Cảm Nhận 4 Khổ Đầu Bài Sóng ❤️️10 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Cảm Nhận 4 Khổ Đầu Bài Sóng ❤️️21+ Bài Văn Ngắn Hay Nhất ✅Tham Khảo Tuyển Tập Những Bài Văn Đặc Sắc Cảm Nhận Về 4 Khổ Đầu Bài Sóng.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Dàn Ý Cảm Nhận 4 Khổ Đầu Bài Sóng
  • Cảm Nhận 4 Khổ Đầu Bài Sóng Hay Nhất – Bài 1
  • Cảm Nhận 4 Khổ Đầu Bài Sóng Ngắn Gọn – Bài 2
  • Cảm Nhận 4 Khổ Thơ Đầu Bài Sóng Đặc Sắc – Bài 3
  • Cảm Nhận Về 4 Khổ Đầu Bài Sóng Chi Tiết – Bài 4
  • Văn Mẫu Cảm Nhận Về 4 Khổ Đầu Của Bài Sóng Ấn Tượng – Bài 5
  • Bài Văn Cảm Nhận 4 Khổ Thơ Đầu Của Bài Sóng Chọn Lọc – Bài 6
  • Cảm Nhận Về 4 Khổ Thơ Đầu Của Bài Sóng Sinh Động – Bài 7
  • Bài Cảm Nhận Sóng Xuân Quỳnh 4 Khổ Đầu Hay – Bài 8
  • Văn Mẫu Cảm Nhận 4 Khổ Đầu Của Bài Sóng Điểm Cao – Bài 9
  • Cảm Nhận 4 Khổ Đầu Bài Sóng Hay Xuất Sắc – Bài 10

Dàn Ý Cảm Nhận 4 Khổ Đầu Bài Sóng

Scr.vn chia sẻ mẫu dàn ý Cảm nhận 4 khổ đầu bài Sóng chi tiết cho các bạn tham khảo dưới đây.

I. Mở bài:

  • Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ
  • Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một người phụ nữ luôn da diết về tình yêu và khát vọng hạnh phúc, được mệnh danh là “bà hoàng của thơ tình.
  • Sóng là một trong những bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, được sáng tác năm 1967

II. Thân bài:

– Cảm nhận về khổ 1 2 của bài thơ Sóng: khát vọng tình yêu

  • Dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ là các trạng thái của sóng nhưng cũng chính là tiếng lòng của người con gái đang yêu
  • Con sóng khao khát tình yêu và chủ động “tìm ra tận bể”
  • Con sóng ngày xưa và ngày sau vẫn luôn nồng cháy khao khát tình yêu

->Sóng là sự hóa thân của cái tôi trữ tình, sóng và em, tuy hai mà một

– Cảm nhận khổ 3 4 bài thơ Sóng: nỗi băn khoăn của tình yêu

  • Điệp từ nghĩ: thể hiện sự băn khoăn trăn trở
  • Xuất hiện 2 câu hỏi tu từ càng tô thêm vẻ hoài nghi
  • Cái tôi trữ tình đi tìm sự bắt nguồn của tình yêu nhưng vẫn không thể biết được “khi nào ta yêu nhau”

III. Kết bài: 4 khổ đầu bài thơ Sóng là sự khoắc khoải về tình yêu của người phụ nữ thiết tha, say đắm và chung thủy, khao khát về một tình yêu cháy bỏng nhưng mang nhiều trăng trở và đang mơ hồ đi tìm câu trả lời cho tình yêu

Cảm Nhận 4 Khổ Đầu Bài Sóng Hay Nhất – Bài 1

Gửi bạn tham khảo bài văn mẫu Cảm nhận về 4 khổ đầu bài Sóng hay nhất của thi sĩ Xuân Quỳnh.

“Sóng” là bài thơ tình tuyệt bút của Xuân Quỳnh (1942 – 1988). Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn thiên trường gồm có ba mươi tám câu thơ. Qua hình tượng “sóng”, Xuân Quỳnh đã thể hiện niềm khao khát của người thiếu nữ muốn được yêu, được sống trong một tình yêu hạnh phúc thủy chung.

Bốn khổ thơ đầu trích trong phần đầu bài thơ. Hình tượng “sóng” trong sự liên hệ đối sánh với nhân vật trữ tình “em” đã đem đến cho tâm hồn ta bao gợi cảm phong phú bất ngờ:

“Dữ dội và dịu êmỒn ào và lặng lẽSông không hiểu nổi mìnhSóng tìm ra tận bể”.

“Ôi con sóng ngày xưa…Lòng em nhớ đến anhCả trong mơ còn thức”

Sóng là hiện tượng muôn đời của đại dương bao la. Còn vũ trụ, đất trời thì còn có đại dương; và đại dương còn thì có nghĩa là có “muôn trùng sóng bể”. Sóng là sức sống vĩnh hằng, kì diệu của biển, trường tồn trong dòng chảy thời gian: “Ôi con sóng ngày xưa – Và ngày sau vẫn thế”. Từ “ôi” cảm thán cất lên đầy xúc động ngây ngất của một nỗi niềm.

Sóng của biển cũng như tình yêu là chuyện muôn đời của lứa đỏi, là “khát vọng” của trai gái xưa nay. Sóng reo, sóng vỗ trên biển cả mênh mông cũng như “con sóng” tình yêu biến hóa vô cùng, lúc thì “dữ dội và dịu êm”, lúc thì “ồn ào và lặng lẽ” làm cho trái tim tuổi trẻ rung động, xao xuyến, “bồi hồi”:

“Nỗi khát vọng tình yêuBồi hồi trong ngực trẻ”

Hình tượng “sóng” trong những vần thơ ngọt ngào thiết tha đầy gợi cảm mang tính nhân văn. “Trước muôn trùng sóng bể” của đại dương mênh mông, lớp lớp sóng vô tận, người phụ nữ “bồi hồi” nghĩ về quy luật của sự sống, về sự trường tồn của đại dương, về nguyên nhân kì diệu nào mà có “sóng lên”. Rồi bâng khuâng nghĩ về mối nhân duyên của mình, về tình yêu của “em” và “anh”.

Điệp ngữ: “Em nghĩ về … Em nghĩ về … kết hợp với câu hỏi tu từ: “Từ nơi nào sóng lên?” đã làm cho giọng thơ nồng nàn, say đắm, cảm xúc bâng khuâng triền miên dào dạt dâng lên. Hình tượng “sóng” và sự liên tưởng phong phú được diễn tả một cách thi vị:

“Trước muôn trùng sóng bểEm nghĩ về anh, emEm nghĩ về biển lớnTừ nơi nào sóng lên”

Hỏi sóng rồi hỏi gió: “Gió bắt đầu từ đâu?”. Rồi thiếu nữ lại tự hỏi trái tim mình, tự hỏi lòng mình: “Khi nào ta yêu nhau?”. Đó là tâm trạng của “em”, của bất cứ chàng trai cô gái nào trong tình yêu. Tình yêu đã đến với “em” tự bao giờ, nhưng cái khắc khoải “thắm lại” của hai tâm hồn “anh” và “em”, đâu dễ trả lời.

Ông chúa thơ tình Xuân Diệu đã viết: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”… Tuy không trả lời được câu hỏi: “Khi nào ta yêu nhau?” nhưng cái khoảnh khắc thần tiên của mối tình đầu mãi mãi được ghi sâu trong lòng người.

Người thiếu nữ trong bài thơ “Sóng” đã “tự hát” về nỗi khao khát được yêu thương, được sống thủy chung trong tình yêu hạnh phúc. Hình tượng “sóng” gợi lên bao cảm xúc mạnh mẽ, nồng nàn, phong phú và bất ngờ. Sóng thật mãnh liệt. Em thật nồng nàn say mê bởi lẽ với em thì tình yêu là “khát vọng”.

Chia sẻ thêm👉 Cảm Nhận Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh ❤️️ 12 Bài Văn Hay

Cảm Nhận 4 Khổ Đầu Bài Sóng Ngắn Gọn – Bài 2

Scr.vn chia sẻ cho bạn đọc bài văn cảm nhận 4 khổ đầu bài Sóng ngắn gọn nhưng vẫn hấp dẫn người đọc.

