CẨM NANG SỬ DỤNG MÁY ÉP CHẬM HUROM - Juicy Life

Bạn nghiên cứu chán chê hàng vài tháng trời, bạn gom góp để dành hàng đống tiền đầu tư cho một máy ép chậm hiện đại nhất hiện nay. Và rồi khi sử dụng bạn vẫn gặp vô số vấn đề, này thì nước ép lẫn nhiều bã, này thì máy tắc cứng, này thì tự dưng dừng…và bạn ngồi khóc ròng thất vọng. Hehe. Mình rất chi là hiểu cảm giác đó ý.

Tuy nhiên chỉ cần lưu ý một chút thì trải nghiệm sử dụng máy ép chậm của các bạn sẽ suôn sẻ và thích thú hơn nhiều. Bạn sẽ yêu em ấy với tất cả tình thương và cùng em ấy sản xuất ra những cốc nước ép chất nhất quả đất mỗi ngày.

Với vài năm sử dụng máy ép chậm Hurom, đã từng thử qua nhiều dòng máy của hãng máy ép chậm này, mình tổng kết lại các kinh nghiệm để sử dụng máy ép hiệu quả nhất, cho ra những cốc juice chất lượng nhất sau đây.

Trước tiên, Huyền sẽ giới thiệu qua về máy để các bạn nắm sơ lược, sau đó là chi tiết các phần lưu ý khi sử dụng, mình có làm dạng link các phần như mục lục phía dưới, các bạn click vào các phần thì sẽ hiển thị tương ứng phần đó khi cần tra lại.

Mục lục

  1. HUROM SLOW JUICER – MÁY ÉP CHẬM HUROM LÀ GÌ?
  2. CÁCH THÁO LẮP MÁY
  3. CÁC CHỨC NĂNG CỦA MÁY ÉP CHẬM HUROM
  4. NÊN ÉP GÌ- KHÔNG NÊN ÉP GÌ?
  5. CÁC BƯỚC KHI RỬA
  6. CÁCH CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
  7. CÁCH ÉP VÀ CÁC MẸO
  8. CÁC VẤN ĐỀ KHI SỬ DỤNG VÀ CÁCH XỬ LÝ
HUROM SLOW JUICER – MÁY ÉP CHẬM HUROM LÀ GÌ?
  1. Thứ nhất, các bạn đừng nhầm lẫn giữa máy ép và máy xay. Máy ép cho ra nước ép. Máy xay cho ra sinh tố. Đọc thêm về phân biệt juice vs. smoothie.
  2. Thứ hai, có 3 loại máy ép phổ thông hiện đang có mặt tại thị trường Việt Nam:

Máy ép ly tâm: Đây là loại máy ép phổ biến và có từ sớm hơn. Nguyên lý ép là sử dụng một lưỡi dao kim loại quay nhanh, quay văng nguyên liệu vào lưới lọc, tách nước trái cây ra bằng lực ly tâm. Tuy nhiên máy ép ly tâm thường tạo ra nhiệt, có thể phá hủy một số enzyme cũng như làm oxy hóa rau củ quả. Vì vậy cho nước ép có ít chất dinh dưỡng hơn là máy chậm.

Máy ép chậm: Đây là loại máy ép theo công nghệ ép chậm mới có những năm gần đây. Tách  nước ép bằng cách nghiền và ép trái cây với tốc độ chậm theo hình xoắn ốc. Bởi vì chúng ít sản sinh ra nhiệt, không tạo lực ly tâm, chúng giữ được nhiều chất dinh dưỡng của nguyên liệu, cho nước ép tươi nguyên vẹn hơn.

Máy ép bằng tay: cũng dùng trục vít chậm nhưng quay bằng tay nên khó mà thực hiện với lượng nguyên liệu nhiều. Nhưng nếu xác định dùng juice thường xuyên thì đừng bao h nghĩ đến máy ép tay.

