Cảm Nghĩ Về Khổ Thơ đầu Bài Tiếng Gà Trưa (6 Bài Văn Mẫu)
Có thể bạn quan tâm
Bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ trữ tình Xuân Quỳnh là một trong những dạng bài thuộc chương trình ngữ văn lớp 7. Để hỗ trợ các bạn học sinh lớp 7, Lambaitap.edu.vn chia sẻ những bài văn mẫu bày tỏ suy nghĩ cảm nghĩ về khổ thơ đầu bài tiếng gà trưa hay nhất, hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo hiệu quả hữu ích cho các bạn.
Dàn ý cảm nghĩ về khổ thơ đầu bài Tiếng gà trưa
Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khổ thơ đầu
+ Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
+ “Tiếng gà trưa” là bài thơ hay viết về tình bà cháu.
+ Khổ thơ đầu tiên cho thấy sự tinh tế trong nét bút của Xuân Quỳnh.
2. Thân bài-Giữa muôn vàn âm thanh khác nhau của cuộc sống, người lính chú ý đến tiếng gà trống, vì nó là âm thanh quen thuộc ở làng quê và báo hiệu những điều tốt đẹp
– Trường hợp nghe thấy tiếng gà vào buổi trưa: Trong lúc hành quân, dừng lại ở một ngôi làng nhỏ yên tĩnh và nghe tiếng gà “nhảy ổ”.-Âm thanh của tiếng gà được ghi lại một cách chân thật và tự nhiên: “Cục…cục tác cục ta”– Điệp từ “nghe” là một ẩn dụ về kĩ thuật nghệ thuật cảm nhận, tạo nên những cung bậc cảm xúc khác nhau: tiếng gà gáy trưa nắng làm cho đôi chân bớt mỏi, gợi nhớ tuổi thơ.Âm thanh tiếng gà được tác giả cảm nhận trọn vẹn từ mọi giác quan và tâm hồn
3. Kết bàiNêu tóm tắt cảm nghĩ về khổ thơ đầu bài tiếng gà trưa
Bài làm 1 cảm nghĩ về khổ thơ đầu bài Tiếng gà trưa
Âm vang tiếng gà trong nỗi niềm người lính trẻ trên đường hành quân được cụ thể hóa rất rõ ở khổ thơ đầu tiên trong bài “Tiếng gà trưa” của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. Tiếng gà là một âm thanh quen thuộc với mỗi chúng ta, lời thơ Xuân Quỳnh như dội vào hồn ta những kỉ niệm thân thương, bình dị. Những giây phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi đã được gửi gắm qua lời thơ hồn nhiên mà tràn đầy cảm xúc: Trên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ:“Cục… cục tác cục ta”Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ “nghe” được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ “nghe” cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ.Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ. Từ những kỉ niệm tuổi thơ thấm đẫm tình bà cháu, đến những câu cuối bài thơ, cảm hứng thơ mở rộng hướng tới tình yêu đất nước. Người chiến sĩ tự nhủ và nhắn với bà, họ chiến đấu vì tình yêu với Tổ quốc, với xóm làng, với bà và với ổ trứng hồng mang nhiều kỉ niệm tuổi thơ, tiếng gà trưa đã trở thành tiếng nói của quê hương đất nước, trở thành nguồn động viên tinh thần để người chiến sĩ quyết tâm chiến đấu bảo vệ quê hương. Điệp từ “vì” được nhắc lại bốn lần càng khắc sâu hơn nữa mục đích chiến đấu cao cả của người chiến sĩ: Cháu chiến đấu hôm nayVì lòng yêu Tổ quốcVì xóm làng thân thuộcBà ơi, cũng vì bàVì tiếng gà cục tácỔ trứng hồng tuổi thơ Qua mỗi dòng thơ, yếu tố tạo nên động lực, lòng quyết tâm chiến đấu ở cháu mỗi lúc một thu hẹp dần về phạm vi: Tổ quốc – xóm làng – người bà – tiếng gà, ổ trứng. Điều đó đã nói lên một chân lí về lòng yêu nước: lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng, tình yêu nước hòa trong tình yêu gia đình đằm thắm thiết tha. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, vì sự bình yên của cuộc sống.Bài làm 2 cảm nghĩ về khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa
Xuân Quỳnh (1942 –1988) là nhà thơ nữdược nhiều người yêu thích. Thơ chịtrẻtrung, sôi nổi, giàu chất trữtình, vốn xuất thân từnông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết vềnhững đềtài bình dị, gần gũi của cuộc sốngđời thường như tình mẹcon, bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Ngay từtập thợđầu tay Tơ tầm –Chồi biếc (in chung –1963), Xuân Quỳnh gây được sựchú ý bởi phong cách thơ mới mẻ. Hơn hai mươi năm cầm bút, chịđã sáng tác nhiều tập thơ có giá trị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đếquốc Mĩ trên phạm vi cảnước. Bịthua đau ởchiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mởrộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lởn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thếxẻdọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật. trữtình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻđang cùng đổng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đâu.Tiếng gà trưa đã gợi nhớvềnhững kỉniệm đẹp đẽcủa tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tính yêu đất nước.Bao trùm bài thơ là nỗi nhớcồn cào, da diết. Nhớnhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻvừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớởđây thật giản dịvà cụthể. Chỉmột tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bèn xóm nhỏlà đã gợi dậy cảmột trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổlàm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗvềvà tiếp thêm sức mạnh. Điệp từnghe được nhắc lại ba lần, mởđầu ba câu thơ liên tiếpthểhiện sựrung cảm cao độtrong tâm hồn chiến sĩ:Trên đường hành quân xaDừng chân bèn xóm nhỏTiếng gà cũ nhảy ổCục… cục tác cục taNghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đờmỏiNghe gọi vềtuổi thơQuê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉniệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớđến ổrơm hồng những trứng của mấy chịmái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớđến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bịbà mắng : Gà đẻmà mày nhìn, Rồi sau này lang mặt. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin là thật: Cháu vềlấy gương soi, Lòng dại thơ lo lắng. Giờđây, đứa cháu đã trường thành ao ước trởvềthời bé bỏng đểlại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hi vọng sẽcó được một đàn gà con đông đúc.Bài làm 3 cảm nhận khổ thơ thứ 1 bài Tiếng gà trưa
Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là nhà thơ nữ dược nhiều người yêu thích. Thơ chị trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình, vốn xuất thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thường như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Ngay từ tập thợ đầu tay Tơ tầm – Chồi biếc (in chung – 1963), Xuân Quỳnh gây được sự chú ý bởi phong cách thơ mới mẻ. Hơn hai mươi năm cầm bút, chị đã sáng tác nhiều tập thơ có giá trị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lởn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật. trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đổng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đâu.Tiếng gà trưa đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tính yêu đất nước.Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bèn xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ nghe được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:Trên đường hành quân xaDừng chân bèn xóm nhỏTiếng gà cũ nhảy ổCục… cục tác cục taNghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đờ mỏiNghe gọi về tuổi thơQuê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến ổ rơm hồng những trứng của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng : Gà đẻ mà mày nhìn, Rồi sau này lang mặt. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin là thật: Cháu về lấy gương soi, Lòng dại thơ lo lắng. Giờ đây, đứa cháu đã trường thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hi vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc. Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà thầm mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới: Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới. Ao ước của đứa cháu có được cái quần chéo go, Cái áo cánh chúc bầu còn nguyên vẹn lần hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiêng liêng cùng bao khát vọng tuồi thơ dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:Tiếng gà trưaMang bao nhiều hạnh phúc,Đêm cháu về nằm mơGiấc ngủ hồng sắc trứng.Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:Cháu chiến đấu hôm nayVì lòng yêu Tổ quốcVì xóm làng thân thuộcBà ơi, cũng vì bàVì tiếng gà cục tácỔ trứng hồng tuổi thơKhổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc…Bài làm 4 cảm nghĩ về khổ thơ đầu bài Tiếng gà trưa
Đến với nền thơ hiện đai Việt Nam, người đọc có dịp trải lòng với những vần thơ bình dị, tha thiết mà sâu lắng về tình yêu đôi lứ,tình cảm gia đình, quê hương cua ” Nữ hoàng của thi ca tình yêu” – Xuân Quỳnh. Thơ của Xuân Quỳnh là tiếng nói da diết và khát vọng hạnh phúc từ những điều đơn sơ, bình dị nhất. Bài thơ “Tiếng gà trưa ” không da diết, khắc khoải như những sáng tác về tình yêu mà nó cất lên với giọng thơ trong trẻo nhưng vẫn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của 1 người phụ nữ đa cảm và giàu yêu thương. Đặc biệt là khổ thơ đầu, tôi thấy được cái nhẹ nhàng, ấm áp, nổi bật tình yêu cùng nỗi nhớ về tuổi thơ của người chiến sĩ:
” Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
” Cục..cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”.
Bài thơ được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Trong những tháng ngày bom đạn ấy, hình ảnh của đứa cháu cùng bà nơi quê nhà đã vô cùng quen thuộc. Cũng vì lẽ đó, Xuân Quỳnh đã tái hiên 1 cách chân thực hình ảnh đó trong bài ” Tiếng gà trưa”.
Mở đầu bài thơ là tâm trạng nhớ nhà của người lính trên đường hành quân. Có lẽ đã ở cùng bà, cùng con gà thân thuộc quá lâu nên khi nghe tiếng gà trưa nơi xóm nhỏ đã khơi gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đe và đầy màu sắc. Điệp từ “nghe” đã làm nổi bật thêm nỗi nhớ cồn cào mà da diết ấy. Chỉ là 1 tiếng gà thôi nhưng cũng đủ để khơi gợi biết bao thương nhớ về tuổi thơ. Tiếng gà trưa không những làm sao động cả nắng trưa mà có lẽ cũng làm xao động con tim và tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà trưa gợi bao kí ức đẹp đẽ của thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của bà. Hình ảnh người bà tần tảo, người cháu đáng yêu và cả con gà như đang sống dậy trước mắt tôi.
Khép lại khổ thơ đầu mà tôi như chìm đắm vào tuổi thơ của người chiến sĩ với những tình cảm thân thương, tha thiết nhất. Dù chỉ là bài thơ được viết theo thể thơ 5 tiếng nhưng nó vẫn chứa giá trị nghệ thuật. Tiếng gà trưa không chỉ 1 thứ âm thanh đẹp đẽ mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Bài thơ giúp tôi hiểu thêm về tình bà cháu và sự đẹp đẽ cuẩ thứ tình cảm đó. Thật cảm ơn Xuân Quỳnh vì bài đã để lại 1 bài thơ hay và sâu sắc như vậy.
Bài làm 5 cảm nhận khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa
Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Hồn thơ của Xuân Quỳnh mang nhiều dáng dấp mới lạ, có khi mãnh liệt, vội vàng, có khi lại dịu dàng, đằm thắm, có khi bình dị thấm đẫm yêu thương. Thơ bà chủ yếu viết về tình yêu, tình cảm gia đình và quê hương đất nước. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là tác phẩm thành công của bà. Khổ thơ đầu bài thơ là một trong những khổ thơ hay nhất của bài, tạo tiền đề cho sự phát triển những khổ thơ tiếp theo với những dòng cảm xúc dung dị và chân thành.