Nhắc tới thi sĩ Xuân Quỳnh, người ta nghĩ ngay tới “Sóng”. Đây là bài thơ được thi sĩ Xuân quỳnh viết năm 1967 và được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Dường như “Sóng” không đơn thuần là một bài thơ, nó đã trở thành châm ngôn tình yêu của rất nhiều người. Trong đó, 4 khổ đầu bài sóng đã thể hiện rất rõ nỗi khao khát về tình yêu cháy bỏng, mãnh liệt của người phụ nữ.

Mở đầu 4 khổ đầu bài sóng đoạn thơ, Xuân Quỳnh đã gợi lên hình ảnh sóng với những sắc thái đối lập “Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ”. Sóng dưới ngòi bút của Xuân Quỳnh không chỉ là sự vật thiên nhiên, nó còn mang ý nghĩa biểu tượng. Thông qua hình tượng sóng, tác giả muốn miêu tả những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ khi yêu. “Sóng” và “em” được tác giả sánh đôi song song, giống như những bản thể hòa hợp, soi chiếu lẫn nhau. Có lúc “sóng” và “em” lại hòa làm một.

Người phụ nữ trong tình yêu cũng giống như những con sóng, vừa dữ dội, vừa dịu êm. Dường như tình yêu làm người ta trở nên lạ lùng, lúc thì cuồng nhiệt, đắm say, khi lại e ấp, thẹn thùng. Dù những trạng thái ấy có vẻ đối lập nhưng lại có sự thống nhất chặt chẽ. Có lẽ, trong tình yêu nếu không có những cảm xúc ấy sẽ chẳng còn là tình yêu nữa.

Thế rồi, sóng như được Xuân Quỳnh nhân hóa lên trở thành con người có tâm hồn. “Sóng” khao khát thoát khỏi giới hạn chật hẹp của sông để tìm ra với bể. Điều này giống như tâm trạng người phụ nữ luôn khao khát tìm đến với tình yêu đích thực. Ở đó, người phụ nữ có thể tự do vùng vẫy trong những cảm xúc dạt dào của mình.

Ở khổ 2 bằng quy luật của sóng, tác giả nói về quy luật của tình yêu:

Ôi con sóng ngày xưa

…..

Bồi hồi trong ngực trẻ

Từ ngàn triệu năm, con sóng vẫn thế, dù có đi đâu thì cuối cùng vẫn dạt về với bờ chẳng thể tác rời. Cũng giống như tình yêu luôn là khát vọng cháy bỏng trong tim của mỗi người. Đặc biệt, thông qua quy luật của con sóng, Xuân quỳnh cũng muốn nói tới sự chung thủy trong tình yêu của người con gái. Đó là dù có bất cứ sóng gió gì xảy đến thì trái tim nóng bỏng, khát khao tình yêu của người phụ nữ vẫn chỉ hướng về một người.

Thông qua hình ảnh con sóng, Xuân Quỳnh đã khéo léo làm rõ những cảm nhận tình yêu. Đó là tình yêu vĩnh cửu, nó tồn tại mãi mãi như một món quà kỳ diệu dành riêng cho mỗi người.

Trước muôn trùng sóng bể

…..

Từ nơi nào sóng lên

Đứng trước sự mênh mông của sóng, người phụ nữ trăn trở về tình yêu. Ở đây, tác giả đã sử dụng song song hình ảnh “sóng” và “em” để nói lên nỗi trăn trở của mình. Càng khao khát về tình yêu chân thành, người phụ nữ càng đặt ra nhiều băn khoăn. Những băn khoăn ấy khiến người phụ nữ chẳng bao giờ ngừng nhớ, ngừng nghĩ về tình yêu, về “anh” và về “biển lớn”. Dường như trong tình yêu “anh” là một điều gì đó rất quan trọng trong “em”, như biển lớn đã vỗ về, ôm ấp sóng mỗi ngày.

Thế rồi, tác giả đã phải đặt ngay băn khoăn về nguồn gốc của “sóng”. Dù biết rằng “sóng bắt đầu từ gió”, nhưng lại chẳng biết gió từ đâu đưa tới. Cũng giống như tình yêu đôi ta, chẳng biết nó nở hoa từ khi nào. Dường như tình yêu là một điều kỳ diệu, bí ẩn như chính thế giới tự nhiên vô hạn vậy.

Thế nên, tác giả phải thốt lên rằng “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”. Tình yêu đến thật tình cờ, nhưng lại vô cùng chân thật, mang đến cho con người ta phải say đắm trong hơi men ấy. Khi bước vào con đường tình yêu, người phụ nữ chẳng hề toan tính, chỉ mải đi theo tiếng gọi của tâm hồn.

4 khổ đầu bài Sóng đã cho ta thấy những cảm xúc khó tả của tình yêu, là một sự bất diệt. Đó là một tâm hồn khao khát yêu, vào mình vào tình yêu. Với thể thơ 5 chữ, giọng điệu sôi động, phân tích 4 khổ đầu bài Sóng đã cho thấy sự gấp gáp, hối hả khi tìm đến tình yêu.

Tham khảo top những bài phân tích 👉 Sóng Xuân Quỳnh ❤️

Cảm Nhận 4 Khổ Thơ Đầu Bài Sóng Đặc Sắc – Bài 3

Chia sẻ đến bạn đọc bài văn cảm nhận 4 khổ thơ đầu bài Sóng đặc sắc giúp các em có thể học tập thật tốt.

Viết về đề tài tình yêu, Xuân Quỳnh đã để lại cho văn học Việt Nam nhiều thi phẩm xuất sắc. Nổi bật trong số đó không thể không nhắc tới bài thơ “Sóng”. Trong tác phẩm, Xuân Quỳnh đã thể hiện niềm khao khát của người thiếu nữ muốn được yêu được yêu thương, được sống trong một tình yêu hạnh phúc thủy chung. Vẻ đẹp này thể hiện đặc biệt rõ nét qua bốn khổ đầu.

“Dữ dội và dịu êmỒn ào và lặng lẽSông không hiểu nổi mìnhSóng tìm ra tận bể”.

“Ôi con sóng ngày xưa…Khi nào ta yêu nhau?”

Hai đoạn thơ mở đầu bài thơ, nữ thi sĩ tái hiện hình ảnh sóng với những ý nghĩa lãng mạn, với vẻ đẹp trữ tình say đắm lòng người đồng thời miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ trong tình yêu với tâm hồn mong manh và khát khao mãnh liệt, tự do phóng khoáng trong tình yêu sẻ chia thực sự. Đến đây, bà tiếp tục giãi bày nỗi khát vọng tình yêu luôn rạo rực trong trái tim con người:

“Ôi con sóng ngày xưaVà ngày nay vẫn thếNỗi khát vọng tình yêuBồi hồi trong ngực trẻ”

Sóng vốn là hiện tượng tự nhiên muôn thuở nơi đại dương mênh mông. Khi nào vũ trụ còn tồn tại thì khi ấy đại dương còn thì còn “muôn trùng sóng bể”, sóng vẫn sẽ còn vỗ. Bởi thế, nó là biểu tượng cho sức sống vĩnh hằng, kỳ diệu, biểu tượng cho sự trường tồn bất biến với thời gian. Xây dựng hình ảnh “sóng ngày xưa” và “ngày sau” cùng việc sử dụng tính từ cảm thán “ôi”, tình thái từ chỉ trạng thái “vẫn thế”, Xuân Quỳnh đã khéo léo diễn tả khát vọng vô cùng đẹp đẽ.

Sóng ở đây chính là sóng lòng, luôn dạt dào, cuộn trào trong trái tim nhiệt thành yêu thương. Sóng chính là “em”. Biển lại giống như lồng ngực bao la của trời đất. Sóng của biển vĩnh hằng cùng tự nhiên cũng như tình yêu là chuyện muôn đời của đôi lứa, là “khát vọng” muôn thuở của trai gái từ xưa đến nay.

