nhiên, ông cho rằng nhân sinh bách thái cũng giống như ván cờ, chuyện thế gian tựa như cũng luôn sản sinh ra biến hóa, thể hiện ra nhân sinh như quân cờ, cờ cũng như nhân sinh, người không thể không đi bàn cờ cuộc sống. Bởi vì người vừa sinh ra như đã nằm trên một ván cờ, một ván cờ sau khi kết thúc có thể được bày lại, liệu rằng kiếp nhân sinh chỉ có một cuộc sống này, không có cách nào để quay trở lại ư? Cờ vây đích thị đã nói cho con người một đạo lý:

“Hãy suy nghĩ trong tĩnh, nhìn kỹ toàn cục, nghiêm túc đi tốt mỗi bước, tìm được nhân duyên cùng con đường tươi sáng, mới có được một kết thúc hoàn mỹ cho cuộc đời mình”.

Ván cờ vây. Ảnh: Zixundingzhi

Thi trung hữu họa, họa trung hữu thi (Trong thơ có họa, trong họa có thơ)

Họa, còn được gọi là Trung Quốc họa hay Quốc họa. Công cụ của truyền thống hội họa gồm có bút lông, mực, thuốc màu, giấy lớn, lụa v.v. Đề tài có thể phân thành người vật, phong cảnh, hoa chim các loại, kỹ thuật gồm có kỹ thuật sử dụng ngòi bút và kỹ thuật viết ý. Những bức họa Trung Quốc thường được vẽ kèm thư pháp, đường vẽ có thể là nét thẳng hoặc theo kiểu mềm mại, sắc nét hoặc thanh lịch nhẹ nhàng, cũng có thể biểu hiện qua những bất đồng về tư thái và ý vị khác nhau của mỗi nghệ sĩ. Thư và họa vốn là cùng xuất phát điểm, cả hai đều chú trọng đến đặc tính “hình thần kiêm bị” (vẻ ngoài và tư chất đồng nhất). Mỗi một họa gia tốt có thể đem người và vật mà vẽ ra được thần thái, cũng gọi là “truyền thần”. Kỹ thuật này cần có sự chuyển từ ý niệm cho đến sự cử động của tay cầm bút, “đắc tâm ứng thủ” (có tâm sẽ truyền đến tay).

Vào thời nhà Bắc Tề có Tào Trọng Đạt sở trường về vẽ Phật Đà, Bồ Tát, các nhân vật trong bức họa mềm mại như lụa, giống như từ dưới nước đi ra, nên ông được ca tụng là “Tào y xuất thủy”. Triều Đường cũng có Ngô Đạo Tứ tôn làm “Nhất đại họa thánh” (một họa thánh giỏi nhất thời đại), ông cũng có sở trường về vẽ tượng Phật, thần tiên và vũ trụ rộng lớn, bút pháp trong trẻo và thanh lịch, quần áo nhân vật trong tranh ông như muốn tung bay theo gió, và từng nếp gấp cũng được vẽ tỉ mỉ, nên ông được khen là “Ngô đới đảm phong”.

Túy tăng đồ – Tác giả: Tống Lưu Tùng. Ảnh: soundofhope

Tác phẩm của các nhà họa gia từ thời cổ đại đã đạt đến bút pháp thượng thừa, có thể thấy được tâm thái thuần khiết và sức mạnh tinh thần bên trong tác phẩm, từ trong đó còn chiêm nghiệm được tính thẩm mỹ cao trong nghệ thuật. Hội họa cổ Trung Quốc chú trọng về ý cảnh, núi sông vạn vật hòa quyện cùng tâm hồn. Khi người xưa tán thưởng về một bức họa, họ thường nói: “Trong thơ có họa, trong họa có thơ”. Bất kể là thơ hay là họa, cũng đều có thể thấy được hơi thở của cuộc sống.  

Vương Miện thời nhà Nguyên một đời yêu hoa mai, vịnh về mai, bức họa “Mực mai” của ông trong đó có đề một vần thơ: “Bất yếu nhân khoa nhan sắc hảo, chỉ lưu thanh khí mãn càn khôn” (Không cần mọi người khen ngợi rằng màu sắc đẹp, chỉ cần bức họa tràn đầy thanh khí trời đất). Ông vẽ  không chỉ để thể hiện hình dáng hoa mai, mà còn để thể hiện thần thái và tinh thần kiêu sa của hoa mai.

Thời Đường có Vương Duy, nhất tâm hướng Phật, trong bức “Giang sơn tuyết tễ đồ” của ông, trời cao xa tít tắp, hàm chứa khí tượng vạn dặm, biểu hiện chiều rộng sâu mà đạm bạc mang trong lòng ông, khiến người ta dễ cảm nhận được “chân ý”.

Thật ra thì, khả năng của tác phẩm nghệ thuật chân chính mà có thể chạm đến tâm hồn, không phải từ thứ tình cảm nhất thời, mà còn bao hàm sự thuần thiện, thuần mỹ trong lòng người sáng tác. Nghệ thuật chân chính sẽ không bị thời gian thổi đi ánh hào quang, trong mắt mỗi người luôn là vẻ đẹp vĩnh hằng bất hủ.

Tranh “Thưởng họa”. Ảnh: soundofhope

Cầm kỳ thư họa, tuyệt diệu tuyệt trần, xứng đáng là nghệ thuật kỳ diệu của Trung Hoa. Từ đó ta có thể lĩnh ngộ được văn hóa thần truyền với các ngụ ý sâu xa. Thật ra hết thảy những nghệ thuật chính thống đều chứa đựng chân lý sâu sắc của vũ trụ, truyền cảm hứng cho mọi người cảm ngộ cuộc sống và hoàn thiện tính cách lý tưởng đạo đức, khám phá thế giới Thần Phật, theo đuổi một cảnh giới cao thượng.

Theo soundofhope.com

Bạn đang đọc bài viết: “”Cầm kỳ thi họa”, mối liên thông giữa trí huệ của con người và trời đất” tại chuyên mục Nghệ thuật của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: [email protected]. Xin chân thành cảm ơn!

Clip ý nghĩa:

videoinfo__video3.dkn.tv||830fd9b79__

Có thể bạn quan tâm:

  • Trí tuệ Lão Tử: 4 đạo lý đơn giản phân biệt người bình thường và ‘cao nhân’
  • 10 câu châm ngôn dân gian còn nguyên giá trị đến ngày nay
  • Gia Cát Lượng: Đời người phải có được ‘3 điều sáng suốt’
  • Trí huệ sinh ra trong tĩnh lặng, còn ngu muội sinh ra trong oán giận
  • Chữ “Lễ” qua chiết tự: Niềm tin ở Thần

Từ khóa » Cầm Kỳ Thi Họa