Cẩm Nang Nuôi Nhím Mang Thai Và Nhím Con Mới đẻ | Pet Mart

Nuôi nhím mang thai đã khó, nuôi nhím con mới đẻ còn khó hơn. Trong nhiều trường hợp ngoài ý muốn, nhím mẹ không có sữa hoặc quá vụng về trong việc nuôi con, chủ nhân cần hỗ trợ nhím mẹ để nuôi nhím sơ sinh. Hoặc trong một trường hợp khác, nhím mẹ quá yếu nên mất sau khi sinh, nhím con mới đẻ phải xử lý thế nào đây?

MỤC LỤC ẩn 1. Dấu hiệu nhận biết nhím mang thai 1.1. Độ tuổi sinh sản của nhím 1.2. Thời gian và nhận biết nhím mang thai 2. Nhím mang thai ăn gì tốt? 3. Lưu ý khi nuôi nhím mang thai 4. Cách nuôi nhím con mới đẻ sau 2 tuần tuổi 4.1. Giai đoạn nhím con mới đẻ trước 2 tuần tuổi 4.2. Nhím cảnh ăn gì sau 2 tuần tuổi? 5. Cách nuôi nhím con mới đẻ mất mẹ 5.1. Tìm mẹ mới cho nhím con mới đẻ 5.2. Mua sữa cho nhím con mới đẻ và cho ăn 6. Lưu ý khi chọn thức ăn cho nhím cảnh

Quả thực đây là một vấn đề khá nan giải khiến nhiều chủ nhân lo lắng. Nếu bạn đang có ý định cho nhím mang thai thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Pet Mart. Một số giải pháp sẽ được đưa ra, hy vọng có thể giúp bạn chăm đàn nhím con mới đẻ một cách tốt nhất.

Dấu hiệu nhận biết nhím mang thai

Độ tuổi sinh sản của nhím

Đối với những người nuôi nhím kiểng mang thai, lựa chọn thức ăn để chúng có sức khỏe tốt và sinh con khỏe mạnh là rất quan trọng. Khi nhím mang thai cần một chế độ ăn tăng cường dinh dưỡng hơn bình thường.

Điều này sẽ giúp chúng có đủ năng lượng để sinh con và nuôi con. Nhím cảnh có kích thước nhỏ, vì vậy không dễ để nhận ra chúng đang trong thai kì. Với những người mới nuôi nhím mang thai lần đầu, chỉ biết nhím có thai khi chúng sắp đẻ.

Thông thường khi nuôi nhím cảnh tại nhà có thể sinh sản khi được 50 ngày tuổi. Tuy nhiên nhím cảnh thường được cho sinh sản từ sau 6 tháng tuổi. Vì lúc này cơ thể chúng mới phát triển hoàn toàn. Nhờ đó việc mang thai và sinh con sẽ ít nguy hiểm hơn.

Thời gian và nhận biết nhím mang thai

Nhím cái mỗi năm đẻ 1 – 2 lứa, mỗi lứa 3 – 7 nhím con. Thời gian giữa 2 lứa cách nhau 35 – 37 ngày. Tháng 6 – 8 hàng năm là mùa sinh sản của chúng. Trong thời gian này sinh lý và tâm lý của chúng sẽ có sự thay đổi. Bạn có thể nhận biết nhím mang thai dựa vào:

  • Cân nặng và sức ăn của chúng tăng lên rõ rệt. Nhím mang thai thường nặng hơn gấp đôi nhím bình thường (cùng ở 1 năm tuổi).
  • Phân nhím thô, rắn hơn, có thể lẫn một ít thức ăn chưa tiêu hóa hết.
  • Nhím đi tiểu nhiều hơn.
  • Nhím cái có thể tấn công những con khác trong đàn, đặc biệt là nhím đực.
  • Đến cuối thai kì, dưới bụng nhím sẽ xuất hiện một vạch đen chạy dài giữa bụng, bầu vú to và nổi rõ. Nếu qua 30 – 45 ngày không thấy dấu hiệu này, nghĩa là nhím không mang thai mà chỉ là tăng cân.

Nhím mang thai ăn gì tốt?

Khi nuôi nhím cảnh bạn có thể nhận thấy chúng là một loài động vật ăn tạp. Chúng thích ăn các loại sâu, nhộng, côn trùng, rễ cây, hoa quả, bò sát, động vật nhỏ… Ngoài ra chúng có thể ăn thức ăn cho nhím kiểng chuyên dụng, phụ phẩm nông nghiệp, rau xanh. Nhím là động vật sống về đêm, nên cho nhím ăn vào lúc chạng vạng.