Sự vĩnh hằng đó được thể hiện qua cả không gian lẫn thời gian. Bên cạnh “ngày xưa” – “ngày nay”, Xuân Quỳnh khéo léo đặt vào khổ thơ chữ “trẻ” ở cuối câu thơ, nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của tình yêu. Nó mang đến cho tuổi trẻ những nhịp đập rung động khác thường, sự tươi sáng vui tươi, lặng lẽ viết lên những trang nhật ký thanh xuân đẹp đẽ, xúc động. Không chỉ riêng thi sĩ mà tất cả mọi người đều khát khao có một tình yêu vĩnh cửu.

Người phụ nữ khát khao yêu thương và trân trọng tình yêu nên luôn muốn khám phá những bí mật của tình yêu:

“Trước muôn trùng sóng biểnEm nghĩ về anh emEm nghĩ về biển lớnTừ khi nào sóng lên?”

Những trăn trở, nghĩ suy trong tâm trí nữ thi sĩ được gợi ra qua hàng loạt câu thơ bắt đầu với cấu trúc “em nghĩ” đầy suy tư. Bà trăn trở được giải đáp những âu lo về tình yêu. “Em” đến đây đã không còn ẩn mình trong sóng nữa mà hiện lên giữa mênh mông đất trời. Đối diện với không gian bao la, vô tận, nhà thơ bỗng nhớ đến cái mênh mang, vô hạn của tình yêu.

Nhưng tình yêu đâu chỉ mênh mang, vô tận, trong lòng đại dương của nó còn chứa đựng bao bão tố, phong ba, bao bí ẩn khiến lòng người trăn trở, băn khoăn, khát khao kiếm tìm đáp án. Có lẽ chỉ khi yêu con người ta mới khát khao được khám phá, được thấu hiểu tận cùng cội nguồn của tình yêu:

“Sóng bắt đầu từ gióGió bắt đầu từ đâu?Em cũng không biết nữaKhi nào ta yêu nhau?”

Đáp án của câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên?” thật đơn giản, chóng vánh: “Sóng bắt đầu từ gió”. Nhưng đáp án của câu hỏi “Gió bắt đầu từ đâu?” lại khiến người ta ngập ngừng, không chắc chắn “không biết nữa”. Những câu hỏi tu từ khi ẩn dưới chân sóng, khi lại trào dâng lên đầu ngọn sóng diễn tả tâm trạng nhà thơ. Nương theo con sóng đại dương, bà bắt đầu hành trình tìm kiếm nơi khởi nguồn của tình yêu, đồng thời lý giải bản chất của nó.

Cuối cùng đáp án nhận được là: “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”. Nó vừa giống như câu trả lời đầy nũng nịu, lại như lời thú nhận về kết quả khám phá cội nguồn tình yêu. Tình yêu vốn là tình cảm ẩn sâu trong trái tim con người, nó trừu tượng, huyền diệu chỉ có thể cảm nhận chứ không thể giải thích rõ nguồn cội, cũng chẳng thể cắt nghĩa rõ ràng.

Có thể nói, chỉ 4 khổ thơ ngắn gọn nhưng Xuân Quỳnh đã khéo léo sử dụng những biện pháp nghệ thuật cùng hình ảnh gợi cảm đặc sắc, đặc biệt là nghệ thuật điệp từ, điệp cấu trúc cùng những câu hỏi tu từ dồn dập. Thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp phóng túng tạo âm hưởng dào dạt.

Nhịp thơ khi nhẹ nhàng, khi da diết. Để rồi qua việc tạo dựng hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã thể hiện được những chiêm nghiệm, suy ngẫm về cội nguồn của tình yêu cũng như khát vọng tình yêu thủy chung, tốt đẹp. Đồng thời khắc họa vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế, nét truyền thống pha lẫn vẻ hiện đại của trái tim người phụ nữ với tình yêu chân thành, tha thiết.

Với những giá trị đó, 4 khổ thơ đã góp phần không nhỏ làm nên thành công của “Sóng” và khẳng định hồn thơ Xuân Quỳnh. Đọc thơ bà, chúng ta dường như cũng cảm nhận được rung động tình yêu và lắng nghe được tiếng lòng mình. Vì vậy, vượt qua sự bào mòn của thời gian, thơ Xuân Quỳnh vẫn có một sức sống mãnh liệt trong lòng độc giả.

👉Ngoài ra chia sẻ đến bạn Thơ Tình Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ ❤️

Cảm Nhận Về 4 Khổ Đầu Bài Sóng Chi Tiết – Bài 4

Bài văn Cảm nhận về 4 khổ đầu bài Sóng chi tiết là tài liệu tham khảo hữu ích để có thể rèn luyện thêm kĩ năng viết của bạn tốt hơn.

Nếu như Xuân Diệu là ông hoàng thơ tình, thì Xuân Quỳnh cũng xứng đáng có được vị trí nữ hoàng của tình yêu. Nữ thi sĩ lấy cảm hứng từ nhiều khía cạnh cuộc sống, tuy nhiên để lại ấn tượng lớn nhất trong lòng người đọc có lẽ phải kể đến các bài thơ viết về tình yêu. Trong đó “Sóng” là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất viết về tình yêu. Đặc biệt 4 khổ đầu bài thơ như một lời tự tình đầy tha thiết. Mong muốn được đắm chìm sâu hơn trong “bể lớn” tình yêu và lý giải, cắt nghĩa tình yêu.

Xuyên suốt cả bài thơ và bốn khổ đầu, “sóng” và “em” cứ da diết, song hành và trở đi trở lại nhiều lần. “Em” tượng trưng cho cái tôi của người phụ nữ, “sóng” là hình ảnh soi chiếu rõ nét hơn cho “em”. Đôi khi ranh giới giữa hai hình tượng này bị xóa nhòa, hòa nhập làm một để thể hiện tình yêu say đắm, mãnh liệt như những cơn sóng biển của nữ thi sĩ.

Ấn tượng ngay từ câu thơ đầu là những đối cực mạnh mẽ:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

Liên tiếp những tính từ có sức gợi và lột tả mạnh mẽ: “dữ dội”, “dịu êm”, “ồn ào” và “lặng lẽ”. Cơn sóng ngoài biển khơi thất thường đến thế, đa sắc thái đến thế. Lúc thì mãnh liệt như thét gào, khi thì lặng im như ru với những đợt sóng khe khẽ vỗ bờ. Chẳng khác nào người phụ nữ khi yêu, tâm trạng có những biến chuyển vô cùng tinh vi. Khi say đắm và nồng nhiệt, hết mình trong tình yêu, lúc lại hờ hững xa xôi. Tất cả cũng chỉ để che giấu một tâm hồn, trái tim yếu đuối mong manh, nhạy cảm và cũng rất dễ bị tổn thương.

Tình yêu là vậy. Như những nốt nhạc trong một bản đàn, có nốt trầm nốt bổng, cung bậc cảm xúc khi yêu cũng vô cùng đa sắc. Đó mới chính là tình cảm chân thành nhất của một trái tim yêu.

Hãy chú ý tới cái cách đặt vị trí từ của thi sĩ. Hai câu thơ kết lại đều bằng những tính từ chỉ sắc thái nhẹ nhàng là “dịu êm” và “lặng lẽ”. Có chăng sau tất cả những thăng trầm, những thất thường, “sớm nắng chiều mưa” khi yêu. Đích đến cuối cùng mà người phụ nữ khi yêu muốn kiếm tìm vẫn là sự an yên, hạnh phúc. Đôi dòng thơ mở đầu thể hiện trái tim Xuân Quỳnh đẹp đẽ mà mong manh. Yêu mãnh liệt nhưng cũng đầy dự cảm, mong muốn tìm được một tình yêu đích thực.

Sang đến hai câu sau, người phụ nữ thể hiện một thái độ chủ động. Muốn vươn mình ra bể lớn để hiểu hơn về tình yêu:

“Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Đọc câu thơ, ta nhận thấy ngay sự tương phản giữa hai không gian. Một bên là “sông” chật hẹp và tù túng, một bên là “bể” rộng lớn mênh mông, bao la sâu thẳm. Những con sóng không chịu thu mình trong lòng sông chật hẹp nhỏ bé để rồi vươn mình tới bến bờ rộng lớn hơn, khám phá những điều vĩ đại hơn. Bể lớn mênh mang mới chính là nơi mà con sóng thuộc về, là nơi để sóng thỏa sức vẫy vùng và khao khát, được sống với đam mê.

