Cảm Nhận Của Em Về đoạn Trích Trong Tác Phẩm Chiếc Lược Ngà ...

Đăng ký Đăng nhập +Gửi bài tập +Viết
  • Trang chủ
  • Giải bài tập Online
  • Flashcard - Học & Chơi
  • Dịch thuật
  • Cộng đồng
  • Trắc nghiệm tri thức
  • Khảo sát ý kiến
  • Hỏi đáp tổng hợp
  • Đố vui
  • Đuổi hình bắt chữ
  • Quà tặng và trang trí
  • Truyện
  • Thơ văn danh ngôn
  • Xem lịch
  • Ca dao tục ngữ
  • Xem ảnh
  • Bản tin hướng nghiệp
  • Chia sẻ hàng ngày
  • Bảng xếp hạng
  • Bảng Huy hiệu
  • LIVE trực tuyến
  • Đề thi, kiểm tra, tài liệu học tập

Bài tập / Bài đang cần trả lời

Cấp học Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác Môn học Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Giáo dục thể chất Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng và An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Giáo dục kinh tế và pháp luật Hoạt động trải nghiệm Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Tự nhiên & xã hội Bằng lái xe Tổng hợp Tạ Hồng Duy Ngữ văn - Lớp 930/01/2018 21:45:12Cảm nhận của em về đoạn trích trong tác phẩm Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)5 trả lời + Trả lời Hỏi chi tiết Trợ lý ảoHỏi gia sư Học gia sư 3.883lazi logo×

Đăng nhập

Đăng nhập fb Đăng nhập với facebook gg Đăng nhập với google Đăng ký | Quên mật khẩu?

Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).

