Cẩm Nang Y Tế Về Bệnh Ngoại Tâm Thu Nhĩ
Có thể bạn quan tâm
1. Tại sao lại bị bệnh ngoại tâm thu nhĩ?
1.1. Ngoại tâm thu nhĩ là bệnh gì?
Ngoại tâm thu nhĩ là tình trạng tâm nhĩ co bóp tự phát do tín hiệu điện bất thường từ tâm nhĩ phát ra nhưng không bắt nguồn từ nút xoang. Kết quả là xảy ra hiện tượng tim thêm một nhịp hoặc bỏ nhịp khiến cho khả năng bơm máu của tim không hiệu quả. Triệu chứng điển hình của bệnh là hụt hẫng và đánh trống ngực khi cơ thể đang thư giãn (hoạt động của nút xoang chậm lại) hoặc vào buổi đêm.
Điện tâm đồ ở bệnh nhân ngoại tâm thu nhĩ
Nếu nhịp ngoại tâm thu nhĩ đến sớm hơn so với nhịp bình thường thì xung điện sẽ không dẫn truyền đến tâm thất vì nhát bóp trước khiến cho đường dẫn truyền nhĩ thất bị trơ. Khi ấy, ngoại tâm thu sẽ đi thành từng chùm làm cho nhịp tim bị chậm.
1.2. Tại sao bị bệnh ngoại tâm thu nhĩ?
Nguyên nhân cụ thể gây ra sự xuất hiện của ngoại tâm thu nhĩ là gì hiện vẫn chưa xác định được. Bệnh lý này có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng phổ biến hơn ở người có cấu trúc tim bất thường, dùng chất kích thích, sử dụng một số loại thuốc hoặc xuất hiện với tư cách triệu chứng của một loại bệnh lý.
Các yếu tố sau được xem là làm tăng nguy cơ bị mắc ngoại tâm thu nhĩ:
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: cường giao cảm, hen suyễn, cảm lạnh, chống trầm cảm ba vòng, chẹn beta,...
- Bị một số bệnh: cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, mạch vành, hở hoặc hẹp van tim, nhồi máu cơ tim, phình động mạch nhĩ trái, suy tim sung huyết,...
- Thường xuyên dùng các loại chất kích thích, bia rượu, thuốc lá,...
- Bị mệt mỏi, stress thường xuyên.
- Rối loạn nội tiết.
- Bệnh lý ngoài tim: cường giáp, phổi tắc nghẽn, tiểu đường,...
2. Phát hiện sớm triệu chứng bệnh ngoại tâm thu nhĩ
Người bị ngoại tâm thu nhĩ thường xuất hiện các triệu chứng cảnh báo như:
- Tim đập không đều, đập mạnh, nhịp bị thêm hoặc bị bỏ lỡ nên gặp hiện tượng đánh trống ngực.
Người bị ngoại tâm thu nhĩ rất dễ bị đánh trống ngực và cảm giác như đôi lúc tim ngưng đập
- Cảm thấy vùng ngực rung động và tim tạm ngưng đập trong chốc lát.
- Hay bị đổ mồ hôi, da mặt tái, nhịp tim không đều.
- Chóng mặt, choáng váng.
- Ngực đau tức, khó thở.
- Bị ngất.
- Có cảm giác lâng lâng.
- Sau khi tập thể dục sẽ thấy rất mệt mỏi.
Những triệu chứng này thường không rõ rệt ở giai đoạn đầu nên người bệnh rất khó nhận biết. Thường thì bệnh nhân chỉ biết mình mắc bệnh khi thực hiện điện tâm đồ.
3. Chẩn đoán và điều trị ngoại tâm thu nhĩ như thế nào?
3.1. Chẩn đoán ngoại tâm thu nhĩ
Bệnh nhân đến thăm khám sẽ được bác sĩ chẩn đoán bệnh thông qua một số công cụ như:
- Điện tâm đồ: cài các điện cực phía trước ngực và chân tay người bệnh trong khoảng vài phút để ghi nhận hoạt động điện học ở tim.
- Dùng máy Holter: áp dụng với bệnh nhân đã thực hiện điện tâm đồ nhưng không bắt được rối loạn nhịp trong vài phút. Người bệnh sẽ đeo máy Holter trên người khoảng 1 - 2 ngày để tìm kiếm rối loạn nhịp.
- Nghiệm pháp gắng sức: khi thấy cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh vận động thể lực để tìm biểu hiện rối loạn nhịp của tim. Người bệnh sẽ được mắc điện cực phía trước ngực sau đó đạp xe hoặc chạy bộ trên dụng cụ thể dục chuyên dụng để bác sĩ theo dõi.