Không cho nhím mang thai ăn sữa và các sản phẩm từ sữa, bánh mì và thức ăn có nhiều gia vị. Đặc biệt là thức ăn của người. Bạn có thể cho nhím ăn thêm thức ăn của chó mèo. Theo các bác sĩ thú y, nuôi nhím cảnh cần chế độ ăn phối hợp đa dạng các loại dinh dưỡng. Không tập trung vào một loại hoặc cho ăn theo sở thích của chúng. Việc mất cân bằng dinh dưỡng sẽ gây hại cho cả nhím mẹ và nhím con.

Lưu ý khi nuôi nhím mang thai

Khi phát hiện nhím mang thai, phải cách ly nó với đồng loại. Phòng ngừa đánh nhau dẫn tới hư thai, đẻ non. Nơi nuôi nhím phải yên tĩnh, không cần sáng quá. Ngoài thời gian cho ăn, bạn không nên quấy rầy chúng. Sau khi nhím sinh con, bạn không nên tới gần ngay lập tức.

Đặc biệt không được chạm tay vào nhím mới đẻ. Nếu bị đe dọa, nhím mẹ có thể sẽ mất sữa, bỏ con hoặc thậm chí cắn chết con non. Đợi khoảng 1 tuần hãy tới xem xét. Trong trường hợp nhím mẹ không nuôi được con, bạn hãy cho nhím con ăn các loại thực phẩm thay thế. Chú ý không cho nhím con ăn sữa bò và các sản phẩm từ sữa

Cách nuôi nhím con mới đẻ sau 2 tuần tuổi

Giai đoạn nhím con mới đẻ trước 2 tuần tuổi

Nhím cảnh ăn gì khi được 2 tuần tuổi? Cách chăm sóc nhím con mới đẻ như thế nào? Cho nhím cảnh ăn thế nào mới là đúng cách? Đây là những câu hỏi mà mọi người chơi nhím cảnh đều thắc mắc. Nhất là những người mới nuôi lần đầu. Nhím cảnh mới sinh rất yếu và cần được chú ý đặc biệt. Chúng cần được chăm sóc với sự tận tâm và những kiến thức cần thiết.

Nhím con mới đẻ hoàn toàn mù và điếc trong 1 tuần đầu sau khi sinh. Chúng cũng chưa ăn được thức ăn gì ngoài sữa mẹ. Lúc này bạn cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho nhím mẹ. Nước uống cũng không thể thiếu để giúp nhím mẹ có nhiều sữa hơn.

Trong trường hợp nhím mẹ không có sữa, mỗi ngày cho nhím ăn 3 – 5 lần, mỗi lần 1 – 5ml sữa ngoài. Nhím con mới đẻ sẽ kêu to khi muốn ăn, bạn có thể đợi đến lúc đó hoặc cách 2 – 3 giờ cho ăn một lần. Cho nhím con nằm sấp giống như khi bú mẹ. Nếu nhím con chưa tự bú được, bạn phải nhỏ từng giọt một vào miệng chúng.

Nhím cảnh ăn gì sau 2 tuần tuổi?

2 tuần sau khi sinh, nhím con bắt đầu giảm bú sữa và có thể ăn các loại thức ăn cứng. Lúc này bạn có thể cho nhím con ăn dâu tây, các loại quả mọng. Sau 3 tuần, chúng có thể ăn được dưa bở, táo, các loại hoa quả giòn. Ngoài thức ăn cứng, nhím con vẫn bú mẹ cho đến gần 1 tháng tuổi.

Nhím con mới đẻ bắt đầu cai sữa khi được 3 tuần tuổi. Cai sữa là một quá trình giảm dần việc bú sữa và tăng các loại thức ăn cứng. Bạn có thể ngâm thức ăn khô vào nước cho mềm để nhím con tập ăn. Khoảng 5 – 6 tuần tuổi, chúng có thể ăn lương khô bình thường.

Thức ăn cho nhím cảnh trưởng thành và nhím con không có nhiều khác biệt. Chỉ cần cắt thành mẩu nhỏ vừa miệng chúng là được. Chuẩn bị thức ăn cho nhím cảnh rất đơn giản, chỉ cần thức ăn không bị mốc hỏng, còn tươi mới là được.