CÁCH THÁO LẮP MÁY

CÁC CHỨC NĂNG CỦA MÁY ÉP CHẬM HUROM

Ép – Đương nhiên là ép rau, củ, hoa quả

Đương nhiên đây là chức năng chính và quan trọng nhất rồi. Máy ép chậm Hurom có một điểm mạnh là ép được các loại nguyên liệu: từ hoa quả, đến củ cứng, đến rau lá xanh, đến các loại rau gia vị và thậm chí ép được cả cỏ. Loại nào ép cũng được, nên rất tiện cho sử dụng gia đình. Tuy nhiên cũng vì đa năng nên riêng ép rau thì Hurom ko phải là máy chuyên dụng. Các máy Hurom của mình đều sử dụng 99.9% là để ép. Ngoài ra nó các dòng máy ép chậm đều có thiết kế thêm các phụ kiện này nọ đi kèm để làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm, và cũng tăng sự tiện lợi cho người dùng.

Làm sinh tố

Sử dụng lưới lọc thô (coarse strainer) đi kèm máy là các bạn có thể làm một số loại sinh tố khá ok, chủ yếu ép thô được các loại hoa quả mềm làm sinh tố. Tuy nhiên với sinh tố mình bao giờ cũng thích dùng máy xay sinh tố (blender) chứ ko dùng Hurom. Ví dụ như mình xay sinh tố có nhiều thành phần, xay cả rau xanh, cả hoa quả, cả các loại hạt làm booster như chia, hạt lanh, các loại nuts, seeds… thế nên Hurom ko đáp ứng được.

Làm kem

Với các dòng máy Hurom thế hệ thứ 3 trở đi, từ đời Hurom HAA năm 2016, có thể lắp thêm phụ kiện làm kem. Kem ở đây dĩ nhiên không phải kem icecream kiểu béo ngậy đúng kiểu ‘kem’ đâu. Mà là dạng ‘sorbet’. Tức là hoa quả đông lạnh xong cho vào máy ép dùng lưới làm kem để cho ra một dạng kem hoa quả nhuyễn ý. Các loại hoa quả làm kem dạng này có thể là: bơ, chuối, xoài, đào, kiwi v.v.. tùy sáng tạo của các bạn.

Làm sữa hạt

Làm sữa hạt bằng máy ép chậm – Hướng dẫn toàn tập trong link này.

DÙNG LƯỚI LỌC NÀO?

Các dòng máy ép chậm Hurom thường đi kèm 2 loại lưới lọc: Fine strainer (lưới lọc tinh, các lỗ rất nhỏ) và Coarse strainer (lưới lọc thô, lỗ to hơn).

Như các bạn thấy lưới lọc tinh để làm nước ép. Hầu như mình chỉ dùng loại lưới lọc này, thế nên lưới lọc thô kia mới nguyên.

Phần lớn thời gian khi ép, như mình là 99% mình dùng lưới lọc tinh.

Lưới lọc thô chỉ nên dùng đối với các loại hoa quả mềm như kiwi, dâu tây hay nho. Lưới lọc thô cho nước ép nhiều bã hơn và có thể làm sinh tố (cũng chỉ dùng với các loại hoa quả mềm là chính). Không nên dùng lưới lọc thô để ép các loại củ cứng như cà rốt, củ dền…

NÊN ÉP GÌ?

Máy ép Hurom cũng như các dòng máy ép chậm trục đứng gia dụng đều có thể ép tốt các loại quả, các loại rau xanh lá (thì cần cắt ngang thớ xơ và ép luân phiên xen kẽ với các loại quả để đẩy bã ra tránh tắc). Một số loại herbs , rau gia vị cũng ép được. Thậm chí ép được cả cỏ lúa mỳ (cần viên tròn lại nhét vào máy, cũng nên ép luân phiên với củ, nếu chỉ ép cỏ không thì khá dễ tắc (leafy, grass, herbs?). Ngoài ra Hurom cũng ép được các loại hạt để thành chức năng làm sữa hạt, như minh họa phía trên.

