Cảm Nhận 12 Câu đầu Bài Trao Duyên Cực Hay Và Chi Tiết
Có thể bạn quan tâm
» Văn Học Lớp 10 » Cảm nhận 12 câu đầu bài Trao Duyên cực hay và chi tiết
Cảm nhận 12 câu đầu bài Trao Duyên được những thầy giáo, cô giáo dạy giỏi thảo luận và soạn thảo ra một bài cảm nhận về 12 câu đầu hay nhất.
Nguyễn Du là một đại thi hào nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Những tác phẩm của ông luôn mang đậm nét trữ tình sâu lắng. Nó thẩm thấu vào lòng người đọc một cách dễ dàng. Một đoạn trích khá hay của Nguyễn Du về tình cảm nam nữ có thể kể đến Trao duyên. Dưới đây đây là bài cảm nhận 12 câu thơ đầu bài thơ Trao duyên.
Contents
- 1 Khái quát tác giả tác phẩm
- 1.1 Tác giả
- 1.2 Tác phẩm
- 2 Cảm nhận 12 câu đầu bài Trao duyên
- 2.1 Giới thiệu đoạn thơ
- 2.2 Phân tích nội dung đoạn thơ
- 2.3 Kết bài
Khái quát tác giả tác phẩm
Tác giả
Nguyễn Du xuất thân trong gia đình có học thức và am hiểu về thơ ca. Đây chính là điều kiện giúp ông phát triển sự nghiệp của mình ngay từ sớm. Những phận người bạc bẽo, vô tình là nguồn cảm hứng vô tận của nhà thơ. Trong đó, truyện Kiều có thể xem là tác phẩm để đời của ông và được lưu truyền mãi sau này.
Tác phẩm
Trao duyên được trích từ câu 723 đến câu 756 của Truyện Kiều. Đâu là lời bộc bạch của Thúy Kiều nói với em của mình là Thúy Vân. Thể thơ lục bát truyền thống, sử dụng yếu tố kể chuyện, miêu tả là chủ yếu.
Nhan đề trao duyên dễ khiến nhiều người nhầm tưởng rằng là lời trao gửi phận đời của nam và nữ. Nhưng oái oăm thay, đây lại là lời Kiều gửi lại mối tình dang dở của mình cho em gái. Để bản thân cô dấn thân vào con đường đầy khổ đau, lao mình cứu cha mà bỏ lại bao hẹn ước với Kim Trọng. Đoạn thơ tuy ngắn nhưng ẩn chứa bao sầu tư của người con gái phải gạt đi tình riêng của mình.
Để tìm hiểu nội dung đoạn trích tốt hơn, chúng ta nên chia thành ba phần. 12 câu đầu của đoạn thơ là những lời chia sẻ, bộc bạch của Kiều để trao duyên cho Thúy Vân. 14 câu tiếp theo là lúc Kiều trao lại kỷ vật của Kim và dặn dò. Đoạn còn lại diễn tả tâm trạng đau đớn của Kiều qua độc thoại nội tâm.
Đoạn thơ thể hiện bi kịch của một tình yêu trong sáng. Qua đó, nó cũng bộc lộ suy tư của tác giả về phận đời bạc bẽo, đẩy con người vào ngõ cụt. Đó là cuộc sống của con người dưới chế độ phong kiến hà khắc.
Cảm nhận 12 câu đầu bài Trao duyên
Giới thiệu đoạn thơ
Nguyễn Du được biết đến là một nhà thơ xuất sắc của Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của ông để lại nhiều tác phẩm để đời. Trong đó, truyện Kiều là một tác phẩm đặc sắc. Cuộc đời người con gái đầy bi thương, sầu thảm dưới ngòi bút của Nguyễn Du đã được khắc họa rõ nét. Một trong những đoạn trích hay và đặc sắc nhất chính là Trao duyên.
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”
Phân tích nội dung đoạn thơ
Ngay ở hai câu thơ đầu, một viễn cảnh đau lòng hiện ra trước mắt chúng ta
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
Xét về thứ bậc, Kiều là chị nhưng sao lại phải “cậy”, “thưa” với Thúy Vân. Đây đều là từ ngữ mang ý nghĩa trang trọng và khẩn thiết. Tại sao tác giả không sử dụng từ ngữ thay thế? Phải chăng đây là việc quan trọng? Từ “cậy” phần nào thể hiện Kiều đặt trọn niềm tin vào Vân, chỉ có Vân mới giúp được. Như vậy, câu cậy nhờ trở nên có sức nặng hơn.
Hành động “lạy”, “ngồi lên”, “thưa” là từ thể hiện sự kính trọng của người bề trên hoặc người có ơn với mình. Việc thay đổi ngôi này tuy trái với lễ giáo phong kiến nhưng lại đúng với diễn biến sự tình. Kiều trân trọng người em gái của mình, cũng giành hết trân trọng của với tình cảm của chàng Kim. Kiều sử dụng từ ngữ trang trọng vừa có ý nhờ vả nhưng lại như dồn ép. Rằng Vân cũng không có lựa chọn nào khác.