- Siêu âm: thông qua siêu âm tim, bác sĩ sẽ đánh giá được khả năng hoạt động của cơ tim và van tim như thế nào.
3.2. Điều trị ngoại tâm thu nhĩ
Đại đa số bệnh nhân bị ngoại tâm thu nhĩ không cần phải điều trị. Chỉ những trường hợp được đánh giá có kèm theo bệnh lý tim mạch thì bác sĩ mới đưa ra phác đồ trị liệu cụ thể cho từng bệnh nhân.
Khi nghi ngờ bị ngoại tâm thu nhĩ người bệnh nên khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán đúng và biết được có cần điều trị hay không
Các biện pháp giúp khắc phục hiệu quả ngoại tâm thu nhĩ là:
- Thay đổi lối sống
Đây được xem là giải pháp điều trị cơ bản và quan trọng nhất. Người bệnh sẽ được khuyên nên tránh các hành vi có liên quan đến bệnh như:
+ Không dùng chất kích thích, không hút thuốc lá, không uống đồ uống có cồn.
+ Tránh bị căng thẳng, stress.
+ Thực hiện nghỉ ngơi, thư giãn một cách khoa học.
- Điều trị bệnh lý là nguyên nhân gây ra ngoại tâm thu nhĩ
Với trường hợp ngoại tâm thu nhĩ là kết quả của một bệnh lý nào đó thì chỉ cần kiểm soát tốt các bệnh lý này tình trạng rối loạn nhịp sẽ được khắc phục. Các bệnh lý này gồm: cao huyết áp, cường giáp, thiếu máu tim cục bộ, van tim, chứng ngưng thở khi ngủ,...
- Dùng thuốc để kiểm soát, chống tình trạng loạn nhịp tim
Bằng việc dùng những loại thuốc do bác sĩ chỉ định, tần suất hoặc các nhịp ngoại tâm thu nhĩ sẽ được hạn chế.
- Dùng ống thông triệt đốt ngoại tâm thu
Đây là dạng thủ thuật xâm lấn thường được dùng với trường hợp mắc bệnh ở mức độ nặng hoặc có nguy cơ cao.
Đối với người có sức khỏe bình thường, bệnh ngoại tâm thu nhĩ gần như không gây ra bất cứ nguy hiểm nào và cũng không có triệu chứng đặc trưng. Tuy nhiên, với bệnh nhân bị bệnh tim hay có tổn thương về cấu trúc tim thì cần phải điều trị bệnh từ sớm để ngăn chặn nguy cơ bệnh trở nặng hoặc biến chứng rối loạn nhịp tim như: cuồng nhĩ, rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất,... dẫn đến tử vong. Người có tiền sử với nhồi máu cơ tim càng cần phải điều trị ngoại tâm thu nhĩ bởi nó có nguy cơ gây ngừng tim đột ngột, đột quỵ,...
Nói tóm lại, để biết chính xác tình trạng bệnh của mình có nguy hiểm, có cần điều trị không, người bệnh nên khám bác sĩ chuyên khoa Tim mạch và khi được yêu cầu điều trị cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ bệnh trở nên nguy hiểm.
Chuyên khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành và sở hữu hệ thống thiết bị y khoa hiện đại nhập khẩu hoàn toàn giúp quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh trở nên nhanh chóng, chính xác. Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám có thể đến trực tiếp bệnh viện hoặc liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 để được chuyên gia y tế hướng dẫn cụ thể.
Từ khóa » Một Tâm Nhĩ Là Gì
-
Tâm Nhĩ Là Gì? Chức Năng Và Các Vấn đề Thường Gặp | Vinmec
-
Tìm Hiểu Các Dị Tật ở Tâm Nhĩ | Vinmec
-
Tâm Nhĩ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bệnh Cơ Tim Tâm Nhĩ: Góc Nhìn Từ Mô Bệnh Học đến Lâm Sàng
-
Thông Liên Nhĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Giải Phẫu Tim
-
Bệnh Thông Liên Nhĩ Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
Rung Nhĩ Là Gì, Xảy Ra Như Thế Vào Và Cần Lưu Ý Gì Để Phòng ...
-
Rung Nhĩ - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Rung Nhĩ: Những điều Người Bệnh Tim Cần Biết
-
Thông Liên Nhĩ Có Nguy Hiểm Không Và Cách Phòng Ngừa Biến Chứng
-
Rung Nhĩ (Rung Tâm Nhĩ) - Hello Bacsi
-
Dị Tật Tim Bẩm Sinh Hiếm Gặp - Tim Ba Buồng Nhĩ Trái