Cảm Nghĩ Về Loài Cây Mà Em Yêu Thích Nhất Năm 2021 (dàn ý - 5 Mẫu)

Top 35 Cảm nghĩ về loài cây em yêu thích (điểm cao)
  • Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 25-12 trên Shopee mall
Trang trước Trang sau

Tổng hợp các bài văn Cảm nghĩ về loài cây em thích hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

  • Cảm nghĩ về loài cây em thích - Cây phượng
  • Dàn ý Cảm nghĩ về loài cây em thích
  • Sơ đồ Cảm nghĩ về loài cây em thích
  • Cảm nghĩ về loài cây em thích - Cây nhãn
  • Cảm nghĩ về loài cây em thích - Cây xoài
  • Cảm nghĩ về loài cây em thích - Cây bàng
  • Cảm nghĩ về loài cây em thích - Cây mít
  • Cảm nghĩ về loài cây em thích - Cây dừa
  • Cảm nghĩ về loài cây em thích - Cây hoa xưa
  • Cảm nghĩ về loài cây em thích - Cây hoa hồng
  • Cảm nghĩ về loài cây em thích - Cây tre
  • Cảm nghĩ về loài cây em thích (mẫu khác)

Top 40 Cảm nghĩ về loài cây em thích yêu (hay nhất)

Quảng cáo

Cảm nghĩ về loài cây mà em yêu thích – Cây phượng (mẫu 1)

Thời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quý, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây “Hoa học trò.”

Nhìn từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi, chúng em thường chơi đùa dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em. Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là người bạn đã cùng chia sẻ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống của chúng em trở nên rộn ràng, vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường thầy cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè. Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không nỡ rời xa. Nhưng rồi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường, thầy cô, bạn bè. Vào những ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đoá phượng để ép vào tập để làm kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em học tập, vui chơi trong suốt năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không? Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn.

Quảng cáo

Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chẳng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.

Dàn ý Cảm nghĩ về loài cây em thích

I. Mở bài

- Giới thiệu chung về các loài cây.

- Giới thiệu về loài cây em yêu thích nhất.

II. Thân bài

- Biểu cảm về hình dáng, đặc điểm của cây:

+ Rễ

+ Thân

+ Cành

+ Lá

Quảng cáo

+ Hoa

+ Quả

- Biểu cảm về công dụng, vai trò của cây: 

+ Đối với mọi người

+ Đối với trường học của em

+ Đối với gia đình em

+ Đối với bản thân em

- Giá trị tinh thần mà loài cây ấy mang lại.

- Sự gần gũi của em với loài cây mà em yêu thích nhất.

III. Kết bài

- Khẳng định lại tình cảm của em dành cho loài cây em yêu thích.

Sơ đồ Cảm nghĩ về loài cây em thích

Top 35 Cảm nghĩ về loài cây em yêu thích (điểm cao)

Cảm nghĩ về loài cây em thích - Cây nhãn

Quảng cáo

Xung quanh nơi em sinh sống luôn tràn ngập sắc xanh của các loại cây. Sống ở một vùng quê yên bình, cây xanh luôn hiện diện bên mỗi con đường làng ngõ xóm, trở thành hình ảnh rất đỗi quen thuộc với bất kì người con nào của quê hương. Trong tất cả các loại cây, em thích nhất là cây nhãn – loài cây đã gắn bó với em trong suốt những năm tháng ấu thơ.

Nhà em có trồng một cây nhãn ở vườn, phần để lấy bóng mát, phần để thưởng thức hương vị ngọt lành của trái nhãn lúc vào mùa. Nhìn từ xa, cây như một dũng sĩ đứng hiên ngang như đang canh giữ cho vùng đất. Cũng chẳng biết cây nhãn này được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em lớn lên thì cây nhãn cũng đã lớn lắm rồi. Bà em nói cây nhãn ấy đã gắn bó với gia đình em suốt cả một khoảng thời gian đã lâu lâu lắm. Thân cây to ngang phải 2 người ôm mới hết, từ ấy vươn ra những cành cây xum xuê, tán lá mở rộng như một chiếc dù khổng lồ dưới bầu trời cao rộng. Rễ cây lớn, nổi lên trên mặt đất như những con rắn đang uốn mình. Thân cây xù xì,đầy những mảng rêu phong vì bụi màu của thời gian. Từ thân cây ấy bong tróc ra những lớp vỏ cũ kĩ, nâu sồng mà lại rất cứng. Đó phải chăng chính là dấu vết của thời gian in lên trên thân gỗ, để ta có thể thấy được trăm năm của đời thảo mộc? Những cánh tay nhãn vươn lên vững chắc như muốn nâng đỡ cả đất trời. Tán cây xanh mươn mướt, nhất là sau những trận mưa lớn, tán cây lại khoác lên mình một màu xanh mướt như được phết lên một lớp dầu bóng. Lá nhãn thuôn dài, mượt mà như một nét mi. Lá dày nhưng không có chút gì của sự mềm mỏng. Ngay cả những cái lá non mới nhú cũng cho thấy sức sống của một loài cây khỏe. Chúng cứ mơn mởn trổ lá như thể đang phô diễn hết thảy cái sức sống mãnh liệt trời ban cho mình.

Mỗi dịp đầu hè là mùa hoa nhãn nở. Từng chùm, từng lớp thi nhau trổ ra làm vàng ươm cả một góc vườn. Hoa nhãn nhỏ li ti, kết lại thành từng chùm nom đẹp như những chùm sao. Nó báo hiệu cho một mùa nhãn được mùa. Khi cái nắng hè báo hiệu một mùa hè oi ả sắp đến, khi những tán cây đã dập dìu tiếng kêu văng vẳng của loài ve cũng chính là lúc nhãn kết trái ngọt. Khi cơn mưa hè dữ dội gột rửa sạch những cái lá, khi chút nắng vàng ươm của mùa hè làm cho thịt vỏ săn lại, quả nhãn cứ to dần, to dần lên rồi chẳng mấy chốc mà thành quả ngọt chốn vườn. Trảy một vài chùm nhãn xuống, lắng nghe cái vị ngọt đang ứa ra trong từng lớp thịt, âu cũng đã là một sự thú vị rồi. Cùi nhãn dày, trắng đục nom đẹp như những viên ngọc trai. Hạt nhãn đen lay láy như ánh mắt của một người thiếu nữ đang độ xuân thì. Ăn một quả nhãn, cái vị ngọt ấy như chứa chan hết thảy cái nắng, cái gió của một mùa hè. Người ta nói, mùa nhãn tức là mùa hè đã chín quả là không sai.

Còn nhớ hồi em còn nhỏ, cây nhãn đã trải qua cùng gia đình em một trận bão lớn chưa từng có. Sáng ra khi cơn bão đã qua đi, cây nhãn đứng đó, trơ trụi lá, những cành to cũng rạp hết xuống gốc. Trông nó thảm hại và đáng thương biết bao, cứ tưởng sẽ chẳng qua nổi. Thế mà chỉ độ vài ngày sau, nhãn đã lấy lại cho mình sức sống thuở nào. Nó vươn lên đầy mạnh mẽ để rồi cho đến bây giờ vẫn luôn hoàn thành trọng trách của một kẻ gác vườn.

Cây nhãn đã gắn bó với em từ những ngày còn thơ bé đến khi đã trưởng thành. Vị ngọt của nhãn, sắc xanh ngọc tuyệt đẹp của loài cây ấy sẽ mãi mãi chiếm một phần trong trái tim em.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - Cây xoài

Mỗi người trong số chúng ta đều có một loài cây mình yêu thích. Tôi cũng vậy. Loài cây tôi yêu chính là hàng cây xoài trường tôi.

Hàng xoài đó được trồng khi nhà trường thành lập. Hồi đó, hàng cây xoài còn bé chứ không to lớn như bây giờ. Các anh chị những niên khóa đầu tiên đã tưới cây, chăm bẫm, đuổi sâu hại và trồng hàng rào để cây vin vào đó mà không bị quật đổ trong những ngày mưa bão. Giờ cây cao lớn, xanh tốt vô cùng và cho trái đều từng năm. Mùa hạ, cây ra hoa. Dưới ánh nắng mặt trời, hoa xoài màu trắng đục như sữa. Hoa có hương thơm thoang thoảng, nhẹ dịu. Hương hoa bay vào trong lớp học xua tan đi sự oi bức, ngột ngạt của buổi trưa hè. Rồi những cơn gió heo may tràn về. A! Mùa thu tới. Những quả xoài xanh bắt đầu xuất hiện lấp ló sau những cành cây. Thầy trò trường tôi rất vui mừng vì đó là thành quả mà chúng tôi đã vun đắp trong suốt năm năm qua. Chùm xoài chín thì đã sang đông. Những chùm xoài đó luôn là niềm khát khao của học sinh chúng tôi. Nhớ lời dạy của cô Hiệu trưởng: “cây xoài là của chung” nên chúng tôi bảo nhau không được hái xoài. Khi xoài thu hoạch cũng là lúc Tết đến, xuân về. Lúc này, cây có màu xanh mơn mởn, bắt mắt của lá.. Cây trở thành một “chiếc ô” lý tưởng cho chúng tôi, vừa để đọc thơ, văn, vừa để ngắm nhìn khung cảnh yên tĩnh buổi sáng sớm của ngôi trường.

Có lẽ, với mọi người, cây xoài chỉ là một loài cây ăn trái, nhưng với chúng tôi, cây xoài có ý nghĩa vô cùng to lớn. Mùa xuân, màu xanh tươi của lá xoài và lộc non là một nguồn cảm hứng thơ văn cho chúng tôi. Mùa hạ, xoài là chỗ trú nắng, trú mưa của học trò chúng tôi. Còn gì tuyệt vời hơn khi gió thổi mát rượi được ngồi dưới gốc cây xoài, tán gẫu với bạn bè và được cảm nhận mùi hương dịu nhẹ của hoa xoài. Mùa thu đến, những chùm xoài bám chặt vào cành và lá như chẳng muốn rời. Cành cây như một cánh tay to khỏe, lực lưỡng luôn che chở, bao bọc cho chùm xoài trĩu nặng dần. Phải chăng đó cũng giống như bố mẹ, thầy cô của chúng ta, luôn bảo vệ, che chở cho chúng ta? Nó cũng nhắc cho chúng tôi rằng không bao giờ được quên ơn bố mẹ, thầy cô mình. Mùa đông, cây xoài rụng một chút lá. Chúng tôi sử dụng chúng tạo thành một số đồ chơi ngộ nghĩnh. Cây xoài cũng như một người bạn luôn sẻ chia, an ủi chúng tôi những lúc vui buồn. Khi một bạn khóc dưới gốc cây vì điểm kém, cây rì rào cành lá để an ủi, động viên bạn cố gắng. Khi có bạn đi thi Toán cấp quận đoạt giải, cây lao xao, lao xao như đang chung vui cùng bạn đó.

Ngoài việc cây xoài là một người bạn, cây cũng là một kỉ niệm đáng nhớ với tôi sau một năm gắn bó với mái trường thân yêu. Tôi còn nhớ một hôm (khi đang học lớp 6), nhìn hàng xoài, tôi nảy ra một ý nghĩ “ngây thơ” rằng việc khắc tên lên trên thân cây để khẳng định việc cây xoài “đã có chủ” là không có gì sai cả. Thế là tôi cầm thanh sắt nhọn vô tư khắc tên mình lên thân cây. Không may thầy tổng giám thị đi ngang qua và bắt gặp. Tôi lo lắng không biết thầy có phạt tôi không? Nhưng không, thầy không làm vậy mà thầy chỉ nhẹ nhàng giải thích: “Em hãy nhìn xem. Việc em khắc tên lên thân cây chẳng khác gì việc em khắc lên da thịt mình vậy. Cây xoài cũng như em, nó cũng có tâm hồn. Nó có thể khóc vì vết cứa đó, chỉ có điều em không nghe, không cảm nhận được mà thôi!”. Nghe thầy nói, tôi giật mình nhìn lại, thân cây đang rỉ máu theo đường cắt của tôi. Hình như… cây đang khóc. Tôi thấy lòng mình cũng đau đớn như có ai cứa vào. Từ đó, tôi thề với lòng mình rằng sẽ không bao giờ làm đau, hay làm tổn thương mọi người, cây cỏ cũng như các loài động vật. Tôi thường cùng các bạn đi tưới nước cho cây. Nhìn cây xoài vẫy vẫy “đôi tay” xù xì như cảm ơn, tôi thấy vui hơn rất nhiều.

Cây xoài đã tạo nên một chương sách trong cả cuốn sách tuổi học trò của chúng tôi. Cây xoài đã trở thành một hình bóng đẹp đẽ. Ôi, cây xoài thân yêu! Bạn sẽ mãi là hình ảnh đẹp đọng lại trong trái tim tôi.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - Cây bàng

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kỳ diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanh gốc bàng cổ thật vui…

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cần mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, đậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?”. Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!”

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình rung rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…

Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thời gian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng che nắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ về cây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như có tiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó là tiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu?

