Cảm Nhận Của Anh Chị Về Vẻ đẹp Của Người Nông Dân Trong đọan ...
Tìm kiếm với hình ảnh
Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi
Tìm đáp án- Đăng nhập
- |
- Đăng ký
Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác
Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!
Đăng nhậpĐăng kýLưu vào
+
Danh mục mới
- Quangvanha1997
- Chưa có nhóm
- Trả lời
0
- Điểm
5
- Cảm ơn
0
- Ngữ văn
- Lớp 12
- 20 điểm
- Quangvanha1997 - 17:58:20 25/04/2020
- Hỏi chi tiết
- Báo vi phạm
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!
TRẢ LỜI
- cheesiechanie
- Chưa có nhóm
- Trả lời
12893
- Điểm
194920
- Cảm ơn
11774
- cheesiechanie Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
- 06/03/2021
Đây là câu trả lời đã được xác thực
Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.
Tác giả Kim Lân (1920-2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong vừa viết văn. 1944, Kim Lân tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim). Tác phẩm chính của ông bao gồm: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962). Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê- những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, được gọi là những "thú đồng quê", "phong lưu đồng ruộng" như: chơi núi non bộ, thả chim, đánh vật, chọi gà,... Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ- những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng. Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người của làng quê VN thiếu thốn, nghèo khổ mà yêu đời; thật thà, chất phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa. 2001, Kim Lân được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Truyện ngắn Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962). Trong đó đoạn trích từ "Sáng sớm hôm sau" cho đến "khấm khá hơn" đã cho thấy những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân.
Đầu tiên, nhân vật Tràng cho ta thấy được vẻ đẹp của người nông dân đó là khao khát hạnh phúc, no ấm và tình cảm gia đình. Sau khi có vợ, sáng hôm sau cuộc sống của Tràng đã trở nên đổi khác. Từ ngày có Thị về, nhà cửa gọn gàng hơn, cuộc sống của Tràng đổi khác và trong chính tâm hồn của Tràng cũng đổi khác. Tràng ý thức được bổn phận của mình đó là chăm lo cho gia đình. Từ đó, hắn mới "nên người" và "hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này", "hắn cũng muốn làm một việc gì đó để dự phần tu sửa lại căn nhà". Gia đình họ cũng êm ấm, hạnh phúc vô cùng. Dù bữa cơm đạm bạc và hoàn cảnh gia đình nghèo đói nhưng đó là khung cảnh gia đình êm ấm, hòa thuận của những con người nghèo khổ khát khao hạnh phúc bình dị, đơn sơ. Đó chính là tia sáng xuất hiên trong cuộc đời đen tối của họ. Về phía nhân vật Thị, Thị đã thay đổi tâm tính, không còn chao chát, đanh đá như lần đầu gặp hắn nữa. Thị đã trở thành người phụ nữ đảm đang, chu toàn và chu đáo với gia đình. Bản tính tốt bụng, chăm lo cho gia đình của Thị hàng ngày đã bị che lấp bởi cái đói nghèo. Bây giờ, bản chất tốt đẹp ấy lại được thể hiện ra. Mọi thành viên trong gia đình đều cố gắng thu xếp nhà cửa. Vì trong họ có hy vọng sẽ vượt qua giai đoạn tăm tối ấy. Vẻ đẹp của những người nông dân chính là vẻ đẹp của sự hy vọng, của niềm tin sáng ngời trong cuộc sống khó khăn.
Tóm lại, phẩm chất của những người nông dân trong đoạn trích đó là niềm tin, hy vọng cho cuộc sống khó khăn, tăm tối. Bản chất của họ đều lương thiện, tốt bụng nhưng bị cái đói nghèo che lấp đi mất. Những người nông dân trong truyện ngắn của Kim Lân luôn mang màu sắc chân thực của bản chất lương thiện hiện lên trong cái đói, cái khổ.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarGửiHủy- Cảm ơn 1
- chau0811kul
- Chưa có nhóm
- Trả lời
140
- Điểm
764
- Cảm ơn
92
- chau0811kul
- 25/04/2020
I. Mở bài : - Kim Lân là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám. - Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công là truyện ngắn “Vợ nhặt”,được in trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Đây là tác phẩm mà Kim Lân đã tái hiện thành công bức tranh ảm đạm và khủng khiếp về nạn đói Ất Dậu ( 1945) của nước ta.- Trên cái nền tăm tối và đau thương ấy, nhà văn đã đặt vào đó hình ảnh của nhân vật người vợ nhặt : nghèo đói, bất hạnh nhưng lại có một khát vọng sống mãnh liệt .Điều đó được thể hiện qua việc chị chấp nhận theo không một người đàn ông về làm vợ giữa ngày đói.II. Thân bài : - Trước hết, về cảnh ngộ, xuất hiện trong tác phẩm, người vợ nhặt chỉ là một con số không tròn trĩnh : không tên tuổi, không quê hương, không gia đình, không nghề nghiệp… Từ đầu đến cuối tác phẩm chị chỉ được gọi bằng “thị”- một cách gọi phiếm định giành cho chị và tất cả những người phụ nữ có cảnh ngộ và số phận đáng thương và tội nghiệp như chị.