Cảm Nhận Khổ 4 5 Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ LỚP 9

Cảm nhận khổ 4 5 bài Mùa xuân nho nhỏ LỚP 9

Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ củaThanh Hải khổ 4,5 thể hiện rõ khát vọng dâng hiến cho đời của tác giả. Em hãy viết một bài văn nêu cảm nhận khổ  4 5 bài mùa xuân nhỏ nhỏ. Sau đây là một bài văn lớp 9 mang tính chất tham khảo, chú ý khi sử dụng.

Cảm nhận khổ thơ 4,5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất

Bài 1

Mùa xuân nho nhỏ được tác giả sáng tác không lâu trước khi qua đời, tác phẩm nói lên những mong muốn, tâm sự, khát khao của tác giả mong muốn cống hiến cho đời, điều đó thấy rất rõ trong hai khổ thơ 4,5.

Trong đoạn đầu tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước qua những vần thơ say đắm lòng người, nhà thơ Thanh Hải đã chuyển giọng thơ sang bày tỏ suy ngẫm về mùa xuân của đất nước và những mong muốn của chính tác giả.

“Ta làm con chim hót,

Ta làm một cành hoa.

Ta nhập vào hoà ca,

Một nốt trầm xao xuyến”

Nhịp thơ có phần nhanh hơn, cụm từ “ta làm” thể hiện được những mong muốn cháy bỏng của chính tác giả, mong muốn thực hiện nhiều điều ý nghĩa,  ước nguyện của tác giả được làm con chim, cành hoa để góp vào vườn hoa đầy màu sắc,tô điểm cho mùa xuân. Nhà thơ cũng mong trở thành một “nốt trầm” nhẹ nhàng hòa mình vào khúc ca của mùa xuân.

Nên nhớ tác giả đang trong thời gian bị bệnh nặng và những điều đơn giản, bình thường nhưng lại trở nên quá xa vời với tác giả, ước nguyện của Thanh Hải lúc này trở nên giản dị, thể hiện lối sống cao đẹp. Đó chính là khát vọng cống hiến sức lực của bản thân vào mùa xuân của thiên nhiên, đất nước.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Giọng thơ lúc này vẫn nhẹ nhàng, sâu lắng như lời tâm sự từ tận đáy lòng,  dẫu rằng đã qua mùa xuân của tuổi trẻ nhưng tác giả vẫn mong muốn hòa mình vào mùa xuân chung, cụm từ “dù là” thể hiện thái độ bất chấp tuổi tác vẫn kiên quyết cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự phát triển của đất nước. Đó chính là tấm lòng chân tình đáng quý biết bao của nhà thơ Thanh Hải.

Khổ 4, 5 của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ giọng thơ trở nên sâu lắng,  cảm xúc như lời tâm tư, ước nguyện cuối đời. Ông đã giải bày những khát khao, mong muốn giản dị và cao cả của mình: sống là phải cống hiến hòa mình vào mùa xuân chung của thiên nhiên, đất nước đến giây phút cuối cùng.

Xem thêm >>> Cảm nhận khổ thơ 4, 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải (Dàn ý + 10 Mẫu)

Bài 2

Thanh Hải nhà thơ lãng mạn và gắn bó với xứ Huế hữu tình với con sông Hương thơ mộng và núi Ngự Bình. Chính tại đây giúp tác giả Thanh Hải có những vầng thơ hay và thú vị. Thanh Hải có nhiều đóng góp cho văn học cách mạng miền Nam được nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu đánh giá cao. Nhắc đến ông chúng ta phải nhớ đến bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Tác phẩm được nhà thơ sáng tác khi đang bệnh và trước vẻ đẹp của thiên nhiên, thời điểm đất nước vào xuân. Nhà thơ mong muốn khát khao hòa nhập hiến dâng cho mùa xuân đất nước và dân tộc. Khát vọng đó được thể hiện rõ trong khổ 4 5 của bài thơ.

Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc…

Đất nước vào xuân, tác giả nhận thấy được mùa xuân trỗi dậy từ bản thân đó là mùa xuân lòng người, mùa xuân sức sống.

Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến.

Tác giả muốn là tiếng chim hót hoà trong khu vườn tràn ngập tiếng chim, xin làm một cành hoa trong khu vườn hoa xinh đẹp, xin là nốt nhạc trong bản đồng ca của dân tộc trong thời kì đổi mới. Mong uớc của tác giả trở nên gần gũi và giản dị một cách lạ thường. Nhịp thơ lúc này trở nên nhanh và hối hả như chính dòng thời gian đang trôi đi.

Tâm hồn nhỏ bé của tác giả đôi khi lại mạnh mẽ nhưng giản dị và âm thầm:

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời

Tác giả cũng phát hiện hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ đó là sự cống hiến của mỗi con người hòa chung vào mùa xuân của đất trời, của Tổ quốc. Nhà thơ mong muốn được làm việc, cống hiến cho đất nước, quê hương mặc cho tuổi tác đã lớn:

Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc

Tuổi trẻ làm việc, cống hiến, tuổi già cũng không khác là bao. Nhà thơ có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. Lời thơ không chỉ là nguyện vọng, mong mỏi của ông mà còn kêu gọi mọi người cùng nhau gắng sức xây dựng đất nước trở nên tươi đẹp và đàng hoàng hơn.

Những con người như Thanh Hải hay của nhà văn Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa về nhân vật anh thanh niên họ đều đang góp công sức thầm lặng của bản thân vào sự nghiệp phát triển quê hương đất nước. Đó chính là mùa xuân nho nhỏ mà Thanh Hải nhắn nhủ đến chúng ta.

Chúng tôi vừa gửi đến các bạn về cảm nhận khổ 4 5 bài Mùa xuân nho nhỏ tác giả Thanh Hải. Hy vọng là bài văn tham khảo hay dành cho học sinh.

Xem thêm:

» Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

» Ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Lớp 9 -
  • Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương

  • Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

  • Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Ngữ Văn lớp 9

  • Ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Lớp 9

  • Cảm nhận về bài thơ Con cò & Đặc sắc nghệ thuật

  • Bài viết số 5 lớp 9 đề 4: suy nghĩ về hiện tượng vứt rác

  • Bài viết số 5 lớp 9 đề 3: suy nghĩ nhiều học sinh đoạt giải cao quốc tế

Từ khóa » Cảm Nhận Khổ Thơ 4.5 Mùa Xuân Nho Nhỏ