Cẩm Nang Dành Cho Các Bạn Sắp Sang Du Học Nhật Bản

5/5 - (3 bình chọn)

DU HỌC SINH ĐƯỢC MANG GÌ TRONG HÀNH LÝ XÁCH TAY VÀ HÀNH LÝ KÝ GỬI ?

Vậy là bạn nhận được tư cách lưu trú và chuẩn bị sang Nhật du học? Thật là nhiều việc cần phải làm và một trong những việc đó là mang gì đi trong lần đầu sang Nhật. Làm sao để việc xuất cảnh lần đầu thật thuận lợi, suôn sẻ. Sau đây là một vài kinh nghiệm nho nhỏ mình tổng hợp được xin chia sẻ với các bạn. À, nhớ cầm giấy cho phép lưu trú (Certificate of Eligibility) đi xin visa tại đại sứ quán hay lãnh sự quán Nhật Bản nữa nhé. Và khi mua vé bạn phải kiểm tra số cân được gửi kèm theo máy bay là bao nhiêu.

I ) HÀNH LÝ XÁCH TAY

Những vật dụng không được mang theo ở dạng hành lý xách tay

Những vật dụng không được mang theo ở dạng hành lý xách tay

  • Túi không quá 7 kg

  • Đối với Hành lý xách tay thì bạn nên lưu ý khi lên máy bay không được phép mang những thứ quy định dưới đây, nếu vi phạm bạn sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng :

  • Tất cả các loại dao, gồm cả các loại dùng để săn bắt và các loại dao khác.

  • Gươm, kiếm các loại.

  • Dùi cui, gậy tày hoặc những vật tương tự.

  • Bất kỳ một dụng cụ hoặc vật dụng mà thông thường không được coi là vật dụng nguy hiểm nhưng có thể sẽ trở thành nguy hiểm tuỳ theo mục đích sử dụng như kẹp đá, dao cạo, kéo các loại, búa kìm…

  • Chất lỏng quá 100ml.

  • Súng và đạn của bạn có giấy phép sử dụng nếu mang theo phải được vận chuyển theo hành lý ký gửi, kể cả những quan chức hoặc nhân viên nhà nước được giao những nhiệm vụ quan trọng như áp giải tội phạm, bảo vệ lãnh tụ… Những người này phải xuất trình súng và đạn trước khi lên máy bay để đảm bảo qui định về an toàn trong vận chuyển hàng không.

  • Sầu riêng không được phép mang lên máy bay, kể cả hành lý xách tay lẫn ký gửi. Vì mùi của nó khó nhạy cảm.

CÁC VẬT DỤNG nói TRÊN chỉ ĐƯỢC phép VẬN CHUYỂN dưới dạng HÀNH LÝ KÝ GỬI.

Nhưng nếu các bạn đã biết rõ mà vẫn cố ý hoặc là chủ quan nghĩ chắc không ai làm khó dễ đâu và thế là bạn mang (kéo tỉa lông mi, lông mày, kìm bấm móng tay .v.v..) trong hành lý xách tay thì khi nhân viên check in họ soi chiếu an ninh họ phát hiện và không bỏ qua cho thì. Bạn buộc phải bỏ lại các món đồ lưu niệm thuộc dạng hạn chế trong chuyến bay này, nên các bạn khi đi du học hết sức lưu ý nhé, đặc biệt là các bạn nữ.

• Lời khuyên :

  • Bạn không nên mang hành lý xách tay quá cồng kềnh mà nên gọn gàng để sao cho vừa cỡ với khoang hành lý bên trên ghế ngồi.

  • Các thiết bị điện tử như máy ảnh, máy tính cá nhân, máy nghe nhạc, điện thoại ( ở Nhật dùng để báo thức)… nên xách tay, bởi rất dễ bị làm hỏng hóc hay vỡ khi di chuyển. Các mặt hàng dễ vỡ và quý cũng thế, nên được đóng gói cẩn thận xách tay, tránh trường hợp bị thất lạc.