- Không những vậy, chân dung của người phụ nữ ấy hiện ra ngay từ đầu là những nét không mấy dễ nhìn : đó là hình ảnh của người đàn bà gầy vêu vao, ngực gầy lép, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt, quần áo thì rách như tổ đỉa.- Về tính cách : +Trước khi trở thành vợ Tràng, thị là một người phụ nữ ăn nói chỏng lỏn, táo bạo và liều lĩnh : Lần gặp đầu tiên, thị chủ động làm quen ra đẩy xe bò cho Tràng và “liếc mắt cười tít” với Tràng.Lần gặp thứ hai, thị “sầm sập chạy tới”, “sưng sỉa nói” và lại còn “đứng cong cớn” trước mặt Tràng. Đã vậy, thị còn chủ động đòi ăn. Khi được Tràng mời ăn bánh đúc, thị đã cúi gằm ăn một mạch bốn bát bánh đúc. Ăn xong còn lấy đũa quẹt ngang miệng và khen ngon…à Có thể nói, tất cả những biểu hiện trên của thị suy cho cùng cũng là vì đói.Cái đói trong một lúc nào đó nó có thể làm biến dạng tính cách của con người.Nói điều này, chắc chắn nhà văn thật sự xót xa và cảm thôngcho cảnh ngộ đói nghèo của người lao động. + Khi trở thành vợ Tràng, thị đã trở về với chính con người thật của mình là một người đàn bà hiền thục, e lệ, lễ phép, đảm đang .Điều đó được thể hiện qua dáng vẻ bẽn lẽn đến tội nghiệp của thị khi bên Tràng vào lúc trời chạng vạng ( thị đi sau Tràng ba bốn bước, cái nón rách che nghiêng, “rón rén, e thẹn” , ngượng nghịu,“chân nọ bước díu cả vào chân kia”...)à thật tội nghiệp cho cảnh cô dâu mới theo chồng về nhà : một cảnh đưa dâu không xe hoa, chẳng pháo cưới mà chỉ thấy những khuôn mặt hốc hác u tối của những người trong xóm và âm thanh của tiếng quạ, tiếng khóc hờ người chết tang thương… + Sau một ngày làm vợ, chị dậy sớm, quét tước, dọn dẹp cho căn nhà khang trang, sạch sẽ. Đó là hình ảnh của một người vợ biết lo toan, thu vén cho cuộc sống gia đình – hình ảnh của một người vợ hiền, một cô dâu thảo. + Trong bữa cơm cưới giữa ngày đói, chị tỏ ra là một phụ nữ am hiểu về thời sự khi kể cho mẹ và chồng về câu chuyện ở Bắc Giang người ta đi phá kho thóc của Nhật. Chính chị đã làm cho niềm hy vọng của mẹ và chồng thêm niềm hy vọng vào sự đổi đời trong tương lai.III. Kết bài : Tóm lại, người phụ nữ không tên tuổi, không gia đình, tên gọi, người thân ấy đã thật sự đổi đời bằng chính tấm lòng giàu tình nhân ái của Tràng và mẹ Tràng. Bóng dáng của thị hiện ra tuy không lộng lẫy nhưng lại lên được sự ấm áp về cuộc sống gia đình.Phải chăng thị đã mang đến một làn gió tươi mát cho cuộc sống tăm tối của những người nghèo khổ bên bờ của cái chết
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar1 voteGửiHủy- Cảm ơn
- Báo vi phạm
Bổ sung từ chuyên gia
A. Mở bài
- Kim Lân (1920-2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Ông thường viết về nông thôn và người nông dân.
- Truyện ngắn Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962).
- Nêu vấn đề nghị luận
B. Thân bài
1. Tóm tắt tác phẩm
2. Phân tích
a. Khái quát nội dung đoạn trích
b. Vẻ đẹp người nông dân
- Nhân vật anh Tràng là người khao khát hạnh phúc, no ấm và tình cảm gia đình. Khi có được vợ thì sáng hôm sau cuộc sống của Tràng đã trở nên đổi khác.
- Tràng ý thức được bổn phận của mình đó là chăm lo cho gia đình.
- Bữa cơm đạm bạc và hoàn cảnh gia đình nghèo đói nhưng đó là khung cảnh gia đình êm ấm, hòa thuận của những con người nghèo khổ khát khao hạnh phúc bình dị, đơn sơ.
- Nhân vật Thị, Thị đã thay đổi tâm tính, không còn chao chát, đanh đá như lần đầu gặp hắn nữa. Thị đã trở thành người phụ nữ đảm đang, chu toàn và chu đáo với gia đình.
- Bà cụ Tứ thì cũng cảm thấy ấm lòng hơn và có suy nghĩ đến hạnh phúc, đến sự no đủ.
C. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiGroup Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí
Bảng tin
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiLý do báo cáo vi phạm?
Gửi yêu cầu Hủy
Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát
Tải ứng dụng
- Hướng dẫn sử dụng
- Điều khoản sử dụng
- Nội quy hoidap247
- Góp ý
- Inbox: m.me/hoidap247online
- Trụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ khóa » Khắm Khá Hay Khấm Khá
-
Từ Điển - Từ Khấm Khá Có ý Nghĩa Gì
-
Nghĩa Của Từ Khấm Khá - Từ điển Việt
-
Khấm Khá Nghĩa Là Gì?
-
'khấm Khá' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Làm Ăn Khấm Khá - Việt Giải Trí
-
Những Từ Hay Viết Sai - Điều Hành Tác Nghiệp
-
"khắm" Là Gì? Nghĩa Của Từ Khắm Trong Tiếng Anh. Từ điển Việt-Anh
-
Phân Tích đoạn Văn Sau Trong Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Nhà Văn Kim ...
-
Phân Tích Tác Phẩm Vợ Nhặt (Kim Lân) – Văn Mẫu Lớp 12
-
Vùng Kín Có Mùi Khắm Nhưng Không Ngứa Do đâu? [ Giải Đáp ]
-
Câu 2. Sáng Hôm Sau, Mặt Trời Lên Bằng Con Sào, Tràng Mới Trở Dậy ...
-
Cảm Nhận đoạn Trích Sáng Hôm Sau, Mặt Trời Lên Bằng Con Sào Làm ...