CẢM NHẬN HAI KHỔ THƠ CUỐI Bài đây Thôn Vĩ Dạ ( Mình Cần Gấp ...
Có thể bạn quan tâm
Tìm kiếm với hình ảnh
Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi
Tìm đáp án- Đăng nhập
- |
- Đăng ký
Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác
Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!
Đăng nhậpĐăng kýLưu vào
+
Danh mục mới
- trinhduonglinh
- Chưa có nhóm
- Trả lời
59
- Điểm
0
- Cảm ơn
14
- Ngữ văn
- Lớp 11
- 60 điểm
- trinhduonglinh - 07:28:05 07/05/2020
- Hỏi chi tiết
- Báo vi phạm
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!
TRẢ LỜI
trinhduonglinh rất mong câu trả lời từ bạn. Viết trả lờiTRẢ LỜI
- tienthanhhotboy
- Chưa có nhóm
- Trả lời
378
- Điểm
7557
- Cảm ơn
287
- tienthanhhotboy
- 07/05/2020
+ Hình dung của người khách đường xa về một người con gái trong màu áo trắng tinh khôi, trinh nguyên nhưng mờ ảo. -> Tha thiết hướng về con người ở Vĩ Dạ trong sự hư ảo giữa thực và mơ.
+ Xứ Huế mơ mộng lắm khói sương và "áo em trắng quá" nhà thơ không nhận ra “mờ nhân ảnh” -> Tất cả đối với nhà thơ lúc này như một màn sương hư ảo, cuộc đời như cách xa tầm tay với.
- Tâm trạng hoài nghi, suy tư về cuộc đời và tình người:
+ “Ai biết tình ai có đậm đà?” -> Tác giả vừa như hỏi mình, vừa như hỏi người, vừa như gần gũi, vừa như xa xôi, vừa như hoài nghi, vừa như giận hờn, trách móc.
+ Đại từ phiếm chỉ “ai” càng làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương đối với con người và cuộc đời.
=> Sự chìm đắm trong hai không gian của tâm tưởng và thực tại, sự hoài nghi về tình người ở thôn Vĩ sau bao nhiêu năm xa cách, mong chờ.
=> Tâm trạng bâng khuâng của nhà thơ trước cảnh cũ người xưa, nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu cuộc đời và con người.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarGửiHủy- Cảm ơn 1
- Báo vi phạm
- trinhduonglinh
- Chưa có nhóm
- Trả lời
59
- Điểm
0
- Cảm ơn
14
mình cần bài văn bạn gì ơi
Bổ sung từ chuyên gia
A, MB
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
+ Tác giả Hàn Mặc Tử: là nhà thơ tài hoa của dòng văn học lãng mạn. Thơ ông mang nhiều màu sắc đan xen nhau tạo nên một nét riêng độc đáo, vừa nhẹ nhàng, tinh khiết, vừa đẹp tuyệt vời nhưng có những bài thơ mơ hồ, mờ ảo, "điên điên"
+ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: Đây thôn Vĩ Dạ được rút ra từ tập Thơ điên. Khi hai người cùng ở Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử đã từng yêu thầm Hoàng Thị Kim Cúc. Khi về Huế, Hoàng Cúc nghe tin Hàn Mặc Tử bệnh bèn gửi vào tặng Hàn Mặc Tử tấm bưu ảnh phong cảnh và lời chúc sớm lành bệnh. Từ đó, đã gợi cho ông những kỉ niệm một thời từng sống ở Huế và sáng tác bài thơ này.
+ Từ những kỉ niệm về Huế, nhà thơ đã khắc họa nên bức tranh tuyệt về cảnh vật, con người xứ Huế. Đồng thời, mượn câu chuyện tình đơn phương của mình để kín đáo gửi gắm tình yêu quê hương xứ sở.
- Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã thể hiện được sự chia ly đôi lứa cùng với sự tan vỡ trong tình yêu của nhà thơ trong hai khổ thơ cuối.
B, TB
1, Khổ thơ 2:
Gió theo lối gió, mây đường mây,Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,Có chở trăng về kịp tối nay?
