Cảm Nhận Khổ 2 3 Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Chi Tiết, Hay Nhất- Văn 9
Có thể bạn quan tâm
Cùng tham khảo bài cảm nhận khổ 2 3 bài thơ mùa xuân nho nhỏ để hiểu hơn về cảm xúc của nhà thơ Thanh Hải giành cho mùa xuân của đất nước và qua đó thể hiện tình yêu nước nông nàn.
Cảm nhận khổ 2 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Mở bài cảm nhận khổ 2 3 bài mùa xuân nho nhỏ
Mùa xuân vốn là đề tài truyền thống trong thơ ca dân tộc. Với bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải đã góp cho thơ ca dân tộc một bài thơ xuân đẹp, đậm đà tình nghĩa. Tình yêu mùa xuân gắn liền với tình yêu đất nước, quê hương được Thanh Hải diễn tả một cách sâu sắc, chân thành và cảm động qua lời thơ bình dị mà hết sức sâu xa. Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác năm 1980, khi nhà thơ Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh. Bài thơ không chỉ là cảm xúc về một mùa xuân tươi xanh mà còn là lẽ sống cao đẹp cùng với tình yêu quê hương, đất nước thiết tha. Lẽ sống và tình yêu ấy được nhà thơ thể hiện hết sức chân thành và cảm động ở khổ thơ 2 và 3 của bài thơ.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Xem thêm:
Phân tích 2 khổ đầu bài mùa xuân nho nhỏ
Giới thiệu về Thanh Hải và bài thơ mùa xuân nho nhỏ
Thân bài cảm nhận khổ 2 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Bài thơ bắt đầu bằng những cảm xúc trực tiếp, hồn nhiên, trong trẻo trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên tươi xanh, gieo vào lòng người sức sống tràn trề của hoa tươi, cỏ biếc.
Từ vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời, nhà thơ nghĩ ngợi về mùa xuân của đất nước, mùa xuân trong lòng người:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Mùa xuân của đất nước với hai hình ảnh rõ nét nhất là “người cầm súng”, “người ra đồng”. Hai hình ảnh ấy biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước. Một mặt, ý thơ nói lên một tinh thần yêu nước của mỗi con người; mặc khác, ý thơ cũng khắc họa rõ hình ảnh các chiến sĩ và các nông dân vẫn miệt mài làm việc chỉ mong đất nước được bình yên và gia đình được ấm no.
Mượn hình ảnh lộc non của mùa xuân nhằm ca ngợi người cầm súng, người ra đồng quả thực rất mới lạ, tinh tế và tài tình của nhà thơ. Có phải mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non đã theo “người cầm súng”, “người ra đồng” hay chính là họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước? Con người, trong cuộc sống lao động và chiến đấu đang góp phần làm nên một mùa xuân yên ổn, ấm no cho dân tộc.
Không khí mùa xuân với nhịp điệu vừa hối hả vừa những âm thanh con xao. Một không khí khẩn trương lại sôi động của cuộc sống mới. Đất nước đã độc lập nhưng kẻ thù vẫn còn âm mưu phá hoại. “Cầm súng” và “ra đồng” khẳng định tư thế chủ động, tinh thần sẵn sàng của nhân dân trước kẻ thù. Cuộc đời đã đổi mới nhưng khó khăn, gian khổ vẫn còn. Đất nước vẫn cần nhiều cống hiến, nhiều hy sinh hơn nữa để vươn lên.
Mùa xuân là mùa đẹp nhất năm, cũng là mùa của những khát khao và hy vọng
Chắc chắn rằng, hình ảnh “lộc” kia là sức sống, là tuổi trẻ, sức thanh xuân tươi mới đầy mơ ước, lí tưởng, đầy những hoài bão và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ, sôi nổi trong mỗi tâm hồn con người – tâm hồn của người lính dũng cảm, kiên cường nơi lửa đạn bom rơi – tâm hồn của người nông dân cần cù,hăng say tăng gia sản xuất. “Lộc” chính là thành quả hôm nay và niềm tin, hy vọng ngày mai. “Lộc” cũng chính là niềm vui mới của con người trong mùa xuân tràn trề niềm vui và sức sống, là niềm tự lớn lao, là khát vọng cống hiến, hy sinh để giữ vững mùa xuân của dân tộc.
Sau bao nhiêu năm tháng vất vả, đau thương, hôm nay, dân tộc ta đón chào mùa xuân bằng một tấm lòng yêu nước nồng nhiệt. Mỗi con người yêu nước một cách sâu sắc, xem đất nước như một điều gì đó thiêng liêng quá thể. Đất nước bốn nghìn năm lịch sử hiện về trong câu thơ sừng sững:
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
“Bốn nghìn năm” vĩnh tồn, đất nước như những vì sao càng ngắm nhìn càng thấy tỏa sáng, càng thêm tự hào. Một quá trình vất vả và gian lao để có thể tồn tại lâu như thế. Ta cũng có thể hiểu rằng tác giả mong muốn đất nước ta sẽ có một tầm nhìn lạc quan và tươi sáng. Mong muốn rằng tương lai đất nước sẽ ngày một tỏa sáng hơn.