Cảm nghĩ về loài cây em thích - Cây mít

Phía sau nhà em có một khu vườn nhỏ. Ở đó bố thỏa thích trồng đủ loại cây theo đam mê làm vườn của mình. Trong đó, cây nào em cũng thấy thật thích. Nhưng tuyệt nhất vẫn là gốc mít già ở sát lối ra vườn.

Cây mít này không rõ là đã bao nhiêu tuổi rồi, vì lúc bố đem nó về trồng thì nó cũng to lớn phết rồi. Bây giờ, qua bao năm thắng cắm rễ, cây đã cao hơn nhiều. Vượt cả mái ngói của nhà em, che bóng mát rười rượi. Bố còn đem một cái chõng nhỏ ra đặt dưới gốc cây để ngồi uống trà, đọc báo cơ.

Thân cây mít to lớn, phải như hai cái bắp đùi của lực sĩ gom lại. Lớp vỏ bên ngoài xù xì, xám xịt. Dưới gốc được quét vôi trắng để tránh vi khuẩn, mối mọt. Riêng trên các cành lớn, còn mọc những mảng rêu xanh - chiến tích vẻ vang mà thời gian mang lại cho cây mít. Những cành của lá mít không quá nhiều, nhưng cành nào cành nấy đều to và dài, như những con mãng xà khổng lồ. Lá mít thì không quá to, nhưng dày và chắc chắn. Thường nó sẽ có màu xanh sẫm, khi già thì chuyển đỏ cam như lá bàng và rụng về cội.

Nhắc đến cây mít, thì không thể không nói đến quả mít. Cây mít này sai trái lắm, hầu như có quả quanh năm. Quả cứ mọc thành từng chùm lúc lỉu trên cành, trên thân cây. Lúc sai nhất có khi phải hơn năm mươi trái. Ai nhìn thấy cũng phải thèm. Quả mít nhà em không quá to, thường chỉ nhỉnh hơn cái mũ bảo hiểm một chút. Nhưng mà bên trong múi dày, thịt giòn ngọt, thơm lâu, xơ nhỏ mà ít lắm. Chỉ cần một trái chín là mấy nhà ở cạnh cũng thơm lây. Chỉ cần được ăn mít nhà em một lần là phải nhớ mãi. Em còn đặc biệt thích món hột mít luộc. Ăn bùi mà béo chẳng kém gì khoai lang. Nhờ sự ngon và sai trái đấy, mỗi năm nhà em cũng có thêm một nguồn thu nhỏ nhờ bán mít. Thật là vui.

Em rất yêu quý và tự hào về cây mít nhà mình. Có bạn bè đến chơi, em đều dẫn bạn ra vườn để khoe cây mít.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - Cây dừa

Ngay từ những ngày còn nhỏ, tôi vẫn hay cùng bà ngồi trò chuyện dưới bóng dừa xanh tốt. Cây dừa từ đó đi vào tiềm thức của tôi như một phần không thể thiếu của tuổi thơ.

Ngôi làng tôi ở trồng rất nhiều dừa. Ngay từ cổng làng, hai hàng dừa đã sừng sững đứng đó như một biểu tượng của quê hương. Những ai đi xa, chỉ cần nhìn thấy bóng dừa là đã cảm nhận được sự gần gũi, thân thương của mảnh đất quê hương yêu dấu. Dừa đã đứng đó tự bao giờ, dang cánh tay để đón chào những người con như sự ấm áp của vòng tay mẹ.

Có lẽ hình ảnh cây dừa đã không còn xa lạ đối với con người. Dừa được trồng ở rất nhiều miền quê và trở thành biểu trung cho nông thôn Việt Nam. Thân dừa to tròn, màu nâu, sần sùi từng mảng. Nó thẳng đứng vươn cao chọc vào bầu trời trọng xanh. Có những gốc dừa to đến nỗi phải hai đứa trẻ con dang rộng tay mới ôm vừa lấy nó. Dưới gốc là những chùm rễ đồ sộ. Chúng bám chặt vào đất để tạo thế vũng chắc cho cây. Dù mưa giông, bão tố to như thế nào cũng khó mà quật ngã được cây dừa. Thỉnh thoảng vẫn có những chiếc rễ nhô lên khỏi mặt đất. Chúng uốn lượn, nhỏ như những con rắn đang bao bọc quanh gốc dừa.

Thân dừa nhỏ dần từ gốc cho đến ngọn. Nó trơn và không có cành nên rất khó để trèo lên. Phải những người có kinh nghiệm và kĩ thuật cao mới trèo lên được đến ngọn còn không đều phải dùng đến thang. Ngọn dừa tỏa ra những tàu dừa đầy lá. Chúng trông giống như chiếc lược khổng lồ chải vào trời xanh. Những chiếc lá xếp ngay ngắn thành hàng. Mỗi khi chị gió đi quá, chúng lại đung đưa, cọ sát vào nhau mà lay động. Ở giữa những tàu dừa là chùm quả to tròn. Chúng tròn trịa, nhẵn bóng lủng lẳng đánh đu trên bầu trời. Trái dừa con chỉ nhỏ như một trái ổi nhưng khi lớn chúng lại to như một quả bóng. Từ màu xanh mướt chuyển sang màu nâu khi quả đã già. Hình ảnh cây dừa in sâu vào tâm trí con người với những gì thân thuộc nhất.

Cây dừa mang đến cho con người rất nhiều công dụng. Chắc ai cũng đã từng được uống nước dừa. Vào những ngày hè nóng nực, có một ly nước dừa cùng với chút đá thì sẽ tuyệt vời biết bao. Nước dừa ngọt nhẹ, thanh mát và là món giải khát được mọi người vô cùng yêu thích. Cùi dừa non nạo ra uống cùng với nước cũng rất hấp dẫn. Khi già, chúng ta có thể lấy cùi dừa để kho với thịt, ăn bùi bùi,ngon tuyệt. Cùi dừa còn được mọi người nạo ra ròi chế biến thành món mứt dừa ta vẫn thường ăn trong dịp Tết và món kẹo dừa nổi tiếng của tỉnh Bến Tre. Trong trái dừa, chỉ trừ phần vỏ cứng ra, cái gì cũng có thể trở thành một món ăn hấp dẫn.

Hàng dừa xanh nơi tôi sinh ra đã chứng kiến sự lớn lên của biết bao thế hệ. Tôi và những đứa bạn trong xóm vẫn thường hay nô đùa, chạy nhảy dưới bóng dừa xanh mát. Gốc dừa to lớn là chỗ nấp lí tưởng mỗi khi chúng tôi cùng nhau chơi trò trốn tìm. Và dưới bóng mát của cây dừa, vào những buổi chiều mùa hè, bà vẫn hay mang chiếu ra ngồi hóng mát rồi kể cho tôi nghe biết bao câu chuyện thú vị. Cây dừa cũng từ đó mà trở thành người bạn thân thiết trong kí ức tuổi thơ. Có lẽ, sau này lớn lên, dù đi đâu xa tôi vẫn sẽ nhớ về bóng dáng thân thuộc của rặng dừa xanh ngát nơi quê hương.

Cây dừa là biểu tượng của nông thôn Việt Nam. Nó thân thiết và gắn bó với đời sống dân giã của con người. Dừa sừng sững bám vào đất mẹ, kiên cường như chính người dân Việt Nam không gì có thể quật ngã được.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - Cây hoa xưa

Hà Nội - biết bao năm trôi qua vẫn chẳng đổi thay... Cứ mỗi độ xuân sang, thời tiết ấm áp lên, hoa sưa lại rực nở trên những con đường đầy mộng mơ của Hà Nội. Hoa sưa trắng cây, trắng trời như những bông tuyết bay trong gió mà chẳng bao giờ tan biến mất. Cái màu trắng muốt tinh khôi trong tiết trời se se lạnh sao mà yêu đến lạ. Cây sưa ngủ vùi giữa mùa đông lạnh lẽo dưới cái tán sù sì, với lớp lá vàng ảm đạm, để rồi một ngày xuân bỗng bừng lên trút cái lớp vỏ già nua trở thành nàng tiên mùa xuân xinh đẹp.

Chẳng có một tâm hồn nào lại không một lần rung lên khi bắt gặp vòm hoa lặng lẽ kiêu sa ấy. Cũng chẳng có vần thơ, tranh nào diễn tả hết cái hồn của sưa, giống như tâm hồn người con gái Hà Nội. Một chiều lang thang trên những con đường quen thuộc, tôi chợt giật mình vì mới chỉ mấy hôm trước đây thôi, hoa sưa còn e ấp điểm vài sắc trắng trên những thân cành khẳng khiu mà giờ lại nồng nàn bung lên sức sống mãnh liệt. Bỗng nhiên cảm thấy lòng rưng rưng, như gặp lại một người bạn cũ. Chẳng có loài hoa nào lại cùng thay lá, đâm chồi, ra hoa và lụi tàn trong một mùa duy nhất như hoa sưa.

Cũng thật chẳng sai khi ai đó nói rằng: "hoa sưa có mùa và mùa ngắn nhất năm". Nhanh lắm, cái khoảnh khắc hoa rộ lên để rồi lại vụt qua chỉ như trong chớp mắt. Vẻ đẹp tươi tắn nhưng cũng thấm đẫm những u hoài, hoa mang trong mình quy luật vĩnh hằng của tạo hoá, cái đẹp thế gian chẳng thể được cho riêng ai, rồi sẽ đến một lúc lụi tàn. Nếu như Hà Nội mùa thu làm say lòng người bởi hương hoa sữa thơm nồng từng con phố, nếu như mùa đông làm hiu hắt không gian với những cây sấu già trơ trụi, nếu như mùa hè cháy lên sắc tím bằng lăng, thì tạo hoá cũng thật công bằng khi ban cho mùa xuân một nét riêng của mình – hoa sưa. Dưới cái nắng nhẹ nhàng của mùa xuân, sắc hoa sưa thật chan hoà, dịu dàng, nhưng nếu đứng dưới tán hoa sưa sau cơn mưa, mới cảm nhận hết sự khác biệt kỳ lạ của nó.

Giống như một thứ ánh sáng mát mẻ, vừa làm tâm hồn người ta thanh tĩnh, có thể xua tan hết muộn phiền... hoa sưa gắn với tôi "cả một trời" kỉ niệm của thời sinh viên. Đó là những ngày đi học qua con đường Hoàng Hoa Thám xanh mướt bốn mùa với những tán cây rợp lá. Đó là những chiều lang thang trong vườn Bách thảo để nhớ tên của các loài cây. Và đặc biệt hơn, đó là vào mùa xuân, khi những chùm sưa đầu tiên hé nở, rồi rộ lên như say, như mê trong một sắc màu tinh khiết.

Năm nay, hoa sưa nở vẫn nhiều, vẫn đẹp đến lạ, nhưng tôi chợt thấy buồn vì không phải ai cũng hiểu và trân trọng vẻ đẹp một thành phố, nhờ có những chùm hoa sưa tinh khiết thanh tao. Tiền bạc, lợi lộc đã làm con người ta mờ mắt và ích kỷ phạm tội, để chẳng ngại ngần giữa đêm trộm đốn ngã từng thân cây gỗ sưa, để những dòng nhựa chảy ra âm thầm, xa xót. Khách du lịch đến Hà Nội cũng yêu sắc trắng thuần khiết của những chùm hoa li ti kia lắm. Thế nhưng họ đâu hiểu rằng loài hoa bé nhỏ này giờ không còn được sống cuộc sống bình yên.

Giữa lòng phố cổ yên ả, cây sưa vẫn từng ngày từng giờ lo lắng bởi không biết sẽ bị đốn ngã lúc nào.. Năm nay, hoa sưa vẫn đẹp dịu dàng, vẫn say men hương nồng trời đất... Nhưng hoa có cảm hoá được chăng những tâm hồn cằn cỗi để một ngày biết rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống? Biết hoa có lòng người? Biết người có hiểu lòng hoa......!?

Cảm nghĩ về loài cây em thích - Cây hoa hồng

Loài hoa các bạn thích là hoa gì? Chắc chắn có nhiều câu trả lời. Chị Huệ trắng muốt duyên dáng hay là chị phong lan tim tím yểu điệu? Còn với em, loài hoa em yêu thích và đẹp nhất là hoa hồng.

Trước hiên nhà em có trồng một chậu hồng nho nhỏ. Hoa hồng quả không hổ danh là nữ hoàng các hoa. Đó là cây hồng nhung. Hoa khoác lên mình bộ váy áo màu đỏ thắm, một màu đỏ thật sang. Nhưng bộ dạ hội đó còn lộng lẫy hơn vào buổi sáng, những hạt sương đọng trên cánh hoa như những viên kim cương lấp lánh trong nắng, điểm xuyến cho tà áo thắm đỏ rực rỡ. Cây hoa chỉ ra ba bông nhưng bông nào bông nấy đều đẹp mê hồn. Ba hông hoa như ba nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm. Những cánh hoa chắc là đẹp nhất. Lớp lớp cánh hoa như những bậc thang. Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm, chúng kết vào nhau tạo nên bông hồng duyên dáng. Đường nét từng cánh hoa thật uyển chuyển, đó là tuyệt tác của bông hồng, là một sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm. Nhị hoa màu vàng thật hợp với dáng vẻ sang trọng của hồng nhung. Đầu nhị có đôi chút phấn trắng như hạt cát vàng nhấp nhánh. Thân cây chắc chỉ to và dài bằng cái đũa. Thân hoa có gai, những cái gai bé nhưng nhọn bảo vệ cho ba nàng công chúa Hồng trẻ đẹp. Mỗi chiếc lá nhỏ nhỏ, xanh đậm, sờ cưng cứng, ram ráp.

