Cảm Nhận Của Em Về Diễn Biến Tâm Trạng Nhân Vật Bé Thu ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giải bài tập Online
- Đấu trường tri thức
- Dịch thuật
- Flashcard - Học & Chơi
- Cộng đồng
- Trắc nghiệm tri thức
- Khảo sát ý kiến
- Hỏi đáp tổng hợp
- Đố vui
- Đuổi hình bắt chữ
- Quà tặng và trang trí
- Truyện
- Thơ văn danh ngôn
- Xem lịch
- Ca dao tục ngữ
- Xem ảnh
- Bản tin hướng nghiệp
- Chia sẻ hàng ngày
- Bảng xếp hạng
- Bảng Huy hiệu
- LIVE trực tuyến
- Đề thi, kiểm tra, tài liệu học tập
Bài tập / Bài đang cần trả lời
Cấp học Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác Môn học Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Giáo dục thể chất Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng và An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Giáo dục kinh tế và pháp luật Hoạt động trải nghiệm Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Tự nhiên & xã hội Bằng lái xe Tổng hợp Thanh Nhi Trần Ngữ văn - Lớp 911/03/2018 16:27:47Cảm nhận của em về diễn biến tâm trạng nhân vật bé Thu khi nhận ra ba trong truyện Chiếc lược ngàai biết giúp em vs4 trả lời + Trả lời +1đ Hỏi chi tiết Trợ lý ảoHỏi gia sư Học gia sư 7.100×Đăng nhập
Đăng nhập Đăng nhập với facebook Đăng nhập với google Đăng ký | Quên mật khẩu?Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
4 trả lờiThưởng th.10.2024
Xếp hạng
Đấu trường tri thức +500K
32 mỹ hoa11/03/2018 16:29:35Chúng ta đang sống trong một đất nước hoà bình, được sự dìu dắt, yêu thương của cha mẹ, được đùa vui dưới mái trường đầy ắp tiếng ca. Chúng ta có thể quên được chăng những trang sử hào hùng ấy, ngày các lớp cha anh đi trước đã hi sinh cả tính mạng. Máu của các anh đã nhuộm màu phì nhiêu cho đất nước, sự hi sinh tươi đẹp cho thế hệ chúng ta ngày hôm nay. Các anh đã hi sinh cả thể xác lẫn tinh thần, hi sinh cả những hạnh phúc mà lẽ ra các anh phải được hưởng. Chiến tranh, vùng trời của tan thương và chết chóc. Trong mưa bom lửa đạn, trong chất cay xè của mùi thuốc súng, tình cảm cao đẹp nhất của tình đồng chí đồng đội trào dâng. Những bùi ngùi dấu tận đáy lòng của những người cha lên đường chiến đấu gởi lại quê hương đứa con thân yêu nhất của mình để rồi trong giờ phút hiếm hoi giữa cuộc hành quân nỗi nhớ con không còn dấu được. Tình cảm thiêng liêng ấy càng mãnh liệt hơn trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1945, tập kết ra Bắc Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng thuộc nhiều thể loại : Truyện ngắn có “Con chim vàng”, “Người quê hương”, “Chiếc lược ngà”, “Người đàn bà đức hạnh”, “Vẽ lại bức tranh xưa”…Các tiểu thuyết “Đất lửa”, “Mùa gió chướng”, “Dòng sông thơ ấu” được nhiều độc giả biết đến và đặc biệt là kịch bản phim nổi tiếng “Một thời để nhớ một thời để yêu”. Có lẽ vì sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên các tác phẩm của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình.“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu sau chiến tranh. Đây là một truỵên ngắn giản dị nhưng chứa đầy sức bất ngờ như ta thường thấy ở văn của Nguyễn Quang Sáng. Đoạn trích SGK đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng về tình phụ tử .