Nhà thơ Thanh Hải đã có một cái nhìn sâu sắc và tự hào về chiều dài lịch sử bốn nghìn năm của đất nước. Đó là truyền thống anh hùng trong đánh giặc, cần cù trong dựng xây, là truyền thống nhân ái, là khát vọng hòa bình. Mỗi truyền thống ấy đều được xây đắp nên từ mồ hôi, công sức, nước mắt và thậm chí cả xương máu của biết bao thế hệ con người. Trong quá trình xây dựng và giữ nước, đất nước ta còn đầy vất vả và gian lao nhưng đất nước Việt Nam vẫn ngời sáng cứ tiến lên phía trước như một vì sao sáng. Vần thơ so sánh và nhân hoá thể hiện một niềm tin sáng ngời, ngợi ca đất nước tráng lệ, trường tồn.
Mùa xuân và khát vọng dựng xây đất nước
Câu thơ “Cứ đi lên phía trước” nghe thấy cứ như một câu khuyên nhủ ta cứ bước đi. Câu thơ khích lệ tinh thần cho các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc tiếp tục vững chí. Ý thơ khẳng định một điều: không chỉ cá nhân nào vội vã mà cả đất nước đang hối hả, khẩn trương sản xuất và chiến đấu. Tất cả đều náo nức, rộn ràng trong mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, của đất nước.
Với nghệ thuật nhân hóa, Tổ quốc như một người mẹ tần tảo,vất vả và gian lao, đã làm nổi bật sự trường tồn của đất nước. Để có được sự trường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao máu, mồ hôi và cả nước mắt của các thế hệ, của những tháng năm đằng đẵng lúc hưng thịnh, lúc thăng trầm. Qua lời thơ giản dị mà đằm thắm yêu thương, dạt dào tin tưởng, ta cảm nhận được niềm tấm lòng gắn kết của tác giả với tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam.
Kết bài cảm nhận khổ 2 3 bài thơ mùa xuân nho nhỏ
Âm thanh mùa xuân đất nước vang lên từ chính cuộc sống vất vả, gian lao mà tươi thắm đến vô ngần. Hai khổ thơ đã khắc họa nên một khung cảnh mùa xuân tươi xanh trong thời kỳ chiến đấu cực khổ. Biết bao năm tháng trôi đi nhưng ta vẫn cứ mãi lưu luyến mùa xuân. Một mùa xuân hạnh phúc cuốn trôi hết tất cả nỗi muộn phiền của mỗi con người. Đó là khúc ca đầy tin tưởng vào nhân dân và tương lai đất nước của nhà thơ trong những ngày tháng cuối của cuộc đời.
Trên đây là bài văn mẫu cảm nhận khổ 2 3 bài thơ mùa xuân nho nhỏ được CungHocVui tổng hợp và biên soạn. Hy vọng bài cảm nhận trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về bài thơ và hoàn thành các đề văn tốt nhất.
Tags mùa xuân nho nhỏ cảm nhận khổ 2 3 bài thơ mùa xuân nho nhỏ cảm nhận khổ 2 3 mùa xuân nho nhỏ cảm nhận mùa xuân nho nhỏTừ khóa » Cảm Nhận Khổ Thơ 3 Mùa Xuân Nho Nhỏ
-
Phân Tích Khổ 3 Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ ❤️️10 Bài Hay Nhất
-
Viết Bài Văn Cảm Nhận Khổ Thơ 3 4 Của Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ
-
Phân Tích Khổ 2, 3 Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ (12 Mẫu)
-
Phân Tích 3 Khổ đầu Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ (5 Mẫu)
-
Ý Nghĩa Khổ Thơ 3 Trong Bài Thơ “Mùa Xuân Nho Nhỏ” Của Thanh Hải
-
Cảm Nhận Khổ 2 3 Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Của Thanh Hải
-
Top 3 Mẫu Cảm Nhận Khổ 2 3 Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ Hay Chọn Lọc
-
Phân Tích 3 Khổ Thơ Cuối Của Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ - Thanh Hải
-
Phân Tích Khổ 2 Và 3 Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ (Dàn ý + 7 Mẫu)
-
[Tài Liệu Văn 9] Cảm Nhận Khổ 2,3 Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ.
-
Cảm Nhận Khổ 2, 3 Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Của Thanh Hải Lớp 9
-
Cảm Nhận Của Em Về đoạn Thơ 2 Và 3 Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ ...
-
Phân Tích Khổ 2 Và 3 Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ - Thủ Thuật
-
Phân Tích Khổ Thơ đầu Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ - Kết Nối Tri Thức