Chà, thế mà nhanh thật! Mới ngày nào, các bông hoa chỉ là nụ hồng e ấp, nhỏ xíu, thế mà bây giờ những cánh hoa đã xòe ra giỡn với gió. Mỗi khi đi học về, em thường ra chỗ cây hồng để thưởng thức hương thơm ngọt ngào đó. Em nhắm mắt lại và thả mình theo những cánh hoa. Nó dắt em đến một thế giới kỳ diệu. Ở đó, có ba nàng tiên đi cùng em vào khu vườn đầy hoa đó. Đó là vương quốc kỳ ảo với muôn vàn điều mới mẻ. Một thảm hoa rực rỡ hiện ra trước mắt em. Trên bầu trời là những đám mây bồng bềnh trôi, trong ánh mặt trời rực rỡ và muôn màu muôn vẻ của bảy sắc cầu vồng. Một làn gió nhẹ thoảng qua làm rung cánh hoa... Tất cả đều hấp dẫn vô cùng. Tiếng xe máy nổ ròn ngoài cổng, làm êm quay lại với hiện tại, xua tan đi nỗi mệt nhọc, lấy lại tinh thần. Đâu chỉ có em thích hồng nhung, còn mấy chú bướm nữa. Chúng suốt ngày đến thăm hoa. Và ba tiểu thư cũng vui với chúng. Có chú bướm vàng điểm đen trên cánh lúc nào cũng bay vòng quanh bông hoa rồi lại đậu xuống. Thật là buồn cười!

Em yêu quí hồng nhung lắm. Em vẫn thường tưới và chăm sóc nó. Cây hồng đã giúp em nhận ra một chân lý giản dị trong cuộc sống: vẻ đẹp luôn đi cùng với gai. Cũng như cuộc đời của mỗi người có nhiều lúc tốt đẹp và cũng không ít lúc gặp khó khăn mà ta luôn phải vượt qua.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - Cây tre

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả - được xem như là biểu tượng của người Việt, đất Việt. Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre Việt Nam: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng..."

“Tre xanh, xanh tự bao giờChuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh...”

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc và nhiều loại tre khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rễ ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 - 18m, ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt. Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình - một hình ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẵn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống. Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà.

“...Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc...”. Không phải ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng - hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre (theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 - 20cm mỗi ngày).

Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giành Độc lập Tự do cho Tổ Quốc.

Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là nguồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích (Nàng Út ống tre, cây tre trăm đốt,...) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre: “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,...

Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như: đàn tơ tưng, sáo, kèn,...

Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm. Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách nước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng: đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre. Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng: “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - Cây đa

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?

Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh.

Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường. Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách.

Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng "thân cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.

Bác Hồ - người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho "cây đa bến nước sân đình" mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa Việt Nam.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 11

Cây chuối là một trong những loại cây vô cùng thân thuộc với những gia đình ở vùng thôn quê. Quanh làng, xã em hầu như nhà ai cũng có một vài cây chuối sau vườn.

Chuối dễ sống, ít công chăm bón mà lại mang nhiều lợi ích phục vụ cho cuộc sống chính vì vậy, nó phổ biến cũng là điều dễ hiểu.

Người xưa có câu: “trước cau sau chuối”, cây chuối vì thế xuất hiện nhiều ở sau vườn, chứ chẳng mấy khi thấy nó um tùm trước nhà. Chuối sinh trưởng tốt ở điều kiện khí hậu nhiệt đới như ở nước ta, và tốt nhất là những nơi ven sông hoặc vùng đất ẩm.

Cây chuối mọc từng cây, nhưng nó thường sống thành 3-4 cây san sát nhau. Chuối sở hữu một màu xanh mướt từ lá đến thân, lá xòe bản to che mát một vùng, thân được tạo bởi các bẹ chuối từng lớp từng lớp bao bọc phần lõi non nhỏ ở trong cùng. Còn nhớ hồi nhỏ, em và lũ bạn thường dùng lá chuối để che mưa, trú mưa…

Cây chuối trưởng thành có thể cao từ 2-3 mét tùy loại, rồi nở hoa, người ta thường gọi là bắp chuối, nó có màu tím trông như hình quả bắp nhưng ú hơn nhiều. Từ bắp chuối sẽ trở thành quả chuối, sắp thành từng nải, mỗi buồng có từ 5, 7 thậm chí 10 nải hoặc hơn nữa. Có một điểm đặc biệt về cây chuối đó là loài cây này không có cành, mỗi thân cây, lá và hoa, quả thôi.

Em rất thích ăn chuối, nhất là chuối lùn, quả to ngọt, mềm, rất dễ ăn, nó lại còn bổ dưỡng nữa. Ở quê em, chuối được ăn như một món tráng miệng quen thuộc mà kể cả người già hay trẻ em đều có thể thưởng thức.

Chuối không chỉ có giá trị bởi quả ngon, bổ dưỡng, mà từ chuối có thể tạo nên nhiều dạng thực phẩm khác như chuối sấy (thành snack), chè chuối, kẹo chuối,… Bắp chuối thì có thể chế biến thành gỏi, nấu canh rất ngon, thân chuối thường được sử dụng làm thực phẩm cho lợn. Trong khi đó, lá chuối để gói bánh, món bánh truyền thống bánh chưng bánh giầy cũng được gói từ lá chuối.

Cây chuối mang lợi ích về kinh tế và nó cũng rất hữu ích cho cuộc sống con người. Còn với em, nó còn như một người bạn. Từ nhỏ em và lũ bạn thân đã biết dựng nên ngôi nhà nhỏ lợp đầy lá chuối, cửa nhà treo đầy dây chuối (được cắt nhỏ theo chiều dọc của thân chuối), rất đẹp, đến bây giờ em vẫn còn nhớ. Hồi đó chỉ mong đến giờ tan học để chạy về rúc vào ngôi nhà nhỏ bé mà chính bản thân mình trang trí. Cây chuối vì thế gắn với tuổi thơ, nằm trong ký ức đẹp đẽ của em, mà mỗi khi nhớ về em chỉ ước mình được một lần ngắm nhìn lại ngôi nhà bé xinh bằng lá chuối của ngày đó….

Ngày nay, dù xã hội đã phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn, người nông dân có đất để làm ăn kinh tế, trồng cây thực phẩm, cây công nghiệp năng suất cao thì cây chuối vẫn hiện hữu đâu đó quanh vườn, sau hè, ven sông. Nải chuối đều đẹp vẫn được người ta sử dụng trên bàn thờ tổ tiên những ngày lễ tết, ngày giỗ, cúng kỵ. Đó vừa là nét đẹp của văn hóa truyền thống vừa là nét đặc trưng riêng của làng quê Việt Nam.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 12

“Hà Nội mùa thuMùa thu Hà NộiMùa hoa sữa vềThơm từng cơn gió…”

Mỗi khi xa Hà Nội, tôi lại nhớ, lại mong đến cháy lòng được trở về, thả bước trên con đường ngập tràn hoa sữa, một loài hoa chỉ nở duy nhất vào mùa thu, một mùa đẹp đến dịu dàng, mơ mộng, Có lẽ vì thế, khi thu qua đi, lòng người không khỏi nuối tiếc để rồi mỗi độ thu về lòng người lại xốn xang bên loài hoa tuyệt diệu này.

Cây hoa sữa được trồng rải rác trên các phố Hà Thành. Gần đây, nhiều con đường mới mở của Hà Nội cũng được trồng nhiều hoa sữa nhưng tập trung nhiều cây hoa sữa nhất phải nói tới các phố Quán Thánh và Nguyễn Du.

Tôi yêu cái vẻ đẹp giản dị, lặng lẽ của hoa sữa Hà Nội. Thân cây cao, thẳng, không quá đen và xù xì như thân xà cừ. Có cây thân gày nhỏ nhưng cũng có những cây lâu năm, phải 2, 3 người ôm mới hết. Trên thân ấy, nhiều nhánh con tách ra như những cánh tay đang vươn lên mạnh mẽ, đầy sức sống.

Cây hoa sữa không có mùa trút lá, chỉ có lác đác lá rụng lá vàng, nên suốt năm cây luôn xanh tốt. Hoa sữa nở vào độ cuối thu đầu đông, những cụm hoa nhỏ xíu chen chúc từng đám màu trắng phớt. Độ hoa nở, những ngày lặng gió, không gian xung quanh như được ướp bằng mùi hương hắc thơm ngào ngạt, một mùi hương như mơ như thực, bởi hoa nở trên cao không nhìn thấy, còn cái mùi hương cứ lan xa, dưới gốc cây rơi rải rác những chấm hoa nho nhỏ như tấm voan mỏng mịn màng còn phảng phất mùi hương.

Nhưng có lẽ tôi yêu nhất loài hoa này ở mùi hương nồng nàn quyến rũ. Cũng như hoa dạ hương dịu dàng tỏa hương đâu đây trên một hiên nhà nào đó, hoa sữa cũng chỉ thơm vào đêm. Khi mọi hoạt động ban ngày lắng xuống, tâm hồn con người trở nên nhẹ nhàng và thư thái hơn. Và chỉ lúc ấy thôi, lòng người mới cảm nhận được hết mùi thơm của loài hoa kỳ diệu này. Thứ hương đêm ngọt ngào và tình tứ làm sao. Trên những đường phố của Hà Nội như Nguyễn Du, khi đến mùa, hoa sữa nở đầy cây. Trắng đến nao lòng. Hương hoa sữa thơm hết mình, ban phát mùi hương một cách hào phóng. Hoa có đòi hỏi gì không khi thơm hết cạn lòng như thế? Trong lòng đag u uất, cảm xúc đang bị dồn nén, lúc đó hãy đi cảm nhận. Hoa sữa thơm nồng nàn đó chính là sự an ủi dịu dàng và cũng là khát khao được đồng cảm, chi sẻ một cách chân thành của loài hoa giản dị khiêm tốn. Hương hoa sữa còn ấp ủ trên tóc, trong áo lạnh, cho đến khi về đến nhà hương hoa còn vương vấn đâu đây.

Người vô tình nhất khi đi qua rặng sữa mùa thu cũng phải nhận ra hương thơm đặc biệt ấy. Người ta không thể không nhắm mắt vào, hít một hơi thật sâu để được giữ trong mình hương thu hà Nội. Cái cảm giác ấy thật dễ chịu, nó vừa thoải mái lại vừa xao xuyến bồi hồi. Tôi thích những buổi tối mùa thu, trời chớm lạnh được đi trên con phốt tỏa hương hoa sữa để nó ướp cả lòng người.

Tôi còn được biết hoa sữa trên đường phố Hà Nội từ lâu đã đi vào kỷ niệm của người Thủ đô và những khách xa về thăm Hà Nội. Hương hoa sữa hôm nay bỗng làm tôi nghĩ về một thời khói lửa đạn bom, “mỗi tấc đất Hà Nội nhuộm thắm một màu hồng tươi”, cả Hà Nội vùng lên đánh giặc xâm lược. Nhiều mùa thu trong chiến tranh qua đi, hoa sữa vẫn bền bỉ tỏa hương thơm ngát để đón những mùa thu chiến thắng. Phải chăng hương hoa sữa cũng góp phần cùng quân dân ta làm kẻ thù phải khuất phục.

Hoa sữa hôm nay làm tôi thêm yêu mùa thu, yêu Hà Nội, yêu đất nước. Yêu sao những chùm hoa sữa bé nhỏ mà thầm lặng tỏa hương…

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 13

(…) Hồ sen nho nhỏ, tròn như con mắt, rải rác đó đây trên mặt đồng thênh thang, đầm sen to rộng, ào ạt gió trăng trải đến chân trời một màu xanh bênh biếc. Nếu một lúc nào đó, những cơn gió nổi tình cao hứng, nồng lên thì những tàu sen hình cái ô dựng ngược cũng theo gió mà nghiêng hồn mình, khô ánh bạc của mặt lá phía dưới và mặt trên thì nghiêng như cúi rạp, đổ hết những hạt nước đã ngọc – hoá xuống lòng hồ, hẳn con cá cái tôm dưới hồ kia được uống cả loài hương cho thơm đầy da thịt.

Tháng Ba, sen nở tiên tròn, dập dềnh mặt nước lăn tăn gió sớm. Hình như những tràng ngó sen còn lơ mơ ngái ngủ dưới tầng sâu bùn ngấu nên cái cuống tàu sen chưa ngoi lên không trung vì “ngó ấy tờ mây”còn ẻo lả mỏng manh, chưa vương vấn nỗi trần thế oi nồng đầy đọa.

Mùa hè chín mọng trái mận trái đào, trùm vải, chín mọng cả mồ hôi đường trường… như tình ái chờ trao gửi, búp sen mới nhô lên chiếc búp, như ngọn bút nông vừa xuất xưởng để chấm vào nghiêng mực để viết thành bất hủ câu thơ có hương hoa thầm kín, màu sắc khiêm nhường ai có tiền duyên mới được hưởng.