Cách nuôi nhím con mới đẻ mất mẹ

Tìm mẹ mới cho nhím con mới đẻ

Trước hết, cách an toàn nhất là nhanh chóng tìm một “người mẹ” cho nhím mới đẻ. Dù gì thì không có loại thức ăn cho nhím nào có giá trị dinh dưỡng dồi dào như sữa mẹ. Chúng ta có thể lên mạng để tìm một số diễn đàn nhím của thành phố hoặc các cộng đồng khác, hỏi xem có con nhím mẹ nào vừa sinh con gần đây không.

Và nếu có, hãy liên hệ với chủ sở hữu qua mạng và hỏi xem họ có sẵn lòng giúp đỡ nhím con mới đẻ bị mất mẹ không. Sau khi trao nhím con cho “người mẹ nuôi” này, bạn phải chú ý quan sát xem nhím cái có tấn công nó hay không.

Không phải người mẹ kế nào cũng sẵn sàng chăm sóc tốt cho những đứa trẻ khác. Nếu thấy không ổn, bạn cần phải tách chúng ra ngay lập tức. Cũng có một số con nhím cái không tấn công nhím con. Nhưng chúng sẽ từ chối cho nhím con ăn. Vì vậy, nếu phương pháp này thất bại thì bạn chỉ có thể tự cho nhím con mới đẻ ăn.

Mua sữa cho nhím con mới đẻ và cho ăn

Bạn có thể đến cửa hàng thú cưng để mua bình bú sữa cho nhím con mới đẻ. Hoặc trực tiếp sử dụng một bơm tiêm. Khi mua sữa bột, bạn có thể chọn một sản phẩm sữa dành cho động vật. Chọn của một thương hiệu thông thường. Thường sẽ sử dụng sữa bột dê.

Tốt nhất nên mua hai hoặc ba nhãn hiệu khác nhau để tránh nhím con mới đẻ có phản ứng bất lợi với một số loại sữa bột trong dạ dày. 14 ngày đầu tiên là khoảng thời gian nguy hiểm đối với nhím. Cách 2 – 4 giờ cho nhím con ăn 1 lần.

Điều đó có nghĩa là, trong quá trình nuôi nhím cảnh con và cho ăn, bạn phải nói lời tạm biệt với giấc ngủ bình thường. Kể cả công việc bình thường. Sau 14 ngày, bạn có thể cho nó ăn cứ sau 5 giờ. Vì nhím com mới đẻ cần được chăm sóc kĩ lưỡng. Các bữa ăn cũng nhiều hơn bình thường.

Tự cho nhím con mới đẻ ăn là một công việc rất khó khăn. Cơ thể và tâm trí của chủ sở hữu sẽ chịu rất nhiều áp lực. Nhưng nếu nhím con có thể lớn lên một cách an toàn, nó sẽ trả lại cho bạn với tình yêu và sự tin tưởng trọn vẹn. Khi đó bạn sẽ thấy mọi khó khăn đều xứng đáng.

Trong mọi trường hợp, hầu hết nhím con mới đẻ được cho ăn theo phương pháp này. Tuy nhiên không thể so sánh với việc bú sữa mẹ. Do đó, nếu có thể chọn ăn sữa mẹ, đừng sử dụng phương pháp nhân tạo. Việc chăm sóc cơ thể nhím mẹ trước và sau khi sinh cần hết sức tỉ mỉ để tránh tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Lưu ý khi chọn thức ăn cho nhím cảnh

Nhím cảnh thích ăn thịt gà, bạn có thể cho chúng ăn một chút thịt vụn trộn với rau dưa, hoa quả. Vừa đảm bảo dinh dưỡng hơn nữa cũng kích thích nhím ăn ngon miệng. Phải nấu chín thịt trước khi cho nhím ăn.

Nhím cảnh cũng thích ăn cà rốt và dưa chuột, sâu bột, sâu gạo, ốc sên, các loại giun. Khi nuôi nhím cảnh và cho ăn các loại rau phải rửa sạch để tránh lây mầm bệnh hoặc kí sinh trùng cho nhím. Không nên chỉ cho ăn một loại thức ăn để tránh cho nhím bị suy dinh dưỡng hoặc kén ăn.

Ngoài rau củ, nhím cũng rất thích ăn hạt và quả hạch. Ví dụ lạc, hạnh nhân, hạt dẻ, óc chó, hướng dương… Nhím có thể tiêu hóa được thức ăn cho chó và mèo. Hàm lượng dinh dưỡng phải dưới 12% chất béo và 30% Protein.

Trên đây là toàn bộ kiến thức cơ bản về việc nuôi nhím con mới đẻ và nhím mang thai. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc nhím sinh sản. Chúc bạn thành công!

5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Các Loài Nhím Kiểng