“Chiếc lược ngà ” được viết vào năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Nội dung văn bản trong SGK là cuộc gặp gỡ của anh Sáu – một người xa nhà đi kháng chiến. Mãi khi con gái lên tám tuổi, anh mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu – con gái anh không nhận cha , trái lại đã đối xử lạnh nhạt, có lúc vô lễ với cha. Điều đó làm anh Sáu đau lòng, nhưng anh vẫn yêu thương con bằng tình cha con ruột thịt. Sau vài ngày ngắn ngủi sum họp gia đình, anh Sáu phải ra đi. Đến lúc ấy Bé Thu bỗng thay đổi thái độ. Em ôm chặt lấy cha không muốn cha con phải xa nhau .Mọi người ngỡ ngàng sửng sốt. Thì ra mấy ngày trước do nhìn thấy trên mặt anh Sáu có vết sẹo lớn, bé Thu thấy anh không giống cha chụp chung ảnh với mẹ. Nhờ bà ngoại giảng giải, Thu đã hiểu ra mọi chuyện, em cất tiếng gọi “Ba…ba!..” và hẹn “Ba mua cho con một cây lược nghe!”. Ở khu căn cứ, anh Sáu dồn hết tình cảm yêu quí nhớ con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để mang về tặng cô con gái bé bỏng. Nhưng trong một cuộc chiến đấu anh đã ngã xuống. Trước lúc nhắm mắt anh còn kịp trao cây lược cho người bạn, gửi về tận tay cho con. Truyện được viết theo lời kể qua cái nhìn của ông Ba – nhân vật xưng tôi. Tuy đây là một đề tài khá phổ biến trong văn chương nhưng chính vì thế mà giá trị nhân văn của truyện càng trở nên sâu sắc.Truyện xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá ấy là chiếc lược ngà. Nhưng suốt cả câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt cả cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị và thiêng liêng bậc nhất cõi đời này: tiếng cha!. Câu chuyện “Chiếc lược ngà” đã kể lại thật cảm động về cuộc gặp gỡ và những tình cảm của cha con anh Sáu. Hình ảnh anh Sáu đã để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thông, yêu mến và những ấn tượng sâu sắc.Cũng như bao người khác anh Sáu đi theo tiếng gọi của quê hương đã lên đường chiến đấu, để lại người vợ và đứa con thân yêu. Sự xa cách càng làm dâng lên trong anh nỗi nhớ nhung tha thiết đứa con gái mà khi anh đi nó chưa đầy một tuổi. Nỗi nhớ ấy đã trở thành niềm khao khát, mơ ước cháy bỏng trong lòng anh. Chính vì vậy mỗi lần vợ lên thăm là một lần anh hỏi “Sao không cho con bé lên cùng ?’’. Không gặp được con anh đành ngắm con qua ảnh vậy … Mặc dầu tấm ảnh đó đã rách nát, cũ kĩ lắm rồi, nhưng anh luôn giữ gìn nó vô cùng cẩn thận, coi nó như một báu vật. Còn đối với con gái Thu của anh thì sao? Từ nhỏ đến hồi tám tuổi nó chỉ được biết ba nó qua ảnh và qua lời kể của bà ngoại và **. Dù được sống trong tình yêu thương của mọi người nhưng có lẽ Thu cũng cảm thấy thiếu hụt một tình thương, sự che chở của người cha. Chắc bé Thu từng giờ từng phút trông chờ ba nó lắm nhỉ? Và tám năm trời là những năm tháng dài đằng đẳng ấy cũng làm tăng lên trong lòng hai cha con anh sáu nỗi nhớ nhung, mong chờ, anh Sáu ao ước gặp con, còn bé Thu ao ước gặp bố.Thế rồi niềm ao ước ấy đã trở thành hiện thực. Anh Sáu được nghỉ phép. Ngày về thăm con, trên xuồng mà anh Sáu cứ nôn nao cả người. Anh đang nghĩ tới đứa con, nghĩ tới giây phút hai cha con gặp nhau như thế nào. Những điều ấy choáng hết tâm