5 trả lời

Thưởng th.10.2024

Xếp hạng

51 Hiếu Phan30/01/2018 21:46:07“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu thời kì chiến tranh. Đây là một truyện ngắn giản dị nhưng chứa đầy sự bất ngờ như ta thường thấy ở văn của Nguyễn Quang Sáng. Đoạn trích trong sách giáo khoa đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng của tình phụ tử.Truyện ngắn này được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Nội dung truyện là tình cha con của cha con ông Sáu và thông qua đó nói lên sự ngặt nghèo, éo le mà chiến tranh đem lại. Tuy đây là một đề tài muôn thuở trong văn chương nhưng chính vìthế giá trị nhân văn của truyện càng trở nên sâu sắc.Truyện xoay quanh đề tài tình cảm cha con ông Sáu mà tác giả Nguyễn Quang Sáng đã chú trọng đặc biệt đến nhân vật bé Thu - một nhân vật có nội tâm đầy sự mâu thuẫn. Thu là một cô bé phải sống xa cha từ nhỏ. Tuy vậy trong tâm tưởng của Thu, hình ảnh người cha phải xa cách từ lâu luôn luôn tồn tại qua những tấm ảnh. Mặc dù yêu cha là thế nhưng khi gặp cha rồi Thu lại có những hành động mâu thuẫn với suy nghĩ của mình. Khi nghe tiếng ông Sáu gọi con, Thu đã không hề mừng rỡ như ông Sáu vẫn tưởng, nó giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác lạ lùng, chớp mắt nhìn như muốn hỏi, thậm chí mặt nó bỗng tái mét rồi vụt chạy và kêu thét lên. Đều là những cử chỉ mà không ai ngời tới - những cử chỉ thể hiện sự sợ hãi khác thường giữa cha và con. Không chỉ có thế, hành động của Thu còn chứa đầy sự lạnh nhạt và lảng tránh. Kịch tính câu chuyện được đẩy lên cao khi bé Thu nấu cơm. Nó góp phần tạo nên độ căng của mạch kể. Cái nồi cơm quá to, con bé cần có sự giúp đỡ của người lớn nhưng nó đã nhất quyết không chịu gọi ba, không chịunhờ vả. Đỉnh điểm nữa là khi bé Thu hất cái trứng cá mà anh Sáu đã gắp cho. Đây là một hành động rất tự nhiên và hợp lí của Thu để qua đó, cá tính mạnh mẽ của cô bé dần được biểu lộ. Thương con là thế nhưng ông Sáu vẫn không giữ nổi bình tĩnh, ông vung tay đánh vào mông nó và hét lên sao mày cứng đầu quá vậy hả. Bị ba đánh Thu không khóc như ông Ba tưởng, nó chỉ lặng lẽ đứng dậy và sang nhà bà ngoại. Thì ra nguyên nhân là vết sẹo trên mặt ba nó. Nó không chấp nhận bất cứ lời giải thích nào kể cả lời giải thích của mẹ nó. Quả là những suy nghĩ rất trẻ con nhưng chính điều đó đà làm cho câu chuyện trở nên rất thật. Đến khi nghe ngoại kểvề vết thẹo của ba, nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng thở dài như người lớn, tất cả như giúp Thu giải tỏa nỗi lòng mình nhưng bên cạnh đó, nó cũng rất ân hận và hối tiếc vì những ngày qua đã không chịu nhận ba. Cao trào của câu chuyện lại được đẩy lên khi ông Sáu chia tay vợ con lên đường, bé Thu bỗng thét lên “Ba...a... a... ba!”. Tiếng kêu như xé lòng, xót xa, tiếng kêu bật lên sau bao năm kìm nén, chờ đợi khắc khoải. Cùng với những biểu hiện vội vã, hối hả, tác giả đà để Thu bộc lộ hết những tình cảm, nỗi nhớ thương dành cho ba và trong đó có cả sự hối hận. Đây như một chi tiết biết nói. Không có chi tiết nàycâu chuyện sẽ mất đi hẳn một phần giá trị và sẽ trở nên nhạt nhẽo. Niềm vui sướng khi vừa tìm thấy cha con tưởng như không bao giờ còn thấy nữa, niềm vui sướng vượt ra ngoài sức tưởng tượng đã vượt qua mọi khoảng cách khiến người đọc không thể cầm lòng, về sau, khi dã trưởng thành Thu nối gót cha làm giao liên phục cho kháng chiến cũng là vì cha, vì trả thù cho cha.Qua nhân vật ông Ba, Nguyễn Quang Sáng đã dành cho Thu bao tình cảm quý mến và trân trọng, ông cảm thông với cái ương bướng, cứng đầu của một cô bé chỉ vì vết sẹo chiến tranh trên mặt người lính từ mặt trận trở về mà một tiếng ba cũng không chịu gọi. Hình ảnh bé Thu hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba, cùng với cử chỉ giang cả hai chân bấu chặt lấy ba nó mãi mãi là hình ảnh rất cảm động của tình cha con giữa thời máu lửa. Giây phút từ biệt ấy đã trở thành vĩnh biệt. Nỗi buồn từ câu chuyện đã làm ta càng thêm thấm thìa sự ác nghiệt của chiến tranh.Trong truyện, tác giả không chỉ chú ý tới tình cảm của nhân vật bé Thu mà tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sáu đã nhắc đến rất nhiều. Ngày ông đi bộ đội, Thu còn rất bé, nhưng tình cha con trong ông luôn tồn tại mãnh liệt. Lần nào vợ ông đến thăm, ông cũng hỏi thăm con. Đây chính là sự yêu thương của người cha làm cách mạng xa nhà, không được gặp con. Khi về thăm nhà, những tưởng mong đợi được gặp con, được nghe con gọi ba từng phút đã được thực hiện nhưng không, bom đạn đã làm thay đổi hình hài ông, vết thẹo dài trên má - vết thương chiến tranh đã làm cho đứa con gái thương yêu bé bỏng không nhận ra ngườicha nữa. Khi không được đón nhận tình cảm, ông Sáu trở nên suy sụp, đau đớn và đáng thương. Trước sự ứng xử lạnh nhạt của bé Thu, ông vẫn luôn dành mọi hành động thương yêu cho con, trong ánh mắt của ông luôn tràn đầy tình phụ tử không bờ bến. Ông đã tìm mọi cách để sát lại gần con hơn, ông gắp trứng cá cho con nhưng khi cao trào của câu chuyện là Thu hất cái trứng cá đi thì ông đã không kiềm chế nổi, ông đã đánh con. Đánh con để giải tỏa những bức xúc tinh thần, điều