Cảm Nhận 2 Khổ Thơ đầu Bài Sóng Của Xuân Quỳnh - DINHNGHIA.VN
Có thể bạn quan tâm
Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng của Xuân Quỳnh để thấy được một tình yêu nồng nhiệt, táo bạo mà thiết tha, dịu dàng mà sâu lắng với những trải nghiệm đầy suy tư. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu và cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Mở bài: Tình yêu là chủ đề muôn thuở của thi ca nhạc họa. Đứng trước tình yêu, con người luôn có những khát khao thấu hiểu và lý giải. Chính khát khao ấy đi vào văn học đã chuyển hóa thành những thi phẩm tình ca xuất sắc. Một trong những mối duyên tình đẹp của thơ ca Việt Nam chính là cuộc tình đẹp nhiều dở dang của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh. Bằng trái tim rạo rực của tình yêu, Xuân Quỳnh đã bộc lộ những nét tính cách của người con gái khi đang yêu vừa táo bạo lại vừa dịu dàng e ấp. Điều ấy được thể hiện rõ nét qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, đặc biệt là hai khổ đầu là khắc họa rõ nét người phụ nữ trong tình yêu.
MỤC LỤC
Những nét chính về tác giả và tác phẩm
Khi cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng cũng như tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, người đọc cần nắm được đôi nét về tác giả cũng như tác phẩm.
Đôi nét về nhà thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Bà tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 vào năm 1942. Xuân Quỳnh sinh tại làng La Khê xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là thuộc Hà Nội). Bà xuất thân trong một gia đình công chức. Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ sớm, còn bố lại thường xuyên công tác xa gia đình. Xuân Quỳnh chủ yếu sống với bà và được bà nuôi dạy.
Xuân Quỳnh bén mảng với nghệ thuật từ năm 1955 với vai trò diễn viên múa. Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới. Khoảng thời gian từ năm 1962 đến 1964, bà học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I). Sau khi học xong, làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt nam.
Xuân Quỳnh bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ đó. Cuộc sống gia đình êm ấm đã đến với bà sau lần đổ vỡ thứ nhất khi bà quyết định lấy nhà thơ kiếm nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ, Nhưng cuộc sống ấy không kéo dài được bao lâu thì một tai nạn giao thông đã cướp mất sinh mạng của gia đình bà.
Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ luôn da diết trong tình yêu và khát vọng hạnh phúc đời thường. Đó cũng là tiếng lòng của biết bao người con gái khát trong tình yêu. Các sáng tác của Xuân Quỳnh phải kể đến các tập thơ nổi tiếng Tơ tằm – Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào, cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Cây trong phố – Chờ trăng (1981), Sân ga chiều em đi (1984), Tự hát (1984), Hoa cỏ may (1989)…
Năm 2001, Xuân Quỳnh được truy tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Năm 2017, được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Tìm hiểu về bài thơ Sóng
Sóng được sáng tác vào năm 1967 trong chuyến đi vùng biển Diêm Điền, là bài thơ xuất sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.
Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh
Ý nghĩa hình tượng “Sóng” khi cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài sóng được thể hiện qua cảm thức của nữ sĩ – qua tâm trạng của người con gái đang yêu. Khi cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài sóng, ta sẽ thấy rất rõ điều này.
Sóng trong cảm thức của nhà thơ
Từ xa xưa, người con trai đã mượn “sóng” để nói lên lời vàng đá:
“Bao giờ cho sóng bỏ gành
Cù lao bỏ bể anh mới đành bỏ em”
(Ca dao)
Trong phong trào Thơ mới, thi sĩ Xuân Diệu cũng đã từng mượn chuyện của sóng, biển và bờ để giãi bày tình yêu của mình:
“Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hồn êm đềm mãi mãi”
(Biển – Xuân Diệu)
Trước Xuân Quỳnh, hình ảnh “sóng” thường tượng trưng cho tình yêu của người con trai mạnh mẽ, nồng nàn, quyết liệt… Trong bài thơ “Sóng”, hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ chính là “sóng”. Ở lớp nghĩa thực, sóng được miêu tả cụ thế, sinh động là những con sóng ngoài biển khơi bao la với nhiều trạng thái mâu thuẫn, trái ngược nhau. Ở lớp nghĩa biểu tượng, sóng là tình cảm trong tâm hồn người con gái với trái tim rạo rực khao khát yêu thương.