Chưa hè mênh mông cao vợ trời quên, ta mỏi chân dặm dài được ngả lưng trên thảo cỏ gốc che ven đường, tháo đôi dép cho tan bàn chân buồn buồn đê mê sắc cỏ, hương sen hào phóng ùa đầy cái lồng lan ngực thị thành… thì con chim bị giam cầm lâu ngày trong đó cũng thêm thắm đỏ, phải hát lên một lời gì như nhịp sơn ca vút tầng không, như một sợi tơ sen bay lên, níu vào trời, ta mới chợt nhận ra thứ hoa đồng nội trắng sen hồng quý giá ấy, từ đầm hoang mà nên, từ bùn quê mà tịnh khiết… cho ta niềm thanh sạch với quê hương đất nước trường tồn là thế nào (…)

(Băng Sơn, trời đang mưa, NXB Văn hoá – thông tin, 1999)

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 14

Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm của miền nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng trục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt sông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm, mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kỳ lạ.

Hoa Sầu Riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng trùm, màu tím ngát. Cánh hoa như vẩy cá, hao hao như cánh sen con, lác đác vài nhị li ti như giữa cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống như tổ kiến mùa trái rộ vào khoảng tháng 4 tháng 5 ta.

Đứng ngắm cây Sầu Riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống cây kỳ lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều lượn của cây soài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại, tưởng như lá héo .

Vậy mà khi trán chín, hương toả ngào ngạt, vị ngọt đến đam mê.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 15

(…) Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Lũ chim lo mồi chạm vào đầu cũng chiếm được những con sâu sám béo nhũn hoặc những anh chị bọ gạo mình cũng đỏ như hoa.

Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến, là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm rứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư; cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Ngày tháng đi thật chậm chạp mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon múp như con thoi. Sợ bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho những múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng loá. Cây gạo như treo dung dinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

Đã sẵn sàng cả rồi. Cơn rông như được báo trước ào ào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo reo lên, múa lên. Chúng trào anh em của chúng lên đường: Từng loạt, từng loạt một, những bông gạo bay tung vào trong gió, trắng xoá như tuyết nhị, tới tấp bay đi khắp hướng.

Cây gạo rất thạo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, đóng góp với 4 phương kết quả dòng nhựa quý của mình.

Cơn giông tan. Gió lặng. Cây gạo sơ xác hẳn đi, non thương nắm. Nhưng chẳng có điều gì đáng no cả; cây gạo bền bỉ và làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Mùa đông, cây chỉ còn những cành trơ chụi, nom nhưng cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang dạo rực khắp thân cây. Xuân đến lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành đầy tiếng hót và mầu đỏ thắm rồi đến ngày, đến tháng, cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà …

(Vũ Tú Nam, Văn miêu tả và kể chuyện, NXB Giáo dục, 1996)

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 16

Hà Nội có nhiều con đường đẹp trồng sấu: Trần Phú, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo… nhưng nhiều và đẹp nhất vẫn là phố Phan Đình Phùng. Phố rộng, hai bên đường và chia đôi một bên vỉa hè, là ba dãy cây sấu gần trăm năm tuổi. Cao hai mươi, hai nhăm mét, gốc sần sùi những bạnh, những vè... ba dãy cây sấu đứng vững chãi, tỏa bóng mát bốn mùa. Trưa hè dù nắng đến mấy, nhìn từ đầu hay cuối phố cũng thấy những tàng cây xanh mát giao nhau, rợp tối cả con đường, khiến ai đi qua cũng muốn chầm chậm lại, để kéo dài thêm khoảng khắc mát mẻ, trong lành dưới những hàng cây.

Sấu là loài cây rất lạ, lá rất nhiều và xanh suốt bốn mùa. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu đồng thời vừa trút bỏ lá già, vừa thay lá non. Cứ mỗi trận gió, hàng ngàn chiếc lá vàng tươi lại lìa cành, bay phơi phới, đậu trên vai trên tóc người qua, dát vàng rực rỡ những vỉa hè phố cũ. Những năm cuối cấp phổ thông, đi học về trên con đường này, trò chơi ưa thích của chúng tôi là đuổi bắt những chiếc lá vàng bay. Có nhiều chiếc lá đã được cất vào thơ, ép vào trang lưu niệm. Con đường rắc đầy lá vàng ấy, khi xa Hà Nội, tôi nhớ đến nao lòng.

Rồi những chùm hoa sấu trăng trắng, nhỏ xinh hình cái chuông đã bật ra cùng với màu lá mới xanh non. Không thơm nồng nàn như hoa sữa, mùi hoa sấu thơm nhẹ, man mác mà thanh tao. Bây giờ, trẻ con không lấy chỉ xâu hoa rụng thành chuỗi đeo cổ nữa. Những bông hoa sấu rụng thành lớp mỏng, trắng cả gốc cây sau những trận mưa đầu hạ. Và một hôm nào đó, như theo lệnh chỉ huy của một nhạc trưởng, từ những vòm cây xanh, dàn nhạc ve bỗng đồng loạt cất lên bản giao hưởng mùa hè. Ấy là lúc Hà Nội bước vào mùa quả sấu.

Trước sấu rẻ lắm, một cân sấu chỉ dăm bảy ngàn đồng, câu “bọn trèo me, trèo sấu” có thời dùng mang tính miệt thị để chỉ những người vô gia cư trên đường Hà Nội. Một ngàn rưởi gốc sấu già trồng trên các đường phố, công viên của Hà Nội do công ty Công viên và cây xanh quản lý chỉ mang lại món thu nhập thêm không đáng kể cho công nhân. Dăm năm trở lại đây, sấu bỗng trở thành loại quả được giá, làm cho anh bạn tôi chợt nảy ra ý định trồng sấu để làm giàu.

Thiên nhiên thật kì diệu, cũng đất ấy, nắng ấy, gió ấy, sao có cây cho quả ngọt ngào, có cây lại cho vị chua như sấu. Cây sấu chua, chua cả từ cái lá, từ bông hoa bé xíu. Còn quả thì… Trời ơi, chỉ vừa nghĩ đến, nước miếng đã tứa ra khắp chân răng, vừa sợ, lại vừa thích. Chả thế mà có người lí giải cái tên quả sấu rằng: vì quả ăn chua quá, nhăn hết mặt mũi lại, xấu lắm, nên mới gọi là quả sấu.

Mùa này quả sấu còn non, chỉ nhỏ xinh như đầu ngón tay, cùi mỏng, vị chua nhè nhẹ, làm món sấu dầm đường tuyệt ngon. Ra chợ, một cân sấu giá mấy chục ngàn, nếu yêu cầu gọt vỏ, trả thêm tiền thì ngang giá một cân thịt lợn ngon. Đắt, nhưng người bán cũng không gọt xuể. Quả sấu bé, gọt xong một cân thì hỏng hết móng tay còn gì. Các mợ, các cô bây giờ thà mất thêm ít tiền, chứ không thích hỏng búp sen đâu. Mang sấu về, rửa sạch nhựa, lấy dao chích nhẹ một hình chữ thập vào quả, nông thôi, kẻo khi làm xong, quả sấu vỡ ra, không đẹp. Ngâm nước vôi khoảng một giờ cho bớt chua. Nước đường thắng lên, thả chút gừng cạo vỏ, đập dập cho thơm, đổ ào tất cả sấu vào, đảo lên rồi bắc ra ngay. Để lâu, quả sấu chín nhũn, coi như hỏng. Cứ ngâm sấu trong nước đường cho ngấm. Khi nào ăn, múc ra bát sứ trắng nhỏ, dùng đoạn cật tre cắt vát đầu xiên từng quả, ngậm hờ trên môi, khẽ mút lấy vị ngọt của đường, vị chua thanh của sấu, vị thơm của gừng, để cảm nhận hết nét thanh tao của món quà, bỗng thấy cái nóng nực của mùa hè giảm hẳn.

Công dụng chính của quả sấu là để nấu canh chua. Dù cái nắng hè có làm cho mệt mỏi, biếng ăn, nhưng bữa cơm có bát canh chua thịt nạc hay canh hến nấu với sấu, vẫn ngon miệng như thường. Rau muống luộc vớt ra, thả tiếp vào nồi dăm bảy quả sấu, nửa dầm làm canh, nửa cho vào bát nước mắm ớt thay chanh. Miếng cùi sấu dầm trong nước mắm, vừa cay, vừa mặn, vừa chua, ngon hơn cà pháo. Nhiều nhà nghiện sấu, lúc mùa rộ mua cả chục cân, giữ trong ngăn đá tủ lạnh, ăn dần.

Vãn mùa, trái sấu chín vàng thơm, vỏ lốm đốm nâu. Người ta tuyển chọn những trái to, ngon nhất để bán rong. Trên các con phố cổ, những lúc lang thang dạo xem quần áo, giày dép, thế nào cũng gặp các cô gái bưng những khay sấu vàng ươm, cắt xoáy trôn ốc rất khéo. Trông quả sấu vẫn tròn, nhưng cầm lên, lại giãn ra như cái lò so. Trái sấu vàng, ruột sấu hồng hồng, trong đính cái hạt nâu, điểm chút muối ớt đỏ; ngọt, chua, cay, mặn quyện vào nhau, mời gọi dịch vị ứa ra. Chẳng có mợ nào, cô nào cầm lòng được, lại bị ăn dỗ khối tiền.

Còn nữa, ai chẳng có một thời học sinh vô tư lự, đi xem phim cùng bạn bè, chia nhau những quả ô mai sấu màu nâu, phủ lớp áo cam thảo vàng. Món quà rẻ tiền đó, rưng rưng bao chua ngọt, mặn mà, thơm thảo. Giờ đây, bạn ở phương trời nào, có còn nhớ hay không?

Nhà văn Băng Sơn đã từng viết: “Máu người Hà Nội có vị sấu chua”. Vâng, có lẽ thế. Đã là người Hà Nội, ai chẳng mang trong mình tình yêu với vòm xanh cây sấu, da diết tiếng ve gọi về một trời nhớ thương, một trời kỉ niệm, xao xuyến lòng kẻ ở người đi…

Hà Nội của tôi đang vào mùa sấu.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 17

Mỗi một loài hoa đều có vẻ đẹp, hương thơm và ý nghĩa riêng. Trong những ngày Tết cổ truyền, hoa đào và hoa mai là hai loài hoa đặc trưng cho hương vị Tết Việt Nam. Ở miền Bắc, vào những năm mới xuân sang, đâu đâu ta cũng gặp những đào hồng tươi. Còn đối với những người miền Nam, hoa mai là linh hồn, là sắc đẹp của năm mới.

Hoa mai và hoa đào có những đặc điểm khá giống nhau. Chỉ khác ở màu sắc vùng miền nơi nó sống. Hoa đào có nhiều loại, có hoa màu hồng phấn, nhẹ nhàng, có những cây lại màu hồng đậm, quyến rũ. Riêng hoa mai, chúng chỉ có một màu vàng tươi đầy sức sống. Mai có những chiếc lá xanh nhọn, tựa như lá chè. Lá mai xanh tốt từ những ngày mùa xuân. Đến đầu đông, lá bắt đầu lác đác rụng để nhường chỗ cho sự nảy mầm của những nụ hoa. Những chiếc lá nhẹ nhàng rơi xuống, xa thân, xa cành, dành sự hy sinh cao cả để nhen nhóm lên cho sự sống của những cánh hoa vàng tươi. Lá hy sinh cho hoa thêm màu đẹp mãi. Lá rụng hết, có thể là chúng tự rụng hoặc người ta bẻ đi để cho nụ hoa đâm chồi, chỉ còn lại trơ trụi thân cây. Nhìn thân mai màu nâu đậm, uốn éo, uyển chuyển trông không có chút sức sống nào cả. Thế những, bên trong những cành cây khẳng khiu ấy là một sức sống mãnh liệt, tiềm tàng. Từng nụ hoa chắt chiu dinh dưỡng, đợi đến ngày được nhú ra, khoe sắc với đất trời. Những chùm nụ nhỏ nhắn, trông giống như chùm hoa phượng thu nhỏ. Nụ mai bé như đầu ngón tay út, xanh rì, bóng mượt. Khi năm cũ chuẩn bị qua đi, mai bắt đầu hé nở, để lộ ra những cánh hoa mỏng tang màu vàng tươi mới. Thứ màu sắc tràn đầy sức sống để ai nhìn vào cũng trào dâng một niềm vui bất tận.