“Trên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổCục..cục tác.. cục taNghe xảo động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ”
Cuộc sống nơi chiến trận vất vả và gian nan, bao hiểm nguy của chiến trường không làm cho tâm hồn người chiến sĩ run sợ, quyết tâm chiến đấu vì Tổ quốc thân yêu. Đường hành quân ra trận đầy xa xôi hiểm trở, những phút giây nghỉ ngơi trở nên quý báu vô cùng, đó là khoảng thời gian sau bao mệt mỏi được thảnh thơi đôi chút, giữ sức lực cho cuộc hành quân tiếp theo. Bên xóm nhỏ dừng chân, người chiến sĩ nghe tiếng gà nhảy ổ , thứ âm thanh rõ ràng mà quên thuộc :” cục.. cục tác..cục ta.” Bao âm thanh, bao hình ảnh giữa đời sống, tác giả lại ấn tượng với tiếng gà, âm thanh thốt lên bình dị, gần gũi ấy đã gợi lên trong lòng tác giả những nỗi niềm, xúc cảm khó phai. Phải chăng đó là tiếng gà mang theo niềm hy vọng, niềm vui, tiếng gà chất chứa bao kí ức của tuổi nhỏ trong trái tim người chiến sĩ.
Tiếng gà vọng lại bạn trưa khiến tâm hồn người chiến sĩ thổn thức, nỗi nhớ trỗi dậy:
” Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ”
Điệp từ ” nghe” được đặt ở đầu câu càng nhấn mạnh thêm những trạng thái trong lòng người chiến sĩ khi thổn thức bởi tiếng gà. Tiếng gà trưa làm cho cảnh vật, âm thanh trở nên đa dạng, sinh động hơn. Nắng trở nên có hồn hơn bởi thiên nhiên, con người dường như cảm nhận được nét tươi mới trong thiên nhiên, thêm niềm tin hơn giữa chiến trường khắc nghiệt. Tiếng gà mang yêu thương đến khiến đôi bàn chân mệt mỏi thường ngày dần tan biến thay vào đó là sự phấn chấn, tiếp thêm nghị lực và sức mạnh cho chiến sĩ. Tiếng gà còn mang bao nỗi niềm tuổi thơ, đánh thức những kí ức của ngày xưa bên bà với ổ trứng hồng trong tác giả, đó là những kỉ niệm đẹp, luôn tràn ngập, cất dấu trong cháu biết bao lâu, này tiếng gà bà ùa về bao kí ức tuyệt diệu ấy. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang xúc giác và cả những chuyển đổi tinh vi trong tâm hồn đã tạo nên những câu thơ đầy ấn tượng.
Tiếng gà làm cảnh vật thay đổi mà còn người cũng đổi thay, từ đời sống đi vào bản thể gợi nên những cùng bậc trong tình cảm của tác giả. Tiếng gà trưa vượt không gian và thời gian đã trở về bên cháu ,bên bà với biết bao điều bình dị thân thương. Nhắc đến làng quê việt là nghĩ đến cây đa, bến nước, cánh đồng dòng sông hay tiếng gà gáy mỗi sớm mai. Tiếng gà trở nên thân thuộc mà bao nhà thơ đã viết nên những xúc cảm chân thành ấy. Đến với Xuân Quỳnh tiếng mang đầy ý nghĩa, ẩn sâu trong tiếng cục tác thân quen ấy là cả một khung trời kí ức, là tình yêu thiết tha của người bà, là sự kính trọng yêu thương của cháu gửi đến bà. Và rộng hơn nữa đó là tình yêu quê hương, tổ quốc, thân thương.
Chỉ với 6 câu thơ viết theo thể 5 chữ không gò bó mà Xuân Quỳnh đã tạo nên được nhịp điệu đầy hứng khởi, tự nhiên. Khổ thơ hay và sinh động trong cái hồn của âm thanh và lòng người.