trí khiến anh không còn biết mình đang ngồi trên xuồng với người bạn. Khi xuồng vừa cập bến, anh Sáu đã nhón chân nhảy thót lên bờ. Người bạn đi cùng cũng rất hiểu anh nên không hề trách. Tôi không thể quên được giây phút vô cùng thiêng liêng và trọng đại của anh Sáu, là giây phút người cha mong chờ đứa con sẽ chạy tới ôm xiết lấy mình, là bước trở về sau bao xa cách…Hẳn vì quá xúc động nên lúc ấy anh Sáu đã có những cử chỉ mà ngay cả người bạn của anh cũng không ngờ tới “giọng anh tập bập run run”, anh dang hai tay chờ đó con và sải những bước dài đến gần con. Tưởng rằng con bé sẽ chạy tới nhào vào lòng anh nhưng không ngờ bỗng nó hét lên “má…má” và bỏ chạy. Tại sao Thu lại có những hành động như vậy ? Nó yêu ba nó lắm cơ mà ? Nó mong ba về từng ngày từng giờ. Vậy mà tất cả đều lật ngược với nó. Ba nó thật đây, sao nó không nhận ? Hành động của con bé khiến anh sững sờ. Bao yêu thương, mong chờ mà anh dồn nén bấy lâu dường như tan biến hết chỉ còn lại trong anh là nỗi đau khổ vô bờ.Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời(?) Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ Đăng nhập bằng Google Đăng nhập bằng Facebook Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập 21 mỹ hoa11/03/2018 16:29:52Gặp cha sau tám năm xa cách trước sự vồ vập của cha, bé Thu tỏ ra ngờ vực và hoảng sợ con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn mình như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má”. Đó là cuộc gặp gỡ ngoài ý muốn của Thu bởi em chờ đợi một hình ánh khác hình ảnh người cha giống hệt tấm hình chụp chung với má.Ba ngày phép của cha, Thu tỏ ra rất lạnh nhạt. Tình cảm của em đối với cha ngày càng xấu đi. Từ chỗ em chỉ gọi trống không với cha: “Vô ăn cơm”, “Cơm chín rồi!”. “Con nói rồi mà người ta không nghe”, hoặc “Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái” đến chỗ em không chấp nhận sự chăm sóc của cha. Khi ông Sáu gắp một cái trứng cá bỏ vào bát cơm: “Nó liền lấy đũa xoi vào chén để rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm” và cao hơn là nó đã bỏ đi: “Nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dậy lòi tói khua rổn rang, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông, nó sang nhà ngoại”.Sự phản ứng của Thu càng ngày càng quyết liệt, từ chỗ ngấm ngầm đến chỗ rõ ràng, mạnh mẽ chứng tỏ đây là cô bé ngang ngạnh, bướng bỉnh. Sự ngang ngạnh của em hoàn toàn “có lí” và không đáng trách vì em đâu có biết vết sẹo trên mặt ba là do chiến tranh, em đâu có biết người đàn ông có “Vết thẹo dài bên má phải”, “đỏ ửng”, “giần giật, trông rất dễ sợ” kia lại là người mà em trông đợi bấy lâu. Sự phản ứng của em chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu cha sâu sắc. Tình yêu ấy đã khắc ghi trong trái tim ngây thơ ấy kiêu hãnh nên em không chấp nhận người đàn ông có sẹo là cha.Chi tiết vết sẹo là một chi tiết đắt giá. Nó có giá trị lớn trong việc xây dựng tình huống, bộc lộ tình cảm cha con đồng thời có giá trị tố cáo lớn. Chiến tranh đã làm con người bị biến dạng, chiến tranh đã làm cho con không nhận ra cha, chiến tranh len lỏi tàn phá từng gia đình, tàn phá, huỷ diệt mọi lĩnh vực để đến nỗi con không nhận ra cha.Thái độ, hành động của Thu khi nhận ra cha:Trong buổi sáng cuối cùng trước khi chia tay, thái độ của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn: Thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:Ba...a...a...ba!Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “Ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó. “Nó nhảy thót lên ôm lấy cổ ba nó. Nó hôn tóc, hôn vai, hôn cổ, hôn cả vết thẹo dài bên má ba nó. Hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghe hai tay không giữ được ba nên nó dạng cả hai chân câu chặt lấv ba, đôi vai của nó run run” chi tiết sinh động đầy kịch tính diễn tả thành công sự bùng nổ mạnh mẽ, sự đột phá dữ dội của tình cám, bao nhiêu yêu thương mong đợi dồn nén giờ đây oà vỡ, những giọt nước mắt yêu thương xen lẫn sự hối hận và hành động ôm hôn ba của Thu.Tính cách nhân vật bé Thu:Tình cảm mạnh mẽ sâu sắc nhưng cũng rất dứt khoát, rạch ròi. Có nét cá tính cứng cỏi đến mức ương ngạnh nhưng vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ.Nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả.Cách miêu tả diễn biến tâm lí thành công: Từ chỗ Thu ngạc nhiên hoảng sợ đến lạnh lùng, cuối cùng là sự bùng nổ những yêu thương do bị dồn nén. Thể hiện được điều đó chứng tỏ tác giả am hiểu tâm lí trẻ em, yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.Điểm từ người đăng bài:0 1 2 3 Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi65 Trịnh Quang Đức11/03/2018 16:56:32Câu chuyện xoay quanh chiếc lược ngà do tác giả ghi lại qua lời kể của một chiến sĩ cách mạng lớn tuổi. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông Sáu thoát li đi kháng chiến lúc bé Thu, con gái ông chưa đầy một tuổi. Hòa bình lập lại; ông về thăm gia đình. Con gái ông không nhận ra cha, vì vết sẹo trên mặt ba em không giống người trong bức ảnh chụp mà em biết. Suốt ba ngày ở nhà, bé Thu tìm cách xa lánh. Giận dỗi, nhất định không chịu gọi ông là ba. Mãi cho đến lúc ông Sáu gần lên đường, cô bé mới nhận cha và đeo chặt lấy ông. Trước lúc xa con, ông Sáu hứa tặng con một chiếc lược ngà.Trong những năm tháng ở căn cứ, xa nhà, ông Sáu thương nhớ con vô hạn và làm một chiếc lược ngà cho Thu như lời hứa trước lúc ra đi. Trước lúc hi sinh, ông chỉ kịp trao chiếc lược cho người bạn thay cho lời trăng trối.- Trước khi nhận ra ông Sáu là cha:Trong những ngày đầu, vì thấy người tự nhận là ba mình có vết sẹo trên má, không giống với người cha trong hình, bé Thu không tin. Chính vì rất yêu thương người cha qua ảnh mà bé Thu khăng khăng không nhận là con của người xa lạ kia.Thái độ vùng vằng vụt chạy, nói trổng “vô ăn cơm”, những hành động quyết liệt (không trả lời, không gọi ông Sáu bằng cha, hất trứng cá, bơi xuồng qua nhà ngoại...) không thể coi là hành động thể hiện sự ương ngạnh, cứng đầu, hỗn láo. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, bé Thu còn quá nhỏ để hiểu được những tình cảnh khắc nghiệt và éo le của cuộc sống. Hơn nữa bé Thu cũng không lường được để giải thích rõ sự việc, cho nên bé Thu phản kháng và xa lánh cũng là một lẽ tự nhiên.