Hoa mai năm cánh tựa như hoa đào, chỉ khác rằng chúng vàng hơn, dẻo dai và mạnh mẽ hơn. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhà nào cũng ẵm cho mình một cây mai để trang trí. Sắc mai làm cho ngày Tết càng thêm ấm cúng, tươi vui. Những câu đối đỏ, những phong bao lì xì đỏ xen kẽ là màu vàng của những cánh mai trông tuyệt đẹp làm sao. Mai tô điểm thêm cho ngôi nhà những ngày Tết. Không có mai, có lẽ Tết cũng bớt đi phần rực rỡ. Người ta uốn mai theo những thế khá đẹp. Có cây mọc thẳng, tỏa ra xung quanh nhiều tầng hoa. Có cây bò dài rồi uốn lượn mềm mại như những chú công. Dưới bàn tay của các nghệ nhân, mai càng thêm mặn mà, đằm thắm và quyến rũ như những cô gái đang độ tuổi trăng tròn. Mai được đặt trước cổng nhà, mai đặt trong phòng khách, dù nông thôn hay thành thị, những ngày Tết của người miền Nam đều không thể thiếu bóng dáng của cây mai.

Mai đem đến tài lộc cho con người, đem đến sức sống cho một năm mới chuẩn bị đến. Những tia nắng nhẹ nhàng mùa xuân lại càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp thanh cao của mai. Lũ trẻ con chúng tôi vẫn háo hức được treo lên cành mai những lời chúc, những câu đối đỏ. Sắc đỏ và vàng hòa quyện vào nhau, đem đến một sự may mắn cho con người. Tôi không biết người miền Bắc yêu hoa đào như thế nào, nhưng với những người miền Nam như chúng tôi, hoa mai được coi là linh hồn, là biểu tượng cho tài lộc của một năm mới. Mai khoe sắc cùng nắng xuân trong những ngày Tết. Mai làm không khí trở nên ấm cùng và hạnh phúc hơn. Hương thơm của mai gọi đến những chú ong, chú bướm. Chúng chập chờn tìm nhụy lấy mật và đón Tết cùng con người. Nhìn thấy sắc mai vàng đang hé nở, ai ai cũng bồi hồi và háo hức được trở về bên gia đình vào những ngày đoàn viên. Để cùng nhau trò chuyện, sẻ chia những khó khăn suốt một năm rồi rồi cùng nhau cố gắng cho một năm mới sung túc, đầy đủ và hạnh phúc hơn.

Hoa mai là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt. Tết đến xuân sang, mai cùng con người hòa vào không khí vui tươi, ấm áp mỗi độ xuân về. Tôi yêu hoa mai vì ý nghĩa cao đẹp của nó.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 18

"Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượngEm chở mùa hè của tôi đi đâu..."

Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: "Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp". Phượng không đỏ thẫm như những như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay.

Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành. Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác hồi hồi xao xuyến ấy.

Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. Tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành.

Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5. Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy cảm xúc.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 19

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò "rồng rắn" quanh gốc bàng cổ thật vui...

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát... Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cần mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: "Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?". Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: "Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!"

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,... Bàng cựa mình rung rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời...

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 20

Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc: mái đình cây đa, cánh cò, sáo diều, con trâu, luỹ tre... Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam.

“ Ví dầu cầu ván đóng đinhCầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”...

Cái hình ảnh “lắc lẻo” ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam, với nhiều phẩm chất cao quý, nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam.

“Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” không biết tre có từ đâu, nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước. Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng, cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao. Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm, hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng. Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi. Những cây con thì nhọn hoắt, đâm thẳng, tự tin, vươn lên đầy sức sống, như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà. Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẻo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật.

Tre là người bạn thân của con người, từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi: tán hưng, ống thụt, làm diều, làm lồng đèn trung thu... Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng:

“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng.Tre non đủ lá đan sàng được chăng?”

Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre, giường tre....Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn, ở, làm việc, trong phong tục, tập quán, dựng nhà dựng cửa... từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ. “Dưới bóng tre,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp, những nhọc nhằn, giần sàng, xay, giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về, khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh. Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.

Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá. Từ những câu hát, câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm”, hay một khúc hát giao duyên “Lạt này gói bánh chưng xanh. Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng”. Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê. Những buổi trưa hè lộng gió, tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình.

Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh, để giữ gìn non sông đất nước, con người. Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẻo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy, nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.

Mai này, dù khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam. Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát, là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 21

Từ lâu, cây tre đã trở thành một phần cuộc sống của người dân Việt, cây tre có mặt trong những câu truyện cổ tích, là biểu tượng của làng quê, là tượng trưng cho người Việt Nam. Nên dù có đi đâu, về đâu, tre sẽ luôn in đậm trong tâm tưởng mỗi người con Việt Nam, tự hào giới thiệu vẻ đẹp của nó với thế giới.

Tre Việt Nam thật đặc trưng, bởi vẻ đẹp của nó, sự khẳng khiu mà kiên cường, cứng chắc vì thân tre thẳng, bên trong rỗng, phân thành nhiều đốt, trên thân tre có các mấu mắt. Và cây Tre cũng là một loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời. Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu đất.

Tre được đặc trưng bởi thế hệ, sự tiếp nối của nó nối tiếp kéo dài đến muôn đời, biểu tượng cho sức sống bền bỉ mãnh liệt, bên cạnh cây tre to, già cao tới 5 mét, thì đứng cạnh nó là cả khóm tre nhỏ, vậy mới có câu “tre già măng mọc”, ít khi nào thấy nó đứng riêng rẽ, vì tính sống quần thể, bền chắc đang lớn, tạo nên vùng xanh mát, xào xạc trong gió, kẽo kẹt bởi những thân cây khẳng khiu. Còn lá tre thì nhỏ, thon, dẹp, thuôn nhọn về phía đầu, sắc.

Tre rất dễ sống. Đặc biệt, giữa một đất nước nhiệt đới gió mùa “xanh muôn ngày cây lá khác nhau”, thảm thực vật vô cùng phong phú, loài hoa đặc trưng, tre là một đại diện bởi sự góp phần tạo nên lịch sử đặc biệt của dân tộc, vì tre xuất hiện ở hầu hết các làng quê Việt, trên núi trên đồi Việt Nam từ nam ra Bắc bạt ngàn tre nứa, đồng bằng thì lúc nào cũng là được lũy tre bao bọc, bờ đê Việt Nam cũng nhờ có tre xanh để chắn sóng, ngăn lũ vào quê nhà.

Tre là bạn đồng hành thủy chung, thân thiết của người từ thuở xa xưa gian lao suốt nhiều thế kỷ khai hoang mở đất để rồi dựng nước. Tre xuất hiện trong các tác phẩm văn học cổ, chắc hẳn ta chẳng thể quên được câu truyện cổ tích Thánh Gióng, khi giặc đến, ông đã một mình lao vào quân giặc Ân ngông cuồng, ồ ạt tiến vào hòng cướp nước ta. Khi kiếm nhà vua ban gẫy, ông đã nhổ bụi tre hai bên đường để quất vào lũ giặc làm giặc chết như rạ, đi đến đâu chết đến đó, đã giúp nước ta thoát nạn, hình ảnh ấy vẫn vẹn nguyên trong tấm lòng nhân dân ta cho đến ngày hôm nay. Trong những tác phẩm văn thơ hiện đại, có bài thơ “tre Việt Nam” của Nguyễn Duy có câu:

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

Tre dù thời nào, cũng theo người cùng một lúc làm nên cả văn hóa vật thể lẫn văn hóa phi vật thể cho xứ sở chúng ta, từ gỗ, từ đũa, từ củi,…trở thành vật dụng không thể thiếu được trong cuộc sống của người nông như rổ, rá cũng từ nan tre qua bàn tay tháo vát của thợ lành nghề, trở thành sản vật như hình ảnh cây nêu ngày Tết mang ý nghĩa xua đuổi tà ma xâm nhập, phá quấy đời sống của người dân ta, trở thành những loại nhạc cụ nổi tiếng âm thanh sâu sắc,…nó giờ đây đã trở thành hình thức văn hóa phi vật thể đã được công nhận của Việt Nam trước thế giới.

Quả nói không sai khi tre cũng đại diện con người lại nhận ra sự tương hợp kỳ lạ giữa phẩm chất của tre với cốt cách của chính mình, tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp, trở thành tri kỉ, bảo vệ con người trong mọi thời kì. Tre đứng thẳng, dù nghiêng ngả, oằn mình chịu đựng đau đớn đến đâu, cũng quật cường phất lên. Tre đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của Người Việt, đó là sự thủy chung, son sắt, sự kiên cường, thanh cao, bất khuất, là đức tính kiên cường ẩn trong khả năng thích ứng dẻo bền vô hạn trước mọi tai họa thiên nhiên cũng như mọi biến thiên, bão táp và bi kịch lịch sử.

Tre luôn là biểu tượng cho người Việt, đất Việt, bởi những đức tính của nó giống với con người, nó xuất hiện làm đẹp cho dân tộc Việt, những đóng góp của nó với đất nước là vô cùng to lớn không kể xiết dù trải qua bao đời. Ta thầm cảm ơn mẹ thiên nhiên đã trao tặng món quà vô giá đó cho chúng ta, sẽ cố gắng phát triển, bảo vệ loài tre đó để mang đến nhiều niềm tự hào hơn cho đất nước.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 22

Cây tre là biểu tượng của con người Việt Nam. Hình ảnh cây tre quá gần gũi và thân thuộc trong cuộc sống của những con người ở làng quê. Nhắc đến cây tre tôi có vô vàn điều muốn nói, và tôi yêu quý lắm loài cây này.

Với những bạn ở thành phố có lẽ cũng hiếm có cơ hội để được nhìn thấy cây tre thật, mà thường chỉ được biết thông qua sách vở, ti vi, sách báo,... Còn ở làng quê, hầu như nơi nào cũng có tre. Cây tre gắn bó với làng quê Việt Nam đã hàng trăm nghìn năm nay như một điều hiển nhiên. Không biết tre mọc từ bao giờ nhưng khi tôi lớn lên đã xuất hiện những rặng tre kiên cố, uy nghiêm bao quanh làng.

Tre có màu xanh lục, đậm dần khi xuống gốc, lá cũng rất xanh, nhỏ và thành từng nan. Hồi nhỏ, con nít thường lấy đọt tre để xâu thành vòng tay, vòng cổ dễ thương cực, và tôi cũng đã từng thế. Tre lớn lên từ búp măng, măng non nhọn hoắt, tràn đầy sức sống đâm thẳng lên mặt đất mà không lo sợ mưa gió bão bùng, thế mới biết được sức sống phi thường của loài cây này. Cây tre không đơn lẻ một mình mà đoàn kết thành bụi, rặng, khóm tre. Thân tre gầy guộc, ống rỗng bên trong, ngoài trơn láng, rễ tre bám chắc vào đất, dù thân có gãy thì rễ vẫn sống để lên búp măng mới.

Có lẽ, ngoài cỏ dại thì tre là loài cây dễ sống nhất, ở bất kỳ đâu, dù “đất sỏi, đá vôi bạc màu”, đất cằn cỗi nghèo nàn dinh dưỡng thì tre vẫn vươn mình trước gió, hiên ngang với đất trời. Hình tượng đó được ví như sức sống của những con người Việt Nam, kiên cường, bất khuất không ngại gian khổ, khó khăn để giành lấy tự do, giành lấy quyền sống chính đáng cho mình. Và là biểu tượng cho những con người siêng năng cần cù, chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó, là tính cách đoàn kết thủy chung, chở che đùm bọc lẫn nhau.

Hình ảnh bụi tre gắn liền với cuộc sống và con người thôn quê, cùng với cây đa, giếng nước, cây trẻ trở thành một thứ “đặc sản” của làng quê Việt Nam, từ Nam ra Bắc, vùng quê nào bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh rặng tre xanh mát đung đưa vui đùa cùng gió. Bóng tre dang rộng tỏa bóng mát trưa hè, bác nông dân có nơi để ngã lưng chợp mắt, những chú trâu có chỗ nghỉ chân mà nhởn nhơ gặm cỏ….

Tre gần gũi, thân thuộc, đã, đang và sẽ vẫn trợ giúp cho đời sống của chúng ta. Từ chiếc nôi tre ta nằm lúc bé, cái giường, tủ tre, cho đến cái cán cày cán cuốc, chiếc rổ bắt cá,... Tre đan thành mành làm trang trí, tre làm đũa ăn cơm, tre làm điếu cày, ấm trà, ống tiêu ống sáo, vân vân. Từ trẻ con đến người già, từ đàn bà đến đàn ông, chắc chắn ai cũng đã sử dụng đồ dùng nào đó được làm bằng tre. Ngoài ra, măng tre non được dùng làm thực phẩm, lá tre thì có thể làm thức ăn cho gia súc. Dù không phải là vật liệu quý hiếm có giá trị đa năng nhưng tre thực sự rất quan trọng đối với đời sống của con người.

Cây tre vốn đã in sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, tre gắn với văn hóa truyền thống và lịch sử đấu tranh giành hòa bình.Trong tác phẩm cây tre Việt Nam của Thép Mới có viết: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người ! Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”

Hay ngay trong truyền thuyết Thánh Gióng, thì cây tre cũng đã được sử dụng như một loại “vũ khí” để tiêu diệt quân thù.

Tre mộc mạc, giản dị, gần gũi trong từng hơi thở, nhịp sống của con người, và nó cũng nhẹ nhàng đi vào văn thơ nhạc họa như một điều tất yếu.

"Tre xanh

Xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi!"

