Cảm Nhận Của Em Về đoạn Thơ Sau: Sóng Gợn Tràng Giang Buồn ...
Có thể bạn quan tâm
Tìm kiếm với hình ảnh
Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi
Tìm đáp án- Đăng nhập
- |
- Đăng ký
Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác
Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!
Đăng nhậpĐăng kýLưu vào
+
Danh mục mới
- bevanlong
- Chưa có nhóm
- Trả lời
0
- Điểm
40
- Cảm ơn
0
- Ngữ văn
- Lớp 11
- 30 điểm
- bevanlong - 20:00:12 01/04/2020
- Hỏi chi tiết
- Báo vi phạm
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!
TRẢ LỜI
- vutrongtrungnghia
- Chưa có nhóm
- Trả lời
69
- Điểm
823
- Cảm ơn
40
- vutrongtrungnghia
- 01/04/2020
Nếu như Xuân Diệu là thi sĩ của niềm ám ảnh thời gian thì Huy Cận lại là nhà thơ của nỗi khắc khoái không gian. Đọc Tràng giang, chẳng ai có thể phủ nhận rằng Huy Cận chính là nhà thơ buồn nhất trong văn học Việt Nam hiện đại. Nỗi buồn cố hữu trong tâm hồn cùng với cảm giác lạc lõng trong cảnh đất nước mất chủ quyền mà ông đã viết lên bài thơ Tràng giang sau những chiều dạo chơi bên bến Chèm, Hà Nội. Nỗi lòng ấy, cái tôi ấy được thể hiện rõ ràng nhất trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệpCon thuyền xuôi mái nước song songThuyền về nước lại, sầu trăm ngảCủi một cành khô lạc mấy dòng.”
Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất trong phong trào thơ Mới 1939-1945, thơ ông mang một nét đặc sắc và giọng điệu riêng, có chiều sâu xã hội cũng như triết lí. Ông làm thơ từ năm 1934, đăng thơ từ năm 1936 và có nhiều tác phẩm tiêu biểu như tập thơ Lửa thiêng (1940), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960),...Tràng giang là một bài thơ nổi tiếng của Huy Cận, sáng tác năm 1939, đăng lần đầu trên báo Ngày nay, sau đó in vào tập Lửa thiêng.
Ngay từ khổ đầu tiên, Huy Cận đã mở ra trước mắt đọc giả cảnh sông nước mênh mông bất tận:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệpCon thuyền xuôi mái nước song song
Cảnh và tình người được thể hiện song song trong từng câu thơ. Con sóng trên mặt nước sông Tràng giang gờn gợn nhẹ nhàng không dứt cũng như nỗi buồn của con người cứ dào dạt đến hết đợt này lại đợt khác. Một nỗi buồn “ điệp điệp “ day dứt lòng người. Với tấm lòng sầu tư ngắm nhìn cảnh ấy, nhà thơ cảm thấy nỗi buồn của mình cũng đang trải ra từng đợt điệp điệp. Dư ba của dòng sông gợi những xao xuyến trong lòng người; nghệ thuật ẩn dụ đã khiến sóng sông hòa với sóng lòng, những gợn sống trên sông triền miên, vô tận như hữu hình hóa những gợn buồn trong lòng người, nhẹ nhàng mà mệnh mang không dứt. Câu thơ của Huy Cận nhấn mạnh tương quan về sắc thái: sóng gợn miên man vô tận cũng như nỗi buồn điệp điệp triền miên da diết khôn nguôi...Còn con thuyền trên sông, nó không phải được chèo lái mà là “ xuôi mái “ tự mình thả trôi theo dòng nước gợi lên sự lênh đênh trôi dạt phó mặc cho dòng nước chảy. Hình ảnh con thuyền đó gợi lên kiếp người nhỏ bé đơn côi với cuộc đời vô định của mình.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar1 voteGửiHủy- Cảm ơn 2
- Báo vi phạm
- vutrongtrungnghia
- Chưa có nhóm
- Trả lời
69
- Điểm
823
- Cảm ơn
40
đây chỉ là 1 phần thôi nhé :))
- nguyquanglinh03
- Chưa có nhóm
- Trả lời
0
- Điểm
60
- Cảm ơn
0
còn k ah
- dm1610kt07
- Chưa có nhóm
- Trả lời
90
- Điểm
-843
- Cảm ơn
59
- dm1610kt07
- 01/04/2020
Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, với giọng thơ rất riêng đã khẳng định tên tuổi của mình trong phong trào thơ mới 1930-1945. Ông vốn quê quán Hương Sơn, Hà Tĩnh, sinh năm 1919 và mất năm 2005. Trước Cách mạng tháng tám, thơ ông mang nổi sầu về kiếp người và ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo vật với các tác phẩm tiêu biểu như: "Lửa thiêng", "Vũ trụ ca", Kinh cầu tự". Nhưng sau Cách mạng tháng tám, hồn thơ của ông đã trở nên lạc quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân lao động: "Trời mỗi ngày lại sáng", "Đất nở hoa", "Bài thơ cuộc đời"... Vẻ đẹp thiên nhiên nỗi ưu sầu nhân thế, một nét thơ tiêu biểu của Huy Cận, được thể hiện khá rõ nét qua bài thơ "Tràng Giang". Đây là một bài thơ hay, tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng tám. Bài thơ được trích từ tập "Lửa thiêng", được sáng tác khi Huy Cận đứng ở bờ Nam bếnChèm sông Hồng, nhìn cảnh mênh mông sóng nước, lòng vời vợi buồn, cám cảnh cho kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời vô định. Mang nỗi u buồn hoài như thế nên bài thơ vừa có nét đẹp cổ điển lại vừa đượm nét hiện đại, đem đến sự thích thú, yêu mến cho người đọc.