  • Hành lý xách tay gọn nhẹ với các đồ dùng cá nhân, giấy tờ quan trọng, vé máy bay, đồ điện tử, các loại pin sạc, các loại mỹ phẩm, chất lỏng (nước hoa, nước suối, dầu gió, dầu gội đầu v.v..) có dung tích dưới 100ml, chút đồ ăn nhẹ và áo khoác mỏng.

  • Không nên để tài sản và những vật dụng quan trọng ở ngăn ngoài, bên hông hay phía trước vali. Đây là những vị trí thuận lợi cho kẻ trộm cắp ra tay. Nếu được, hãy photo các giấy tờ cần thiết của bạn thêm một bản và cất trong hành lý ký gửi.

  • Không nên vội vàng chen lấn để xếp hàng lên máy bay, tàu, xe… khi nghe thông báo. Cần ngồi yên ở ghế chờ mọi người tuần tự sắp hàng. Hãy nhớ rằng bạn đã đặt chỗ rồi, không ai có thể lấy mất chỗ của bạn và chuyến đi sẽ chỉ bắt đầu sau khi mọi thứ đã được kiểm tra đầy đủ.

II ) HÀNH LÝ KÝ GỬI

Tiền làm thêm của du học sinh Nhật Bản được bao nhiêu?

Tiền làm thêm của du học sinh Nhật Bản được bao nhiêu?

  • Tùy theo tấm vé và đăng ký ban đầu, bạn có thể được gửi TỐI ĐA khoảng 20 kg hoặc 30 – 40 kg hành lý. MỖI KIỆN HÀNH LÝ KHÔNG ĐƯỢC QUÁ 30 kg để tránh cho nhân viên vận chuyển trong sân bay bị quá sức. QUÁ 30 kg , bạn sẽ BỊ yêu cầu CHIA THÀNH 2 KIỆN.

  • Các loại SẢN PHẨM CÓ NƯỚC nên BỌC CẨN THẬN và chèn chặt giữa các đồ đạc trong hành lý, TRÁNH BỊ VA ĐẬP gây VỠ hỏng. HOA QUẢ với SỐ LƯỢNG LỚN nên ĐÓNG THÙNG riêng. NHIỀU CHUYẾN BAY KHÔNG ĐƯỢC PHÉP MANG NƯỚC MẮM hay SẦU RIÊNG, các loại HẢI SẢN cũng PHẢI được ĐÓNG GÓI thật CẨN THẬN trong các THÙNG XỐP.

  • Với các loại vali dễ vỡ, hãy sử dụng băng dính hoặc bọc kín vali bằng túi chuyên dùng. Các vali đều phải khóa cẩn thận và chân máy ảnh phải lưu ý để trong hành lý ký gửi.

  • Để tránh nhầm lẫn hay thất lạc hành lý của mình, bạn nên đánh dấu vali với những miếng dán màu hoặc bất kỳ dấu hiệu nào dễ thấy nhất.

  • Hãy chắc chắn rằng vali của bạn đã được dán thẻ hành lý gửi đồng bộ với trên vé.

  • CẤM TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐỂ BẬT LỬA TRONG HÀNH LÝ KÝ GỬI.

  • Lời khuyên :

  • Bạn phải kiểm tra số ký mang theo ghi trong vé máy bay.

  • Nhớ cân ký hành lý trước khi ra sân bay!

  • Nhiều khi bạn mang rất nhiều mà lại tưởng ít, khi ra sân bay bị bắt bỏ lại hay phải đóng mức phí quá cân khá cao.

III ) MANG GÌ SANG NHẬT TRONG LẦN ĐẦU TIÊN ?

Học tiếng Nhật nhanh hiệu quả

Học tiếng Nhật nhanh hiệu quả

A – HÃY MANG THEO

1) Giấy tờ cần thiết

Bạn không được quên các giấy tờ cần thiết như: • Hộ chiếu • Vé máy bay Đây là 2 thứ bắt buộc bạn phải có. Nhớ mang túi nhỏ đeo theo người và mang các giấy tờ này theo người. Đừng quên chúng ở sân bay hay bỏ vào hành lý ký gửi! Khi bạn ký gửi hành lý và lấy Boarding Pass (vé lên máy bay) thì nhớ cầm cả Boarding Pass kè kè theo người nữa. • Học bạ cấp ba, chứng minh thư: Không cần và không nên mang theo, nhỡ thất lạc. • Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh: Không cần và không nên mang theo. Những thứ trên nếu ở Nhật cần thì gia đình bạn có thể scan và gửi qua được, và Nhật cũng chỉ yêu cầu có bản sao là được. Tuy nhiên chắc chẳng bao giờ bạn dùng đến.