Mỗi buổi tối mùa hè, dưới chiếc võng quen thuộc, được nghe tiếng lá tre xào xạc trong gió, tôi bỗng thấy lòng bình yên lạ thường, nhẹ nhàng chìm vào giấc ngủ trong khi chúng vẫn mải miết đùa vui…

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 23

Ngày xửa ngày xưa, tôi chỉ là một mầm măng nhỏ được sinh ra tại một làng quê nghèo chất phác và mộc mạc. Từ lâu tôi đã thắc mắc không biết tổ tiên mình là ai và có từ khi nào. Chỉ biết rằng:

“Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”.

Thật đúng như vậy, họ hàng nhà tre chúng tôi đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

Thuở ấu thơ, tôi chỉ là một mầm măng yếu ớt với cái thân hình bé nhỏ hình nón, trên đầu nhọn hoắc và khoác ngoài nhiều lớp áo xếp chồng lên nhau bao lấy tấm thân nhỏ bé. Rồi tôi trưởng thành theo thời gian và trở thành một chàng tre đích thực. Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió. Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ, bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác quỷ dám chặt phá tôi một cách vô lí. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ.

Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng. Cả nhà chúng tôi đung đưa tạo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con-những đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng, chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa. Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sông được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời:

“Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sởi đá vôi bạc màu”…

Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, vai trò của tôi được nêu cao trong việc làm vũ khí đánh giặc như gậy, chông, mũi tên.cung tên,… góp phần mang lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam hôm nay. Trong cuộc sống của con người ngày hôm nay, tôi được xây dựng thành những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người và đàn con thơ của họ. Trong bữa cơm hằng ngày của con người, tôi dược dùng để gắp thức ăn và con người gọi tên tôi là đũa, Dùng tôi để gắp thức ăn không trơn trượt như đũa nhựa mà rất nhẹ và dùng gắp thức ăn rất dễ, lại rẻ tiền nữa! Sau mỗi bữa ăn. những người lớn dùng tăm để xỉa răng được làm từ tôi. Mỗi sáng các chị em phụ nữ trên tay xách chiếc giỏ mây đi chợ, hay các ông các bà nhâm nhi tách trà nóng trên bộ bàn ghế được đan bằng mây. Vì vậy, ở quê hương tôi có nhiều người làm tăm tre, đũa tre, đan giường hay đan giỏ mây, bàn ghế mây. Các chị tre ngà có ngoại hình khá đẹp và ấn tượng thì được trồng làm cảnh. Ngoài ra, khi cuộc đời tôi đã chấm hết, thân hình chỉ còn là một cây tre gầy còm, xơ xác và khô héo lụi tàn, tôi vẫn được mọi ng sử dụng để làm chất đốt vì dễ cháy và ngọn lửa mạnh.

Các bạn đã nghe câu: "Tre già măng mọc” chưa? Đó là chu kì sống của họ nhà tôi đấy! Dòng họ nhà tre chúng tôi sẽ duy trì nòi giống cho đến tận mai sau để gắn bó với con người nhiều hơn, để dần đi vào tiềm thức của loài người, để được người đời nhớ mãi. Nhớ rằng tre như một người nông dân chất phác và mộc mạc, chịu thương chịu khó. Tre còn như một biểu tượng thiêng liêng cho một sức mạnh hùng hồn, sự bền bỉ và chịu đựng ngoan cường, tinh thần bất khuất trước kẻ thù của đất nước ta, dân tộc ta trong lịch sử chông giặc ngoại xâm. Thân hình yếu ốm của loài tre chúng tôi như nước Nam ta thời xưa chưa hùng mạnh nhưng lại tiềm ẩn một sức mạnh phi thường, đánh đổ được tất cả những bão tố, khó khăn để đi đến một thắng lợi vẻ vang và chính nghĩa.

“Mai sau, mai sau, mai sau

Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh”…

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 24

Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Tre cũng có những phẩm chất đáng quý như con người vậy. Làng quê Việt Nam luôn gắn với hình ảnh lũy tre đầu làng.

Tre có từ bao giờ cũng không ai biết nữa, nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng, cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao. Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm, hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng. Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi. Những cây con thì nhọn hoắt, đâm thẳng, tự tin, vươn lên đầy sức sống, như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà. Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẻo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật.

Từ lâu cây tre đã trở thành người bạn thân của con người. Khi lọt lòng ta được nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi: tán hưng, ống thụt, làm diều, làm lồng đèn trung thu… Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng: “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng. Tre non đủ lá đan sàng được chăng?”. Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre, giường tre…. Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn, ở, làm việc, trong phong tục, tập quán, dựng nhà dựng cửa… từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ. “Dưới bóng tre, thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp, những nhọc nhằn, giần sàng, xay, giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về, khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh. Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khăng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.

Tre cũng tạo nên cảm hứng sáng tác trong nhiều tác phẩm thơ văn. Từ những câu hát, câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm”, hay một khúc hát giao duyên “ Lạt này gói bánh chưng xanh. Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng”. Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê. Những buổi trưa hè lộng gió, tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình.

Trong cuộc chiến giữ nước, tre cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh, để giữ gìn non sông đất nước, giữ tính mạng cho con người. Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẻo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy, nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.

Ngày nay cuộc sống đã thay đổi, các vật dụng làm từ tre cũng không nhiều nữa, đầu làng ít thấy thấp thoáng lũy tre xanh, con người cũng ít phải ngòi hóng mát dưới gốc tre nữa. Tuy vậy cây tre mãi mãi vẫn tồn tại trong tâm trí người dân Việt và là biểu tượng không bao giờ thay đổi của dân tộc ta.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 25

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước Việt Nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm xanh mọc thẳng…”

“Tre xanh, xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 - 18m, ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hình ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẵn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.

Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phải ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre (theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giành Độc lập Tự do cho Tổ Quốc. “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”

Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là nguồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích (Nàng Út ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre: “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt Nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách nước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng: đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.

Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng: “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

Hà Nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà). Giờ mở rộng Hà Nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm. Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre, (vì đun than, đun ga), nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 26

tre xanh xanh tự bao giờChuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

(Tre Việt Nam)

Hình ảnh thân thương của những cây tre đã đi vào rất nhiều trong thơ ca Việt Nam. Bởi tre đã quá thân thuộc và gần gũi vơi con người. Đi đâu trên khắp thôn quê Việt chúng ta đều bắt gặp những lũy tre xanh bát ngát.

Tre thường mọc gần nhau theo khóm tạo thành những lũy tre xanh rì rào trong gió. Từ bao đời nay, tre mọc luôn đứng cạnh nhau chứ không hề riêng lẻ. Nó cũng giống như tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam vậy. Thân tre có nhiều đốt, gầy guộc là vậy nhưng gió thế nào cũng không thể nào quật ngã được. Dù bất cứ chỗ nào, đất có cằn cỗi bao nhiêu thì tre vẫn cứ vươn lên xanh tốt giống như tinh thần vươn lên trước mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống của người dân lao động. Dưới nhưng cây tre to khỏe luôn là những mầm măng non nhú lên nhọn hoắt. Rồi theo ngày tháng những màn măng nhọn ấy sẽ lớn dần thành một cây tre trưởng thành, giống như con người từ bé tới lớn vậy.

Tre gắn liền với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ làng quê bởi lẽ ngay từ khi còn nhỏ, những đứa trẻ đã được nghe câu chuyện cổ tích “cây tre trăm đốt” của bà, của mẹ. Rồi mỗi mỗi buổi chiều hè, trẻ con trong xóm thường rủ nhau chơi trốn tìm, nhảy dây dưới bụi tre làng. Thỉnh thoảng lũ trẻ còn hái những lá tre xanh gấp lại thành những que kem chơi đồ hàng.

Từ bao đời nay, tre đã có những đóng góp không nhỏ vào đời sống của con người Việt Nam. Con người sinh ra đã được nằm trong chiếc nôi làm bằng tre nứa, lắng nghe tiếng ru ầu ơ của mẹ mà lớn khôn. Tre dùng để dựng nhà - nơi tổ ấm để về, nơi che nắng che mưa của mỗi người. Tre được mọc thành lũy trải dài giúp giữ đất ngăn không cho đất lở bên sông, giữ cho đê vững chắc trong những ngày giông bão. Không những thế, nhìn quanh ta có biết bao nhiêu vật dụng làm từ tre nứa. Đó là đôi đũa tre, tủ tre hay những cái rổ cái giá. Tất cả đều làm từ loài cây thân thuộc. Tre cũng theo các chị các mẹ mỗi buổi chợ bởi ai cũng mang theo vật quen thuộc như chiếc giỏ chiếc làn tre. Những mảnh tre mềm được đan thành chiếc gàu tát nước giúp ích cho các bác nông dân. Ra các bờ mương, ta lại bắt gặp các bác đánh dậm bằng những chiếc chũm tre. Về nhà thì hình ảnh chiếc bu gà đan từ tre lại hiện diện thân thương ở góc sân vườn. Đâu đâu ta cũng thấy sự hiện diện của trẻ ở đó. Thật gần gũi như người bạn của người dân Việt. Mỗi buổi chiều mát, còn gì thích thú hơn khi các cụ già mang chiếc chõng tre ra ngồi đàm đạo, đánh cờ rồi nhấp một ngụm trà thơm? Thỉnh thoảng lại có cụ rít một hơi thuốc lào từ chiếc điếu cày làm bằng tre hay có cụ ngồi thổi một bản nhạc sáo làm từ tre trúc. Đơn giản như vậy đấy, mà tre gắn bó và mang lại cả niềm vui cho những cụ già trong làng.

Tre không chỉ mang lại bao lợi ích trong đời sống con người mà cò gắn bó máu thịt với nhân dân từ trong chiến đấu bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc. Khi đất nước có giặc đến xâm phạm, toàn dân lại dốc sức dốc lòng hăng hái tham gia kháng chiến. Khi ấy thì những chiếc gậy tre, chông tre là những vũ khí tuy thô sơ nhưng lại cực kỳ hữu ích. Quân thù dù có bom đạn, có sắt thép thì vẫn phải khuất phục dưới sự nỗ lực chiến đấu của gậy tre,chông tre. Nhà văn Thép Mới đã từng viết trong “Cây tre Việt Nam” thật chính xác sự gắn bó của tre trong cách mạng: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà xanh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người”.

Tre lớn lên với con người Việt, gắn bó với đời sống Việt rồi lại cùng người dân Việt Nam đứng lên chống lại áp bức. Tre không khác gì một người bạn của con người và cũng là hiện thân của đức tính con người Việt Nam anh hùng, bất khuất.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 27

Hoa hồng được coi là loài hoa đẹp nhất trong các loại hoa bởi nó tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt.

Hoa hồng như cái tên của nó - rất đẹp, nhưng cũng rất “nhọn”. Từ gốc đến ngọn được bao trùm bởi gai nhọn.

Lá hoa hồng tròn trịa được viền răng cưa xung quanh .

Nụ hồng chúm chím thường được như đôi môi đỏ hồng của các cô thiếu nữ.

Dĩ nhiên, hoa hồng còn đẹp bởi mùi hương quyến rũ, mê hoặc. Hương hoa hồng vô cùng dễ chịu, nồng nàn, lan tỏa…

Hoa hồng đỏ được xem là hoa thánh dành riêng cho thần Vệ nữ. Truyền thuyết về hoa hồng gắn liền với truyền thuyết về tình yêu của thần thánh.

Hoa hồng không chỉ là nữ hoàng các loài hoa bởi vẻ đẹp kiêu sa và hương thơm quyến rũ, mà còn là một dược phẩm quý của thiên nhiên với những công dụng làm đẹp.

“Hoa hồng có gai” vinh dự được gán cho những người đẹp.

Trong khi mỗi loài hoa đều có một câu chuyện tuyệt vời để kể, hoa hồng lại riêng biệt với vô vàn truyền thuyết và ý nghĩa. Nhiều đến độ chúng ta không thể không dành cho hoa hồng một cách đối xử ưu ái và một không gian riêng biệt với những biểu tượng phong phú của mình.

Được sử dụng từ hàng trăm năm nay để truyền tải thông điệp tình yêu phi ngôn ngữ, hoa hồng là một biểu tượng của niềm tin. Cụm từ tiếng Latinh sub rosa – dưới hoa hồng, ám chỉ một điều đang được giữ trong bí mật.

Chưa kể tới màu sắc, vẻ đẹp độc nhất vô nhị của hoa hồng và hương thơm tinh tế của nó khơi gợi niềm vui cho người nhận và sự ganh tỵ từ những người khác. Nếu bạn đang tìm một cách để thêm chút truyền cảm từ nỗi đam mê thầm lặng của mình, chúng ta hãy cùng xem hàng loạt những ý nghĩa được kết hợp với màu sắc của hoa hồng.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 28

Loài hoa các bạn thích là hoa gì? Chắc chắn có nhiều câu trả lời. Chị Huệ trắng muốt duyên dáng hay là chị phong lan tim tím yểu điệu? Còn với em, loài hoa em yêu thích và đẹp nhất là hoa hồng.