KHÔNG ÉP GÌ? – CẢNH BÁO CÁC NGUYÊN LIệU TUYệT ĐốI KHÔNG NÊN CHO VÀO MÁY ÉP

Mía: tuyệt đối không ép mía

Các loại hột: phải bỏ hết các loại hột cứng và to (xoài, cóc…). Các loại ổi hạt cứng to quá thì cũng nên bỏ hột, nếu ổi hạt không quá to vẫn có thể ép được nhưng cần cắt miếng mỏng.

Các loại quả có hột mà ép được cả hột: nho, thanh long, ổi hột nhỏ, dưa hấu, bí đỏ, lựu… (các loại quả hột nhỏ và không quá cứng). Tuy nhiên khi ép các loại có hột này vẫn phải luôn đi kèm theo sau là ép các loại táo hoặc củ quả cứng để đẩy bã ra cùng chứ không ép liên tục các loại quả có hột này được, đề phòng tắc máy.

Chanh leo: lưu ý chanh leo có thể ép toàn bộ phần thịt và hột. Tuy nhiên với mỗi ruột của 1,2 quả chanh leo phải được ép theo sau bởi các loại nguyên liệu khác để cuốn bã hạt chanh leo theo cùng. Nếu chỉ ép nguyên xi toàn chanh leo thì bạn sẽ phải khóc đấy! Máy nó sẽ tắc cứng vì hạt chanh leo như những hạt cát nhỏ ứ trong máy thì cố lắm mới tháo được ra và máy sẽ bị xước kha khá. Vì vậy không ép liên tục hạt chanh leo.

Tuyệt đối không ép các loại hột của chanh, bưởi, cam, quýt nếu không muốn juice bị đắng ngắt.

Các loại vỏ ép được: hầu hết vỏ của các loại củ có thể ép được mà không phải bỏ đi. Vỏ táo, lê, cà rốt, dưa chuột, củ dền, ổi, khoai lang, bầu, ớt chuông…đặc biệt là nguyên liệu hữu cơ thì nên giữ phần vỏ rất nhiều dinh dưỡng.

Các loại vỏ phải bỏ đi: bỏ các loại vỏ citrus như bưởi, cam, quýt (riêng vỏ chanh thì ép được vì rất thơm  nhưng cũng có khả năng juice bị đắng nếu không uống ngay), các loại vỏ sần cứng như vỏ dứa, dưa hấu, bí đỏ (thực ra ép uống được nhưng cá nhân mình thấy rất xót máy vì nó cứng quá lao lực cho máy lắm), vỏ chanh leo, các loại vỏ quá dai như củ đậu, bí xanh, dưa lê, dưa lưới, cóc…

CÁC BƯỚC KHI RỬA, lưu ý khi rửa

Tháo máy (ngược với khâu lắp máy như trên).

Rửa dưới vòi nước. Dùng cọ chổi đi kèm. Chú ý các góc khuất như juice cap (phần trên của đầu ra juice), vòng khía tròn ở đáy bowl máy.

Giữa các công thức ép khác nhau trong cùng một lần ép, chỉ cần tráng máy nhanh (quick rinse), bằng cách đổ nước vào họng máy trong lúc chạy máy, sau đó xả nước ra để tráng máy. 1,2 tuần thì rửa máy kĩ hơn một lần (deep rinse): bao gồm tháo gioăng cao su lưới quét ra (thường là 3 nhánh cao su), tháo miếng cao su chặn đầu ra juice, cọ rửa xà phòng kỹ các bộ phận ở bowl máy. Cọ kỹ phần lưới lọc với nước giấm vì lưới lọc dùng lâu rất dễ bị bám màu.

CÁCH CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU

Thông thường với các loại củ cứng, các bạn nên cắt dạng thanh nhỏ, các loại hoa quả nên bổ miếng nhỏ sao cho vừa họng máy, các loại rau lá cần cắt ngắn hoặc cuộn lại trước khi cho vào.