- Câu thơ "Gió theo lối gió, mây đường mây" đã mượn hình ảnh thiên nhiên để nói lên sự chia ly của đôi lứa. Bình thường là gió thổi hướng nào thì mây bay hướng đó. Nhưng khi gió đi theo lối gió, mây đi theo đường mây gợi ra sự chia ly chẳng thể nào hàn gắn trong tình yêu. Ta cũng có thể thấy mượn hình ảnh thiên nhiên chính là phần không thể thiếu trong phong cách thơ lãng mạn của Hàn Mạc Tử. Đồng thời, hình ảnh "gió" và "mây" được nhân hóa như những sự vật có tâm hồn, giống như những người trong cuộc trong tình yêu
- Hình ảnh nhân hóa "dòng nước buồn thiu" gợi ra nỗi buồn lan khắp không gian và gợi được chiều sâu của nỗi buồn. Trên mặt nước đó, tác giả chỉ thấy được nỗi buồn man mác, nỗi buồn da diết bao trùm lấy con tim mình
- Hình ảnh "hoa bắp lay" gợi ra sự chuyển động nhẹ nhàng của sự vật trong không gian, gợi ra sự buồn thương bao trùm các không gian và cảnh vật
- Hình ảnh "thuyền" và "bến" được tác giả sử dụng tài tình và khéo léo. Trong ca dao, hình ảnh thuyền và bến vẫn là hình ảnh của đôi lứa yêu nhau mà phải xa nhau. Trong những dòng thơ của mình, tác giả sử dụng những hình ảnh thuyền và bến như sự chia ly chẳng thể hội ngộ của đôi lứa khi thuyền chẳng thể giữ lời hứa về với bến và đem theo vầng trăng thề nguyền đính ước.
2, Khổ thơ cuối:
Mơ khách đường xa, khách đường xaÁo em trắng quá nhìn không ra...Ở đây sương khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đà?
- "Khách đường xa" ở đây có lẽ là người mà nhà thơ vẫn hằng thương nhớ mà giờ đây chẳng thể hội ngộ.
- Hình ảnh độc đáo có chút khó hiểu "Áo em trắng quá nhìn không ra." như gợi ra sự chia lìa ngày một sâu sắc của đôi lứa trong tình yêu. Hiện giờ, khoảng cách giữa họ càng ngày càng lớn,đến mức lạ lẫm.
- Cũng có thể tác giả dường như rơi vào trạng thái không tỉnh táo nữa, và hoàn toàn tuyệt vọng trong chuyện tình yêu của chính mình
Câu hỏi nghi vấn ở cuối bài "Ai biết tình ai có đậm đà?" đã khẳng định sự băn khoăn nghi vấn của chính tác giả về tình yêu giữa hai người, trong cuộc tình chẳng thể trọn vẹn này. Đại từ "ai" được sử dụng khéo léo, có thể được hiểu là chính tác giả hoặc người yêu. Sau tất cả, tác giả vẫn chỉ mong ước có được một tình yêu trọn vẹn mà thôi.
C, KB
Tóm lại, hai khổ thơ cuối đã thể hiện được sự tan vỡ trong tình yêu và sự chia lìa trong tuyệt vọng của tác giả.
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiTham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí
Bảng tin
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiLý do báo cáo vi phạm?
Gửi yêu cầu Hủy
Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát
Tải ứng dụng
- Hướng dẫn sử dụng
- Điều khoản sử dụng
- Nội quy hoidap247
- Góp ý
- Inbox: m.me/hoidap247online
- Trụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ khóa » Cảm Nhận Hai Khổ Cuối đây Thôn Vĩ Dạ
-
Phân Tích 2 Khổ Cuối Bài Đây Thôn Vĩ Dạ ❤️️ 14 Bài ... - SCR.VN
-
Cảm Nhận Về 2 Khổ Thơ Cuối Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử
-
Phân Tích Khổ 3 Đây Thôn Vĩ Dạ Hay Nhất (8 Mẫu) - Văn 11
-
Top 5 Mẫu Phân Tích Khổ Thơ Cuối Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Siêu Hay
-
Top 10 Bài Văn Cảm Nhận Khổ Thơ Cuối Bài "Đây Thôn Vĩ Dạ" Của Hàn ...
-
Cảm Nhận Của Anh (chị) Về Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử.
-
Cảm Nhận Khổ Thơ Cuối Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ - Thủ Thuật
-
Phân Tích 2 Khổ Cuối Thôn Vĩ Dạ - Học Tốt
-
Cảm Nhận Khổ Thơ Cuối Bài Thơ “Đây Thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử
-
Văn Mẫu Lớp 11: Phân Tích Khổ Cuối Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn ...
-
Phân Tích 2 Khổ Cuối Bài Thơ đây Thôn Vĩ Dạ
-
Cảm Nhận Khổ Thơ Cuối Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử
-
Văn Mẫu Lớp 11: Tổng Hợp Những Kết Bài Về Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ ...
-
Top 10 Cảm Nhận Về 2 Khổ Thơ Cuối Bài đây Thôn Vĩ Dạ 2022