Hai hình tượng “sóng” và “em” sánh đôi với nhau như hai nhân vật trữ tình, tuy hai mà một, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, cùng khắc họa những trạng thái xúc cảm, những khao khát mãnh liệt của tác giả. Đây chính là cái nhìn mới mẻ của Xuân Quỳnh: người con gái trực tiếp giãi bày khát vọng tình yêu của mình một cách tự nhiên, táo bạo mà cũng rất chân tình và thiết tha.
Sóng và tâm trạng người con gái trong tình yêu
Khổ thơ đầu diễn tả trạng thái tâm lý đặc biệt của tâm hồn người con gái đang yêu:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Bằng hình thức đối lập và cách ngắt nhịp 2/1/2 đều đặn tả nhịp điệu con sóng khi trào lên lúc lắng xuống nhịp nhàng. Xuân Quỳnh đã phát hiện ra những đặc tính đối cực của sóng trên biển lúc phong ba cả. Hai từ “dữ dội”, “ồn ào” miêu tả cảnh “sóng” lúc phong ba bão tố: “sóng” dữ dằn không ngừng uốn lượn, phóng lên cao và liên tục gầm gào tạo ra những bọt tung trắng xóa.
Hai hình ảnh “dịu êm”, “lặng lẽ” là cảnh “sóng” lúc trời trong, gió thoảng: “sóng” nhấp nhô dịu dàng, nhẹ nhàng, êm ả vỗ vào bờ cát như thầm lặng một nỗi niềm. Khi cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài sóng, ta thấy khi ngồi trước biển khơi rộng lớn bao la, Xuân Quỳnh có những phát hiện thật tinh tế, sắc về sóng cũng là về vẻ đẹp của biển cả, của thiên nhiên mênh mông, dào dạt.
Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài sóng, ta thấy sóng là ẩn dụ cho tâm hồn người con gái đang yêu nên khi nhà thơ phát hiện những đặc điểm đối cực của sóng thì đó cũng chính là phát hiện về bản tính thất thường đầy mâu thuẫn trong tâm hồn người con gái đang yêu. Khi yêu người con gái cũng có lúc khát khao cháy bỏng không kìm nén được cảm xúc của mình nên bộc lộ ra bên ngoài bằng sự cuồng nhiệt, sôi nổi, “dữ dội” đến “ồn ào”. Nhưng cũng có lúc cảm xúc ấy lắng sâu vào bên trong bằng sự “dịu êm”, “lặng lẽ”, nồng nàn của nhớ thương.
Và đôi khi tình cảm ấy ở người con gái cũng có sự đảo ngược. “Dịu êm”, “lặng lẽ” bình tĩnh đến phớt lờ ở bên ngoài và cháy bùng ngọn lửa yêu thương đang khao khát “dữ dội” đến “ồn ào” ở bên trong. Những cung bậc tình cảm đó của người con gái đã được Puskin – nhà thơ Nga thế kỉ XIX đề cập đến trong bài thơ “Sao mà anh ngốc thế”:
“Em bảo anh đi đi
Sao anh không đứng lại
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh vội về ngay?
Lời nói gió thoảng bay
Đôi mắt huyền đẫm lễ
Sao mà anh ngốc thế
Chẳng nhìn vào mắt em!”
Bản chất người con gái khi yêu là vậy, luôn mâu thuẫn, đối lập với chính mình Hai câu thơ là lời tự thú táo bạo mà êm đềm của Xuân Quỳnh khi phát hiện trong trạng thái phong phú, phức tạp đầy biến động trong trái tim người phụ nữ đang yêu.
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Khi cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài sóng, ta thấy những hình ảnh “sông”, “sóng”, “bể” miêu tả hành trình, quy luật của sóng đi từ sông ra biển cả. Biện pháp nhân hóa “sông không hiểu” và “sóng tìm ra” cho thấy sóng khát khao mạnh mẽ được vẫy vùng trong một không gian dào dạt, mênh mông. “Sông” tượng trưng cho sự bé nhỏ, chật chội, “bể” là hình ảnh của sự rộng lớn, không cùng. “Sông” dẫu dài, rộng đến đâu cũng chưa thể là nơi để “sóng” thỏa sức vẫy vùng. Với đặc tính “dữ dội”, “ồn ào” vừa “dịu êm”, “lặng lẽ” thì “sóng” chỉ có “tìm ra tận bể” bao la để hiểu rõ mình hơn.
Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài sóng, người đọc cũng nhận ra bằng những hình ảnh ấy, tác giả đã gắn vào sóng những mạnh mẽ, chín chắn của người phụ nữ trong tình yêu. Như sóng, người con gái không dễ dàng chấp nhận tình yêu trong giới hạn của sự bình thường hay tầm thường mà khao khát vươn tới những cái rộng lớn bao la để tự khám phá và nhận thức.
Trong xã hội phong kiến, với những định kiến của Nho giáo như “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, cùng với đạo tam tòng: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, mà phụ nữ phải cất lên lời than thân trách phận cho cuộc đời mình:
“Thân em như tấm lụa đào;
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”.
(Ca dao)
Nhưng Xuân Quỳnh đã đại diện cho tiếng nói của người phụ nữ hiện đại. Người con gái trong tình yêu không còn cam chịu, nhẫn nhục nữa mà đã minh bạch, quyết liệt rời xa tình yêu vị kỷ, bé nhỏ để đến với tình yêu cao thượng, vị tha, bao dung, Pascal năm xưa và Xuân Quỳnh ngày nay đều cảm nhận: “Tình yêu nâng cao con người thoát khỏi sự tầm thường”.
Sóng và những ước vọng lý giải trong tình yêu
Khổ thứ hai, nhà thơ đã phát hiện ra quy luật của sóng cũng là quy luật của tình yêu con người
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Ngồi trước biển khơi rộng lớn bao la, nữ sĩ phát hiện mối tình bất tử giữa sóng và bờ. Thán từ “ôi” cùng những từ chỉ thời gian như “ngày xưa”, “ngày sau”, “vẫn thế” đã thể hiện niềm sung sướng của nữ sĩ khi phát hiện quy luật của “sóng” là quy luật của sự vĩnh hằng: Con song ngày xưa, ngày nay, sau vẫn thế – nghĩa là sóng ngàn năm vẫn vỗ mãi vào bờ thể hiện niềm khát khao bờ trong mối tình thủy chung, bất diệt.
Sóng muôn đời không thay đổi thì tình yêu sẽ mãi mãi song hành cùng với con người và khát vọng tình yêu cũng sẽ là khát vọng muôn đời mà thể hiện rõ nhất là tuổi trẻ. Những từ “khát vọng”, “bồi hồi” và hình ảnh “trong ngực trẻ” đã diễn tả thật mãnh liệt một trái tim với những nhịp đập dồn dập vì khát khao, một tâm hồn đang rạo rực niềm đam mê tình yêu của tuổi trẻ. Khi cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài sóng của Xuân Quỳnh, ta thấy thật ra, con người có thể yêu ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng tuổi trẻ là độ tuổi khát khao tình yêu cháy bỏng nhất. Với Xuân Quỳnh, còn tuổi trẻ là còn khát vọng của tình yêu bồi hồi…
Trong ca dao, trai gái ngày xưa cũng đã từng khao khát như thế:
“Thấy anh như thấy mặt trời;
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao”.
(Ca dao)
Trong văn học trung đại, nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du cũng vì tiếng sét ái tình mà đã vượt lên lễ giáo phong kiến, dù đêm hôm nhưng vẫn “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để đến tình tự cùng Kim Trọng. Còn ông hoàng tình yêu Xuân Diệu – đại diện cho tiếng nói của Phong trào Thơ mới – cũng đã từng da diết cháy bỏng trong tình yêu: “Làm sao sống được mà không yêu; Không nhớ, không thương một kẻ nào”. Bốn câu thơ cho thấy nữ sĩ Xuân Quỳnh đã diễn tả đúng tâm trạng của những người khi bắt gặp vầng sáng chói lóa của tình yêu.
Nhận xét tác phẩm khi cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng
Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng của Xuân Quỳnh, ta thấy hai hình tượng “sóng” và “em” vừa tương đồng vừa bổ sung soi chiếu vào nhau để làm rõ tình cảm, khát vọng của nhân vật trữ tình. Sóng hiển hiện không chỉ bởi hình ảnh mà còn hiển hiện qua âm điệu. Âm điệu của bài thơ “Sóng” là âm điệu của những con sóng trên biển cả, là nhịp của những con sóng lòng trong trái tim thi sĩ. Âm điệu đó được tạo nên bởi hai yếu tố chính: thể thơ năm chữ và cách tổ chức ngôn từ, hình ảnh thể hiện tâm trạng bùng cháy ngọn lửa mãnh liệt của người con gái trong tình yêu.Giọng điệu ấy cũng chính là giọng điệu tâm hồn của thi nhân.