Người phụ nữ trong tình yêu cũng vậy thôi. Luôn khao khát tìm thấy một nửa của cuộc đời mình, tìm kiếm sự đồng cảm tri âm. Như vậy có thể thấy nhân vật trữ tình tuy mong manh nhưng không hề “dễ vỡ”. Ngược lại lại có sự chủ động, táo bạo và quyết liệt trong tình yêu.

Đoạn thơ sau càng khắc họa rõ nét hơn những rạo rực, khát khao trong trái tim người phụ nữ trẻ:

“Ôi con sóng ngày xưa

…..

Bồi hồi trong ngực trẻ”

“Ngày xưa” – “ngày nay”, hai trạng từ chỉ thời gian hoàn toàn đối lập như muốn mở ra khoảng thời gian trải dài từ hàng triệu năm trước tới nay và mãi mãi về sau. Những con sóng dào dạt trên biển cũng như con sóng tình yêu trong trái tim nữ thi sĩ. Nhịp đập con tim cũng như sóng, lúc nào cũng bồi hồi, cồn cào và mãnh liệt. Đó cũng chính là sự vô cùng, vô tận và vĩnh hằng của tình yêu.

Không gian biển lớn hiện lên như một lồng ngực lớn, còn sóng tựa như hơi thở cồn cào của ngực biển. Chừng nào biển còn dào dạt sóng, con tim còn thổn thức đập thì tình yêu sẽ luôn còn mãi, bất diệt với thời gian. Câu thơ kết thúc bằng từ “trẻ” làm toát lên những gì là tươi tắn, thanh xuân, đẹp đẽ nhất của tình yêu. Phải chăng chính tình yêu đã đem đến sức sống cho cuộc đời và tuổi trẻ?

Từ đam mê cháy bỏng trong tình yêu, nữ thi sĩ cảm thấy băn khoăn, muốn hiểu sâu hơn về cái huyền bí của tình yêu:

“Trước muôn trùng sóng biển

……

Từ khi nào sóng lên?”

Lối viết điệp cấu trúc “em nghĩ về” khiến câu thơ nghe sao mà da diết, khắc khoải và đau đáu đến thế. Đã bao lần “em” suy nghĩ, trăn trở băn khoăn. Mong muốn tìm được lời giải đáp cho những âu lo trăn trở trong lòng. Hình tượng em đã không còn ẩn mình trong sóng nữa mà hiện lên giữa trời biển mênh mông. Không gian đất trời cao rộng bao la khiến nhà thơ liên tưởng đến cái vô cùng, vô tận của tình yêu. Đại dương không chỉ rộng lớn mà còn đầy bí ẩn và đầy giông tố.

Cũng như trong cuộc đời tình yêu không thể nào đoán định. Đẹp đẽ đấy nhưng có thể vỡ vụn bất cứ lúc nào. “Từ khi nào sóng lên?” là sự băn khoăn khao khát tìm hiểu cội nguồn của sóng, cội nguồn của tình yêu.

Ở câu thơ tiếp theo, thi sĩ cố gắng cắt nghĩa:

“Sóng bắt đầu từ gió”

Câu trả lời có chút chơi vơi, đã tìm được lời giải đáp nhưng những băn khoăn trăn trở trong lòng nhà thơ vẫn chưa được gỡ bỏ. Để rồi nữ thi sĩ lại tiếp tục đặt ra câu hỏi:

“Gió bắt đầu từ đâu”

Cội nguồn của sóng là gió. Nhưng gió bắt nguồn từ đâu? Cõi lòng nhà thơ càng thêm rối bời với những câu hỏi chồng chất để rồi buông lời thơ đầy nghẹn ngào và bâng khuâng:

“Em cũng không biết nữa”

Em băn khoăn, bối rối và bất lực khi tìm kiếm cội nguồn của sóng. Lời thơ hiện lên hình ảnh một cô gái với cử chỉ lắc đầu đầy ngượng ngùng và sự bất lực “đáng yêu”. Cái lắc đầu đầy nũng nịu bối rối khi không thể lý giải được:

“Khi nào ta yêu nhau”

Mong muốn lý giải tình yêu của nữ thi sĩ không phải là duy nhất. Xuân Diệu cũng đã từng thở than “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”. Thật vậy, khó có thể lý giải cội nguồn, điểm xuất phát của tình yêu. Cũng như không tìm được điểm khởi nguồn có gió. Chính sự huyền bí là nhân tố khiến cho tình yêu càng trở nên hấp dẫn hơn. Mặc dù không thể hiểu được nhưng con người vẫn bất chấp để được say đắm, hòa mình cùng tình yêu.

Bốn khổ thơ đầu bài “Sóng” là sự tuôn trào của mạch cảm xúc. Thể hiện một hồn thơ Xuân Quỳnh luôn rạo rực và khao khát được yêu thương, sống với tình yêu một cách mãnh liệt nhất. Đây cũng là nét đẹp chung của những người phụ nữ Á Đông.

Tặng bạn top văn mẫu viết về 👉 Quê Hương Tế Hanh ❤️️

Văn Mẫu Cảm Nhận Về 4 Khổ Đầu Của Bài Sóng Ấn Tượng – Bài 5

Văn mẫu cảm nhận về 4 khổ đầu của bài Sóng ấn tượng sẽ gợi ý cho các em thêm nhiều ý tưởng mới và thú vị để hoàn thiện bài văn của mình.

Trong các nhà thơ Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ của tình yêu. Chị viết nhiều, viết hay về tình yêu với những tác phẩm tiêu biểu như: “Sóng”, “Thuyền và Biển”, “Hoa dọc chiến hào”… trong đó “Sóng” là một bài thơ đặc sắc rất tiêu biểu cho phong cách thơ tình yêu của Xuân Quỳnh. Bài thơ Sóng để lại giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc mà tiêu biểu là 4 khổ thơ đầu bài thơ.

Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác tại biển Diêm Điền năm 1967, sau được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Bài thơ mang âm hưởng của những con sóng biển và những con sóng lòng đang khao khát tình yêu. Bài thơ có hai hình tượng cùng song hành và hòa điệu, đó là “Sóng” và “Em”. Hai hình tượng này đã tạo nên nét đáng yêu cho bài thơ.

Bốn câu thơ đầu là những cung bậc của sóng và cũng là những cung bậc trong tình yêu của người phụ nữ:

“Dữ dội và dịu êmỒn ào và lặng lẽSông không hiểu nổi mìnhSóng tìm ra tận bể”.

Hai câu thơ đầu với nghệ thuật đối: “Dữ dội – dịu êm”; “Ồn ào – lặng lẽ” đã làm hiện lên vẻ đẹp của những con sóng biển ngàn đời đối cực. Những lúc biển động, bão tố phong ba thì biển “dữ dội – ồn ào” còn những giây phút sóng gió đi qua biển lại hiền hòa trở về “dịu êm – lặng lẽ”.

Nghệ thuật ẩn dụ ở hai câu đầu là ẩn dụ cho tâm trạng người con gái khi yêu. Xuân Quỳnh đã mượn nhịp sóng để thể hiện nhịp lòng của chính mình . Tình yêu của người phụ nữ cũng không chịu yên định mà đầy biến động, khao khát. Đúng như vậy, tình yêu của người con gái nào bao giờ yên định bởi có lúc họ yêu rất dữ dội, yêu mãnh liệt hết mình với những nhớ nhung, đôi khi ghen tuông giận hờn vô cớ. Nhưng cũng có lúc họ lại thu mình trở về với chất nữ tính đáng yêu, họ “lặng lẽ”, “dịu êm” ngắm soi mình và lặng im chiêm nghiệm.

Hai câu tiếp theo tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa để nói đến hành trình đi tìm tình yêu của sóng:

“Sông không hiểu nổi mìnhSóng tìm ra tận bể”.

Ba hình ảnh “sông”, “sóng”, “bể” như là những chi tiết bổ sung cho nhau : sông và bể làm nên đời sóng, sóng chỉ thực sự có đời sống riêng khi ra với biển khơi mênh mông vô tận. Sóng không cam chịu một cuộc sống đời sông chật hẹp, tù túng nên nó làm cuộc hành trình ra biển khơi bao la để thỏa sức vẫy vùng.