  1. Cắt nhỏ.

Hurom là hãng máy ép chậm chưa bao giờ sản xuất máy miệng rộng. Không như Kuvings mạnh về dòng máy miệng rộng, với ưu điểm cho phép tiết kiệm thời gian cắt nhỏ nguyên liệu, nhét được nguyên một quả táo hay củ cà rốt vào. Tuy nhiên Hurom có lý do của họ. Bởi qua quá trình sử dụng mình nhận thấy, những máy cổ rộng thì tiện lợi ở khâu không cần cắt gọt, nhưng lượng nước ép thu được thì lại không bằng Hurom. Các máy miệng rộng bao giờ trục máy (auger) cũng có thiết kế chóp nhọn bên trên để làm thao tác cuốn và đưa các nguyên liệu nguyên quả vào, làm vỡ, sau đó mới đến khâu nghiền nhỏ phía phần trục bên dưới. Với Hurom các thiết kế trục máy về sau thì luôn phẳng bẹt phí bên trên. Thiết kế auger như vậy cho phép nghiền nguyên liệu nhỏ hơn và cho nhiều juice hơn, juice đặc và ít bã hơn.

Vì vậy với Hurom. Luôn luôn phải cắt nhỏ nguyên liệu. Cắt dạng thanh dài, to bằng ngón tay, còn dài bao nhiêu tùy ý. Dĩ nhiên cắt càng nhỏ thì càng dễ dàng cho máy. Cơ bản là giống như kích cỡ chúng ta sẽ cho vào miệng nhai ý, vì máy nó giống như thay thế chúng ta nhai nguyên liệu 🙂

  1. Cắt ngắn các loại nhiều xơ

Các loại rau lá, cần tây, nhiều xơ thớ dọc, cần phải luôn luôn CẮT NGẮN chừng 1-3 cm để tránh phần xơ dài làm tắc máy. Đặc biệt những loại nhiều xơ cứng như cây sả phải cắt ngắn vài mm. Cần tây, cải cầu vồng, các loại herbs, rau gia vị như bạc hà, parsley, rau mùi… cắt chừng 1-2 cm. Các loại rau lá như kale, bó xôi, cải chíp… chừng 2-3cm.

  1. Làm mát nguyên liệu trước khi ép.

Đây là optional. Bởi vì mình luôn ưu tiên chỉ cắt nguyên liệu ngay trước khi ép để giữ dinh dưỡng cho rau củ nhất. Tuy nhiên với các trường hợp không có nhiều thời gian để ép vào buổi sáng trước khi đi làm, như tips của mình thì các bạn chuẩn bị hết nguyên liệu từ tối hôm trước, thậm chí gọt và cả cắt nhỏ luôn (nếu buộc phải cắt trước). Toàn bộ nglieu đó phải cho vào túi zip lock hoặc hộp kín nắp cho vào ngăn mát tủ lạnh. Ưu điểm của việc làm mát nguyên liệu trước khi ép là cho juice ít bã hơn (vì dễ ép hơn), mát hơn (vì vậy cảm giác ngon hơn juice ở nhiệt độ thường, đặc biệt là trời nóng mùa hè). Tuy nhiên một số loại như cà rốt, bí đỏ, khoai lang, củ đậu nếu cắt trước để tủ lạnh thì cần ngâm cùng nước lọc để nguyên cả hộp đó vào tủ mát, nếu không khi ép sẽ bị khô hơn, cứng hơn cho máy, cho ra ít nước hơn.

CÁCH ÉP VÀ CÁC MẸO
  1. Thứ tự/Tuần tự các nguyên liệu đưa vào.

Nguyên tắc khi ép: MỀM TRƯỚC. CỨNG SAU. ÍT XƠ TRƯỚC. NHIỀU XƠ SAU.