Những tâm tư ẩn khuất trong tim cô gái nhỏ bé dần được bộc bạch:
“Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”
“Gánh tương tư” tạo cảm giác nặng nề, đè nén. Nhưng tình cảm này Kiều không thể tiếp tục. “Mối tơ thừa” là đoạn duyên còn lại của cuộc tình Kim- Kiều, Kiều hiểu và cảm thông cho cuộc tình đó. Nhưng thái độ của Kiều lại vô cùng cương quyết “mặc em”. Đây giống như một nhiệm vụ mà Kiều giao lại cho em gái. Được hay mất, tốt hay xấu em đều phải gánh.
Câu chuyện tình yêu đứt gánh giữa đường được kể lại như sau:
“Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non”
Cuộc tình Kim- Kiều thật sâu đậm biết bao. Nguyễn Du mở ra một khoảng thời gian dài vô tận “kể từ khi”. Đó là một mối tình hạnh phúc, chỉ có niềm vui, mải miết với tình yêu cháy bỏng. “Ngày quạt ước”, “đêm chén thề” là những hoạt động thường ngày mà có lẽ cặp đôi nào cũng trải qua.
Ngỡ đâu là hạnh phúc trọn vẹn nào ngờ “sự đâu sóng gió bất kì”. Đây chính là nguyên nhân khiến tình yêu phải chia đôi ngả. Gia đình Thúy Kiều phải chịu án oan sai, là con gái lớn, Kiều phải bán thân. lưu lạc nhiều nơi để cứu cha già. Kiều đành phải bỏ lại mối tình đậm sâu với Kim Trọng để trả hiếu mẹ cha, “hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”.
Kiều an ủi tuổi trẻ của Vân còn dài, sẽ có nhiều thời gian bồi đắp tình cảm. Kiều đưa ra hai lý do khiến Vân khó từ chối, đó là sự yên lòng của Kiều và tình chị em ruột thịt. Có thể thấy Kiều là người con gái thông minh, tinh tế và rất hiếu thảo. Kiều biết lấy lý trí để suy luận và quyết định.
Tiếp theo là lời tự thuật của chính Kiều. Nếu được Thúy Vân giúp đỡ:
“Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”
Nguyễn Du đã thật tinh tế khi lựa chọn thành ngữ “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” càng tăng sức thuyết phục. Đây cũng như là những định liệu trước cho phận Kiều sau này. Ân tình ngày hôm nay của Thúy Vân sẽ được khắc cốt ghi tâm. Mối tình Vân Kim kết đôi thì dù thế nào Kiều vẫn vui vẻ.
Thể thơ lục bát truyền thống, điển cố, điển tích được sử dụng để thể hiện rõ hơn tâm trạng của Thúy Kiều. Ngôn từ giản dị nhưng xót xa tạo được ấn tượng ngay từ lần đầu đọc. Đây cũng là điểm nhấn khiến Truyện Kiều có giá trị lưu truyền cao đến vậy.
Kết bài
Chỉ vỏn vẹn có 12 câu thơ nhưng Nguyễn Du đã khiến cuộc trao duyên diễn ra trong êm đẹp. Cuộc đời người phụ nữ ngày xưa là vậy đấy. Thân phận thấp hèn, đầy éo le, phải đánh đổi nhiều thứ. Qua đó, tác giả đã lớn tiếng tố cáo một xã hội phong kiến thối nát, coi mạng người như cỏ rác. Phận người cứ thế bị đẩy đưa mà mãi không có lối thoát.
Đây là bài viết cảm nhận 12 câu đầu bài Trao duyên. Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm. Hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh.
- Xem thêm: Đóng vai An Dương Vương kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
Đóng vai An Dương Vương kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
Phân tích 18 câu thơ đầu bài Trao duyên của Nguyễn Du
Từ khóa » Cảm Nhận đoạn Thơ Trao Duyên 12 Câu đầu
-
Cảm Nhận 12 Câu đầu Bài Trao Duyên Siêu Hay (10 Mẫu) - Văn 10
-
Cảm Nhận Của Em Về 12 Câu Thơ đầu Trong đoạn Trích Trao Duyên
-
Cảm Nhận 12 Câu Thơ đầu đoạn Trích "Trao Duyên"
-
Top 9 Bài Phân Tích 12 Câu đầu Trao Duyên Siêu Hay
-
Cảm Nhận 12 Câu đầu Bài Trao Duyên Ngắn Nhất - TopLoigiai
-
Cảm Nhận Của Em Về 12 Câu Thơ đầu Của đoạn Trích Trao Duyên ...
-
Phân Tích 12 Câu đầu đoạn Trích Trao Duyên Trong Truyện Kiều ...
-
Cảm Nhận 12 Câu Thơ đầu Bài Trao Duyên Năm 2021 (dàn ý - 5 Mẫu)
-
Cảm Nhận 12 Câu đầu Bài Trao Duyên - Khoa Học
-
Cảm Nhận 12 Câu đầu Bài Trao Duyên Ngữ Văn 10
-
Top 15 Bài Cảm Nhận 12 Câu Thơ đầu Bài Trao Duyên Hay Nhất
-
Cảm Nhận 12 Câu Thơ đầu Trong đoạn Trao Duyên - Áo Kiểu đẹp
-
Cảm Nhận 12 Câu Đầu Bài Trao Duyên ❤️️12 Bài Văn Hay Nhất
-
Cảm Nhận 12 Câu đầu đoạn Trích Trao Duyên Trong Tác Phẩm Truyện ...