CẨM NANG HÒA SẮC TRONG TRANG TRÍ - DO ART

Cẩm nang hòa sắc trong trang trí. DO ART Trang trí là trong những phương cách hiệu quả giúp cho cuộc sống xung quanh được thẩm mỹ hơn. Có nhiều hình thức trang trí khác nhau đến trang trí trong công nghiệp làm đẹp trong sân khấu và điện ảnh,… có thể thay đổi màu sắc, mượn những hình ảnh từ hoa, lá, côn trùng, động vật đã được cách điệu để đưa vào làm đẹp thêm cho đối tượng cần được trang trí.

Màu sắc là trong những mấu chốt tạo nên vẻ đẹp trong trang trí. Màu sắc gây sự phấn khích, rung động trong cảm xúc, vui tươi, cảm giác mát mẻ, ấn tượng,… hay u buồn mang theo tâm trạng người vẽ cũng như truyền cảm xúc đến với người xem qua cảm nhận.

Vòng thuần sắc quan trọng như thế nào?

Vòng thuần sắc có đầy đủ các màu, dựa theo đó, có thể dễ dàng tìm và xác định gam màu để được ổn định.

vong-thuan-sac-do-dam-nhat-chuyen-sac-doart

(Độ đậm nhạt và chuyển sắc)

Cũng dựa trên vòng thuần sắc có thể tìm được màu nhấn (màu tương phản) của gam màu chủ đạo. Màu nhấn chính là ô màu đối diện với nhóm màu chủ đạo.

Nhưng nếu màu chính được nổi bật, ngoài cách sử dụng màu tương phản, chúng ta còn chú ý đến độ tương phản sáng - tối giữa họa tiết chính với họa tiết phụ và nền. Họa tiết chính có độ sáng hoặc nổi bật trên hết (nếu phần nền có độ sáng và màu sắc nhẹ nhàng thì họa tiết chính sẽ có độ đậm hơn và có màu sắc tươi, ấn tượng hơn).

Trong vòng màu sắc, có những màu mạnh, màu yếu hơn. Tính chất đó được nhận thấy khi đặt các màu cạnh nhau, màu mạnh sẽ nổi trội hơn màu bên cạnh. Trên vòng tuần sắc có thể nhận thấy Đỏ, Vàng, Xanh Dương là ba màu cơ bản trong trang trí. Không có màu nào có thể thay thế hay pha ra được những màu này. Nhưng khi kết hợp có thay đổi lượng nhiều hay ít của cặp màu trong ba màu cơ bản trên, ta có được vô số màu khác nhau.

Kỹ thuật pha màu

Đối với người mới bắt đầu học, việc pha để cho ra màu sắc đúng với ý muốn không phải là một điều đơn giản, ta phải làm sao cho lượng giữa các màu pha vừa đủ, nếu một trong số chúng nhiều hay ít hơn sẽ tạo ra một màu khác. Bạn nên có một giấy thử màu trước khi tô (khi khô, màu sẽ sáng hoặc tối hơn lúc còn ướt). Tránh pha quá nhiều màu (trên 3 màu với nhau) để cho một màu “sạch sẽ”. Những màu pha từ nhiều màu sẽ khó gọi được tên, những màu trung gian đó sẽ phù hợp dùng cho các mảng hình phụ, màu liên kết giữa khoảng chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại.

Yêu cầu về màu sắc cho một bài vẽ trang trí đẹp

Xác định gam màu là điều đầu tiên và cần thiết: màu nóng, màu lạnh, màu trung tính hay màu tương phản.

Màu sắc trong trang trí tươi sáng và sạch, có gam màu, có điểm nhấn tách biệt giữa màu nền với màu chủ đạo.

Bề mặt màu trên giấy mịn và kín màu, tránh sót giấy trắng trong bài vẽ, đường nét dứt khoát, thẳng đẹp, không răng cưa, nhấp nhô nếu nét cong cần có độ mềm mại, uốn lượn.

Phân biệt gam màu nóng và gam màu lạnh

Kết hợp các màu mạnh với nhau

Trong mỗi gam màu ta sẽ có mảng màu chính:

Màu nóng: màu đỏ, vàng đất, nâu tím, …

gam-mau-hoa-sac-nong-tuoi-doart

(Hòa sắc nóng - tươi)

gam-mau-hoa-sac-nong-tram-doart

(Hòa sắc nóng - trầm)

Màu lạnh: màu xanh lá, xanh lam, tím xanh,...

gam-mau-tuong-dong-lanh-doart

(Tương đồng lạnh)

gam-mau-hoa-sac-lanh-tram-doart

(Hòa sắc lạnh - trầm)

gam-mau-hoa-sac-lanh-tuoi-doart

(Hòa sắc lạnh - tươi)

Dựa vào màu chủ đạo cho tổng thể bài vẽ, người vẽ sẽ kết hợp thêm các màu để pha chung màu chính.

Ví dụ: Tím là chủ đạo, tím đỏ, tím + xanh lam, tím xám, tím nhạt, kết hợp pha vàng, xám, hoặc một số màu đa cấp khác và tím để có màu trung tính.

gam-mau-trung-tinh-doart-2

gam-mau-trung-tinh-doart-3

gam-mau-trung-tinh-doart-1

Màu sắc tươi, sạch và nhận biết được gam màu

Họa tiết chính có màu sắc nổi bật, không quá chói, tách biệt so với nền.

Lưu ý: Tránh sử dụng các cặp màu triệt tiêu trong trang trí.

Các cặp màu triệt tiêu có nghĩa là khi đứng cạnh nhau; hai màu này không làm tăng tính chất xanh, đỏ hay tươi sáng của màu đứng bên cạnh, mà chúng là giảm các tính chất màu của nhau (Ví dụ: tím đỏ - xanh lá non, xanh lam - đỏ sẫm, vàng đất - tím xanh, nâu đỏ - xanh lá sẫm,…)

Gam màu được tạo nên bởi nhiều màu có các tính chất tương đồng với nhau (nóng, lạnh, tươi, trầm,..)

gam-mau-tuong-dong-nong-lanh-tuoi-tram-doart

hoa-sac-tuong-dong-doart

DoArt xin chúc các bạn có một bài vẽ trang trí với các hòa sắc và gam màu đẹp!

Ban biên tập DoArt

hoc-ve-trang-tri-mau-doart

Từ khóa » Gam Màu Nóng Trầm