- Khi nhận ra ông Sáu là cha:Trong đêm bỏ về nhà ngoại, bé. Thu được bà giải thích rõ và sự nghi ngờ cũng được giải tỏa. Dường như trong lòng nó dâng lên tình cảm mới, yêu thương cha pha lẫn nỗi ân hận: nghe bà kể, nó nằm im lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn.Cho nên trong buổi sáng cuối cùng khi chia tay cha, tình thương yêu và nỗi nhớ mong người cha xa cách đã dồn nén từ lâu, nay bỗng bùng lên thật mạnh mẽ.Diễn biến tâm lí và hành động của bé Thu cho thấy tình cảm của em thật sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi. ở em còn có nét cá tính cứng cỏi, một bản lĩnh riêng đến mức tưởng như ương ngạnh, nhưng bé Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả vẻ hồn nhiên, ngây thơ của trẻ con. Tâm lí và hành động của bé Thu được mô tả thật sinh động, sát với tâm lí ở tuổi của em.-5sao nha- Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi33 Quỳnh Anh Đỗ11/03/2018 19:09:10Nhân vật bé Thu trong truyện là một cô bé hồn nhiên dễ thương nhưng cũng như bao cảnh ngộ không hiếm gặp thời chiến tranh, em chưa bao giờ được gặp ba và cất tiếng gọi ba. Tất cả cũng chỉ vì vết thẹo – một dấu vết của chiến tranh để lại đã là bức tường ngăn không cho đứa con nhận cha và để lại nỗi đau tê tái trong lòng một người cha. Thái độ cương quyết của cô bé thực chất là kết quả của một cá tính mạnh mẽ, là biểu hiện của tình yêu sâu thẳm trái tim, một sự ngưỡng mộ với người cha đích thực của mình. Sau đêm bé Thu bỏ sang nhà bà, nó đã được bà giải thích về vết sẹo trên mặt ba và Thu đã hiểu rằng người mà nó khước từ bấy lâu nay chính là ba nó. Cô bé quay trở về nhận ba. Giây phút thu nhận ba cũng là giây phút cuối cùng ba con gặp nhau, sẽ chẳng có cuộc gặp gỡ nào nữa. Như một sợi dây vô hình của tình phụ tử đang níu giữ, con bé tới buổi tạm biệt ba với một tâm trạng hết sức đặc biệt. Vẻ mặt của nó hơi khác, không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có. Vẻ mặt buồn rầu ủ dột ấy là do ân hận, day vò hay một mối linh cảm chẳng lành sắp có thể xảy đễn. Người đọc còn bị ám ảnh bởi ánh nhìn của bé Thu. Cái nhìn ấy không ngơ ngác lạ lùng mà thực chất chứa những suy nghĩ sâu xa. Nhưng xúc động nhất là khi Nguyễn Quang Sáng miêu tả ánh mắt của bé Thu bắt gặp “đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu” của ba nó, đôi mắt mênh mông của cô bé bỗng xôn xao. Đó là biết bao xúc động, một sự đồng cảm đến kỳ lạ. Chỉ với một cái nhìn mà cô bé như đọc thấu cả những tình cảm yêu thương, những nuối tiếc và đau xót trong lòng ba nó. Chỉ có thể là tình phụ tử thiêng liêng mới làm được điều này. Và hơn thế nữa, niềm khát khao mà tám năm nay Thu kìm nén đã bật lên từ sâu thẳm con tim. Con bé đã thét lên một tiếng gọi với một chuỗi âm thanh vừa đứt đoạn vừa nức nở: “ba….a…a…a”. Tiếng thét ấy như tiếng xé, tiếng xe đi sự tĩnh lặng và xé cả ruột gan con người. Nghe thật xót xa! Tiếng gọi ấy đã đánh thức một tình cảm thiêng liêng mà chỉ trong xa cách con người ta mới có thể hiểu hết và chỉ vào giây phút này, tất cả như vỡ òa. Ngay sau tiếng gọi ba, con bé “nhanh như một con sóc, chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba”, “nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó”. Đó như là cách để cô bé bù đặp