Các bạn cần luân phiên thứ tự các nguyên liệu như trên. Ví dụ bạn ép các nguyên liệu mềm và ít xơ thì phải ép theo sau đó là các loại cứng hơn như cà rốt hoặc cần tây nhiều xơ hơn. Mục đích là các loại củ cứng nhiều xơ sẽ đẩy phần bã ra nhiều hơn tránh các loại nguyên liệu mềm hay giữ bã trong máy. Cà rốt, bí đỏ là những loại đẩy bã tốt nhất. Dĩ nhiên các loại nhiều xơ như rau lá thì phải cắt ngang thớ xơ (đặc biệt như cần tây, cải kale, bó xôi, các loại herbs như bạc hà nguyên cọng v..v.).

  1. Không thúc nguyên liệu quá nhiều, quá nhanh.

Đừng quen với thói quen các máy ép ly tâm phải ấn và thúc các loại củ quả cứng để máy nó cắt rèo rèo. Anway đây là máy ép CHẬM. Kiểu gì nó cũng không nhanh được. Về lượng nước ép thì nó ko kém gì máy ép nhanh truyền thống, nhưng về phương pháp khi ép thì khác, bạn chỉ cần thả nguyên liệu và chờ trục máy tự nghiến rau củ, tự cuốn nguyên liệu vào. Đây cũng là điểm mạnh của máy ép chậm trục đứng. Không cần thúc, không cần ấn mạnh, đặc biệt là các loại củ quả cứng. Bạn chỉ cần dùng thanh pusher (thanh ấn) để ấn nguyên liệu xuống khi: 1. Nguyên liệu cắt thanh và nó chẳng may nằm ngang chắn ở họng máy thay vì nằm dọc, 2. Nguyên liệu mềm hơn và ko tự trôi xuống. Túm lại là không ấn và thúc khi cho quá nhiều nguyên liệu cùng lúc vào họng máy và máy chưa xử lý được bởi vì máy ép chậm chỉ nuốt đc từng miếng nguyên liệu một. Nếu bạn càng thúc nhiều nglieu thì chỉ tổ làm máy dễ bị tắc và nước ép bị lẫn nhiều bã hơn.

Hậu quả nếu thúc nguyên liệu nhiều. Hình ảnh máy bị kẹt nhiều nguyên liệu.

  1. Ép lại bã.

Nếu thấy lượng bã vẫn còn ướt (điều này đặc biệt dễ xảy ra khi bạn ép số lượng lớn và liên tục, cửa bã luôn mở ở mức to hơn ‘half-closed’ và ép nhiều nguyên liệu nhiều nước như dưa chuột, dứa…). Bạn có thể thử cho bã vào máy để ép lại lần 2. Sẽ thu được thêm một chút nước nữa.

  1. Dùng rây lọc.

Mình thích nước ép trong, không lặn cặn. Vì vậy thói quen của mình là đặt một cái rây lọc lên trên âu hứng juice để khi chặn được bã nếu lẫn trong nước, rất nhanh gọn. Nếu các bạn không chú ý khi sử dụng mà thúc nguyên liệu nhiều, nhanh và không xử lý ngay khi máy có các dấu hiệu tắc (như nói bên dưới), thì bã sẽ có thể lẫn rất nhiều vào nước ép đấy.  My juice is a little pulpy, how can I fix this?

  1. Làm trơn bằng dầu

Hurom tuy có thể ép được tất cả các loại từ rau củ cứng đến rau lá xanh và các loại cỏ như cỏ lúa mỳ, nó vẫn không phải là máy ép hàng đầu cho rau xanh. Vì vậy nếu bạn thường xuyên ép rau xanh mà thành phần công thức gần như không có các loại táo hay củ cứng để giúp đẩy bã thì khi ép rau xanh liên tục máy ép sẽ có thể kêu do ‘khô’. Để ‘làm trơn’ máy cho các nguyên liệu khô và kẽo kẹt như vậy, mình dùng 1 thìa nhỏ dầu ép lạnh (loại nào tùy sở thích của các bạn, ví dụ dầu lanh, dầu mè, dầu óc chó v.v.). Các loại dầu giúp làm trơn trục máy, bớt rít khi ép rau lá, bớt tạo bọt, và các loại dầu ép lạnh từ hạt cũng cung cấp chất béo tốt, hỗ trợ quá trình hấp thu vitamin luôn.