Bài làm 6 cảm nhận khổ thơ thứ 1 bài Tiếng gà trưa
Bài thơ Tiếng gà trưa được viết vào thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khi giặc Mỹ thua ở chiến trường miền Nam đã mở rộng phạm vi đánh chiếm ra miền Bắc. Trong hoàn cảnh đất nước bị đế quốc xâm lược như vậy hàng triệu thanh niên đã lên đường xẻ dọc Trường Sơn đánh Mỹ. Bài thơ gợi về những kỉ niệm tuổi thơ đẹp về tình bà cháu và tình yêu quê hương đất nước.
Đó là nỗi nhớ nhà da diết, cháy bỏng của người cháu ở phương xa. Khi lên đường đi chiến đấu thì người lính nào cũng mong ngày đất nước giành được chiến thắng và trở về với quê nhà cùng những người thân yêu của mình. Và khi nghe tiếng gà kêu đối với người chiến sĩ thì đó là những hoài niệm đẹp về những kỉ niệm tuổi thơ. Tác giả nghe tiếng gà kêu như nghe thấy tiếng quê hương đang vẫy gọi mình và như thể tiếp thêm sức mạnh để vượt lên khó khăn gian khổ chiến đấu bảo vệ nước nhà.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục…cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Như vậy chỉ qua đoạn thơ đầu ta đã thấy được nội dung của toàn bài thơ là những hoài niệm về tuổi thơ. Khi người chiến sĩ đi hành quân ngang qua một xóm nhỏ và nghe thấy tiếng gà kêu mà trong lòng dạy lên những kí ức. Đặc biệt câu “nghe bàn chân đỡ mỏi” lúc này người chiến sĩ như được tiếp thêm sức mạnh và quên đi cái mệt mỏi của lúc hành quân. Theo dòng hồi tưởng ấy những kí ức bắt đầu hiện về:
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Nay con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Nay con gà đốm vàng
Lông óng như màu nắng
Nhân vật trữ tình ở đây có một niềm sở thích đó là thích nâng niu ổ trứng hồng đang ấm thích những con gà mái mơ. Từ hình ảnh đàn gà và trứng gà thì hình ảnh người bà tần tảo bắt đầu hiện ra. Và đây cũng là mạch tiếp nối cảm xúc rất tự nhiên của bài gợi về những kí ức tuổi thơ và đặc biệt là hồi ức về gia đình.
Có giọng bà vang vọng
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ sao mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Sau tiếng gà trưa là hình ảnh người bà với tình yêu thương cháu vô bờ bến. Những kí ức ấy mãi in sâu vào tâm hồn của người chiến sĩ dù đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà và những kỉ niệm tuổi thơ ở cùng với bà. Bà lo cho đàn gà cũng chỉ vì muốn có thêm tiền mua quần áo mới cho cháu. Như vậy bà có tình yêu thương cháu vô bờ.
Những câu thơ tuy ngắn gọn nhưng hết sức cô đọng và chứa chan biết bao nhiêu cảm lúc của người chiến sĩ. Đó không chỉ là niềm vui lúc nhỏ và khi lớn lên rồi ra chiến trường người chiến sĩ càng cảm nhận niềm vui ấy sâu sắc hơn về tình yêu thương mà bà giành cho mình. Từ đó người chiến sĩ như được tiếp thêm động lực để cố gắng chiến đấu thật tốt và để trở về quê hương cùng với bà.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Như vậy ta thấy được những gì người chiến sĩ muốn gửi gắm đến quê hương đất nước và đến bà của mình. Đó là một tình cảm thiêng liêng dành cho quê hương đất nước và cho bà. Ổ trứng ở đây nói lên quy luật tình cảm vô cùng giản dị nhưng thấm đẫm trong lòng người đọc. Dù có đi đâu thì cũng phải luôn biết và tự hào về tình yêu gia đình, tình yêu quê hương.