Bâng khuâng trời rộng nhớ sống dàiSóng gợi tràng giang buồn điệp điệp
....
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Ngay từ thi đề, nhà thơ đã khéo gợi lên vẻ đẹp cổ điển lại hiện đại cho bài thơ. "Tràng giang" là một cách nói chệch đầy sáng tạo của Huy Cận. Hai âm "anh" đi liền nhau đã gợi lên trong người đọc cảm giác về con sông, không chỉ dài vô cùng mà còn rộng mênh mông, bát ngát. Hai chữ "tràng giang" mang sắc thái cổ điển trang nhã, gợi liên tưởng về dòng Trường giang trong thơ Đường thi, một dòng sông của muôn thuở vĩnh hằng, dòng sông của tâm tưởng.
Tứ thơ "Tràng giang" mang nét cổ điển như thơ xưa: Nhà thơ thường ẩn đằng sau cái mênh mông sóng nước, không như các nhà thơ mới thường thể hiện cái tôi của mình. Nhưng nếu các thi nhân xưa tìm đến thiên nhiên để mong hoà nhập, giao cảm, Huy cận lại tìm về thiên nhiên để thể hiện nổi ưu tư, buồn bã về kiếp người cô đơn, nhỏ bé trước vũ trụ bao la. Đó cũng là vẻ đẹp đầy sức quyến rũ của tác phẩm, ẩn chứa một tinh thần hiện đại.
Câu đề từ giản dị, ngắn gọn với chỉ bảy chữ nhưng đã thâu tóm được cảm xúc chủ đạo của cả bài: "Bâng khuâng trời rộng nhớ sống dài". Trước cảnh "trời rộng", "sông dài" sao mà bát ngát, mênh mông của thiên nhiên, lòng con người dấy lên tình cảm "bâng khuâng" và nhớ. Từ láy "bâng khuâng" được sử dụng rất đắc địa, nó nói lên được tâm trạng của chủ thể trữ tình, buồn bã, u sầu, cô đơn, lạc lõng. Và con "sông dài", nghe miên man tít tắp ấy cứ vỗ sóng đều đặn khắp các khổ thơ, cứ cuộn sóng lên mãi trong lòng nhà thơ làm rung động trái tim người đọc.
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng (Trích: Tràng giang - Huy Cận- SGK Ngữ Văn 11) Để cắt nghĩa nỗi buồn mênh mông, vô tận về những kiếp người trong xã hội cũ.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar1 voteGửiHủy- Cảm ơn 1
- Báo vi phạm
Bổ sung từ chuyên gia
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Huy Cận
+ Là cây bút tiêu biểu của phong trào Thơ mới.
+ Phong cách sáng tác: Trước cách mạng tháng Tám, ông viết nhiều về thiên nhiên, vũ trụ. Tất cả đều gợi nỗi buồn của một con người gắn bó với quê hương, đất nước nhưng cô đơn bất lực. Sau Cách mạng tháng Tám, những vần thơ của ông trở nên sôi động, huyên náo hơn.
- Giới thiệu tác phẩm: Tràng giang:
+ Xuất xứ: trích trong tập "Lửa thiêng" (1940).
- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ trên.
B. Thân bài
1. Hai câu thơ đầu
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
* Hai câu thơ đầu, cảnh vật thực ra tự nó không có gì đáng buồn. Nhưng lòng đã buồn thì tự nhiên vẫn thấy buồn. Đúng như nhà thơ Nguyễn Du đã từng viết:
"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".
- "Tràng giang" nghĩa là hai chữ sông dài. Nhưng hai chữ nôm na "sông dài" không có được sắc thái trừng tượng và cổ xưa của hai âm Hán Việt "tràng giang". Với hai âm Hán Việt, con sông trong tự nhiên trở thành dài hơn, rộng hơn, xa hơn, vĩnh viễn hơn trong tâm tưởng người đọc. Một con sông dường như của một thuở xa xưa nào đã từng chảy qya hàng nghìn năm lịch sử, hàng nghìn năm văn hóa và in bóng trong hàng nghìn áng cổ thi. Cái cảm giác "tràng giang" ấy lại được tô đậm thêm bởi lời thơ đề từ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài".