Mạch sóng mạnh mẽ như bứt phá không gian chật hẹp để khát khao một không gian lớn lao. Hành trình tìm ra tận bể chất chứa sức sống tiềm tàng, bền bỉ để vươn tới giá trị tuyệt đích của chính mình. Tình yêu của Xuân Quỳnh cũng vậy, tình yêu của người phụ nữ cũng không thể đứng yên trong một tình yêu nhỏ hẹp mà phải vươn lên trên tất cả mọi sự nhỏ hẹp tầm thường để được sống với những tình yêu cao cả, rộng lớn, bao dung.

Đây là một quan niệm tình yêu tiến bộ và mạnh mẽ của người phụ nữ thời đại. Có thấy ngày xưa quan niệm tình yêu cổ hủ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” thì mới thấy hết được cái mới mẻ trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh: Người phụ nữ chủ động tìm đến với tình yêu để được sống với chính mình.

Khổ thơ thứ hai, nhà thơ khẳng định: Tình yêu mãi mãi là khát vọng của tuổi trẻ, nó làm bồi hồi, xao xuyến rung động trái tim của lứa đôi, của con trai con gái, của em và anh.

“Ôi con sóng ngày xưa….Bồi hồi trong ngực trẻ”

Hai câu thơ đầu, từ “Ôi!” cảm thán là nỗi thổn thức của trái tim yêu. Nghệ thuật đối lập “ngày xưa” – “ngày sau” càng làm tôn thêm nét đáng yêu của sóng. Sóng là thế muôn đời vẫn thế vẫn “dữ dội ồn ào” vẫn “dịu êm lặng lẽ” như tình yêu tuổi trẻ có bao giờ đứng yên.

Hai câu thơ sau, nhà thơ khẳng định tình yêu luôn song hành với tuổi trẻ. Bởi tuổi trẻ sinh ra là để yêu : “Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào” (Xuân Diệu). Tình yêu là khát vọng là ước mơ của bao người. Sẽ như thế nào nếu thế giới này không có tình yêu lứa đôi ? Tôi tin cuộc sống chẳng còn gì ý nghĩa. Tình yêu luôn làm cho tuổi trẻ phải bồi hồi, điên đảo .

Khổ thơ thứ ba, Xuân Quỳnh băn khoăn nghĩ suy về anh và em, về nơi tình yêu bắt đầu :

“Trước muôn trùng sóng bể….Từ nơi nào sóng lên?”

Câu thơ đầu, Xuân Quỳnh nhìn về biển khơi “Trước muôn trùng sóng bể”. Nhìn những con sóng vô hồi vô hạn đang hướng vào bờ chị chợt bâng khuâng nghĩ suy về anh và em “Em nghĩ về anh, em” rồi lại hướng nghĩ suy về biển lớn “Em nghĩ về biển lớn” . Những nghĩ suy ấy tất cả là để đặt một câu hỏi lớn: Từ nơi nào sóng lên ?

Khổ thơ thứ tư, nhà thơ lý giải về nguồn gốc của sóng của gió, và qua đó tự bâng khuâng về khởi đầu của tình yêu:

“Sóng bắt đầu từ gió….Khi nào ta yêu nhau”

Câu thơ đầu nhà thơ tự lý giải nguồn gốc của sóng là từ gió “Sóng bắt đầu từ gió” nghĩa là sóng biển là khởi đầu từ gió, nhờ gió mà có sóng lên. Nhưng ở câu thơ thứ hai nhà thơ lại không lý giải được nguồn gốc của gió “Gió bắt đầu từ đâu”. Đến lúc này thì đúng là nhà thơ phân vân thật sự và đành lắc đầu bất lực “Em cũng không biết nữa”.

Lí giải được ngọn nguồn của sóng thì dễ bởi “Sóng bắt đầu từ gió” nhưng để hiểu “Gió bắt đầu từ đâu” thì thi nhân lại ấp úng “Em cũng không biết nữa”. Cũng như tình yêu của anh và em nó đến rất bất ngờ và tự nhiên bởi “tình yêu đến trong đời không báo động”. Câu thơ “Khi nào ta yêu nhau” như một cái lắc đầu nhè nhẹ, rất ư là nữ tính. Kì lạ quá, diệu kì quá, em và anh yêu nhau bao giờ nhỉ ? Câu hỏi này muôn đời không ai lí giải nổi nhất là những bạn trẻ đang yêu và đắm say trong men tình ái.

Tình yêu là vậy, khó lí giải, khó định nghĩa. Xuân Diệu – ông hoàng của thi ca tình yêu cũng đã từng băn khoăn khi định nghĩa về tình yêu “Đố ai định nghĩa được tình yêu/ Có khó gì đâu một buổi chiều/Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt/Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”. Chính vì không thể lí giải rõ ngọn ngành nên tình yêu vì thế mà trở nên đẹp và là cái đích để cho muôn người đi tìm và khám phá. Càng khám phá càng thú vị, càng khám phá càng đẹp.

Thành công của đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đó là nhờ vào một số thủ pháp nghệ thuật: Thể thơ năm chữ tạo âm điệu của những con sóng biển. Nghệ thuật đối lập, nhân hóa, ẩn dụ… Tất cả đã tạo nên những vần thơ tình yêu hay nhất mọi thời đại.

Tóm lại, 4 khổ thơ đầu bài thơ Sóng là những khổ thơ hay nhất của bài thơ. Qua đoạn thơ, người đọc cảm nhận được trái tim yêu của Sóng và người phụ nữ rất nồng nàn say đắm, mãnh liệt cuộn trào nhưng cũng rất nữ tính đáng yêu. Đoạn thơ giúp ta hiểu được tình cảm và hồn thơ Xuân Quỳnh, dù trong mọi hoàn cảnh như thế nào thì tiếng thơ của chị vẫn là tiếng thơ hồn hậu với những khát vọng hạnh phúc đời thường.

Bài Văn Cảm Nhận 4 Khổ Thơ Đầu Của Bài Sóng Chọn Lọc – Bài 6

Bài văn cảm nhận 4 khổ thơ đầu của bài Sóng chọn lọc sẽ mang đến cho các em thêm nhiều ý văn hay và đặc sắc để hoàn thiện bài văn của mình.

“Sóng” là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của nhà thơ Xuân Quỳnh. Hình tượng sóng được nhà thơ khắc họa nhằm thể hiện niềm khao khát của người con gái trong tình yêu. Điều này được thể hiện rõ qua bốn khổ thơ đầu.

“Dữ dội và dịu êmỒn ào và lặng lẽSông không hiểu nổi mìnhSóng tìm ra tận bể”.

Ở khổ thơ thứ hai, Xuân Quỳnh đã khẳng định một chân lý, nếu sóng tồn tại bất diệt với đại dương thì tình yêu tồn tại bất diệt với con người:

“Ôi con sóng ngày xưaVà ngày sau vẫn thếNỗi khát vọng tình yêuBồi hồi trong ngực trẻ”

Sóng vốn là hình ảnh thiên nhiên, và khi nào vũ trụ này vẫn còn tồn tại có nghĩa là sóng vẫn sẽ tồn tại. Nếu con sóng tồn tại bất diệt với thời gian dù là “ngày xưa” hay “ngày sau” thì “vẫn thế” – không thay đổi. Thì tình yêu cũng vậy, nó luôn tồn tại vĩnh cửu vượt qua mọi thời gian, không gian. Nhưng đặc biệt nhất là ở “ngực trẻ”. Bởi có lứa tuổi nào mà tràn đầy rạo rực yêu đương như ở tuổi trẻ? Chính tình yêu mang đến cho tuổi trẻ những nhịp đập rung động khác thường, sự tươi sáng vui tươi, lặng lẽ viết lên những trang nhật ký thanh xuân đầy đẹp đẽ.