2) Ảnh thẻ

Chụp ảnh lấy ngay bên Nhật khoảng 700 yên, không rẻ nên bạn nên mang khá nhiều ảnh theo, đủ dùng trong vài năm, gồm có: • Ảnh 3×4 • Ảnh 4×6 Bạn cũng nên lưu ảnh thẻ vào USB hay trên Internet để có gì in ảnh tại Nhật nếu cần.

3) Quần áo

Thường bạn sang vào tháng 4 (mùa xuân) hay tháng 10 (mùa thu), tiết trời sẽ lành lạnh cho nên bạn nên mang một cái áo ấm(loại có thể mặc trong mùa đông luôn) và đừng mang nhiều áo rét quá vì sang Nhật mua cũng rất rẻ (chỉ tầm 1000 đến 2000 yên), áo Nhật lại rất ấm, nhẹ hơn hẳn Việt Nam – chống lạnh tốt hơn vì thiết kế chuyên dụng cho thời tiết ở Nhật. Mang nhiều áo rét quá thì sẽ rất tốn chỗ, lại không có lợi về kinh tế.

Ngược lại, bạn nên mang đủ nhiều áo thun, đồ lót, quần áo mỏng mặc ở nhà, v.v… và một vài áo khoác mỏng mặc mùa xuân hoặc mùa thu. Nên chọn những cái nào bạn ưng ý nhất thôi vì sang Nhật quần áo rất nhiều và cũng không hề mắc so với Việt Nam (ví dụ quần jean Uniqlo khá đẹp cũng tầm 2000 yên thôi, còn quần jean N&M ở Việt Nam cũng đã 500 ngàn rồi).

Tất nhiên là quần áo mỏng thì nên mang nhiều nhiều, vừa thay thường xuyên được lại có thể giữ ấm mà vẫn không tốn chỗ va ly. • Vớ (tất): Mang một số đôi đi vì bên Nhật khá lạnh, không thì vào hàng 100 yên mua cũng được

4) Đồ dùng vệ sinh cá nhân

Bạn nên mang đồ dùng cá nhân đủ dùng vì tuy bên Nhật có thể mua được nhưng không phải lúc nào bạn cũng đi siêu thị được ngay và cũng chưa biết chỗ nào rẻ. Với lại đồ trong siêu thị có nhãn tiếng Nhật nên cũng có khả năng mua nhầm nữa. • Quần áo lót: Nên mang đủ dùng và đủ thay • Kem đánh răng, dầu gội, dầu xả: Nên mang tuýp hay chai loại nhỏ nhất cho nhẹ và đỡ tốn chỗ • Bàn chải đánh răng, dụng cụ vệ sinh tai, kéo tỉa lông mũi: Mang theo mỗi thứ 1 cái • Các đồ vệ sinh thân thể mà bạn thường dùng: Nên mang theo lượng đủ dùng 1 ~ 2 tuần (thời gian làm quen cuộc sống mới), nhất là các bạn nữ. • Khăn tắm, khăn mặt: Mang theo đủ dùng

5) Tiền

Nếu được nên mang tầm 100,000 ~ 200,000 yên (1000 ~ 2000 USD), nhớ đổi ra tiền yên, không mang tiền VND hay USD (rất khó đổi USD vì ở Nhật chỉ xài JPY).

À, nếu bạn nghĩ tới ngày nhập cảnh về VN thì có thể mang tầm 500,000 VND để mua thẻ điện thoại chẳng hạn, hay nộp những loại phí mà không tiện nói tên!