đó càng chứng tỏ ông rất yêu con. Với ông cái khao khát được gặp lại vợ con cũng không được trọn vẹn. Đó là kịch của thời chiến tranh. Lúc chia tay vợ con lên đường, ông mới chỉ nhận được một khoảnh khắc hạnh phúc là khi bé Thu nhận ra ba mình và gọi một tiếng ba. Ông ôm con, rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con. Ông đã ra đi với nỗi thương nhớ vợ con không thể nào kể xiết, với lời hứa mang về cho con chiếc lược ngà và nỗi ân hận ray rứt vì sao mình lại đánh con cứ giày vò ông mãi. Lời dặn dò của đứa con gái bé bỏng “Ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba” ông luôn cất kín trong lòng. Tất cả tình thương yêu của ông đã được dồn cả vào cây lược ngà tự làm cho con. Có khúc ngà, ông Sáu hớn hở như bắt được quà. Chính qua chi tiết giàu sức gợi cảm này mà ta thấy được phút giây sung sướng đã khiến người cha như một đứa trẻ. Ông làm cho con chiếc lược ngà rất tỉ mỉ và thận trọng. Ông ngồi cưa từng chiếc răng, khổ công như một người thợ bạc. Làm xong lược, ông lại cẩn thận khắc dòng chữ yêu nhớ tặng Thu con của ba. Tất cả những chi tiết trên đều làm ta vô cùng cảm động nhưng cảm động nhất có lẽ phải là chi tiết anh lấy cây lược ngà mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Mỗi lần anh chải tóc, ta lại liên tưởng đến một lần anh gửi gắm yêu thương vào chiếc lược nhỏ xinh. Nhưng không may là ông Sáu đã hi sinh, nhưng tình phụ tử thì không thể chết. Lúc hấp hối, ông đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho ông Ba, nhìn hồi lâu rồi tắt thở. Tuy không một lời nói nhưng cái nhìn của ông Sáu quả thật đã chứa bao nỗi niềm ở bên trong, những nỗi niềm chưa được nói.Hình ảnh ông Sáu, hình ảnh người cha trong truyện yêu thương con hết mực sẽ mãi còn. Chiếc lược ngà với dòng chữ sẽ mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, bi kịch của thời chiến tranh. Nó buộc người đọc chúng ta phải suy nghĩ về những đau thương, mất mát mà chiến tranh đã đem đến cho con người đang sống trên mảnh đất này. Qua đó tác giả cũng muốn nêu lên thái độ không đồng tình với chiến tranh của chính mình.Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” đã rất thành công trong việc kết hợp kể với miêu tả nội tâm nhân vật, xây dựng nội tâm mâu thuẫn nhưng rất nhất quán về tính cách. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất dưới góc nhìn của ông Ba. Điều đó làm cho sự việc trở nên khách quan, tin cậy và xác thực, tạo điều kiện cho người đọc bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểuvà xúc động trước tâm trạng của từng nhân vật. Hơn nữa truyện lại có sự sắp xếp rất chặt chẽ với nhiều tình huống bất ngờ làm cho người đọc cảm thấy hứng thú và cuốn hút khi đọc.Truyện đã làm sống lại quãng thời gian đánh giặc giữ nước và thông qua đó tác giả muốn người đọc phải nghĩ và thấm thìa nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh mang đến. Tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua bom đạn của chiến tranh để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước.Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời(?) Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ Đăng nhập bằng Google Đăng nhập bằng Facebook Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập 40 linh's chi'ss30/01/2018 21:46:28Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu thời kì chiến tranh. Đây là một truyện ngắn giản dị nhưng chứa đầy sự bất ngờ như ta thường thấy ở văn của Nguyễn Quang Sáng. Đoạn trích trong sách giáo khoa đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng của tình phụ tử.Truyện ngắn này được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Nội dung truyện là tình cha con của cha con ông Sáu và thông qua đó nói lên sự ngặt nghèo, éo le mà chiến tranh đem lại. Tuy đây là một đề tài muôn thuở trong văn chương nhưng chính vìthế giá trị nhân văn của truyện càng trở nên sâu sắc.Truyện xoay quanh đề tài tình cảm cha con ông Sáu mà tác giả Nguyễn Quang Sáng đã chú trọng đặc biệt đến nhân vật bé Thu - một nhân vật có nội tâm đầy sự mâu thuẫn. Thu là một cô bé phải sống xa cha từ nhỏ. Tuy vậy trong tâm tưởng của Thu, hình ảnh người cha phải xa cách từ lâu luôn luôn tồn tại qua những tấm ảnh. Mặc dù yêu cha là thế nhưng khi gặp cha rồi Thu lại có những hành động mâu thuẫn với suy nghĩ của mình. Khi nghe tiếng ông Sáu gọi con, Thu đã không hề mừng rỡ như ông Sáu vẫn tưởng, nó giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác lạ lùng, chớp mắt nhìn như muốn hỏi, thậm chí mặt nó bỗng tái mét rồi vụt chạy và kêu thét lên. Đều là những cử chỉ mà không ai ngời tới - những cử chỉ thể hiện sự sợ hãi khác thường giữa cha và con. Không chỉ có thế, hành động của Thu còn chứa đầy sự lạnh nhạt và lảng tránh. Kịch tính câu chuyện được đẩy lên cao khi bé Thu nấu cơm. Nó góp phần tạo nên độ căng của mạch kể. Cái nồi cơm quá to, con bé cần có sự giúp đỡ của người lớn nhưng nó đã nhất quyết không chịu gọi ba, không chịunhờ vả. Đỉnh điểm nữa là khi bé Thu hất cái trứng cá mà anh Sáu đã gắp cho. Đây là một hành động rất tự nhiên và hợp lí của Thu để qua đó, cá tính mạnh mẽ của