Để rồi Xuân Quỳnh tiếp tục lí giải về nguồn gốc của tình yêu:

“Trước muôn trùng sóng bể……Khi nào ta yêu nhau”

Người phụ nữ trong tình yêu luôn trăn trở, suy nghĩ. Điệp từ “em nghĩ” đã cho thấy điều đó. “Em” khi đứng trước đại dương mênh mông, em nghĩ đến anh đầu tiên rồi mới nghĩ về biển lớn. Và em cũng tự hỏi lòng mình rằng sóng bắt nguồn từ nơi nào.

Câu hỏi được đặt ra đã tự có được câu trả lời cho riêng mình: sóng bắt đầu từ những cơn gió – một cách lý giải rất thực tế. Nhưng nỗi băn khoăn vẫn không dừng lại: “Gió bắt đầu từ đâu?” thì lại không có câu trả lời. Cũng giống giống như thật khó để biết được từ khi nào tình yêu bắt đầu.

Dường như khi đọc đến đây, ta có thể hình dung được cái lắc đầu đầy nũng nịu của em khi trả lời câu hỏi về nguồn gốc của tình yêu. Thế mới thấy trong tình yêu, người con gái trở nên dịu dàng và đáng yêu biết chừng nào.

Bốn khổ thơ trên đã góp phần không nhỏ làm nên thành công của bài thơ “Sóng”. Khi đọc tác phẩm này, người đọc đã cảm nhận được những rung động tinh tế của tình yêu.

Tiết lộ thêm văn mẫu❤️️Cảm Nhận Về Khổ Thơ Đầu Tiên Của Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ ❤️️

Cảm Nhận Về 4 Khổ Thơ Đầu Của Bài Sóng Sinh Động – Bài 7

Bài văn Cảm nhận về 4 khổ thơ đầu của bài Sóng sinh động được scr.vn chọn lọc và chia sẻ đến bạn đọc sau đây.

Xuân Quỳnh là nữ thi sĩ tài hoa của nền văn học Việt Nam, với tư duy mới mẻ, phóng khoáng của mình, bà đã thổi 1 luồng gió mới vào kho tàng thơ văn. Nổi bật trong những sáng tác của của bà là bài thơ Sóng và đặc nhất là 4 khổ thơ đầu.

“Dữ dội và dịu êmỒn ào và lặng lẽSông không hiểu nổi mìnhSóng tìm ra tận bể”

Tính từ trái nghĩa “dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ” thể hiện những thái cực đối lập của con sóng. Đó cũng là những tâm trạng khác nhau của người con gái trong tình yêu.

Mượn hình ảnh dòng sông không hiểu chính mình nên tìm ra biển khơi rộng lớn tìm câu trả lời để bóng gió nói về tâm tư của người con gái trong tình yêu luôn trăn trở nhiều điều và có ước muốn lớn lao là khám phá được những băn khoăn đó.

“Ôi con sóng ngày xưaVà ngày sau vẫn thếNỗi khát vọng tình yêuBồi hồi trong ngực trẻ”

Con sóng: ngàn năm vẫn thế, vẫn tính chất, đặc điểm ấy không bao giờ thay đổi.

Người con gái: khát vọng tình yêu luôn thường trực, rạo rực; bao nhiêu năm vẫn hướng về tình yêu, về người yêu.

“Trước muôn trùng sóng bểEm nghĩ về anh, emEm nghĩ về biển lớnTừ nơi nào sóng lên?”

Trước biển lớn, người con gái suy tư về tình yêu của mình. Câu hỏi tu từ: “Từ nơi nào sóng lên?” là suy nghĩ của cô gái về cội nguồn của tình yêu.

“Sóng bắt đầu từ gióGió bắt đầu từ đâu?Em cũng không biết nữaKhi nào ta yêu nhau”

Tự vấn về nguồn gốc của con sóng: sóng bắt đầu từ gió còn gió bắt đầu từ đâu thì không lí giải được. Sự lí giải, cắt nghĩa về cội nguồn của sóng dẫn đến cắt nghĩa cội nguồn của tình yêu. Tình yêu đầy bí ẩn không thể giải thích được cội nguồn của nó, thời điểm mà nó bắt đầu.

Tình yêu là như vậy đó, chẳng ai hiểu được đâu. Với cách diễ tả đặc sắc, 4 khổ thơ đầu đã góp phần làm nên thành công vang dội của Sóng, để cho đến ngay nay nó vẫn là một thi phẩm xuất sắc vượt thời gian của Xuân Quỳnh.

Gợi ý 👉Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ ❤️️

Bài Cảm Nhận Sóng Xuân Quỳnh 4 Khổ Đầu Hay – Bài 8

Bài văn cảm nhận Sóng Xuân Quỳnh 4 khổ đầu hay sau đây là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh trong kỳ kiểm tra tới.

Xuân Quỳnh được biết đến với những bài thơ tình nổi tiếng như: Thuyền và biển, Tự hát, Sóng… Trong đó, “Sóng” là một tác phẩm nổi bật, đã bộc lộ được những khát khao của người con gái trong tình yêu. Điều đó được thể hiện qua bốn khổ thơ đầu.

Hình tượng “sóng” đã khơi gợi một hồn thơ phong phú, hồn nhiên, sôi nổi và thông qua đó, Xuân Quỳnh đã có một cách nói rất hay để diễn tả tâm trạng của người con gái khi đang yêu hay đang mong chờ tình yêu. Trạng thái của con sóng cũng là tâm trạng khi yêu, là khát vọng to lớn, mạnh mẽ về một tình yêu chân thành.

“Dữ dội và dịu êmỒn ào và lặng lẽSông không hiểu nổi mìnhSóng tìm ra tận bể”.

Hành trình của sóng từ sông ra đại dương, nó cũng dâng trào và cuồn cuộn như chính tình cảm của những cô gái đang yêu cũng nồng nàn với những nỗi nhớ, nhưng cũng có lúc nỗi nhớ nỗi khát khao ấy lại biến thành một con sóng tình, cuộn xô trong lòng họ.

Sóng thật mạnh mẽ, chủ động. Sóng muốn tìm tới một nơi mênh mông dạt dào, có đến nơi biển rộng trời cao sóng mới được vẫy vùng, mới thực sự tìm thấy mình trong sức sống mạnh mẽ với những khát khao to lớn. Nó sẵn sàng bỏ đi những thứ không thuộc về nó để đến với những nơi mà tiếng gọi của tình yêu ập tới.

Sóng – biểu tượng của tình yêu, chính vì vậy miêu tả sóng biến hoá là cũng để nói lên cái phức tạp, đa dạng, khó hiểu của tình yêu. Cũng giống như sóng biển, tình yêu là một hiện tượng kỳ diệu của con người. Để tìm đến với tình yêu đích thực, sóng tìm đến với biển lớn, sóng tìm đến với những nơi thuộc về nó. Con sóng tìm đến biển, đến đại dương là để tự hiểu mình. Em “khát khao” được đến bên anh, đến với một tình yêu đẹp để hiểu rõ hơn về tâm hồn em về con người đích thực của em:

“Ôi con sóng ngày xưaVà ngày sau vẫn thếNỗi khát vọng tình yêuBồi hồi trong ngực trẻ”

Quy luật muôn đời của tự nhiên là sóng “ngày xưa” hay “ngày sau” thì “vẫn thế”. Sóng là một hiện tượng tự nhiên bất biến với thời gian. Và từ quy luật muôn đời ấy của tự nhiên, Xuân Quỳnh cũng rất tự nhiên khi chạm vào lòng ta quy luật của tình yêu muôn đời. Nối khao khát tình yêu luôn tha thiết trong mỗi con người.

Nhưng có lẽ tình yêu ấy mãnh liệt nhất là ở trong “ngực trẻ”. Tình yêu rực rỡ nhất, nồng nàn nhất, đẹp đẽ phải là ở tuổi thanh xuân. Khi ấy, còn người có đủ thời gian, đủ dũng khí, đủ sức mạnh để tận hưởng tình yêu. Chẳng bởi thế mà Xuân Diệu đã từng gấp gáp:

“Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!Em, em ơi! Tình non sắp già rồi…”

(Giục giã)

Kế tiếp là những câu hỏi của “em” về nguồn gốc của sóng hay cũng là về nguồn gốc của tình yêu:

“Sóng bắt đầu từ gióGió bắt đầu từ đâu?Em cũng không biết nữaKhi nào ta yêu nhau”

Đặc biệt, câu thơ “Khi nào ta yêu nhau” đã diễn tả đúng nỗi niềm của những con người đang sống trong một tình yêu đẹp. Làm sao có thể biết được tình yêu bắt đầu từ khi nào. Chỉ biết rằng tình yêu của “anh” và “em” thật chân thành tha thiết, nhớ bồi hồi triền miên và nó không bao giờ mất đi trong những con tim đang thổn thức.