CÁC VẤN ĐỀ KHI SỬ DỤNG VÀ CÁCH XỬ LÝ

Đừng ngạc nhiên nếu máy ép chậm bị tắc J. Đây không phải là hiện tượng hiếm đâu. Một khi đã dùng máy ép chậm trục đứng, kiểu gì bạn cũng sẽ gặp tình trạng tắc, ứ, kẹt máy. Nhưng với các lưu ý mình đã nêu bên trên mà các bạn làm theo thì sẽ tránh được rất nhiều tắc máy. Tuy nhiên nếu đã gặp tình huống này rồi, đừng cuống! Hãy xử lý sớm theo các mẹo mình liệt kê dưới đây.

Tắc máy (Nhẹ) – Các dấu hiệu máy bị tắc và cách xử lý

Nước ép lẫn nhiều bã. Có thể quan sát thấy bã lẫn trong phần bowl (thân) máy cùng nước ép, bã rong chơi lung tung trong máy, hoặc bã dắt ở các lưới cao su.

Xử lý: Như đã nói bên trên: Cắt ngắn. Cắt nhỏ. Ép lại bã, hoặc dùng rây lọc. Ngoài ra các bạn cần kiểm tra:

– Nếu là các dòng máy ép chậm không có phần điều chỉnh cửa bã (Hurom thế hệ đầu hoặc hầu hết các hãng máy ép chậm khác trên thị trường đều không có thanh gạt cửa bã), kiểm tra miếng silicon phía dưới đã đóng khít vào cửa bã chưa.

– Nếu là các dòng Hurom từ thế hệ thứ 2, có thanh gạt cửa bã (pulp lever), hãy mở sang vị trí Half Open (nấc ở giữa), thay vì mức Close (dành cho ép các loại củ cứng hoặc nguyên liệu bã ướt hơn, và ít nguy cơ tắc máy hơn).

– Nước ép lẫn trong bã nhiều cũng là hiện tượng của máy tắc. Nếu do cho nhiều và nhanh nguyên liệu quá, cần dừng lại kiểm tra cho máy nghiến hết chỗ nglieu bên trong đã.

– Kiểm tra xem phần cọ quét cao su trong bowl máy có bị rách hay chưa lắp đúng.

– Kiểm tra xem phần lưới lọc có bị vướng kẹt nhiều lỗ của nó. Sau một thời gian dùng nhiều có thể các lỗ nhỏ trên lưới lọc bị đóng cặn và tắc lại. Thi thoảng thì chúng ta cần ngâm rửa lưới lọc với các chất tẩy rửa nhẹ. Mình hay dùng dấm, baking soda và nước rửa chén sinh học.

Tắc cửa bã. Bã không ra hoặc ra rất ít. Quan sát cửa bã không thấy bã đi ra hoặc ra nhưng theo một đường rất bé. Đó là dấu hiệu của máy đang bị tắc (vì bã ko ra thì dù máy nuốt nguyên liệu nhưng cứ ứ bên trong trục mà mắt ko nhìn thấy).

Xử lý: Làm thông cửa bã: Dùng ngón tay thọc vào cửa bã (yên tâm không bị đau đâu nó chỉ là phần ra bã thôi ko có gì nghiến vào đâu haha), cứ lấy ngón tay cố khều hết, móc hết phần bã ứ ở cửa bã. Nếu bắt thấy nhiều sợi xơ tắc ở đó thì cố mà dứt ra.

Tips: gạt trái phải liên tục thanh điều chỉnh cửa bã để đẩy bã và thông cửa bã tốt hơn!

Máy không hoặc khó nuốt nguyên liệu. Nguyên liệu cứ đùn lên ở họng máy. Nhìn qua họng máy thấy lẫn nhiều bã quanh trục.

