Cẩm Nang Học Tập - Phân Biệt Phụ âm “d” Hay “gi”

  • Ngôn ngữ :vi| 中文 EnglishPусскийDeutschFrançaisEspañolالعربية日本語ΕλληνικάItalianoPortuguês한국어فارسیไทยTiếng ViệtBahasa IndonesiaSvenskaNederlandsעבריתУкраїнськаTürkçeहिंदीMagyarOʻzbekchaҚазақшаPolskiČeštinaKiswahiliاُردُوСрпски / SrpskiBahasa MelayuLatviešuBasa JawaپښتوТоҷикӣHausaisiZuluSuomiNorskDanskLatinaEsperanto
  • Thư điện tử|
  • Lịch học|
Giới thiệu SISU
  1. Tóm tắt về SISU
  2. Lịch sử hình thành và phát triển
  3. Sứ mạng và mục tiêu
  4. Logo và biểu tượng
  5. Lãnh đạo Nhà trường
  6. Số liệu thống kê
Đăng ký nhập học Đào tạo
  1. Các học viện và đơn vị đào tạo
  2. Các chương trình đào tạo bậc đại học
  3. Đào tạo sau đại học
  4. Các ngành học trọng điểm
  5. Chuyên gia Học giả
  6. Giáo sư thỉnh giảng
Nghiên cứu Khoa học
  1. Tổng quát về nghiên cứu khoa học
  2. Khối nghiên cứu khoa học
  3. Thư viện
  4. Tạp chí chuyên ngành
  5. Nhà xuất bản
Đời sống đại học
  1. Các cơ sở của SISU
  2. Văn hóa khuôn viên nhà trường
  3. Thể dục thể thao
Hợp tác quốc tế
  1. Ôm cả thế giới
  2. Hợp tác toàn cầu
  3. Giao lưu học tập
  4. Học viện Khổng Tử
Tài nguyên công cộng
  1. Lịch học
  2. Lộ trình & giao thông
  3. Tin tức
  4. Hoạt động
  5. CÂU CHUYỆN TRUNG QUỐC
  6. Quỹ SISU
  7. Liên hệ
  • Giới thiệu SISU
    1. Tóm tắt về SISU
    2. Lịch sử hình thành và phát triển
    3. Sứ mạng và mục tiêu
    4. Logo và biểu tượng
    5. Lãnh đạo Nhà trường
    6. Số liệu thống kê
  • Đăng ký nhập học
  • Đào tạo
    1. Các học viện và đơn vị đào tạo
    2. Các chương trình đào tạo bậc đại học
    3. Đào tạo sau đại học
    4. Các ngành học trọng điểm
    5. Chuyên gia Học giả
    6. Giáo sư thỉnh giảng
  • Nghiên cứu Khoa học
    1. Tổng quát về nghiên cứu khoa học
    2. Khối nghiên cứu khoa học
    3. Thư viện
    4. Tạp chí chuyên ngành
    5. Nhà xuất bản
  • Đời sống đại học
    1. Các cơ sở của SISU
    2. Văn hóa khuôn viên nhà trường
    3. Thể dục thể thao
  • Hợp tác quốc tế
    1. Ôm cả thế giới
    2. Hợp tác toàn cầu
    3. Giao lưu học tập
    4. Học viện Khổng Tử
  • Tài nguyên công cộng
    1. Lịch học
    2. Lộ trình & giao thông
    3. Tin tức
    4. Hoạt động
    5. CÂU CHUYỆN TRUNG QUỐC
    6. Quỹ SISU
    7. Liên hệ
  • Ngôn ngữ: vi

    Choose your language

    中文 EnglishPусскийDeutschFrançaisEspañolالعربية日本語ΕλληνικάItalianoPortuguês한국어فارسیไทยTiếng ViệtBahasa IndonesiaSvenskaNederlandsעבריתУкраїнськаTürkçeहिंदीMagyarOʻzbekchaҚазақшаPolskiČeštinaKiswahiliاُردُوСрпски / SrpskiBahasa MelayuLatviešuBasa JawaپښتوТоҷикӣHausaisiZuluSuomiNorskDanskLatinaEsperanto
  • Thư điện tử
  • Lịch học
>Tài nguyên công cộng >Tin tức >Nội dung

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

Cẩm nang học tập - Phân biệt phụ âm “d” hay “gi”

04 October 2016 | By viadmin | SISU

Tiếng Việt

Tiếng Việt Nam hay thường được gọi là Tiếng Việt, là tiếng đơn âm, không biến hình biến dạng, có khi một tiếng có nhiều nghĩa, hoặc một tiếng có những cách viết khác nhau. Người Việt Nam từ Bắc chí Nam chỉ sử dụng một loại ngôn ngữ. Duy có giọng nói, thì mỗi miền có giọng nặng nhẹ khác nhau. Như người Bắc có một giọng, người Nghệ Tĩnh có một giọng, người Huế, người Quảng, và người Nam đều có giọng nói khác cả. Song điều đó cũng không ảnh hưởng nhiều cho sự giao tiếp của người dân Việt Nam trên mọi miền đất nước.

Hệ thống chữ viết Tiếng Việt ngày nay là một hệ thống chữ viết với nhiều ưu điểm – một thứ chữ ghi âm vị, dễ học, dễ nhớ. Nhưng, bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn tồn tại một số điểm bất hợp lí, dẫn đến lỗi viết sai (hay còn gọi là lỗi chính tả) cho những học sinh nước ngoài khi mới tiếp xúc và học tập Tiếng Việt.