- "Sóng gợn" chỉ nhẹ thôi nhưng cứ "điệp điệp" kéo dài không dứt. Thủ pháp nhân hóa kết hợp với điệp ngữ vừa tạo nhịp điệu cho câu thơ, làm thiên nhiên như có hồn hơn vừa diễn tả nỗi buồn mênh mông, bất tận của nhà thơ.
- Hình ảnh "thuyền, nước" chính là những thi liệu quen thuộc trong thơ ca. Ta có thể bắt gặp hình ảnh ấy trong bài thơ "Quê hương" của tác giả Tế Hanh "Chiếc thuyền im bến mỏi trở nằm" hay "Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa" trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du. Ở trong bài thơ này, Huy Cận đã sử dụng thi liệu đó để gợi lên một bức tranh thủy mặc đẹp nhưng buồn đến tê tái.
2. Hai câu thơ sau
* Nỗi buồn đã tìm được cách thể hiện sâu sắc hơn trong nỗi buồn của cảnh:
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
- Sự chia li của "thuyền về" - "nước lại" và nhất là cảnh hộ ngộ của một cành củi khô lìa rừng không biết trôi đi đâu về đâu giữa bao dòng xuôi ngược.
- Nghệ thuật đảo ngữ đã đẩy từ "củi" lên đầu câu nhằm nhấn mạnh thân phận nhỏ bé, bọt bèo của kiếp người trong cuộc sống.
- Tác giả đã liên tưởng đến cuộc đời của mình cũng như bao người dân mất nước, không được sống trong độc lập, tự do, hạnh phúc đều mang thân phận long đong, bất hạnh giữa dòng đời xối xả. Hơn thế nữa, hình ảnh "củi khô" kia còn tượng trưng cho những kiếp người nhỏ bé, những văn nghệ sĩ đang băn khoăn, ngơ ngác, lạc lõng giữa nhiều trường phái văn học, ngã rẽ của cuộc đời.
C. Kết bài
- Khẳng định giá trị của tác phẩm
"Tràng giang" bao trùm một nỗi buồn thương mênh mang và nhớ mong tha thiết, Bài thơ tiêu biểu cho chặng đường thơ của Huy Cận trước 1945, khi mà ở đó cái buồn tỏa ra từ "một hồn người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh" (Hoài Thanh". Song đó cũng là nỗi buồn của một thế hệ, nỗi buồn mang tính thời đại. Buồn nhưng lại sáng trong và rất đáng trân trọng. Vì thế, nói như nhà thơ Xuân Diệu, "Tràng giang" là một bài thơ ca hát về non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc".
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiTham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí
Bảng tin
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiLý do báo cáo vi phạm?
Gửi yêu cầu Hủy
Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát
Tải ứng dụng
- Hướng dẫn sử dụng
- Điều khoản sử dụng
- Nội quy hoidap247
- Góp ý
- Inbox: m.me/hoidap247online
- Trụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ khóa » Cảm Nhận đoạn Thơ Sóng Gợn Tràng Giang Buồn điệp điệp
-
Cảm Nhận Khổ 1 Tràng Giang Hay Nhất (6 Mẫu) - Văn Mẫu Lớp 11
-
Cảm Nhận đoạn Thơ Sóng Gợn Tràng Giang Buồn điệp điệp - TopLoigiai
-
8 Mẫu Cảm Nhận Bài Thơ Tràng Giang Siêu Hay
-
4 Mẫu Cảm Nhận 2 Khổ Thơ đầu Bài Tràng Giang Hay Chọn Lọc
-
Phân Tích Khổ Thơ đầu Bài Thơ Tràng Giang - Thủ Thuật
-
2 Bài Văn Cảm Nhận Về Bài Thơ Tràng Giang Của Huy Cận - Thủ Thuật
-
Top 7 Bài Phân Tích Tràng Giang Khổ 1 Của Huy Cận Hay Nhất
-
Sóng Gợn Tràng Giang Buồn điệp điệp, Con Thuyền Xuôi Mái Nước ...
-
Cảm Nhận Khổ đầu Bài Thơ "Tràng Giang" Của Huy Cận
-
Phân Tích Khổ Thơ đầu Bài Tràng Giang - Huy Cận - THPT Sóc Trăng
-
Phân Tích Bài Thơ Tràng Giang Của Huy Cận Hay Nhất
-
Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ “Tràng Giang” (Huy Cận) - Selfomy
-
Đọc Hiểu Bài Thơ “Tràng Giang” Của Huy Cận_bài 1
-
Cảm Nhận Bài Thơ Tràng Giang Của Huy Cận