Xử lý: Giữ Reverse (là nút ngược lại của On) để trục máy đảo ngược chiều. Sau đó ấn On trở lại. Lặp đi lặp lại nhiều lần nếu cần đến khi nguyên liệu được nuốt hết. Kết hợp làm thông cửa bã như trên. Khi thấy không còn nhiều bã ứ quanh trục máy và cửa ra bã thông rồi, thử ép tiếp nếu bã đi ra vô tư thì  là ok.

Tắc máy (Nặng) – Các dấu hiệu và cách xử lý

Không mở được nắp

Phần nắp (hopper) không vặn được để tháo ra khỏi phần bowl máy.

Cảnh báo: không được cho bất kỳ thứ gì không phải thực phẩm vào họng máy (cấm tiệt tiện tay gí gí cái thìa hay cái đũa để đẩy rau củ vào).

Xử lý:

  • Nếu nhẹ, khi kết thúc ép, hãy giữ reverse một lúc, nếu máy tắc bã sẽ đùn lên trên họng máy. Lúc đó tháo ra sẽ dễ dàng hơn.
  • Nếu chưa được. Đổ nhiều nước vào máy để tráng máy. Vẫn giữ juice cap đóng, để nước trong bowl máy. Ấn reverse. Nước sẽ làm nguội bớt máy và cuốn theo các xác bã còn tắc trong trục. Cứ đổ và tráng, cùng lúc đó on và rồi giữ reverse 10-15s, cho máy chạy ngược chạy xuôi, lặp lại nhiều lần khoảng 5-10 phút.
  • Nếu vẫn chưa được. Giữ reverse. Khi trục quay chuẩn bị dừng. Dùng một cái khăn khô kê vào nắp máy, 2 tay nắm chặt nắp máy, khuỷu tay gá vào phần vòi juice phía dưới để có điểm tựa, xoay nắp một cách dứt khoát.
  • Nếu vẫn chưa được. hehe. Có một cách khác là tháo cả cục thân máy cùng cái nắp không mở được đó ra, ngâm vào chậu nước có pha nước rửa bát khoảng 15-20p. Sau đó lôi ra, đặt trên một cái khăn khô, một người ôm giữ chặt phần bowl bên dưới, một người dùng khăn cầm nắp máy xoáy mạnh ra. Hoặc nếu chỉ có một mình thì 2 đùi kẹp giữ chặt bowl bên dưới, 2 tay bên trên xoáy nắp.
  • Ngoài ra theo kinh nghiệm của mình, các bạn nữ tay yếu cứ kiếm một anh tay to mà nhờ. Như nhà mình có mấy lần nhầm cắm cái que pusher của máy Blossom (máy thế hệ thứ 3 thì cái cổ máy dài hơn) vào máy HVS thế là cái que nó chọc cả vào trục quay, đẩy lệch cả nắp máy, tắc cứng cựa. Tay to như mình cũng chưa đủ vặn lại (hehe) nên nhờ thêm anh tay to hơn thì anh ý mới vặn đc 🙂

Không nhấc được thân máy lên

Có thể nắp mở ra được nhưng cả cục bowl máy không nhấc ra khỏi động cơ được. Trường hợp này là do máy ép dùng liên tục trong thời gian lâu, ép nhiều, máy bị nóng. Phần không khí quanh gioăng cao su ở dưới thân máy, nơi ráp với cọc kim loại, bị đốt nóng, làm gioăng cao su nở ra, gây khó khăn không nhấc máy ra được.

Xử lý: – Nếu nhẹ. Cứ để máy đó nghỉ 15-30p nó nguội bớt sẽ tự khắc nhấc ra được. Thậm chí để đó cả ngày trời cũng được, tối đi làm về nhấc nhẹ cái nó sẽ ra.