Trước hiên nhà em có trồng một chậu hồng nho nhỏ. Hoa hồng quả không hổ danh là nữ hoàng các hoa. Đó là cây hồng nhung. Hoa khoác lên mình bộ váy áo màu đỏ thắm, một màu đỏ thật sang. Nhưng bộ dạ hội đó còn lộng lẫy hơn vào buổi sáng, những hạt sương đọng trên cánh hoa như những viên kim cương lấp lánh trong nắng, điểm xuyến cho tà áo thắm đỏ rực rỡ. Cây hoa chỉ ra ba bông nhưng bông nào bông nấy đều đẹp mê hồn. Ba bông hoa như ba nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm. Những cánh hoa chắc là đẹp nhất. Lớp lớp cánh hoa như những bậc thang. Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm, chúng kết vào nhau tạo nên bông hồng duyên dáng. Đường nét từng cánh hoa thật uyển chuyển, đó là tuyệt tác của bông hồng, là một sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm. Nhị hoa màu vàng thật hợp với dáng vẻ sang trọng của hồng nhung. Đầu nhị có đôi chút phấn trắng như hạt cát vàng nhấp nhánh. Thân cây chắc chỉ to và dài bằng cái đũa. Thân hoa có gai, những cái gai bé nhưng nhọn bảo vệ cho ba nàng công chúa Hồng trẻ đẹp. Mười chiếc lá nhỏ nhỏ, xanh đậm, sờ cưng cứng, ram ráp.

Chà, thế mà nhanh thật! Mới ngày nào, các bông hoa chỉ là nụ hồng e ấp, nhỏ xíu, thế mà bây giờ những cánh hoa đã xòe ra giỡn với gió. Mỗi khi đi học về, em thường ra chỗ cây hồng để thưởng thức hương thơm ngọt ngào đó. Em nhắm mắt lại và thả mình theo những cánh hoa. Nó dắt em đến một thế giới kỳ diệu. Ở đó, có ba nàng tiên đi cùng em vào khu vườn đầy hoa đó. Đó là vương quốc kỳ ảo với muôn vàn điều mới mẻ. Một thảm hoa rực rỡ hiện ra trước mắt em. Trên bầu trời là những đám mây bồng bềnh trôi, trong ánh mặt trời rực rỡ và muôn màu muôn vẻ của bảy sắc cầu vồng. Một làn gió nhẹ thoảng qua làm rung cánh hoa… Tất cả đều hấp dẫn vô cùng. Tiếng xe máy nổ ròn ngoài cổng, làm êm quay lại với hiện tại, xua tan đi nỗi mệt nhọc, lấy lại tinh thần. Đâu chỉ có em thích hồng nhung, còn mấy chú bướm nữa. Chúng suốt ngày đến thăm hoa. Và ba tiểu thư cũng vui với chúng. Có chú bướm vàng điểm đen trên cánh lúc nào cũng bay vòng quanh bông hoa rồi lại đậu xuống. Thật là buồn cười!

Em yêu quí hồng nhung lắm. Em vẫn thường tưới và chăm sóc nó. Cây hồng đã giúp em nhận ra một chân lý giản dị trong cuộc sống: Vẻ đẹp luôn đi cùng với gai. Cũng như cuộc đời của mỗi người có nhiều lúc tốt đẹp và cũng không ít lúc gặp khó khăn mà ta luôn phải vượt qua.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 29

Mùa xuân cây hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc, hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất vẫn là cây hoa hồng, đó cũng là cây hoa mà em rất thích.

Cây cao đến đầu gối nhưng cũng được mẹ em trồng được vài tháng rồi. Thân cây có màu xanh, mảnh, có gai, mọi người còn nói:

"Hoa hồng đẹp nhưng gai hồng sắc''. Từ thân cây mọc ra rất nhiều cành nhỏ và từ những cành nhỏ rất nhiều nụ hồng mọc ra. Nụ hồng lúc bé có màu xanh, khi lớn dần lên, cánh hồng bắt đầu lộ ra. Trông nụ hồng lúc bé thật là đẹp, đáng yêu. Cánh hồng mềm, mịn như nhung, được xếp vòng quanh trông như một cô công chúa mặc một chiếc vày nhiều tầng. Hoa hồng có rất nhiều màu sắc như: Đỏ, vàng, da cam, trắng, hồng...Bên cạnh màu sắc sặc sỡ của hoa hồng là chiếc lá nhỏ hình bầu dục có răng cưa làm nổi bật lên những bông hồng nhiều màu sắc. Hoa hồng đẹp được ví như nữ hoàng của các loài hoa. Hương hoa hồng không quá nồng, nhưng nó thoang thoảng, dễ chịu, đẳng cấp. Nên hoa hồng thường được người ta tặng nhau và còn là biểu tượng của tình yêu, tình bạn cao đẹp.

Thỉnh thoảng, em lên sân thượng để tưới cho cây hoa hồng những gáo nước mát để cây mau lớn, nở ra những đoá hoa thật đẹp cho em ngắm.

Hoa hồng thật là loài hoa đáng yêu.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 30

Trong cuộc sống chúng ta được gặp rất nhiều loài cây, loài hoa. Mỗi loài cây, loài hoa lại có một nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa riêng biệt. Có thể nó biểu trưng cho những điều thiêng liêng cao cả, nhưng có thể nó lại biểu trưng cho một điều giản dị mộc mạc. Cây hoa hồng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đây một loại cây, loài hoa mà ai cũng đã từng có dịp chiêm ngưỡng, ngắm nhìn.

Hoa hồng xuất hiện cách đây khoảng 100 triệu năm vào cuối kỷ nguyên Phấn trắng. Đây là một loài cây thường mọc thành bụi, rễ chùm có gai. Tuy nhiên, hiện nay người ta cũng đã lại tạo được những loài hoa hồng không có gai.

Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa. Thực vậy, hoa hồng có nhiều màu: đỏ, trắng, vàng, hồng... và cả hoa xếp xen kẽ lẫn nhau tạo nên một vẻ rất riêng không thể nhầm lẫn được. Phải chăng vì vẻ đẹp như vậy mà ngay từ thời xa xưa, cách đây hàng ngàn năm, con người đã trồng và thưởng thức nó? Các giống hoa hồng vườn mà ngày nay ta thường thấy phát triển lớn hơn nhiều so với những bà con hoang dã của chúng. Cũng có lẽ bởi vì hoa hồng mọc hoang chỉ có năm cánh và chỉ có thể ra hoa ít tuần chứ không thể liên tục tới mấy tháng như cây hoa hồng vườn. Tôi có thể chắc chắn rằng không phải ai trong chúng ta cũng có dịp nhìn thấy quả của cây hoa hồng. Quả của cây này nhỏ, hơi dẹt, có màu đỏ. Nó chứa một lượng vitamin C nhiều gấp 10 đến 100 lần so với các thức ăn khác. Đồng thời, đây cũng là một loại quả thuốc. Chúng ta có thể ngâm quả này trong nước sôi để uống, rất tốt cho bàng quang, lại giúp đề phòng cảm lạnh. Quả của một vài loại cây hoa hồng hoang dại cũng có thể được dùng để làm mứt.

Chính vì hoa hồng xuất hiện bên cạnh con người từ lâu như vậy nên ý nghĩa của nó cũng dần được khẳng định. Nhận thấy được vẻ đẹp của hoa hồng nên con người dùng nó để trang trí, làm đẹp cho ngôi nhà, như ở trong phòng, trên bàn,... giúp ngôi nhà trở nên sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Ngoài ra, mỗi màu hoa lại có một ý nghĩa riêng. Ví dụ như hoa hồng đỏ - còn gọi là hoa hồng nhung - biểu trưng cho tình yêu, hoa hồng trắng lại thể hiện sự trong trắng, tinh khiết và cả niềm tiếc thương vô hạn... Trong những lúc căng thẳng, nhìn thấy hoa ta như được giải toả phần nào. Và chắc rằng, cây hoa hồng còn có ý nghĩa hơn nữa, to lớn hơn nữa, bởi tôi được biết rằng ở nước Anh, cách đây 500 năm, đã xảy ra một cuộc chiến tranh hoa hồng. Giới quý tộc chia làm hai phe, đều lấy hoa hồng làm huy hiệu cho mình: một phe lấy hoa hồng nhung, còn phe kia lấy hoa hồng bạch. Có thể thấy được hoa hồng có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống.

Đẹp và đầy ý nghĩa, “nữ hoàng của các loài hoa” là những gì ngắn gọn nhất để nói về hoa hồng. Cây hoa hồng gắn bó với con người từ thuở xa xưa đến tận bây giờ. Và chắc chắn rằng vẫn sẽ như vậy đến cả sau này nữa.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 31

Vừa bước chân trở về làng xưa, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt đồng thời cũng làm choáng ngợp tâm hồn bất cứ ai: Đó là dáng sừng sững của cây đa cổ thụ làng tôi. Không biết từ bao đời nay, nó đã đứng đó, như một vệ sĩ oai phong của làng tôi, niềm tự hào của làng tôi.

Tôi yêu làng. Trong tình yêu bao la ấy có tình yêu những mái nhà san sát lợp ngói đỏ bình yên; yêu những vườn đào nở rộ mỗi khi xuân về, yêu những vườn hồng xiêm ửng vàng trái chín… Nhưng tôi yêu nhất là cây đa – đó chính là biểu tượng của làng tôi. Cây đa làng như chứa đựng bên trong tất cả những gì tinh tuý nhất của làng tôi. Tôi không biết cây bao nhiêu tuổi. Các cụ bảo khi làng tôi ra đời thì cũng là lúc cây đa được trồng. Những buồn vui, khó khăn, gian khổ hay phát triển, và biết bao chuyện của làng quê, cây đa đều chứng kiến.

Thân cây đa to, phải năm sáu người ôm không xuể. Rễ cây dài, đâm sâu xuống lòng đất. Có nhánh rễ chồi lên khỏi mặt đất thành một chiếc ghế băng cho những người ngồi nghĩ mát dưới gốc cây. Tôi thường ngồi lên chồi rễ, tựa lưng vào thân cây, nhắm mắt lại, thầm trò chuyện với cây, và nghe cành lá xạc xào. Khi ấy, tôi có cảm giác cây đa là mái nhà mà sự an toàn và chở che của đa là tuyệt đối và không gì sánh được. Với lũ trẻ trong làng, cây đa là nguồn vui tuổi thơ, là kỉ niệm về quê hương. Sau này, các lớp anh chị trong làng di xa, hay như lũ chúng tôi còn ở lại thường nhớ về cây đa như linh hồn của quê hương. Quên sao được những buổi trưa trốn ngủ, cả lũ kéo nhau ra gốc đa chơi đánh trận giả, rồi trèo lên cây hái quả. Quả đa là món quà lí thú với lũ trẻ chúng tôi. Quả đa chín ngọt lừ đến đâu, vẫn thấy có vị chan chát ở đầu lưỡi. Có đứa ăn cả quả đa ương ương, thậm chí xanh. Có lẽ, vị chát thì nhớ lâu hơn vị ngọt. Những mùa lá đa rụng, chúng tôi vun thành đống, rồi đốt lên sưởi ấm với nhau trong những ngày se se lạnh. Những làn khói bay lên, nhuốm vào cành lá, quyện với hơi sương tạo thành một làn khói kì ảo, lung linh huyền diệu như cổ tích. Đó thực sự là thứ cổ tích hiện đại mà cây đa làng đã mang đến cho làng tôi và lũ trẻ chúng tôi…

Vừa bước chân trở về làng xưa, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt đồng thời cũng làm choáng ngợp tâm hồn bất cứ ai: Đó là dáng sừng sững của cây đa cổ thụ làng tôi. Không biết từ bao đời nay, nó đã đứng đó, như một vệ sĩ oai phong của làng tôi, niềm tự hào của làng tôi.

Tôi yêu làng. Trong tình yêu bao la ấy có tình yêu những mái nhà san sát lợp ngói đỏ bình yên; yêu những vườn đào nở rộ mỗi khi xuân về, yêu những vườn hồng xiêm ửng vàng trái chín… Nhưng tôi yêu nhất là cây đa – đó chính là biểu tượng của làng tôi. Cây đa làng như chứa đựng bên trong tất cả những gì tinh tuý nhất của làng tôi. Tôi không biết cây bao nhiêu tuổi. Các cụ bảo khi làng tôi ra đời thì cũng là lúc cây đa được trồng. Những buồn vui, khó khăn, gian khổ hay phát triển, và biết bao chuyện của làng quê, cây đa đều chứng kiến.