những nỗi đau, những tổn thương đã gây ra cho ba. Và khi cuộc chia tay sắp kết thúc “nó dang cả hau chân câu chặt lấy ba nó”. Qua hành động cuống quýt ấy ta như cảm nhận được thấy bao nhiêu níu kéo, phấp phỏng, sợ rằng ba sẽ lại đi, sẽ đi không được gặp ba nữa. Đặc biệt, tình yêu thương cha vô bờ của bé Thu còn được thể hiện trong ước mơ mà con bé gửi cho ba “ba mua cho con một cây lược nghe ba”. Đây là một chi tiết đầy xúc động. Bởi với một người con gái, người ba không chỉ là chỗ dựa bình yên mà còn là người có thể giúp con biến mơ ước thành hiện thực. Từ mơ ước giản dị ấy của bé Thu, người đọc thấy được bao tình cảm sâu kín nơi em. Bất chấp sự khốc liệt của chiến tranh, theo thời g ian, bé Thu đang dần trưởng thành, nét nữ tính của một người con gái vẫn lặng lẽ lớn dần lên. Và chỉ khi đang được sống trọn vẹn trong tình phụ tử, cô bé mới sẻ chia cùng ba những điều tuyệt vời nhất của một người con gái. Có lẽ vì thấu hiểu điều ấy mà nơi chiến trường ông chưa bao giờ quên ước mơ của con gái, chăm chút cho chiếc lược ngà, mong mỏi đến ngày mơ ước của con thành hiện thực. Bằng một ngòi bút sắc sảo và tràn đầy tình thương, Nguyễn Quang sáng đã khắc họa từng cung bậc tình cảm, từng trạng thái tinh vi nhất trong tâm hồn bé Thu. Từ ương ngạnh, khước từ mọi sự quan tâm tới khi vỡ lẽ, hối hận, xúc động. Diễn biến tâm trạng ấy cho ta hiểu được rõ nét tính cách bé Thu – một cô bé cá tính, giàu yêu thương. Chiến tranh khốc liệt không chỉ tàn phá bao nhiêu làng mạc, cây cối, đường phá mà nó còn để lại những vết sẹo không thể xóa đi trên gương mặt, trên hình hài mỗi người lính, để rồi trở thành bức tường vô hình ngăn cản tình cảm thiêng liêng của con người. Nhưng trên tất cả, tình phụ tử vẫn vượt lên và chiến thắng tất cả. Có hạnh phúc nào không đi liền với những vất vả, hi sinh, có niềm vui nào không phải trải qua thời gian cảm nhận và thấu hiểu.Tình cha con sâu nặng không chỉ nối kết trái tim mỗi người mà còn có sức động viên lớn lao, nâng đỡ con người trên hành trình cuộc đời. Dẫu phải chia xa nhưng tình cảm của đứa con sẽ theo người cha trên bước đường hành quân, là động lực để người lính chiến đấu. Còn với người con, tình cảm với người cha là ánh đèn soi rọi để mai này từ một cô bé ương ngạnh trở thành một cô giao liên dũng cảm.Tất cả những tình cảm ấy được khắc ghi trong kỉ vật thiêng liêng – chiếc lược ngà. Đó cũng chính là nhan đề của tác phẩm, là biểu tượng thiêng liêng của tình phụ tử, là một nốt trầm xao xuyến mà Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng mỗi trái tim người đọc. Chiếc lược ngà không phải là tác phẩm dành cho những người đọc vội vàng. Từng dòng chữ không phải để đọc một lần rồi lướt qua mà nó có sức ngân vang sâu xa, đánh thức từng miền sâu thẳm trong trái tim con người. Ta sẽ nhớ mãi từng cung bậc tâm trạng cảm xúc của bé Thu, sẽ nhớ mãi một tình cảm giản dụ mà thiêng liêng – tình phụ tử. Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi Trả lời nhanh trong 10 phút và nhận thưởng Đấu trường tri thức +500K Cảm nhận của em về diễn biến tâm trạng nhân vật bé Thu khi nhận ra baNgữ văn - Lớp 9Ngữ vănLớp 9Bạn hỏi - Lazi trả lời
Bạn muốn biết điều gì?