– Hurom được thiết kế để ép liên tục không quá 30 phút nên nếu ép nhiều hoặc ép các nguyên liệu cứng như bí đỏ (huhu đặc biệt là bí đỏ và khoai lang rất là kẽo kẹt) thì máy rất dễ nóng. Chú ý cho máy nghỉ giữa chừng.

-Trước khi lắp bowl máy vào trục động cơ, bôi một chút dầu vào phần cọc kim loại, chỗ ráp thân máy vào. Sẽ ko còn bị hiện tượng này nữa.

Tự dưng đang chạy thì dừng

Rất có thể khi đang ép mà nguyên liệu cứng quá hay làm sao đó mà cái nắp máy nó xoay hơi trệch ra thì máy sẽ không chạy được nữa. Bởi vì Hurom có chế độ tự ngắt nếu các bộ phận của máy không ráp đúng vị trí.

Xử lý: đảm bảo nắp về đúng vị trí. Nếu vướng nguyên liệu ở họng máy thì lôi ra. Luôn nhớ: không ép quá nhiều, quá nhanh, không dồn và thúc nguyên liệu nhiều quá.

Ngoài ra máy tự dưng dừng cũng có thể do đã chạy nhiều nên bị quá nóng. Để nó nghỉ ở đó một vài tiếng rồi thử lại.

Các vấn đề và lưu ý khác

Lưới lọc bị biến dạng:

Nếu bạn không làm theo hướng dẫn, nếu bạn ép các loại hạt cứng, ép mía, ép đồ đông lạnh…hay vô tình làm rơi hay xót các vật lạ cứng trong buồng máy thì khả năng lưới ép sẽ bị hơi méo hay gồ ghề đi chứ ko trơn nhẵn như trước nữa. Luôn chú ý ép đúng các nguyên liệu như hướng dẫn sử dụng của máy và không nhồi máy nhiều.

Các bộ phận bị biến dạng:

Phải rất cẩn thận đừng làm rơi rớt các bộ phận của máy. Ví dụ khi rửa hay tháo lắp nên để các trục máy và thiết bị cẩn thận. Chỉ cần làm rơi 1 lần thôi cái trục quay của máy có thể bị mẻ hay sứt là toi. Lúc đó hoặc là vẫn chạy được, hoặc là phải mua phụ kiện thay thế.

Thân máy rung lắc

Máy ép khi chạy có thể lắc lư nhẹ ở phần bowl máy, phần này chỉ gắn với trục động cơ bởi 1 cái cọc kim loại và tự do lắc nhẹ, điều này là bình thường. Tuy nhiên nếu nó lắc mạnh quá thì phải đi kiểm tra lại với hãng.

Tiếng kêu cọt kẹt khi ép

Rất có thể khi ép các nguyên liệu cứng như bí đỏ hay củ đậu (đặc biệt khi nguyên liệu bị khô đi, ví dụ củ đậu hay cà rốt cắt rồi mà để tủ lạnh bị se khô lại), thì sẽ tạo tiếng cót két rít lên khi ép. Cũng là bình thường, nhưng như đã nói bên trên, các bạn nếu muốn cắt sẵn nguyên liệu thì nên ngâm chúng trong nước lọc để khi ép về sau sẽ ko bị tình trạng này.

Trên đây là Cẩm nang sử dụng máy ép chậm Hurom của Huyền chia sẻ cùng các bạn kinh nghiệm sử dụng khá nhiều dòng máy của Hurom. Kinh nghiệm này có thể áp dụng cho cả các máy ép chậm khác. Chúc các bạn luôn enjoy và sử dụng thật nhiều cái máy ép mà bạn đang có nhé. Máy ép gì không quan trọng bằng nó có được sử dụng hay không đâu. 

Mọi người chia sẻ thêm các mẹo và kinh nghiệm sử dụng máy ép cùng Huyền nhé!

Leave your Comments cẩm nang sử dụngHuromkinh nghiệmlưu ýmáy ép chậm Huromxử lý tắc máy ép

Từ khóa » Cách Sử Dụng Máy ép Chậm Hurom H300