Xuân Quỳnh chính là nhà thơ của tình yêu. Hồn thơ của chị đã bộc lộ những khát vọng say đắm rạo rực, cũng như những suy tư day dứt, trăn trở của lòng mình trong tình yêu. Bạn đọc yêu thơ Xuân Quỳnh, chắc chắn sẽ không thể không thuộc một vài câu thơ trong bài “Sóng”.

Tham khảo văn mẫu✅ Cảm Nhận Bài Thơ Tây Tiến ❤️️

Văn Mẫu Cảm Nhận 4 Khổ Đầu Của Bài Sóng Điểm Cao – Bài 9

Văn mẫu cảm nhận 4 khổ đầu của bài Sóng điểm cao sẽ giúp các em có thể tham khảo và trau dồi thêm nhiều kĩ năng viết hay.

Xuân Quỳnh chính là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất cho thế hệ của các nhà thơ vào thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ viết về tình yêu là mảng đặc sắc nhất và tiêu biểu nhất cho hồn thơ Xuân Quỳnh.

Trong thơ Xuân Quỳnh luôn dấy lên một khát vọng sống chân thành, tình yêu mãnh liệt luôn gắn với những dự cảm và lo âu. “Sóng” là một bài thơ như thế và đặc biệt hơn nữa là ở 4 khổ thơ đầu tiên đã nói lên những phẩm chất, trạng thái riêng tư và đầy nữ tính của một trái tim người phụ nữ đang chìm đắm trong tình yêu.

Bài thơ được hiện lên với hai hình ảnh lớn đó chính là hình ảnh sóng và nhân vật em, hai hình ảnh này được đan xen bổ trợ lẫn nhau làm nên một bài thơ hay và đặc sắc. Trước hết là chúng ta tới với hai khổ thơ đầu với hình ảnh sóng đối ngược nhau cùng với những cảm xúc rất phức tạp trong trái tim của nhân vật.

Khổ thơ thứ nhất thể hiện những đối cực của sóng với những tính từ diễn tả thực sự chính xác với những trạng thái riêng biệt hay chính đó là tâm trạng của người con gái:

“Dữ dội và dịu êm

….

Sóng tìm ra tận bể”

Ở đây thì sóng xuất hiện với hai trạng thái đối lập nhau, lúc thì biển động phong ba dữ dội nhưng khi thì dịu êm hiền hòa và lặng lẽ. Với bốn tính từ được mở đầu ở bài thơ đã mang lại cho chúng ta một quy luật và tính chất sóng tự nhiên. Sóng biển vẫn ngày đêm vỗ về ở trên biển, có những lúc nó ồn ào là thế nhưng cũng có những lúc tha thiết giống như lòng mẹ. Đó chính là tình yêu dạt dào của một người con gái thủy chung son sắt khao khát có được một tình yêu thực sự.

Nó không chỉ là mang lại nét sống tự nhiên mà qua đó còn muốn nói tới tính khí của những người con gái khi yêu. Đó là một người con gái khi dịu dàng đằm thắm nhưng có khi lại vô cùng bướng bỉnh. Những giận hờn vô cơ thất thường ấy dường như chẳng đáng trách chút nào bởi vì đó chỉ là thể hiện tình yêu chân thành của cô gái giành cho người mình yêu thương.

Người con gái khi yêu vốn dĩ đã có những mâu thuẫn đối lập trong sự thống nhất, đó chính là biểu hiện của một tình yêu chân thành. Hai câu thơ sau đã mang đầy những tâm trạng ở trong tâm hồn và tấm lòng của người con gái.

Nhà thơ Xuân Quỳnh đã khéo léo để viết “bể” mà không phải là “biển” thì cũng có nguyên do của nó bởi vì bể còn ngân vang hơn còn biển chỉ là phụ âm kép. Ở đây người con gái cũng đã nhận thức được sự tầm thường và chật hẹp để có thể vượt qua mọi rào cản đi tìm hạnh phúc cho riêng mình. Đó chính là sự chủ động đáng khen bởi trái tim ấy luôn luôn muốn hướng tới những gì lớn lao và tìm được cho mình những tâm hồn đồng điệu. Đó là quan điểm mới mẽ của Xuân Quỳnh về tình yêu của người phụ nữ.

Sang tới khổ thứ hai thì nhà thơ đã thể hiện được hành trình tìm ra biển của sóng hay chính là hành trình tìm đến một trái tim đồng điệu của người con gái đang yêu kia.

“Ôi con sóng ngày xưa

….

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Trước biển thì nhà thơ đã cảm nhân được sự bất diệt của những con sóng biển. Tình yêu đối với trái tim của người con gái cũng như vậy, nó luôn khao khát một tình yêu cháy nồng đầy nhiệt huyết. Bao nhiêu năm tháng thì tình yêu vẫn luôn tồn tại mãi về sau.

Với khổ ba và khổ 4 thì đó là cội nguồn của sóng biển và tình yêu:

“Trước muôn trùng sóng biển

…..

Khi nào ta yêu nhau”

Một câu hỏi tu từ để hỏi về sự khởi nguồn của những con sóng kia, trước muôn trùng đợt sóng xô vào bờ ấy thì nhà thơ lại chạnh lòng khi nghĩ tới tình yêu của mình. Với những câu hỏi tu từ vang lên thật sự cho chúng ta đặt ra câu hỏi sóng được bắt đầu từ đâu, là bắt đầu từ những cơn gió.

Nó cũng giống như tình yêu của nhà thơ nhưng cô lại không biết được rằng khi nào thì ra yêu nhau. Nhưng đáp lại đó chính là câu em cũng không biết nữa. Phải chăng là nguồn cội của con sóng cũng giống như tình yêu không biết được nó bắt đầu từ khi nào và bao giờ.

Qua bốn khổ thơ đầu này cho chúng ta thấy được những cảm xúc về tình yêu của người phụ nữ đang say đắm trong tình yêu đồng thời cho thấy nhà thơ thật tài tình khi lấy những con sóng để miêu tả cho tình yêu của mình.

Khám phá thêm🌸 Thuyết Minh Về Bài Thơ Đồng Chí ❤️️

Cảm Nhận 4 Khổ Đầu Bài Sóng Hay Xuất Sắc – Bài 10

Bài văn cảm nhận 4 khổ đầu bài Sóng hay xuất sắc sẽ giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm nhiều kiến thức cho mình.

Trong các nhà thơ nữ, Xuân Quỳnh được xem là nữ hoàng của tình yêu. Xuân Quỳnh viết nhiều đề tài về cuộc sống đời thường nhưng tình yêu có lẽ là đề tài thành công, gây được tiếng vang lớn nhất trong sự nghiệp văn học của bà. Trong tiếng thơ của Xuân Quỳnh luôn thổn thức nỗi lòng yêu thương trân thành, mãnh liệt nhưng chứa chan âu lo, dự cảm chẳng lành.

Đến với Sóng, hồn thơ ấy lại được thể hiện đậm nét hơn qua bốn khổ thơ đầu của bài thơ. Bốn khổ thơ chứa chan khát vọng tha thiết, nhiệt thành và cả những chông chênh của người phụ nữ trong tình yêu.

Trong bài thơ nổi bật lên là hai hình tượng sóng và em. Song hành với sóng là em. Em là cái tôi người phụ nữ trong tình yêu. Và để đối chiếu với em, soi chiếu rõ nét cho em, nhà thơ đã mượn hình ảnh của sóng. Dù là em hay là sóng quy tụ lại cũng chính là biểu trưng cho cái tôi của chính tác giả, cho tình yêu nồng nàn, mãnh liệt đắm say của bà.

Biểu hiện đầu tiên đó chính là những khát khao về tình yêu và hạnh phúc đời thường của người phụ nữ.