Bài thơ Tiếng gà trưa là một bài thơ hay nói về những kỉ niệm của người chiến sĩ cách mạng. Đồng thời thể hiện tình yêu gia đình, quê hương đất nước rất da diết. Chất thơ dân gian mộc mạc, ngôn ngữ và hình ảnh gần gũi làm cho người đọc dễ cảm nhận được những tình cảm đẹp mà người chiến sĩ cách mạng lúc bấy giờ vì một tương lai đất nước tốt đẹp hơn.
Lambaitap.edu.vn vừa chia sẻ xong các bài văn mẫu Cảm nghĩ về khổ thơ đầu bài tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Chúc bạn hoàn thành môn ngữ văn thật tốt
Điều hướng bài viết← Previous Bài viếtNext Bài viết →Bài viết liên quan
Leave a Comment Cancel Reply
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Type here..Name*
Email*
Website
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Tìm kiếmTìm kiếmBài đăng gần đây nhất
Privacy vs. Security: Debating the Boundaries of Surveillance Laws in the Digital Era
10/08/2023Unlocking Convenience: The Rise of Online Banking and Its Impact on Modern Lifestyles
10/08/2023The Importance of Insurance: Protecting Your Assets and Future
10/08/2023From Rags to Riches: The Unbelievable Stories of Stock and Crypto Millionaires
10/08/2023Breaking Barriers: Inclusive E-Learning Practices for Students with Diverse Needs
10/08/2023Breaking Barriers: Internet Satellites Pave the Way for Global Connectivity
10/08/2023
Mục lục
- Dàn ý cảm nghĩ về khổ thơ đầu bài Tiếng gà trưa
- Bài làm 1 cảm nghĩ về khổ thơ đầu bài Tiếng gà trưa
- Bài làm 2 cảm nghĩ về khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa
- Bài làm 3 cảm nhận khổ thơ thứ 1 bài Tiếng gà trưa
- Bài làm 4 cảm nghĩ về khổ thơ đầu bài Tiếng gà trưa
- Bài làm 5 cảm nhận khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa
- Bài làm 6 cảm nhận khổ thơ thứ 1 bài Tiếng gà trưa
Từ khóa » Cảm Nhận Khổ Thơ đầu Của Bài Tiếng Gà Trưa
-
Cảm Nhận Về Khổ Thơ đầu Bài Tiếng Gà Trưa? - TopLoigiai
-
Phân Tích Khổ Thơ đầu Của Bài Thơ Tiếng Gà Trưa - Thủ Thuật
-
Cảm Nghĩ Về Khổ Thơ đầu Bài Tiếng Gà Trưa - Lê Minh Trí - HOC247
-
Trình Bày Cảm Nhận Của Em Về Khổ Thơ đầu Của Bài Thơ Tiếng Gà ...
-
Cảm Nghĩ Về Khổ Thơ đầu Bài Tiếng Gà Trưa | Oslakhatvongmuathi ...
-
Cảm Nghĩ Về Khổ Thơ đầu Bài Tiếng Gà Trưa
-
Phân Tích Khổ Thơ đầu Của Bài Thơ Tiếng Gà Trưa - Du Học Mỹ Âu
-
Cảm Nghĩ Về Khổ Thơ đầu Của Bài Thơ Tiếng Gà Trưa ... - MTrend
-
Cảm Nhận Khổ Thơ đầu Bài Thơ Tiếng Gà Trưa Câu Hỏi 103650
-
Cảm Nhận đoạn 1 Của Bài Tiếng Gà Trưa - Cunghocvui
-
Cảm Nhận Khổ Thơ đầu Bài Tiếng Gà Trưa Của Tác Giả Xuân Quỳnh
-
Phân Tích Khổ Thơ đầu Của Bài Thơ Tiếng Gà Trưa
-
Viết đoạn Văn Cảm Nhận Về Khổ Thơ đầu Của Bài Thơ Tiếng Gà Trưa
-
Trình Bày Cảm Nhận Của Em Về Khổ Thơ đầu Của Bài Thơ Tiếng ...