cô bé dần được biểu lộ. Thương con là thế nhưng ông Sáu vẫn không giữ nổi bình tĩnh, ông vung tay đánh vào mông nó và hét lên sao mày cứng đầu quá vậy hả. Bị ba đánh Thu không khóc như ông Ba tưởng, nó chỉ lặng lẽ đứng dậy và sang nhà bà ngoại. Thì ra nguyên nhân là vết sẹo trên mặt ba nó. Nó không chấp nhận bất cứ lời giải thích nào kể cả lời giải thích của mẹ nó. Quả là những suy nghĩ rất trẻ con nhưng chính điều đó đà làm cho câu chuyện trở nên rất thật. Đến khi nghe ngoại kểvề vết thẹo của ba, nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng thở dài như người lớn, tất cả như giúp Thu giải tỏa nỗi lòng mình nhưng bên cạnh đó, nó cũng rất ân hận và hối tiếc vì những ngày qua đã không chịu nhận ba. Cao trào của câu chuyện lại được đẩy lên khi ông Sáu chia tay vợ con lên đường, bé Thu bỗng thét lên “Ba...a... a... ba!”. Tiếng kêu như xé lòng, xót xa, tiếng kêu bật lên sau bao năm kìm nén, chờ đợi khắc khoải. Cùng với những biểu hiện vội vã, hối hả, tác giả đà để Thu bộc lộ hết những tình cảm, nỗi nhớ thương dành cho ba và trong đó có cả sự hối hận. Đây như một chi tiết biết nói. Không có chi tiết nàycâu chuyện sẽ mất đi hẳn một phần giá trị và sẽ trở nên nhạt nhẽo. Niềm vui sướng khi vừa tìm thấy cha con tưởng như không bao giờ còn thấy nữa, niềm vui sướng vượt ra ngoài sức tưởng tượng đã vượt qua mọi khoảng cách khiến người đọc không thể cầm lòng, về sau, khi dã trưởng thành Thu nối gót cha làm giao liên phục cho kháng chiến cũng là vì cha, vì trả thù cho cha.Điểm từ người đăng bài:0 1 2 3 Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi21 Ngọc Trâm30/01/2018 22:16:36Truyện ngắn này được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Nội dung truyện là tình cha con của cha con ông Sáu và thông qua đó nói lên sự ngặt nghèo, éo le mà chiến tranh đem lại. Tuy đây là một đề tài muôn thuở trong văn chương nhưng chính vì thế giá trị nhân văn của truyện càng trở nên sâu sắc.“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu thời kì chiến tranh. Đây là một truyện ngắn giản dị nhưng chứa đầy sự bất ngờ như ta thường thấy ở văn của Nguyễn Quang Sáng. Đoạn trích trong sách giáo khoa đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng của tình phụ tử.Truyện ngắn này được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Nội dung truyện là tình cha con của cha con ông Sáu và thông qua đó nói lên sự ngặt nghèo, éo le mà chiến tranh đem lại. Tuy đây là một đề tài muôn thuở trong văn chương nhưng chính vìthế giá trị nhân văn của truyện càng trở nên sâu sắc.Truyện xoay quanh đề tài tình cảm cha con ông Sáu mà tác giả Nguyễn Quang Sáng đã chú trọng đặc biệt đến nhân vật bé Thu - một nhân vật có nội tâm đầy sự mâu thuẫn. Thu là một cô bé phải sống xa cha từ nhỏ. Tuy vậy trong tâm tưởng của Thu, hình ảnh người cha phải xa cách từ lâu luôn luôn tồn tại qua những tấm ảnh. Mặc dù yêu cha là thế nhưng khi gặp cha rồi Thu lại có những hành động mâu thuẫn với suy nghĩ của mình. Khi nghe tiếng ông Sáu gọi con, Thu đã không hề mừng rỡ như ông Sáu vẫn tưởng, nó giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác lạ lùng, chớp mắt nhìn như muốn hỏi, thậm chí mặt nó bỗng tái mét rồi vụt chạy và kêu thét lên. Đều là những cử chỉ mà không ai ngời tới - những cử chỉ thể hiện sự sợ hãi khác thường giữa cha và con. Không chỉ có thế, hành động của Thu còn chứa đầy sự lạnh nhạt và lảng tránh. Kịch tính câu chuyện được đẩy lên cao khi bé Thu nấu cơm. Nó góp phần tạo nên độ căng của mạch kể. Cái nồi cơm quá to, con bé cần có sự giúp đỡ của người lớn nhưng nó đã nhất quyết không chịu gọi ba, không chịunhờ vả. Đỉnh điểm nữa là khi bé Thu hất cái trứng cá mà anh Sáu đã gắp cho. Đây là một hành động rất tự nhiên và hợp lí của Thu để qua đó, cá tính mạnh mẽ của cô bé dần được biểu lộ. Thương con là thế nhưng ông Sáu vẫn không giữ nổi bình tĩnh, ông vung tay đánh vào mông nó và hét lên sao mày cứng đầu quá vậy hả. Bị ba đánh Thu không khóc như ông Ba tưởng, nó chỉ lặng lẽ đứng dậy và sang nhà bà ngoại. Thì ra nguyên nhân là vết sẹo trên mặt ba nó. Nó không chấp nhận bất cứ lời giải thích nào kể cả lời giải thích của mẹ nó. Quả là những suy nghĩ rất trẻ con nhưng chính điều đó đà làm cho câu chuyện trở nên rất thật. Đến khi nghe ngoại kểvề vết thẹo của ba, nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng thở dài như người lớn, tất cả như giúp Thu giải tỏa nỗi lòng mình nhưng bên cạnh đó, nó cũng rất ân hận và hối tiếc vì những ngày qua đã không chịu nhận ba. Cao trào của câu chuyện lại được đẩy lên khi ông Sáu chia tay vợ con lên đường, bé Thu bỗng thét lên “Ba...a... a... ba!”