GỬI CÂU HỎIHọc tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệmTham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Chỉ ra phép liên kết về hình thức trong hai câu dưới đây (Ngữ văn - Lớp 9)
3 trả lờiPhân tích khổ 1 và 2 bài thơ Viếng lăng Bác (Ngữ văn - Lớp 9)
5 trả lờiViết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú (Ngữ văn - Lớp 9)
5 trả lờiViết một đoạn văn ngắn (15 dòng) nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, ...), trong đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán (Ngữ văn - Lớp 9)
8 trả lờiPhân tích khổ 2 bài thơ Viếng lăng Bác (Ngữ văn - Lớp 9)
4 trả lờiĐặt một câu có khởi ngữ sau đó chuyển thành câu không có khởi ngữ (Ngữ văn - Lớp 9)
5 trả lờiViết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Viếng lăng Bác (Ngữ văn - Lớp 9)
4 trả lờiCho câu chủ đề "Học tập là việc cần thiết trong cuộc đời mỗi con người". Hãy viết một đoạn văn ngắn theo lối diễn dịch hoặc quy nạp (Ngữ văn - Lớp 9)
8 trả lờiBài thơ Đồng Chí nói về nội dung gi? (Ngữ văn - Lớp 9)
2 trả lờiViết một văn bản nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau: "Một mùa xuân nho nhỏ ... Dù là khi tóc bạc" (Ngữ văn - Lớp 9)
3 trả lờiBài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhấtĐọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi (Ngữ văn - Lớp 9)
1 trả lờiPhân tích nhan đề "Áo Tết" của Nguyễn Ngọc Tư (Ngữ văn - Lớp 9)
2 trả lờiChỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng (Ngữ văn - Lớp 9)
3 trả lờiThơ là tình, nhưng không phải là những cảm xúc hời hợt, mà là lí trí đã chín muồi nhuần nhuyễn. Bài thơ hay bao giờ cũng gói ghém bên trong một chiều sâu suy nghĩ, chứa đựng ít nhiều chân lí tinh tế của cuộc đời (Ngữ văn - Lớp 9)
2 trả lờiHãy chứng minh ý kiến này qua tác phẩm Ánh Trăng của Nguyễn Duy (Ngữ văn - Lớp 9)
2 trả lờiViết dàn ý nêu cảm nhận của em về nghệ thuật của đoạn trích trên bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ (Ngữ văn - Lớp 9)
1 trả lờiViết đoạn văn (6 - 8 câu) nêu suy nghĩ của em về nhân vật Phạm Tử Hư. Trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp (Ngữ văn - Lớp 9)
2 trả lờiHãy viết bài văn (khoảng 400 chữ) nếu suy nghĩ của em về tuyên ngôn tình yêu trong những năm kháng chiến chống Mỹ: Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau… (Ngữ văn - Lớp 9)
1 trả lờiTừ những hành động và tình cảm của Tử Hư dành cho người thầy của mình, anh /chị có suy nghĩ gì về truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta? Trình bày đoạn văn (6-8 câu) (Ngữ văn - Lớp 9)
1 trả lờiViết bài văn phân tích truyện ngắn "Nhát đinh của bác thợ" của Phong Thu (Ngữ văn - Lớp 9)
3 trả lời Xem thêm Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 9 mới nhấtNhân dân coi sự khôi phục ấy là gì?
Trong truyện cổ tích thần kì, điều gì là động lực tự thân đã giúp nhân vật có sự khôi phục ấy?
Những nhân vật nào không bao giờ có sự khôi phục sự tương ứng về bản chất và ngoại hình?
Theo tác giả, những nhân vật đội lốt xấu xí có bản chất như thế nào?
Ya. Prốp gọi sự thay đổi của các nhân vật đội lốt xấu xí là?
Đối với những nhân vật mang lốt xấu xí, ở phần kết thúc truyện sẽ như thế nào?
Theo tác giả, truyện cổ tích đưa các nhân vật lí tưởng vào lâu đài, triều đình, nhưng trong cách ứng xử, trong lời ăn tiếng nói và thói quen sinh hoạt, nó vẫn thuộc về ai?