6) Thuốc, đồ dùng sức khỏe

Nên mang theo thuốc cảm cúm (ho, nhức đầu, sổ mũi, sốt), đường ruột (đầy hơi, táo bón) và thuốc phòng bệnh ngoài da vì ở tập thể mà (hắc lào, lang ben, nấm) với số lượng vừa phải (đủ dùng trong 2 – 3 tháng là được), đừng mang quá nhiều vì chắc bạn chẳng bao giờ dùng tới, với lại bạn đi du học thì thường khá trẻ và khỏe, không khí và đồ ăn bên Nhật lại rất sạch nên cũng khó có gì xảy ra. Bạn nên mang: • Vitamin C: Rau quả bên Nhật thường ít hơn và bạn chưa quen, ngoài ra giá cả thường mắc hơn thịt nên bạn mang vitamin C cho chắc, có gì còn bổ sung. • Các thực phẩm chức năng khác: Tùy loại bạn thường dùng.

7) Đồ ăn :

Gói phở ăn liền trong siêu thị Nhật to cho 6 người

Gói phở ăn liền trong siêu thị Nhật to cho 6 người

Nếu bạn muốn tiết kiệm, bạn NÊN MANG theo: • 1 thùng mỳ ăn liền • 1/2 ký chà bông (ruốc) Đừng mang nhiều quá vì bên Nhật cái gì cũng có, và giá rẻ hơn ở Việt Nam (về trứng, tàu hũ, v.v…). Mỳ ăn liền và chà bông để thời gian đầu tiết kiệm tiền và chưa hợp khẩu vị đồ ăn Nhật mà thôi. Đằng nào thì bạn cũng không thể ăn mỳ liên tục được!

  • Lời khuyện nếu bạn muốn tiết kiệm :

Giả sử bạn được mang nhiều hành lý (ví dụ vé ANA mang được 46kg) và bạn muốn tiết kiệm tiền ăn thời gian đầu sang Nhật thì bạn có thể mang nhiều đồ ăn đi, đặc biệt là gia vị: • 2 thùng mỳ ăn liền: Nên mua nhiều loại cho đổi vị • Tỏi: Ví dụ 1/2kg (Không phải bên Nhật không có, nhưng rau củ quả thường mắc) • Hành khô (hành tím): Ví dụ 1/2kg (Bên Nhật không có) • Tôm khô: 1/2kg (Dùng cho nhiều mục đích, đừng mang nhiều kẻo lại hỏng) • Cá khô: Vừa phải, có khi cá khô bên Nhật ngon hơn mà cũng không quá mắc • Bột nêm, ví dụ Knor: Khoảng 1kg nhưng nên mua loại nhiều túi nhỏ để dễ bảo quản thay vì 1 túi lớn • Trái ớt khô (Ớt tươi bên Nhật mắc) • Nước mắm: Có thể mang chai nhỏ nhưng phải bọc cẩn thận coi chừng bể, nhất là hành lý có thể bị quăng quật. Nước mắm có thể mua ở bên Nhật ở một số cửa hàng bán Asian Food. • Các loại đồ khô khác: Mang được bao nhiêu thì mang, nhưng mua nhiều coi chừng cháy túi. Ngoài ra, các siêu thị Nhật khi đến giờ (8 – 9 giờ tối) thì thường thực phẩm giảm giá khá nhiều (10 – 50%) nên nếu bạn canh đúng giờ và gặp may mắn thì cũng có thể tiết kiệm kha khá tiền ăn khi mới sang Nhật.

8) Máy tính xách tay, điện thoại

• Máy tính xách tay: Nếu máy tính bạn vẫn xài được tốt thì nên mang theo, vì điện máy tính là 100 – 240 V nên có thể sạc điện tại Nhật (ở NHẬT DÙNG ĐIỆN 100 V).

9) Từ điển, kim từ điển

Kim từ điển bên Nhật thường là Nhật – Anh, Nhật – Nhật nên bạn nên: • Mang từ điển giấy cả Việt – Anh lẫn Anh – Việt, loại tốt tức là có câu ví dụ đàng hoàng. • Nếu được: Mang từ điển giấy loại hai chiều Việt – Nhật, Nhật – Việt. Tuy nhiên chắc không có từ điển nào hay, nhiều khi cũng không chính xác lắm.