. Tiếng kêu như xé lòng, xót xa, tiếng kêu bật lên sau bao năm kìm nén, chờ đợi khắc khoải. Cùng với những biểu hiện vội vã, hối hả, tác giả đà để Thu bộc lộ hết những tình cảm, nỗi nhớ thương dành cho ba và trong đó có cả sự hối hận. Đây như một chi tiết biết nói. Không có chi tiết nàycâu chuyện sẽ mất đi hẳn một phần giá trị và sẽ trở nên nhạt nhẽo. Niềm vui sướng khi vừa tìm thấy cha con tưởng như không bao giờ còn thấy nữa, niềm vui sướng vượt ra ngoài sức tưởng tượng đã vượt qua mọi khoảng cách khiến người đọc không thể cầm lòng, về sau, khi dã trưởng thành Thu nối gót cha làm giao liên phục cho kháng chiến cũng là vì cha, vì trả thù cho cha.Qua nhân vật ông Ba, Nguyễn Quang Sáng đã dành cho Thu bao tình cảm quý mến và trân trọng, ông cảm thông với cái ương bướng, cứng đầu của một cô bé chỉ vì vết sẹo chiến tranh trên mặt người lính từ mặt trận trở về mà một tiếng ba cũng không chịu gọi. Hình ảnh bé Thu hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba, cùng với cử chỉ giang cả hai chân bấu chặt lấy ba nó mãi mãi là hình ảnh rất cảm động của tình cha con giữa thời máu lửa. Giây phút từ biệt ấy đã trở thành vĩnh biệt. Nỗi buồn từ câu chuyện đã làm ta càng thêm thấm thìa sự ác nghiệt của chiến tranh.Trong truyện, tác giả không chỉ chú ý tới tình cảm của nhân vật bé Thu mà tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sáu đã nhắc đến rất nhiều. Ngày ông đi bộ đội, Thu còn rất bé, nhưng tình cha con trong ông luôn tồn tại mãnh liệt. Lần nào vợ ông đến thăm, ông cũng hỏi thăm con. Đây chính là sự yêu thương của người cha làm cách mạng xa nhà, không được gặp con. Khi về thăm nhà, những tưởng mong đợi được gặp con, được nghe con gọi ba từng phút đã được thực hiện nhưng không, bom đạn đã làm thay đổi hình hài ông, vết thẹo dài trên má - vết thương chiến tranh đã làm cho đứa con gái thương yêu bé bỏng không nhận ra ngườicha nữa. Khi không được đón nhận tình cảm, ông Sáu trở nên suy sụp, đau đớn và đáng thương. Trước sự ứng xử lạnh nhạt của bé Thu, ông vẫn luôn dành mọi hành động thương yêu cho con, trong ánh mắt của ông luôn tràn đầy tình phụ tử không bờ bến. Ông đã tìm mọi cách để sát lại gần con hơn, ông gắp trứng cá cho con nhưng khi cao trào của câu chuyện là Thu hất cái trứng cá đi thì ông đã không kiềm chế nổi, ông đã đánh con. Đánh con để giải tỏa những bức xúc tinh thần, điều đó càng chứng tỏ ông rất yêu con. Với ông cái khao khát được gặp lại vợ con cũng không được trọn vẹn. Đó là kịch của thời chiến tranh. Lúc chia tay vợ con lên đường, ông mới chỉ nhận được một khoảnh khắc hạnh phúc là khi bé Thu nhận ra ba mình và gọi một tiếng ba. Ông ôm con, rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con. Ông đã ra đi với nỗi thương nhớ vợ con không thể nào kể xiết, với lời hứa mang về cho con chiếc lược ngà và nỗi ân hận ray rứt vì sao mình lại đánh con cứ giày vò ông mãi. Lời dặn dò của đứa con gái bé bỏng “Ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba” ông luôn cất kín trong lòng. Tất cả tình thương yêu của ông đã được dồn cả vào cây lược ngà tự làm cho con. Có khúc ngà, ông Sáu hớn hở như bắt được quà. Chính qua chi tiết giàu sức gợi cảm này mà ta thấy được phút giây sung sướng đã khiến người cha như một đứa trẻ. Ông làm cho con chiếc lược ngà rất tỉ mỉ và thận trọng. Ông ngồi cưa từng chiếc răng, khổ công như một người thợ bạc. Làm xong lược, ông lại cẩn thận khắc dòng chữ yêu nhớ tặng Thu con của ba. Tất cả những chi tiết trên đều làm ta vô cùng cảm động nhưng cảm động nhất có lẽ phải là chi tiết anh lấy cây lược ngà mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Mỗi lần anh chải tóc, ta lại liên tưởng đến một lần anh gửi gắm yêu thương vào chiếc lược nhỏ xinh. Nhưng không may là ông Sáu đã hi sinh, nhưng tình phụ tử thì không thể chết. Lúc hấp hối, ông đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho ông Ba, nhìn hồi lâu rồi tắt thở. Tuy không một lời nói nhưng cái nhìn của ông Sáu quả thật đã chứa bao nỗi niềm ở bên trong, những nỗi niềm chưa được nói.Hình ảnh ông Sáu, hình ảnh người cha trong truyện yêu thương con hết mực sẽ mãi còn. Chiếc lược ngà với dòng chữ sẽ mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, bi kịch của thời chiến tranh. Nó buộc người đọc chúng ta phải suy nghĩ về những đau thương, mất mát mà chiến tranh đã đem đến cho con người đang sống trên mảnh đất này. Qua đó tác giả cũng muốn nêu lên thái độ không đồng tình với chiến tranh của chính mình.Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” đã rất thành công trong việc kết hợp kể với miêu tả nội tâm nhân vật, xây dựng nội tâm mâu thuẫn nhưng rất nhất quán về tính cách. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất dưới góc nhìn của ông Ba. Điều đó làm cho sự việc trở nên khách quan, tin cậy và xác thực, tạo điều kiện cho người đọc bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểuvà xúc động trước tâm trạng của từng nhân vật. Hơn nữa truyện lại có sự sắp xếp rất chặt chẽ với nhiều tình huống bất ngờ làm cho người đọc cảm thấy hứng thú và cuốn hút khi đọc.Truyện đã làm sống lại quãng thời gian đánh giặc giữ nước và thông qua đó tác giả muốn người đọc phải nghĩ và thấm thìa nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh mang đến. Tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua bom đạn của chiến tranh để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước. Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi21 Ngọc Trâm30/01/2018 22:22:10Bạn tham khảo nhé ^^ Bị auto 4 lần nên mới nhiều bài vậy nè ^^Đọc tất cả các bài trên rồi chắt lọc ra ý hay nhất , mừu tượng ra nội dung viết bài này trong đầu,bạn đừng chép nguyên si cả bài vào nha do những bài này có trên mạng nên thầy cô sẽ phát hiện ra đó ^^ Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi10 Quỳnh Anh Đỗ31/01/2018 13:09:34Có câu nói:”Những tình cảm đẹp sẽ là động lực mạnh mẽ trong tâm hồn mỗi người!”Vì lòng yêu cha,một cô bé nhỏ mới tám tuổi nhưng nhất quyết không nhận người khác làm bố,cho dù bị đánh.Vì lòng thương con,một người chiến sỹ dù ở sa trường vẫn luôn cặm cụi làm một chiếc lược để tặng đứa con gái bé bỏng.Có người nhận xét rằng “tình phụ tử không thể ấm áp và đẹp đẽ như tình mẫu tử”.Song nếu đọc truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng ,có thể bạn sẽ phải có cái nhìn khác mới mẻ và chân thực hơn.Câu chuyện khắc họa hình ảnh một nhân vật bé Thu đầy ấn tượng và tinh tế, hơn thế lại ca ngợi tình cha con thiêng liêng,vĩnh cửu dù trong chiến tranh.Nguyễn Quáng Sáng sinh năm 1933 ở An Giang.Thời kỳ kháng chiến chống Pháp ông tham gia bộ đội và hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.Sau năm 1945, ông tập kết ra Bắc và bắt đầu viết vănn.Có lẽ vì sinh ra va hoạt động chủ yếu ở miền Nam nên các tác phẩm của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ.Các tác phẩm chính là Chiếc lược ngà(1968),Mùa gió chướng(1975),Dòng sông thơ ấu(1985),…Nguyễn Quang Sáng có lỗi viết văn giản dị,mộc mạc nhưng sâu sắc,xoay quanh những câu truyện đời thường nhưng ý nghĩa.Chiếc lược ngà viết năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ chống Mỹ ,là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Quang Sáng, khẳng định nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc,xây dựng tình huống bất ngờ và ca ngợi tình cha con thắm thiết.Vẫn viết về một đề tài dường như đã cũ song truyện mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.Câu truyện xoay quanh tình huống gặp mặt của bé Thu và ông Sáu.Khi ông Sáu đi kháng chiên chống Pháp,lúc đó bé Thu chưa đầy một tuổi.Khi ông có dịp thăm nhà thì con gái đã lên 8 tuổi.Song bé Thu lại không chịu nhận cha vì vết thẹo trên má làm ông Sáu không giống như bức ảnh chụp chung với má.Trong ba ngày ở nhà, ông Sáu dùng mọi cách để gần gũi nhưng con bé vẫn không chịu gọi một tiếng “Ba”. Đến khi bé Thu nhận ra cha mình thì cũng là khi ông Sáu phải ra đi. Ông hứa sẽ mang về tặng con một cái lược ngà.Những ngày chiến đầu trong rứng, ông cặm cụi làm chiếc lược cho con gái.Chiếc lược làm xong chưa kịp trao cho con gái thì ông đã hi sinh.Trước khi nhắm mắt ông chỉ kịp trao cây lược cho người bạn nhờ chuyển lại cho con mình.Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén,là một cô bé giàu cá tính,bướng bỉnh và gan góc.Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm,khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba” ,hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống,cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại.Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu,nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé,dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh,dù là bị dồn vào thế bí,dù là bị ông Sáu đánh,bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết ,mạng mẽ.Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”,song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý.Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”.Người cha ấy không giống ông Sáu,không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má.Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu.Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh,nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn,biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ.Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh,nhiễu sách mà là sự kiên định,thẳng thắn ,có lập trường bền chặt,bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này.Nhưng xét cho cùng,cô bé ấy có bướng bỉnh,gan góc,tình cảm có sâu sắc,mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi,với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ.Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ,thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy.Khi bị ba đánh,bé Thu “cầm đũa gắp lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy,bước ra khỏi mâm”.Có cảm giác bé Thu sợ ông Sáu sẽ nhìn thấy những giot nước mắt trong chính tâm tư của mình? Hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi?Lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống xuồng,mở lòi tói,cố làm cho dây lòi tói khua rổn rang ,khua thật to,rồi lấy dầm bơi qua sông”.Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý.Có lẽ co bé muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi ,mà chạy ra vỗ về,dỗ dành.Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu,giữa một bên là sự cứng cỏi,già giặn hơn tuổi,nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về.Song khi “Chiều đó,mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không chịu về”,cái cá tính cố chấp một cách trẻ con của bé Thu được tác giả. Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi

Trả lời nhanh trong 10 phútnhận thưởng

Xem chính sách

Cảm nhận của em về đoạn trích trong tác phẩm Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)Ngữ văn - Lớp 9Ngữ vănLớp 9

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎIHọc tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội
Fanpage: https://www.fb.com/lazi.vn
Group: https://www.fb.com/groups/lazi.vn
Kênh FB: https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB
LaziGo: https://go.lazi.vn/join/lazigo
Discord: https://discord.gg/4vkBe6wJuU
Youtube: https://www.youtube.com/@lazi-vn
Tiktok: https://www.tiktok.com/@lazi.vn
Bài tập liên quan

Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về việc học ngoại ngữ của học sinh hiện nay (Ngữ văn - Lớp 9)

5 trả lời

Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về câu nói "Học! Học nữa! Học mãi", có sử dụng 1 câu cảm thán, 1 câu cầu khiến (Ngữ văn - Lớp 9)

4 trả lời

Viết đoạn văn ngắn 4 - 6 câu có chứa thành phần biệt lập (ít nhất có 2 thành phần) (Ngữ văn - Lớp 9)

10 trả lời

Viết một đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập và khởi ngữ (chủ đề tự chọn) (Ngữ văn - Lớp 9)

8 trả lời

Phân tích giá trị biểu cảm của từ "chông chênh" trong câu thơ: Võng mắc chông chênh đường xe chạy/ Lại đi lại đi trời xanh thêm (Ngữ văn - Lớp 9)

3 trả lời

Cảm nhận của em về tình yêu nước của nhân vật ông Hai qua truyện ngắn" Làng" của Kim Lân (Ngữ văn - Lớp 9)

4 trả lời

Trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long khi thấy ông họa sĩ đang vẽ chân dung mình, nhân vật Anh thanh niên nói:" Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Ko đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn". Câu nói trên đã thể hiện một đức tính đáng quý của Anh thanh niên. Em hãy viết một bài văn ngắn thể hiện những suy nghĩ của em về đức tính ấy (Ngữ văn - Lớp 9)