Thân cây đa to, phải năm sáu người ôm không xuể. Rễ cây dài, đâm sâu xuống lòng đất. Có nhánh rễ chồi lên khỏi mặt đất thành một chiếc ghế băng cho những người ngồi nghỉ mát dưới gốc cây. Tôi thường ngồi lên chồi rễ, tựa lưng vào thân cây, nhắm mắt lại, thầm trò chuyện với cây, và nghe cành lá xạc xào. Khi ấy, tôi có cảm giác cây đa là mái nhà mà sự an toàn và chở che của đa là tuyệt đối và không gì sánh được. Với lũ trẻ trong làng, cây đa là nguồn vui tuổi thơ, là kỉ niệm về quê hương. Sau này, các lớp anh chị trong làng đi xa, hay như lũ chúng tôi còn ở lại thường nhớ về cây đa như linh hồn của quê hương. Quên sao được những buổi trưa trốn ngủ, cả lũ kéo nhau ra gốc đa chơi đánh trận giả, rồi trèo lên cây hái quả. Quả đa là món quà lí thú với lũ trẻ chúng tôi. Quả đa chín ngọt lừ đến đâu, vẫn thấy có vị chan chát ở đầu lưỡi. Có đứa ăn cả quả đa ương ương, thậm chí xanh. Có lẽ, vị chát thì nhớ lâu hơn vị ngọt. Những mùa lá đa rụng, chúng tôi vun thành đống, rồi đốt lên sưởi ấm với nhau trong những ngày se se lạnh. Những làn khói bay lên, nhuốm vào cành lá, quyện với hơi sương tạo thành một làn khói kì ảo, lung linh huyền diệu như cổ tích. Đó thực sự là thứ cổ tích hiện đại mà cây đa làng đã mang đến cho làng tôi và lũ trẻ chúng tôi…

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 32

Làng quê Việt Nam luôn gợi ta nhớ đến mái đình thấp thoáng bên lũy tre xanh, cái giếng cuối làng nước trong veo, chú mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu… Nhưng với tôi, đẹp nhất, quan trọng nhất vẫn là cây đa nơi ngưỡng cửa làng.

Đầu làng tôi có một cây đa to lắm. Không biết cây được trồng từ bao giờ, chỉ biết khi lũ trẻ tuổi tôi biết chơi trồng nụ trồng hoa, ô ăn quan… thì cây đã lớn lắm rồi. Có lần, chúng tôi chơi trò “nối vòng tay lớn”, tôi và hai bạn nữa nối tay nhau mà vẫn không ôm trọn thân cây.

Cây nằm trên một bãi đất bằng phẳng, cỏ xanh um, ngay cạnh cổng làng. Vào những hôm trưa hè nắng gắt, từ xa, cái vòm rộng lớn của những tán cây như vẫy gọi người đi đường hãy nhanh lên, nhanh lên để được ngồi dưới gốc đa, uống bát nưởc chè xanh, tránh cái nắng gay gắt. Thân cây giờ to đến mức ba, bốn người lớn ôm không xuể. Rễ đa ngoằn ngoèo nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, nhiều cái trông như những con trăn, con rắn đang uốn khúc.

Cứ mỗi độ xuân sang, những làn mưa nhẹ như đánh thức mầm non tỉnh giấc. Cây đa nhanh chóng cởi bỏ bộ áo vàng nhàu nhĩ của mùa đông, thay vào đó là tấm áo choàng xanh biếc của mùa xuân. Những cái lá to dần, dầy lên theo năm tháng, màu xanh biếc cũng dần dần thẫm hơn. Để rồi khi cái nắng hè bắt đầu chói chang, những tán lá trở nên xanh um, lan rộng như một cái ô khổng lồ, che mát một khoảng đất rất rộng. Những khi đi làm đồng về, bố mẹ tôi và các bác trong làng thường ngồi nghĩ ở đó, uống bát nước chè xanh sóng sánh, râm ran bàn chuyện vụ mùa… Lũ trẻ chúng tôi được nghỉ học nên cũng thường tụ tập dưới gốc đa, vui chơi hoặc bày ra những trò tinh nghịch của tuổi học trò. Chơi chán, mệt, chúng tôi nằm dài trên bãi cỏ ngay cạnh gốc đa, nháy mắt với những tia nắng lọt qua kẽ lá hoặc đánh nhịp chân theo tiếng gió rì rào… Thấp thoáng trong tán cây, những chú chim thoăn thoắt chuyền cành, có những con vô tư líu lo hót, có những con thì lại đang chí chóe với nhau, ôi! Cảm giác thật dễ chịu, tuyệt vời làm sao. Nhưng rồi mùa hè cũng lại qua đi như mùa xuân. Khi những chiếc lá đa ngả sang màu vàng và xuất hiện những đốm đen, ấy là khi mùa thu đến. Chúng tôi cũng đã bước vào năm học mới. Mỗi khi có dịp đi qua, tôi thấy cây có vẻ buồn. Chắc cây nhớ chúng tôi. Sang đông, cành cây trơ trụi lá, trông càng buồn thảm. Theo dòng thời gian luân chuyển, cây vẫn giữ được vẻ trầm ngâm điềm tĩnh. Trong các mùa của cây, có lẽ thời điểm đẹp nhất là mùa hè.

Cây đa cổ thụ đã gắn bó với tuổi thơ tôi và cuộc sống của dân làng tôi. Mỗi khi nhớ về làng quê, tôi lại nhớ đến hình ảnh cây đa với quán nước đầu làng. Tôi nhớ đến những con nghé được làm từ những chiếc lá đa to và dày. Những con nghé làm bằng lá đa là thứ đồ chơi quen thuộc của lũ trẻ nhà quê chúng tôi. Cứ mỗi lần nhớ đến con nghé lá đa nghển cổ gọi “nghé ọ”, lòng tôi lại trào lên một niềm vui thơ trẻ.

Bao năm qua, cây đa vẫn đứng đó, như một tiêu điểm và che mát cho một vùng đất rộng. Cây còn như một nhân chứng lịch sử. Nó chứng kiến sự đổi thay của làng quê, chứng kiến những cuộc chia tay đầy lưu luyến đưa tiễn những người con ưu tú của mình lên đường bảo vệ quê hương…

Hình ảnh cây đa luôn in sâu trong tâm trí tôi. Cây đa như một người ông hiền từ và tốt bụng, luôn dang tay chào đón những đứa con đi xa trở về. Tôi mong “ông đa” sống mãi cùng dân làng, mãi mãi là người bạn già tri kỉ của mỗi người dân thôn xóm.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 33

Trước cổng nhà em có trồng một cây bàng. Tuy không quá cao lớn nhưng cây vẫn có một vẻ đẹp rất riêng.

Từ hồi nhà em chuyển về đây là đã có cây bàng rồi, nên cũng không biết cây đã bao nhiêu tuổi. Cây không cao lắm, chỉ hơn cột đèn đường một chút. Thân cây thẳng, to và vạm vỡ như cây cột đình. Lớp vỏ bên ngoài sần sùi, riêng phần vỏ gần gốc được quét vôi trắng để bảo vệ cây. Cây bàng có ba cành chính to chừng bắp tay. Từ đó tỏa ra rất nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ lại đẻ ra nhánh con, chi chít đan vào nhau như mạng nhện. Lá bàng to chừng gần bằng quyển vở, như hình giọt nước. Mùa xuân, hè lá xanh biếc, tươi mát. Mùa thu lá chuyển đỏ, cam rồi rụng hết về cội.

Em và các bạn rất thích chơi dưới gốc cây bàng. Nào là chơi nấu ăn, nhảy dây, đọc truyện. Không thì chỉ đơn giản là ngồi trò chuyện đủ thứ trên đời, rồi tiện tay lấy một chiếc lá bàng làm quạt. Thế là vui vẻ hết buổi chiều.

Em rất quý cây bàng. Nên mong cây sẽ luôn khỏe mạnh và xanh tốt.

Cảm nghĩ về loài cây em thích - mẫu 34

Trong bài thơ “Hoa phượng”, nhà thơ Lê Huy Hòa đã viết: 

Hôm qua còn lấm tấm

Chen lẫn màu lá xanh

Sáng nay bừng lửa thẫm

Rừng rực cháy trên cành.

- “Bà ơi! Sao mà nhanh

Phượng nở nghìn mắt lửa

Cả dãy phố nhà mình

Một trời hoa phượng đỏ

Mỗi khi đọc bài thơ ấy, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến nhớ về những mùa phượng nở. Khi trời bắt đầu nắng nóng, mặt trời bắt đầu chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt đất, tiếng ve vang lên gọi hè thì cũng là lúc hoa phượng nở rực trời. Hoa phượng rất gần gũi và thân quen với tuổi học trò, nó gắn liền với những kỉ niệm vui buồn của học trò chúng tôi.

Cây phượng là một loài cây cổ thụ, thân cây thô ráp, sần sùi. Lá cây luôn xanh tốt quanh năm. Không có lúc trầm buồn, trơ trụi khi vào đông như cây bàng, cũng không có lúc cựa mình nhú từng chồi non như cây sấu. Thời gian trôi, thấm thoắt mà cũng đến mùa thi, tôi nhớ khi trên vòm cây kia ve râm ran tiếng hát là phượng bắt đầu lấp ló những bóng lửa hồng. Phượng ra hoa. Hoa phượng có năm cánh, nở đồng loạt, từng cánh son mềm mịn như nhung kết thành từng bông, từng chùm, từng tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Giữa những cánh bướm thắm là nhị hoa dài phủ phấn vàng e lệ. Trong khung trời trong xanh không gợn mây trôi, hoa phượng hồng thắm nổi bật lên kiêu sa mà dễ thương đến lạ. Tôi nhớ lại mùi hương hoa phượng không nồng nàn như hồng nhung mà mang một mùi riêng rất riêng chỉ thoảng nhẹ trong gió làm lắng đọng bao tâm hồn học trò…

Vào những ngày hè nắng như đổ lửa, phượng dang những cánh tay khẳng khiu mộc mạc chở che cho chúng tôi. Vẳng đâu đây bên tai tôi vẫn là những tiếng cười đùa vui vẻ của cô học sinh cấp II. Tôi nhớ những mùa hoa phượng rơi, phượng thả từng cánh son của mình xuống sân trường tạo thành một cơn mưa mang sắc đỏ của hoa phượng. Từng cánh phượng hồng rơi nhè nhẹ như ánh lên những tia nắng hè đếm từng giây phút xa bạn học sinh. Ba tháng hè dài đằng đẵng, không tiếng thầy giảng, không tiếng chuyện trò, không tiếng trống trường, phượng trống vắng. Hẳn là hoa phượng đang buồn, đang khóc!

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng tôi có rất nhiều kỉ niệm với cây phượng. Nhớ lắm những giờ ra chơi, lũ học trò quây quần bên gốc phượng. Nhớ lắm ngày chia tay, “những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng”, chở cả tiếng cười giòn tan trong nắng, chở cả nỗi nhớ, nỗi buồn sầu chia li. Nhớ lắm cánh phượng mong manh ép chặt trong trang lưu bút, lưu giữ lại một thời hồn nhiên, mơ mộng của tôi. Nhớ lắm những chiều tan trường, mái tóc tôi bay bay trong gió, đùa giỡn, vờn với lá phượng, lá phượng vấn vít, vương trên tóc. Nhớ lắm hình ảnh những cậu học trò bẽn lẽn với chùm hoa phượng giấu sau lưng vì còn ngại ngùng đợi trao tay cho một ai đó. Phượng vui buồn với tuổi học trò, chứng kiến biết bao cuộc chia li để rồi chỉ còn lại một mình phượng cô đơn, buồn bã. Phượng đẹp, phượng rực rỡ, nhưng nhiều khi phượng hờn, phượng tủi vì chính mình. Bởi vẻ đẹp đó có được ai chiêm ngưỡng khi mà học trò đã nghỉ hè hết. Gió ghé qua đùa giỡn, trêu chọc, phượng chạnh lòng, phượng khóc. Lá phượng rơi, hoa phượng rụng.

Mỗi khi nhìn phượng rơi, lòng tôi lại nôn nao khó tả. Đó là dấu hiệu báo với chúng tôi rằng: chúng tôi sắp xa trường, xa bạn. Cánh phượng mỏng nhưng màu hoa thì đỏ thắm, không phai nhạt, cũng giống như tình cảm học trò với thầy cô, với bè bạn thân yêu.

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
  • Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
  • Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

  • Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 6 (303 trang - từ 99k)
  • Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 7 (266 trang - từ 99k)
  • Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 8 (302 trang - từ 99k)

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Giáo án, bài giảng powerpoint Văn, Toán, Lí, Hóa....

4.5 (243)

799,000đs

199,000 VNĐ

Đề thi, chuyên đề Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo...

4.5 (243)

799,000đ

99,000 VNĐ

Sách Toán - Văn- Anh 6-7-8-9, luyện thi vào 10

4.5 (243)

199,000đ

99.000 - 149.000 VNĐ

xem tất cả

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 bài văn hay lớp 7 được chọn lọc, tổng hợp từ những bài văn đạt điểm cao của học sinh lớp 7 trên cả nước nhằm mục đích giúp học sinh viết văn lớp 7 hay hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Trang trước Trang sau Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
  • Giải Tiếng Anh 7 Global Success
  • Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
  • Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
  • Giải Tiếng Anh 7 Explore English
  • Lớp 7 - Kết nối tri thức
  • Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
  • Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
  • Giải sgk Toán 7 - KNTT
  • Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
  • Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
  • Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
  • Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
  • Giải sgk Tin học 7 - KNTT
  • Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
  • Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
  • Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
  • Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
  • Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
  • Giải sgk Toán 7 - CTST
  • Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
  • Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
  • Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
  • Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
  • Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
  • Giải sgk Tin học 7 - CTST
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
  • Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
  • Lớp 7 - Cánh diều
  • Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
  • Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
  • Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
  • Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
  • Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
  • Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
  • Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
  • Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
  • Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
  • Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều

Từ khóa » Tả Bài Văn Biểu Cảm Về Loài Cây Em Yêu