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

4 tính từ đặc tả: “dữ dội; dịu êm; ồn ào; lặng lẽ” đã cho ta thấy trạng thái phong phú, thất thường của những cơn sóng trên mặt biển khơi xa: khi thì dữ dội khi thì lặng lẽ. Và tâm trạng người phụ nữ trong tình yêu có lẽ cũng vậy khi thì nồng nhiệt, say đắm khi lại xa xôi, nhạt nhòa.

Tuy nhiên đằng sau cái thất thường ấy lại muốn nói lên điều gì? Há chăng phải muốn chỉ ra rằng tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu là tâm hồn mỏng manh, nhạy cảm., và rất dễ tổn thương hay sao. Nhưng dù bình yên dù dữ dội thì vãn là sóng và dù mãnh liệt hay lạnh nhạt thì đó vẫn là tình yêu. Tuy xa mà gần, tuy nhìn sóng xa mà lại nói lên nỗi lòng, tâm tư đau đáu.

Có lúc dữ dội có lúc ồn ào nhưng kết lại vẫn là “lặng lẽ” và “dịu êm”. Đằng sau những biểu hiện thất thường trong tình yêu, sau tất cả về sâu thẳm người phụ nữ cũng chỉ muốn kiếm tìm cho bản thân một bến bờ tình yêu hạnh phúc, an yên. Đó có lẽ là ý nghĩa sáng nhất mà Xuân Quỳnh muốn nhắn gửi qua đôi dòng thơ mở đầu. Và ồ người phụ nữ đã mạnh dạn hơn, chủ động hơn:

“Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Hai câu thơ xuất hiện hai không gian tương phản: sông- biểu trưng cho không gian nhỏ bé, chật hẹp. Bể gợi một không gian lớn hơn, sâu hơn. Ở trong lòng sông chật hẹp, tù túng, sóng không thể hiểu nổi mình, không thể thỏa những ước mong của mình nên sóng đã chủ động tìm ra tận bể để tự khám phá, để khát khao. Sóng muốn được sống thỏa là mình, được đắm say với những ước mớ tình yêu vĩ đại của bản thân.

Cũng giống như tâm tình người phụ nữ khát khao cháy bỏng vượt qua giới hạn để kiếm tìm sự tri âm tri kỉ, được sống là chính mình, được vươn ra cái đích trong cuộc sống nhân duyên. Người phụ nữ luôn hiền hòa nhưng trong tình yêu họ lại quyết liệt và chủ động vô cùng.

Trong đoạn thơ ta đã thấy được vẻ đẹp của người phụ nữ trong tình yêu: một tâm hồn mong manh và một khát khao mãnh liệt nhất, tự do và phóng khoáng nhất được đắm chìm, đam mê trong tình yêu sẻ chia; đích thực. Nỗi khát vọng tình yêu luôn rạo rực trong trái tim mỗi con người

“Ôi con sóng ngày xưa

….

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Con sóng đặt giữa hai trạng từ chỉ thời gian: “ngày xưa- ngày nay” , triệu triệu năm trước và hàng ngàn năm sau những con sóng vẫn cứ ngày đêm dạt dào trên mặt biển. Sóng là em, soi chiếu cho em và cũng chính vì thế những con sóng cũng chính là những con sóng lòng, con sóng tinh yêu lúc nào cũng dạt dào, cuộn trào trong trái tim nhiệt thành của người phụ nữ. Ngày xwua thế và ngày sau vẫn thế. Tình yêu là vĩnh hằng và vô tận.

Ý niệm vĩnh hằng không chỉ hiện qua thời gian mà còn hiện qua không gian. Biển tựa như lồng ngực lớn lao đất trời. Nhịp đập của sóng giống như hơi thở cồn cào của biển. Còn biển còn sóng và còn con người thì sẽ mãi còn yêu thương bất diệt. Chữ “trẻ” được khéo léo đặt cuối dòng thơ như muốn nhấn mạnh tình yêu là sức sống, là nhịp đập của tuổi trẻ, tình yêu mang đến sự tươi tắn, viết lên thanh xuân có ý nghĩa cho cuộc đời mỗi người phụ nữ.

Cái đam mê khao khát trong tình yêu đã được thể hiện một cách thật đẹp, thật tài tình và chân thành. Người phụ nữ trân trọng tình yêu và vì thế họ luôn muốn được tìm tòi những bí mật trong tình yêu:

“Trước muôn trùng sóng biển

…..

Tự khi nào sóng lên?”

Hàng loạt các câu thơ được bắt đầu bằng cấu trúc: “Em nghĩ” gợi đến biết bao những trăn trở, nghĩ suy trong trái tim người phụ nữ. Trăn trở được kiếm tìm, được giải đáp bao âu lo suy tư trắc trở. Không còn ẩn mình trong hình tượng sóng nữa, hình ảnh em ở đây đã được nổi lên, đặt trước cái mênh mông đất trời.

Đối diện với không gian rộng lớn, bao la, nhà thơ bất giác đối sánh chiếu với cái mệnh mông, vô hạn của tình yêu. Nhưng đâu chỉ mênh mông đâu chỉ vô tận đại dương đầy bão tố kia chứa đựng biết bao bí ẩn, khiến cho trong lòng người phụ nữ lúc này dâng lên bao trăn trở, băn khoăn, mong muốn kiếm tìm lời giải đáp.

Có lẽ rằng chỉ khi yêu con người ta mới khao khát đến thế, khao khát được khám phá, được giải đáp và được thấu hiểu đến tận cùng cội nguồn của nó. Hình ảnh người phụ nữ ở đây hiện lên thật đẹp, nét đẹp đặc biệt, thật thân thiện và đáng trân trọng.

Nối tiếp những suy nghĩ đó là câu đáp:

“Sóng bắt đầu từ gió”

Câu trả lời chóng vánh. Nhưng những trăn trở nào đâu có dừng lại ở đó. Cũng giống như những cơn sóng miên man, dập dìu nỗi băn khoăn của người phụ nữ cũng vì thế mà nối tiếp đến vô tận:

“Gió bắt đầu từ đâu”

Sóng từ gió còn gió lại tự đâu? Sự vật nối tiếp như dồn dập để rồi đáp lại bằng sự bối rồi nghẹn ngào:

“Em cũng không biết nữa”

Hình ảnh em lại xuất hiện thế nhưng lại xuất hiện với cái lắc đầu ngượng ngùng bất lực, cái lắc đầu nụng nịu nhưng đầy bối rối và hạnh phúc. Tuy thế lại vô cùng đặc biệt bởi cái lắc đầu được đặt chơi vơi giữa hai câu hỏi:

“Khi nào ta yêu nhau

Không biết chơi vơi giữa gió và tình yêu. Không biết gió có từ đâu và càng không không thể cắt nghĩa được hạnh phúc, không biết được khi nào ta yêu nhau? Vì sao ta yêu nhau. Đó cũng chính là những bí ẩn ngàn đời của tình yêu và chính những bí ẩn này đã làm nên những quyến rũ rất riêng của tình yêu.

Cũng giống như ông hoàng Xuân Diệu từng nói: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”. Tình yêu là thế, dù rằng có không thể hiểu nhưng vân bất chấp thả mình, đắm say trong nó. Tình yêu khiến cho trực cảm luôn đi trước lí trí. Đây cũng chính là lúc con người sống thật nhất với cảm xúc của mình. Tình yêu vượt qua mọi lý trí, mọi logic mọi quy luật trần thế.

Trôi chảy theo mạch xúc cảm, bốn khổ thơ đầu đã vẽ nên nét đẹp rất Á Đông của người phụ nữ trong tình yêu. Đó là khát khao được dâng hiến, đắm chìm trong tình yêu dạt dào, nồng nàn và vĩnh cửu. Bài thơ còn toát lên nét đẹp hiện đại, rất riêng tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh thời kì đầu. Sau này dù cho nhiều đắng cay nhưng khát khao đó vẫn cháy bỏng trong trái tim nhiệt thành của nhà thơ.

Không thể bỏ lỡ cơ hội 🔜Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí🔜

Từ khóa » Cảm Nhận Khổ Thơ đầu Bài Sóng