Cảm Nhận Ca Khúc “Tình Em Biển Rộng Sông Dài” Của Nhạc Sĩ ...

Hòa bình ơi! Tình yêu em như sông biển rộng Tình yêu em như lúa ngoài đồng Tình yêu em tát cạn biển đông

Hòa Bình ơi, ơi hòa bình ơi Sao em nỡ lòng kẻ đợi người trông Sao em nỡ lòng lúa khô ngoài đồng Sao em nỡ lòng.

Người về đây xin may áo cưới Tặng người yêu vui trong gió mới Tôi đón em đi về. Tôi đón em đi về Xây dựng lại tình quê

Hòa bình ơi! Chờ trông nhau như con chờ mẹ Chờ trông nhau như gió mùa hè Chờ trông nhau nắng đẹp tình quê

Hòa bình ơi, ơi hòa bình ơi Ba mươi tuổi đời thoát từ vành nôi Ba mươi năm trời khổ đau nhiều rồi Về đây hỡi người ơi! Về đây hỡi người ơi!

“Tình Em Biển Rộng Sông Dài” là một sáng tác của nhạc sĩ Văn Giảng dưới bút danh Thông Đạt vào năm 1973, ca khúc được ra đời sau khi Hiệp định Paris được ký kết với mục đích chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Bài hát thể hiện sự tha thiết mong muốn đất nước được hòa bình, không còn chiến tranh để xây dựng đất nước và để được bắt đầu cuộc sống mới. Khi lắng nghe ca khúc, chúng ta sẽ cảm nhận được sự da diết và khao khát ấy qua từng câu, từng chữ được tác giả truyền tải vào trong bài hát.

“Hòa bình ơi!” một tiếng gọi thân thương, đầy da diết mà nghe đến não lòng. Như là một thông điệp được tác giả sử dụng xuyên suốt bài hát, nhằm nhấn mạnh vấn đề để gửi gắm sự mong mỏi của mình cũng như của hàng triệu trái tim con người Việt Nam là đất nước được hòa bình.

“Hòa bình ơi! Tình yêu em như sông biển rộng Tình yêu em như lúa ngoài đồng Tình yêu em tát cạn biển đông”.

Thể hiện trái tim khao khát hòa bình, “tình yêu em” với từ “em” khiến người nghe liên tưởng đó là tôi và đó cũng là hòa bình. Tác giả dùng cách gọi cụ thể để hướng đến cái rộng lớn hơn nhưng cùng chung một mục đích. Lấy tình yêu của sông biển rộng lớn bao la, tình yêu của những cánh đồng lúa và cả ý chí to lớn một lòng tát cạn biển đông để cho người nghe biết rằng tôi yêu hòa bình, tôi khao khát được hòa bình cũng bao la rộng lớn không sao kể xiết như biển trời Việt Nam vậy

“Hòa Bình ơi, ơi hòa bình ơi Sao em nỡ lòng kẻ đợi người trông Sao em nỡ lòng lúa khô ngoài đồng Sao em nỡ lòng”.

Sự chờ đợi chưa bao giờ là dễ chịu, chờ đợi mong ngóng đi kèm một chút hi vọng, bao trái tim con người Việt Nam luôn mong muốn được hòa bình, nhưng sao hòa bình vẫn cứ bắt bao người phải chờ đợi. Lúa đã khô ngoài đồng kia nhưng sao chưa có ai thu hoạch. Vì chiến tranh vẫn còn đó, dân ta vẫn còn khổ, vẫn đang chìm trong binh đao. Hòa bình ơi sao lại nỡ lòng?.

Người về đây xin may áo cưới. Tặng người yêu vui trong gió mới.

“Người về đây xin may áo cuới Tặng người yêu vui trong lúa mới Tôi đón em đi về. Tôi đón em đi về Xây dựng lại tình quê”.

Đến đây, tác giả đã gọi hòa bình là “Người”, để chúng ta thấy rằng sự tha thiết, cầu mong đầy trân trọng rằng hòa bình hãy về với những người con Việt Nam. Hòa bình đã trở thành một điều ước, một niềm khao khát mãnh liệt để có thể sống trong an lành, yên vui, đầm ấm và hạnh phúc. Có hòa bình là có tất cả, có anh và có em, có đôi ta cùng vui ngày cưới, có những cánh đồng lúa mới đang chờ cho tình ta thêm no đủ tràn đầy. Cùng nhau xây dựng lại làng quê thanh bình, cho cuộc sống thêm sung túc, chan hòa yêu thương tình làng nghĩa xóm. Hòa bình ơi, tôi đón em đi về.

Hòa bình ơi! Chờ trông nhau như con chờ mẹ Chờ trông nhau như gió mùa hè Chờ trông nhau nắng đẹp tình quê

Hòa bình ơi, ơi hòa bình ơi Ba mươi tuổi đời thoát từ vành nôi Ba mươi năm trời khổ đau nhiều rồi Về đây hỡi người ơi! Về đây hỡi người ơi!

Chiến tranh đã làm đất nước chìm trong đau thương, chứng kiến những người mẹ xa con, vợ xa chồng, em xa anh… xa gia đình, xa làng quê. Ba mươi tuổi đời là ba mươi năm dài sống trong đau khổ của chiến tranh. Chuỗi ngày dài của xa cách, của đau khổ trường kỳ vì kháng chiến, bấy nhiêu thôi đã quá đủ rồi. Lòng chờ hòa bình vẫy gọi như lòng con chờ mẹ, như chờ cơn gió mát mùa hè thổi mát hồn ta, cho nắng chiếu soi thêm đẹp tình quê. Hòa bình ơi về đây hỡi người ơi!

Ca khúc cho ta cảm nhận được rằng lòng yêu hòa bình, lòng khao khát, mong mỏi và chờ đợi có được hòa bình một cách vô cùng tha thiết của tác giả, cũng như của bao người con trên mảnh đất hình chữ S không còn chiến tranh, không còn đau thương.

Lưu Hương.

Từ khóa » Tình Em Biển Rộng Sông Dài Ai Sáng Tác