Theo tác giả, dù là ông vua, là hoàng hậu, nó vẫn thuộc về ai?
Theo tác giả, hầu hết các tác phẩm đều kết thúc bằng mô-típ gì?
Đâu là nội dung chính của Phần 3 (phần còn lại)?
Xem thêmHôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |
Học ngoại ngữ với Flashcard
Bảng xếp hạng thành viên11-2024 10-2024 Yêu thích1Ngọc10.105 điểm 2ღ_Hoàng _ღ8.900 điểm 3Vũ Hưng7.966 điểm 4Đặng Mỹ Duyên7.659 điểm 5Little Wolf7.269 điểm1Little Wolf11.289 điểm 2Chou9.506 điểm 3Đặng Mỹ Duyên7.094 điểm 4Quyên6.310 điểm 5Thanh Lâm6.021 điểm1Pơ3.636 sao 2ღ__Thu Phương __ღ3.342 sao 3Hoàng Huy3.211 sao 4Nhện2.834 sao 5BF_ xixin1.959 saoThưởng th.10.2024 |
Bảng xếp hạng |
Trang chủ | Giải đáp bài tập | Đố vui | Ca dao tục ngữ | Liên hệ | Tải ứng dụng Lazi |
Giới thiệu | Hỏi đáp tổng hợp | Đuổi hình bắt chữ | Thi trắc nghiệm | Ý tưởng phát triển Lazi | |
Chính sách bảo mật | Trắc nghiệm tri thức | Điều ước và lời chúc | Kết bạn 4 phương | Xem lịch | |
Điều khoản sử dụng | Khảo sát ý kiến | Xem ảnh | Hội nhóm | Bảng xếp hạng | |
Tuyển dụng | Flashcard | DOL IELTS Đình Lực | Mua ô tô | Bảng Huy hiệu | |
Đấu trường tri thức | Thơ văn danh ngôn | Từ điển Việt - Anh | Đề thi, kiểm tra | Xem thêm |
Từ khóa » Nhân Vật Bé Thu Trước Khi Nhận Ra Ba
-
4 Bài Văn Phân Tích Diễn Biến Tâm Lí Và Tình Cảm, Tính Cách Của Bé Thu
-
Phân Tích Nhân Vật Bé Thu Trong Chiếc Lược Ngà (21 Mẫu) - Văn 9
-
Cảm Nhận Nhân Vật Bé Thu Trong Chiếc Lược Ngà (10 Mẫu) - Văn 9
-
Phân Tích Diễn Biến Tâm Trạng Của Nhân Vật Bé Thu Và ông Sáu Trong ...
-
Top 4 Bài Phân Tích Nhân Vật Bé Thu Hay Nhất
-
Diễn Biến Tâm Lý Của Bé Thu Trước Và Sau Khi Nhận ông Sáu Là Ba ...
-
Cảm Nhận Về Nhân Vật Bé Thu Khi Chưa Nhận Ra ông Sáu Là Cha
-
Phân Tích Diễn Biến Tâm Lí Của Bé Thu Trước Và Sau Khi Nhận Ra ông ...
-
Tóm Tắt Nhân Vật Bé Thu Ngắn Gọn, Hay Nhất - TopLoigiai
-
Phân Tích Nhân Vật Bé Thu Trong Truyện Chiếc Lược Ngà | Văn Mẫu 9
-
Phân Tích Nhân Vật Bé Thu Trong Chiếc Lược Ngà độc đáo
-
Phân Tích Nhân Vật Bé Thu Trong Tác Phẩm Chiếc Lược Ngà Của ...
-
Phân Tích Nhân Vật Bé Thu Trong Tác Phẩm Chiếc Lược Ngà Nguyễn ...
-
Phân Tích Nhân Vật Bé Thu Trong Chiếc Lược Ngà Của Nguyễn Quang ...