4 trả lời

Viết một đoạn văn chỉ ra được liên kết nội dung và hình thức của đoạn văn ấy? (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Nghị luận về tranh giành và nhường nhịn (Ngữ văn - Lớp 9)

6 trả lời

Suy nghĩ về chương trình Cặp lá yêu thương (Ngữ văn - Lớp 9)

3 trả lờiBài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Lập dàn ý bài văn nghị luận, trả lời câu hỏi áp lực là động lực giúp con người ta tiến lên hay là gánh nặng khiến con người ta sợ hãi (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Anh /Chị có tin vào tình yêu từ cái nhìn đầu tiên không? Lí giải (Ngữ văn - Lớp 9)

2 trả lời

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Truyện lạ nhà thuyền chài có phải là truyện truyền kì hay không? Dựa vào đâu để em khẳng định như vậy (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Viết kết bài mở rộng trong bài thơ sau (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trả lời câu hỏi: Áp lực là động lực giúp con người ta tiến lên hay là gánh nặng khiến con người ta sợ hãi? (Ngữ văn - Lớp 9)

3 trả lời

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trả lời câu hỏi: (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Viết bài văn phân tích nhà mẹ Lê (Ngữ văn - Lớp 9)

0 trả lời

Chỉ ra một câu văn sử dụng trích dẫn dẫn trực tiếp văn bản (Ngữ văn - Lớp 9)

3 trả lời

Xác định luận điểm của đoan trích (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời Xem thêm Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Nhân dân coi sự khôi phục ấy là gì?

Trong truyện cổ tích thần kì, điều gì là động lực tự thân đã giúp nhân vật có sự khôi phục ấy?

Những nhân vật nào không bao giờ có sự khôi phục sự tương ứng về bản chất và ngoại hình?

Theo tác giả, những nhân vật đội lốt xấu xí có bản chất như thế nào?

Ya. Prốp gọi sự thay đổi của các nhân vật đội lốt xấu xí là?

Đối với những nhân vật mang lốt xấu xí, ở phần kết thúc truyện sẽ như thế nào?

Theo tác giả, truyện cổ tích đưa các nhân vật lí tưởng vào lâu đài, triều đình, nhưng trong cách ứng xử, trong lời ăn tiếng nói và thói quen sinh hoạt, nó vẫn thuộc về ai?

Theo tác giả, dù là ông vua, là hoàng hậu, nó vẫn thuộc về ai?

Theo tác giả, hầu hết các tác phẩm đều kết thúc bằng mô-típ gì?

Đâu là nội dung chính của Phần 3 (phần còn lại)?

Xem thêm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

Bảng xếp hạng thành viên11-2024 10-2024 Yêu thích1Ngọc10.038 điểm 2Đặng Mỹ Duyên7.532 điểm 3ღ_Hoàng _ღ7.499 điểm 4Little Wolf7.054 điểm 5Vũ Hưng6.551 điểm1Little Wolf11.289 điểm 2Chou9.506 điểm 3Đặng Mỹ Duyên7.094 điểm 4Quyên6.310 điểm 5Thanh Lâm6.021 điểm1Pơ3.346 sao 2ღ__Thu Phương __ღ3.312 sao 3Hoàng Huy3.144 sao 4Nhện2.829 sao 5BF_ xixin1.864 sao
Thưởng th.10.2024
Bảng xếp hạng
Trang chủ Giải đáp bài tập Đố vui Ca dao tục ngữ Liên hệ Tải ứng dụng Lazi
Giới thiệu Hỏi đáp tổng hợp Đuổi hình bắt chữ Thi trắc nghiệm Ý tưởng phát triển Lazi
Chính sách bảo mật Trắc nghiệm tri thức Điều ước và lời chúc Kết bạn 4 phương Xem lịch
Điều khoản sử dụng Khảo sát ý kiến Xem ảnh Hội nhóm Bảng xếp hạng
Tuyển dụng Flashcard DOL IELTS Đình Lực Mua ô tô Bảng Huy hiệu
Thơ văn danh ngôn Từ điển Việt - Anh Đề thi, kiểm tra Xem thêm
Đơn vị chủ quản: Công ty Cổ phần công nghệ LaziMã số doanh nghiệp: 0108765276Địa chỉ: Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà NộiEmail: lazijsc@gmail.com - ĐT: 0387 360 610Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Văn Cao© Copyright 2015 - 2024 Lazi. All rights reserved.×Trợ lý ảo Trợ lý ảo×Gia sư Lazi Gia sư

Từ khóa » Cảm Nghĩ Của Em Về đoạn Trích Chiếc Lược Ngà Ngắn