Cảm Nhận Của Sinh Viên Về Môn Học Trò Chơi Kinh Doanh
Có thể bạn quan tâm
Đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm là chủ trương đào tạo của Đại học Đại Nam trong nhiều năm nay. Hiện tại, nhiều khoa trong trường đã đưa vào chương trình đào tạo nhiều môn học mới với phương pháp học chủ yếu thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế. Sự đổi mới đó đã tạo những hiệu ứng tích cực từ sinh viên, phần lớn sinh viên tiếp thu kiến thức nhanh, hiểu bài và có hứng thú với môn học mới hơn. Bạn Phạm Thị Thu Hằng – Sinh viên lớp QTKD 09-02 đã có những chia sẻ về cảm nhận của mình về môn học “Trò chơi kinh doanh” mới được Khoa áp dụng. Được học qua những trải nghiệm kinh doanh thực tế đã giúp Hằng và các bạn trong lớp có được kết quả tốt hơn, tăng thêm niềm đam mê kinh doanh. Dưới đây là bài viết về những nhận xét, cảm nhận của Phạm Thị Thu Hằng sau khi kết thúc môn học “Trò chơi kinh doanh” của Khoa Quản trị kinh doanh.
Môn học trò chơi kinh doanh có thể nói là một trong những môn học lạ và mới mẻ đối với một sinh viên năm nhất như chúng tôi. Môn học không những cho tôi một cái nhìn mới mẻ về kinh doanh mà còn giúp tôi hiểu được rằng kinh doanh thực tế còn khắc nghiệt hơn nhiều so với những tưởng tượng ban đầu của tôi.
Trước hết, môn học “Trò chơi kinh doanh” mô phỏng trên lớp với những kiến thức cơ bản giúp tôi hiểu hơn về các thuật ngữ trong kinh doanh. Từ những thuật ngữ khá quen thuộc như lợi nhuận, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, giá vốn hàng bán, tiếp thị sản phẩm... Cho đến những thuật ngữ tôi mới nghe lần đầu như: điểm hòa vốn, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán... Tất cả những khái niệm đó tôi đều được các thầy trên lớp giải thích một cách khá dễ hiểu và hướng dẫn lập báo cáo cụ thể. Từ đó, giúp tôi và cả nhóm thêm sự thích thú và tự tin bước vào các kỳ kinh doanh trên lớp.
Điều thú vị nhất trong các kỳ kinh doanh trên lớp đó là chúng tôi được trải nghiệm việc đàm phán và ký hết hợp đồng với các “công ty” chính là các nhóm khác trong lớp. Ngoài ra chúng tôi luôn phải đối diện với bài toán: làm sao để có được những sản phẩm (những chiếc mũ) phù hợp với “xu thế thị trường” và bán được với giá tốt nhất? Trải qua “bốn kỳ kinh doanh” trên lớp với độ khó tăng dần, tôi đã hiểu thế nào là kinh doanh, thêm tự tin trong giao tiếp và rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích.
Điểm thú vị khác của môn học chính là nội dung kinh doanh thực tế. Với yêu cầu các thày đưa ra là mỗi nhóm sẽ bỏ ra số vốn ban đầu không quá một triệu đồng và phải lên phương án kinh doanh thực tế. Sau khi cả nhóm nhất trí phương án kinh doanh và được sự đồng ý của các thầy, chúng tôi chính thức bước vào kinh doanh thực tế.
Nhóm PROJECT tại địa điểm kinh doanh thực tế
Sau khi thảo luận với nhau, nhóm chúng tôi quyết định kinh doanh trà chanh. Mọi việc bắt đầu từ việc chọn mua nguyên liệu ở đâu? Sẽ bán ở đâu? Bán vào thời gian nào? Bán như thế nào? Bán với giá bao nhiêu? Đây thực sự là những câu hỏi khó bởi vì các thành viên trong nhóm đều chưa kinh doanh thực tế bao giờ. Chính vì thế mà chúng tôi bắt đầu kinh doanh thực tế với tâm trạng vừa hào hứng vừa lo lắng. Bởi vì, chúng tôi muốn đạt kết quả kinh doanh tốt hơn các “đối thủ cạnh tranh” trong lớp.
Nhóm đi giao hàng
Bằng tinh thần đoàn kết, chúng tôi đã cùng nhau vượt qua cảm giác ngại ngùng khi bán hàng và đã trở thành một trong những nhóm có phần kinh doanh thực tế tốt nhất. Tuy chúng tôi có lợi nhuận không cao nhưng sau phần kinh doanh thực tế tôi đã có thêm cho mình những người bạn thân thiết. Và điều quan trọng nhất chúng tôi có được chính là khả năng làm việc nhóm. Từ quá trình học trên lớp cho đến những ngày kinh doanh thực tế, chúng tôi đã cùng nhau xử lý các tình huống và giúp đỡ lẫn nhau. Tôi cảm thấy mình hòa đồng hơn với tất cả mọi người và được thể hiện mình hơn khi học môn học này.
Em xin chân thành cảm ơn Nhà trường nói chung và các thầy trong Khoa đã đem đến cho chúng em môn học thú vị và bổ ích. Bản thân em cũng như các bạn trong lớp, trong Khoa Quản trị kinh doanh sẽ cố gắng học thật tốt, rèn luyện kỹ năng, trau dồi kiến thức để trở thành những doanh nhân trong tương lai.
Phạm Thị Thu Hằng – Sinh viên lớp QTKD 09-02
Từ khóa » Cảm Nhận Về Môn Kỹ Năng Khởi Nghiệp
-
Cảm Nhận Sau Khi Học Khởi Nghiệp
-
HỌC VIÊN KẾT THÚC KHÓA KHỞI NGHIỆP NÓI GÌ VỀ YUP!
-
CHƯƠNG 10: KỸ NĂNG KHỞI NGHIỆP - Vinabook
-
Tư Duy Sáng Tạo Và Khởi Nghiệp: Không đơn Thuần Chỉ Là Một Môn Học
-
BÀN VỀ KHỞI NGHIỆP - LinkedIn
-
CẢM NHẬN - Founder Be Training | Vườn Ươm Doanh Nhân
-
[PDF] THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP VÀ CẢM NHẬN CỦA THANH NIÊN VỀ ...
-
Cảm Nhận Của Sinh Viên Về Khóa đào Tạo Hướng Dẫn Tìm Kiếm ý ...
-
Môn: KHỞI NGHIỆP - TLC-TVU
-
4 điều Quan Trọng Nên Biết Trước Khi Chọn Khóa Học Khởi Nghiệp
-
PGS.TS Nguyễn Anh Thi: Nên đưa Khởi Nghiệp Vào Môn Học Chính ...
-
Những Cái Nhìn Tổng Quan Nhất Về Khởi Nghiệp
-
Kiến Thức Khởi Nghiệp: Kỹ Năng Nào Quyết định Sự Thành Bại ...