Đặc biệt là lỗi phụ âm đầu “d/gi”, và đây cũng là câu hỏi mà gần đây học sinh năm thứ nhất môn ngữ âm Tiếng Việt hay đưa ra trong những tiết học.

Vì chữ viết Tiếng Việt là thứ chữ ghi âm vị, nói thế nào viết thế ấy, nên tốt nhất thì vẫn là mỗi con chữ ghi một âm. Nhưng âm vị /z/ thì lại đồng thời ghi âm cả hai chữ viết là “d” và “gi” nên dẫn đến việc viết sai chính tả các cặp từ có phụ âm đầu là “d” và “gi”. Ví dụ: hai từ “dâu da” và “giâu gia”, viết thế nào là đúng? Đáp án chính xác là “giâu gia: loài cây to ,cùng với họ cây trẩu, quả từng chùm, vị chua ”. Nhưng theo thói quen, nhiều người thường viết là “dâu da”, chứ ít khi viết “giâu gia”.

Trong quyển <Từ điển Tiếng Việt> của Hoàng Phê, mục từ “dâu da” (tr.241) thì thấy viết: “dâu da” xem“giâu gia”. Lật tiếp sang mục từ “giâu gia” (tr.383) thì lại thấy ghi: “giâu gia” cũng viết “dâu da”: Cây to cùng họ với trẩu, lá hình bầu dục, quả tròn, mọc từng chùm, ăn hơi chua.”

Trong <Đại từ điển Tiếng Việt > của Nguyễn Như Ý thì cũng thấy tình trạng tương tự, “dâu da” như “Giâu gia”.

Như vậy, theo cả hai cuốn từ điển trên, “dâu da” và “giâu gia” đều cùng tồn tại, và đều có thể sử dụng trong khi viết và nói, không có từ nào là “sai”, người dùng muốn viết cách nào cũng được. Hai từ “dâu da” và “giâu gia”, xét trên phương diện ngữ âm thì chúng phát âm giống nhau, cùng ghi âm đầu /z/, khi phát âm thì không phân biệt với nhau được, nhưng khi viết thì thể hiện bằng hai hình thức kí hiệu con chữ khác nhau: “d” và “gi”. Trong Tiếng Việt còn có những cặp phụ âm đầu khác cũng cùng chung tình trạng trên, như âm vị /k/ có lúc viết là “k”, có lúc viết là “c”, lúc khác lại viết là “q”. Hoặc như âm vị /γ/ tùy từng trường hợp có thể ghi bằng hai cách là “g”, “gh”. Hoặc như âm vị /ŋ/ có lúc ghi “ng”, có lúc ghi “ngh”.

Khảo sát riêng những từ có phụ âm đầu là “d/gi”, chúng tôi đã thống kê được đến hơn 50 từ có thể viết âm đầu là “d” hoặc “gi”. Ví như: dàn/giàn (mướp), (trôi) dạt/giạt, (đánh) dậm/giậm, dẫm/giẫm (đạp), (bờ) dậu/giậu, dở/ giở (chứng), (cơn) dông/giông, dội/giội (nước), (mài) dũa/giũa, (thư) dãn/giãn, (già) dặn/giặn, dong/giong (buồm)...

Đây có thể xem là hiện tượng “lưỡng khả” trong Tiếng Việt hiện nay, viết cách nào cũng đúng. Nguyên nhân có lẽ phải xét theo quan điểm lịch sử, có thể một trong hai từ là từ cổ, thường được sử dụng trước đây, nhưng theo thời gian cách viết phụ âm đầu có thay đổi, nên tồn tại cả hai cách viết.

Tiếp theo, có những trường hợp, vì biểu đạt ý nghĩa khác nhau mà sử dụng phụ âm đầu khác nhau. Ví dụ:da – viết “d”- với các nghĩa có liên quan tới “ da thịt”, “da diết”, “ma da”, “cây da”. Ở đây chúng ta thấy “da thịt”, “da diết”, “cây da” đều là những từ thuần Việt. gia – viết “g”- trong các trường hợp còn lại, với các nghĩa là “nhà”, như: gia đình, gia súc, gia cầm..., chỉ “người có học vấn, chuyên môn” : chuyên gia, chỉ nghĩa “thêm”: gia vị. Chúng tôi thấy rằng “gia đình”, “ chuyên gia”, “ gia vị”đều là từ Hán Việt.

Trong quá trình tra cứu từ điển chúng tôi phát hiện phụ âm “gi” không bao giờ kết hợp với âm đệm, tức là “gi” không đứng trước các âm : oa, oăn, oan, uy, uyên, uê,vậy nên khi gặp các vần này chúng ta sẽ dùng “d”. Ví dụ: doạ nạt, nổi dóa, hậu duệ, vô duyên, kiểm duyệt, duy trì, duyên số, doăn doắn...

Nói tóm lại ,để viết đúng chính tả , chúng ta nên ghi nhớ cách viết của mỗi từ có âm đầu là /z/ , đồng thời hãy chuẩn bị một cuốn Từ điển Tiếng Việt. Vì “Cách ghi “d” và “gi” khác nhau trong những từ cụ thể, không thể đúc rút thành quy luật chính tả được, nó liên quan đến vấn đề từ vựng học và hơn nữa “d” và “gi” có khả năng tồn tại những lí do lịch sử riêng.

By: Bích Tiệp

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

Cơ sở Hồng Khẩu

550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Cơ sở Tùng Giang

1550 phố Văn Tường, Thượng Hải, Trung Quốc

Contact Us twitter faceboook weibo LinkedIn

© Bản quyền thuộc Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải-phát triển bởi SISU

Từ khóa » Gi Hay Ghi