10) Vở, bút viết, bút chì, v.v…

Thật ra thì cũng chẳng cần mang làm gì, tuy nhiên bạn nên: • MANG ÍT NHẤT là 1 CÂY BÚT BI (để điền form ở sân bay nếu cần) • 1 quyển SỔ TAY (để ghi chú ở sân bay) • VỞ : Mang 1 quyển chắc ổn Những thứ này hàng 100 yên có nhiều, giá chẳng bao nhiêu.

11) Con dấu

Ở Nhật người ta dùng con dấu cá nhân. Khi làm tài khoản ngân hàng bắt buộc bạn phải làm con dấu. Thường thì trường Nhật ngữ sẽ đặt làm con dấu giúp bạn, giá khoảng 2000 yên (20 USD). Nếu bạn muốn tiết kiệm khoản này bạn có thể tự làm con dấu trước ở Việt Nam (nhớ làm loại nào bền vào nhé, mất con dấu là làm thủ tục ngân hàng báo mất đó). Thường nếu bạn tên là gì thì làm con dấu tên đó, ví dụ tên là HƯƠNG thì làm con dấu tên HUONG hay HƯƠNG chẳng hạn.

Người Nhật thì làm con dấu là họ của họ, ví dụ 高橋 (Takahashi). Hàng 100 yên cũng bán con dấu, nhưng là các họ người Nhật, đôi khi có chữ kanji lẻ như 香 (Hương) chẳng hạn, nhưng ít. Bạn không định lấy tên là Inoue gì đó đấy chứ ? (^-^)

Con dấu cá nhân thường rất nhỏ, chỉ tầm 1 ngón tay, đường kính là tầm 1 cm thôi nhé. Nếu trường làm thì nên dặn họ làm thêm cả dấu tiếng Việt cho nó sang trọng!

B – KHÔNG NÊN MANG

Ảnh: Hình ảnh đông đúc của khách hàng tại một khu mua sắm ở Ginza.

Ảnh: Hình ảnh đông đúc của khách hàng tại một khu mua sắm ở Ginza.

1) Đồ uống

KHÔNG NÊN MANG theo vì bên Nhật đồ uống chất lượng rất cao và giá rất rẻ (1 lít nước cam hay táo là 100 yên, 1 lít sữa là 100 yên => Rẻ gấp 2 – 3 lần giá cả tại Việt Nam), ngoài ra bạn cũng không xách tay được đồ uống lên máy bay (và cũng không cần vì máy bay có phục vụ đồ uống) vì lý do an ninh. Bạn chỉ nên mang nước suối để tránh mất nước khi đi tới sân bay thôi.

2) Sách học tiếng Nhật, các sách toán lý hóa, v.v…

KHÔNG NÊN MANG vì chẳng có ích gì đâu. Tuy nhiên nếu có SÁCH NÀO BẠN TÂM ĐẮC thì MANG cũng được. Nếu bạn muốn học tiếng Nhật, hãy dùng sách ở trường Nhật ngữ của bạn. Còn sách TOÁN LÝ HOÁ thì nên HỌC TRỰC TIẾP từ GIÁO TRÌNH hay ĐỀ THI của Nhật, như thế sẽ sát hơn, tiết kiệm thời gian mà KHẢ NĂNG ĐẬU CAO HƠN nhiều.

3) Đồ điện (Nồi cơm điện, v.v…)

KHÔNG NÊN MANG, vì ĐỒ ĐIỆN bên NHẬT DÙNG điện 100V còn VIỆT NAM lại DÙNG 220V nên bạn sẽ không dùng được. BẾP GA DU LỊCH cũng KHÔNG DÙNG ĐƯỢC, vì kích thước bình ga 2 nước khác nhau.

4) Chén, bát, tô, đũa, thìa, v.v…

KHÔNG NÊN MANG vì hàng 100 yên đều có.

5) Dao, kéo

Chỉ được mang theo hành lý ký gửi thôi không được cầm lên máy bay, tuy nhiên KHÔNG NÊN MANG vì hàng 100 yên rất nhiều và rẻ.

6) GƯƠNG, MÓC ÁO, XI ĐÁNH GIÀY, XÀ BÔNG v.v…: KHÔNG NÊN MANG, ở Nhật ra hàng 100 yên thì đầy, lại rẻ hơn VN.