Kết bài: Qua hình tượng sóng và trên cơ sở khám phá sự tương đồng giữa “sóng” và “em”, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, một nhà thơ nữ đã lấy sóng để bộc lộ thẳng thắn, mạnh mẽ tình yêu của người con gái và chủ động bày tỏ những rung động, rạo rực trong tâm hồn, trực tiếp nói lên niềm thương nỗi nhớ. Tâm hồn đó luôn khát vọng được sống trọn vẹn cho tình yêu. Đây cũng chính là vẻ đẹp thủy chung, thuần hậu trong tình yêu của người phụ nữ Việt Nam.
Dàn ý cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng của Xuân Quỳnh
Để nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, cũng như giá trị mà bài thơ mang lại, các em cần nắm được dàn ý chủ đề cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng của Xuân Quỳnh.
Mở bài cảm nhận hai khổ thơ đầu bài Sóng
- Những nét chính về bài thơ Sóng cũng như nữ sĩ Xuân Quỳnh.
- Đi từ chủ đề tình yêu trong văn học – là ngọn nguồn cảm hứng cho nhiều thi nhân.
- Tóm tắt những nét chính về giá trị nội dung và ý nghĩa của tác phẩm Sóng.
Thân bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng
- Những cảm thức của nhà thơ về hình tượng Sóng.
- Tâm trạng người con gái trong tình yêu trong bài thơ.
- Ước vọng lý giải trong tình yêu qua hình tượng Sóng.
Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng
- Tóm tắt lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về hình tượng sóng, về khát vọng của nhân vật trữ tình.
Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh, ta thấy chỉ với hình tượng sóng đầy đặc sắc, tác giả đã mang đến hơi thở đầy mới mẻ cho thơ tình Việt Nam. Có thể thấy, tình cảm nhẹ nhàng đầy nữ tính trong sóng cũng như bông hoa dọc chiến hào có thể làm dịu đi cái khốc liệt của chiến tranh, và cũng làm đắm say độc giả biết bao thế hệ… Hy vọng với những cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng trong bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Chúc bạn luôn học tốt!
Xem thêm >>> Cảm nhận bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh – Ngữ Văn 12
Tu khoa lien quan:
- cảm nhận khổ 5 6 bài sóng
- bình giảng 2 khổ đầu bài sóng
- cảm nhận khổ 3 và 4 bài sóng
- phân tích 2 khổ thơ đầu bài sóng
- cảm nhận khổ thơ đầu bài sóng
- cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài sóng
- cảm nhận hai khổ thơ đầu bài sóng
- dàn ý cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài sóng
Từ khóa » Cảm Nhận Hình Tượng Sóng Qua 2 Khổ Thơ đầu
-
Top 6 Mẫu Phân Tích 2 Khổ đầu Bài Sóng Hay Chọn Lọc
-
Top 3 Bài Cảm Nhận 2 Khổ Thơ đầu Bài Sóng Siêu Hay
-
Phân Tích 2 Khổ đầu Bài Sóng Hay Nhất (14 Mẫu) - Văn 12
-
Văn Mẫu Lớp 12: Cảm Nhận 2 Khổ Thơ đầu Bài Sóng ...
-
Cảm Nhận Hình Tượng Sóng Qua Hai Khổ Thơ đầu Bài Thơ Sóng
-
Cảm Nhận Về Hình Tượng Sóng Trong Hai Khổ Thơ đầu Bài Thơ Sóng ...
-
Phân Tích 2 Khổ đầu Bài Sóng | Văn Mẫu 12 Hay Nhất - TopLoigiai
-
Văn Mẫu Lớp 12: Phân Tích Hai Khổ Thơ đầu Bài Sóng Của Xuân ...
-
Cảm Nhận Về Hình Tượng Sóng Trong Hai ... - Cộng đồng Học Tập Lớp 12
-
Phân Tích 2 Khổ đầu Bài Sóng Của Xuân Quỳnh Hay Chọn Lọc
-
Cảm Nhận 2 Khổ Thơ đầu Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh
-
Phân Tích 2 Khổ đầu Bài Sóng Lớp 12 - Daful Bright Teachers
-
Cảm Nhận 2 Khổ Thơ đầu Bài Sóng - Gia Sư Giỏi Tphcm
-
Cảm Nhận Về Hình Tượng Sóng Trong Hai Khổ Thơ đầu ... - Tailieunhanh