7) Điện thoại: KHÔNG NÊN MANG vì là băng tần điện thoại Nhật Bản và Việt Nam khác nhau, nên có mang sang cũng không xài được. Bạn dùng để báo thức hay vào wifi (nếu điện thoại bạn bắt được wifi) thì được!

8) Máy tính để bàn (desktop computer) : KHÔNG NÊN MANG đi, vì rất nặng, cồng kềnh mà lại “chở củi về rừng”.

9) CHANH VÀ TIÊU thì KHÔNG NÊN MANG. Vì tiêu bên Nhật không mắc, còn chanh thì có chai nước cốt chanh (chanh tươi bên Nhật khá mắc đấy).

  • HÀNG 100 YÊN CÓ GÌ?

HÀNG 100 YÊN (百円ショップ hyakuen shoppu) hầu như CÓ MỌI THỨ BẠN CẦN trong cuộc sống hàng ngày, kể cả quần áo (tuy không hợp thời trang lắm). Dao, kéo, chén, đũa, tô, đũa dùng một lần, chén dùng một lần, nồi, móc áo, xi đánh giày, đồ vệ sinh cá nhân, bàn chải đánh răng, dây lưng, v.v…. đều có và giá còn RẺ HƠN VIỆT NAM. Do đó bạn KHÔNG NÊN MANG những thứ mà hàng 100 yên có.

  • NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN NHỚ KHI SANG NHẬT LẦN ĐẦU TIÊN :

• Đừng mang quá nặng và nhiều đồ không cần thiết (gồm sách vở Việt Nam, v.v…) • Mang ít thực phẩm và đồ dùng cá nhân theo cho những ngày đầu • Ở Nhật Bản thứ gì cũng có, trừ thực phẩm ra thì thứ gì hầu như cũng rẻ hơn và tốt hơn Việt Nam (đố bạn tìm được thứ gì mà Nhật đắt hơn đấy!) • Đóng gói hành lý gọn gàng, nên dùng va ly kéo đi được (loại đủ tốt), nên mang: 1 va ly, 1 ba lô đeo, 1 túi xách đeo theo người (đựng giấy tờ hải quan) • Quần áo tại Nhật tốt và hợp thời trang => KHÔNG NÊN MANG quá nhiều quần áo theo, chỉ mang quần áo đủ dùng Lời khuyện : ĐỪNG BAO GIỜ MANG NHỮNG THỨ KHÔNG THỰC SỰ CẦN THIẾT !!!

IV ) NẾU TÔI ĐI NHẬT THÌ TÔI SẼ MANG CÁC THỨ SAU : • Bắt buộc: Hộ chiếu, vé máy bay • Ảnh 3×4, 4×6 đủ nhiều (vài chục tấm), con dấu • Máy tính xách tay, điện thoại (làm đồng hồ báo thức), một USB, một ổ cứng di động (nếu có => dùng sao lưu cho chắc thôi, nhưng mua bên Nhật chắc rẻ mà tốt hơn) • Áo rét: 1 cái, áo khoác mỏng: 2-3 cái, áo thun: 5-6 cái, áo sơ mi (T-shirt): 1 cái mặc cho trang trọng, quần tây: 1 cái, giầy tây: 1 đôi, quần jean: 2 cái, quần lửng: 1-2 cái, quần lót: đủ xài cả tuần, vớ: 4-5 đôi • Bàn chải, tuýp kem đánh răng nhỏ, chai dầu gội nhỏ, chai sữa tắm nhỏ, đồ vệ sinh tai, kéo tỉa mũi, khăn mặt (vài cái), khăn tắm (mình thì chả cần!) • Giày (1-2 đôi chắc vừa), dép tông • Từ điển Anh-Việt-Anh, kim từ điển (nếu có), sổ tay, cây viết • 1 thùng mỳ, nửa ký chà bông, 1 tô có nắp, 1 đôi đũa, 1 thìa (không lại không biết ăn mỳ bằng gì!) • Vitamin C, thuốc cảm cúm, ho, đường ruột • Tiền: 5-10 Man

(Nguồn:  Du học nhật bản)

Từ khóa » Hành Lý Cần Thiết Khi đi Du Học Nhật Bản